Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Herodotos và Nhà Achaemenes

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Herodotos và Nhà Achaemenes

Herodotos vs. Nhà Achaemenes

Herodotos xứ Halikarnasseus, còn gọi là Hérodote hay Hêrôđôt (tiếng Hy Lạp: Hρόδοτος Aλικαρνασσεύς Hēródotos Halikarnāsseús) là một nhà sử học người Hy Lạp sống ở thế kỷ 5 trước Công nguyên (khoảng 484 TCN - 425 TCN), ông được coi là "người cha của môn sử học" trong văn hóa phương Tây. Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Những điểm tương đồng giữa Herodotos và Nhà Achaemenes

Herodotos và Nhà Achaemenes có 41 điểm chung (trong Unionpedia): Ai Cập, Athens, Đế quốc Ba Tư, Babylon, Cambyses II, Châu Phi, Chủ nghĩa dân tộc, Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, Cicero, Ctesias, Cyrus Đại đế, Darius I, Ethiopia, Halicarnassus, Hy Lạp cổ đại, Iran, Josef Wiesehöfer, Kroisos, Lăng mộ của Cyrus Đại đế, Leonidas I, Lukianos của Samosata, Lydia, Macedonia (định hướng), Pasargadae, Samos, Sông Danube, Sparta, Susa, Týros, Thế giới, ..., Thời kỳ cổ đại, Tiếng Anh, Tiếng Hy Lạp, Tiểu Á, Trận Marathon, Trận Salamis, Trận Thermopylae, Trung Á, Vương quốc Macedonia, Xenophon, Xerxes I của Ba Tư. Mở rộng chỉ mục (11 hơn) »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Ai Cập và Herodotos · Ai Cập và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Athens

Athens (Hy Lạp cổ:Ἀθῆναι, Athēnai; Hiện tại:Αθήνα, Athína) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm.

Athens và Herodotos · Athens và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Đế quốc Ba Tư

Phạm vi mở rộng của Đế quốc Achaemenes. Phạm vi mở rộng của Đế quốc Parthia. Phạm vi mở rộng của Đế quốc Sassanid Đế quốc Ba Tư có thể đề cập đến.

Herodotos và Đế quốc Ba Tư · Nhà Achaemenes và Đế quốc Ba Tư · Xem thêm »

Babylon

Một phần tàn tích của Babylon nhìn từ Cung Điện Mùa Hè của Saddam Hussein Babylon (tiếng Hy Lạp: Βαβυλών, tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại.

Babylon và Herodotos · Babylon và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Cambyses II

Cambyses II (کمبوجيه دوم, 𐎣𐎲𐎢𐎪𐎡𐎹 Kɑmboujie) (mất năm 522 trước Công nguyên), con của Cyrus Đại đế (trị vì: 559–530 trước Công nguyên), là vua của các vua của Đế quốc Achaemenes.

Cambyses II và Herodotos · Cambyses II và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Châu Phi

Hình ảnh của châu Phi chụp từ vệ tinh Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số sau châu Á, thứ ba về diện tích sau châu Á và châu Mỹ.

Châu Phi và Herodotos · Châu Phi và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Chủ nghĩa dân tộc

Chủ nghĩa dân tộc (tiếng Anh: nationalism, còn được gọi là dân tộc chủ nghĩa, tư tưởng dân tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc dân, chủ nghĩa quốc tộc) là một khái niệm phức tạp, có tính đa chiều, liên quan đến nhận biết cộng đồng (communal identification) với dân tộc (nation) của một người.

Chủ nghĩa dân tộc và Herodotos · Chủ nghĩa dân tộc và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (cũng thường được gọi là chiến tranh Ba Tư) là một loạt các cuộc xung đột giữa đế chế Achaemenid của Ba Tư (Iran ngày nay) và thành bang Hy Lạp bắt đầu từ năm 499 trước Công nguyên và kéo dài cho đến 449 trước Công nguyên.

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư và Herodotos · Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Cicero

Marcus Tullius Cicero (Latin cổ điển:; 3 tháng 1, 106 TCN – 7 tháng 12, 43 TCN) là một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã.

Cicero và Herodotos · Cicero và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Ctesias

Ctesias là một chi bọ cánh cứng bản địa của miền Cổ bắc, bao gồm châu Âu.

Ctesias và Herodotos · Ctesias và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Cyrus Đại đế

Cyrus Đại đế, cũng viết là Kourosh Đại đế, Kyros Đại đếPhilip De Souza, The Greek and Persian Wars, 499-386 BC, trang 19 hay Cyros Đại đế (Tiếng Ba Tư cổ đại: 𐎤𐎢𐎽𐎢𐏁,,, Ba Tư: کوروش بزرگ, Kūrosh-e-Bozorg) (Khoảng 600 TCN hoặc là 576 TCN – Tháng 12 năm 530 TCN), trong tiếng Việt cũng viết là Xyrut II Đại đế cũng được gọi là Cyrus II hoặc là Cyrus của Ba Tư, là vị Hoàng đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới Triều đại nhà Achaemenes.Schmitt Achaemenid dynasty (i. The clan and dynasty) Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông xưng làm "Vua của các vị vua".Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 78 Người ta không rõ ông có theo Hỏa giáo hay là không? Dưới Triều đại ông, Đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới. Ông cũng là vua Ba Tư đầu tiên có danh hiệu "Đại đế" (Bozorg theo tiếng Ba Tư hay the Great theo tiếng Anh). Có khi ông được đánh đồng với vua Kay Khosrow trong huyền sử Ba Tư. Triều đại của ông kéo dài khoảng 29 năm, hoặc là 31 năm. Thoạt đầu, ông khởi lập Đế quốc qua cuộc chinh phạt Đế quốc Media, sau đó chinh phạt người Saka (theo Ctesias), Đế quốc Lydia và cuối cùng, ông chinh phạt Đế quốc Tân Babylon. Có lẽ là trước hoặc là sau khi Đế quốc Babylon sụp đổ, ông tiến hành một cuộc chinh phạt miền Trung Á, và kết quả của những cuộc chinh phạt này là ông đã buộc "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo Herodotos. Cyrus hy sinh tại Trung Á khi giao chiến với một bộ tộc Scythia (theo Herodotos và Ctesias), hoặc qua đời bình yên tại Ba Tư theo Xenophon, vào khoảng tháng 12 năm 530 TCN.Cyrus's date of death can be deduced from the last two references to his own reign (a tablet from Borsippa dated to 12 August and the final from Babylon 12 September 530 BC) and the first reference to the reign of his son Cambyses (a tablet from Babylon dated to 31 August and or 4 September), but a undocumented tablet from the city of Kish dates the last official reign of Cyrus to 4 December 530 BC; see R.A. Parker and W.H. Dubberstein, Babylonian Chronology 626 B.C. - A.D. 75, 1971. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi, theo sử cũ ngoài "Cyropaedia" của Xenophon, ông vua này tiến hành chinh phạt Ai Cập. Tuy là một nhà chinh phạt hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất mà ông chiếm lĩnh.Dandamayev Cyrus (iii. Cyrus the Great) Cyrus’ religious policies. Người ta nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ. Các chính sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi theo. Trên thực tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những công trạng của ông.The Cambridge Ancient History Vol. IV p. 42. See also: G. Buchaman Gray and D. Litt, The foundation and extension of the Persian empire, Chapter I in The Cambridge Ancient History Vol. IV, 2nd Edition, Published by The University Press, 1927. p. 15. Excerpt: The administration of the empire through satrap, and much more belonging to the form or spirit of the government, was the work of Cyrus... Bên ngoài quốc gia của chính ông ta, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông; vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái. Cyrus cũng được công nhận rộng rãi về những thành tựu của ông về các vấn đề nhân quyền, chính trị, chiến lược quân sự, cũng như ảnh hưởng của ông ta lên cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều người Iran sau này, Cyrus và danh tiếng lịch sử của ông đã thể hiện rõ bản chất của dân tộc họ. Trong thế giới cổ đại, danh tiếng của Cyrus và cả Vương triều Achaemenes vang xa, đến tận thành Athena, tại đây, nhiều người Athena xem những khía cạnh của Văn hóa Ba Tư triều Achaemenes là của văn hóa của chính họ.

Cyrus Đại đế và Herodotos · Cyrus Đại đế và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Darius I

Darius I (Tiếng Ba Tư cổ: Dārayava(h)uš, Tiếng Ba Tư mới: داریوش Dāriush; 550–486 TCN) là vị vua thứ ba của Đế quốc Achaemenes Ba Tư.

Darius I và Herodotos · Darius I và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Ethiopia

Ethiopia (phiên âm tiếng Việt: Ê-ti-ô-pi-a), tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông châu Phi.

Ethiopia và Herodotos · Ethiopia và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Halicarnassus

Halicarnassus (tiếng Hy Lạp: Ἁλικαρνᾱσσός, Halikarnassos; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Halikarnas) là một thành phố Hy Lạp cổ đại, hiện nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ.

Halicarnassus và Herodotos · Halicarnassus và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên).

Herodotos và Hy Lạp cổ đại · Hy Lạp cổ đại và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Herodotos và Iran · Iran và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Josef Wiesehöfer

Josef Wiesehöfer (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1951 tại Wickede, Bắc Rhine-Westphalia) là một học giả cổ điển người Đức, hiện ông làm Giáo sư lịch sử cổ đại tại Khoa Cổ điển (Institut für Klassische Altertumskunde) của Trường Đại học Kiel.

Herodotos và Josef Wiesehöfer · Josef Wiesehöfer và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Kroisos

''Kroisos nhận cống vật của một lão nông dân Lydia'', qua nét vẽ của Claude Vignon. Kroisos (Κροῖσος, còn gọi là Croesus; 595 trước Công nguyên – khoảng 547? trước Công nguyên) làm vua nước Lydia từ năm 560 trước Công nguyên, cho đến khi bị quân Ba Tư đánh đại bại.

Herodotos và Kroisos · Kroisos và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Lăng mộ của Cyrus Đại đế

Lăng mộ của Cyrus Đại đế. Lăng mộ của Cyrus Đại Đế là lăng tẩm của Cyrus Đại đế - một vị "Vua của các vị vua" trong lịch sử Ba Tư.

Herodotos và Lăng mộ của Cyrus Đại đế · Lăng mộ của Cyrus Đại đế và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Leonidas I

Leonidas (Λεωνίδας, Leōnidas) là vua của người Sparta.

Herodotos và Leonidas I · Leonidas I và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Lukianos của Samosata

Lucianus xứ Samosata (Λουκιανὸς ὁ Σαμοσατεύς, Lucianus Samosatensis; khoảng 125 s.CN – sau 180 s.CN) là một nhà tu từ học và nhà trào phúng viết vằng tiếng Hy Lạp.

Herodotos và Lukianos của Samosata · Lukianos của Samosata và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Lydia

Lydia (Assyria: Luddu; Λυδία, Lidya) là vương quốc thời kì đồ sắt ở phía tây Tiểu Á. Địa bàn của vương quốc này hiện nay thuộc các tỉnh phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm các tỉnh Uşak, Manisa và İzmir.

Herodotos và Lydia · Lydia và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Macedonia (định hướng)

Macedonia có thể là.

Herodotos và Macedonia (định hướng) · Macedonia (định hướng) và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Pasargadae

Pasargadae (from Πασαργάδαι trong tiếng Ba Tư: fa Pāsārgād) là thủ đô của đế chế Achaemenes và được xây dựng dưới thời Cyrus Đại đế khoảng từ năm 559-530 TCN (BC), đồng thời đây cũng là nơi chôn cất của Cyrus Đại đế.

Herodotos và Pasargadae · Nhà Achaemenes và Pasargadae · Xem thêm »

Samos

Samos (Σάμος) là một hòn đảo của Hy Lạp ở phía đông biển Aegea, phía nam của Chios, phía bắc của Patmos và Dodecanese, và ở ngoài khơi bờ biển Tiểu Á, tách biệt qua eo biển Mycale rộng.

Herodotos và Samos · Nhà Achaemenes và Samos · Xem thêm »

Sông Danube

Sông Danube (hay Đa Nuýp trong tiếng Việt) là sông dài thứ hai ở châu Âu (sau sông Volga ở Nga).

Herodotos và Sông Danube · Nhà Achaemenes và Sông Danube · Xem thêm »

Sparta

Sparta nằm trong vùng đồng bằng Laconia là thành bang Hy Lạp nổi tiếng nhất bán đảo Peloponnesus, người Dorian đến định cư ở đây vào khoảng năm 110 trước công nguyên.

Herodotos và Sparta · Nhà Achaemenes và Sparta · Xem thêm »

Susa

* Susa kinh đô của Elam (2700 TCN đến 539 TCN), thuộc Ba Tư và Iran ngày nay.

Herodotos và Susa · Nhà Achaemenes và Susa · Xem thêm »

Týros

Týros (tiếng Ả Rập:,; tiếng Phoenicia:צור,; צוֹר, Tzor; tiếng Hebrew Tiberia:,; tiếng Akkad: 𒋗𒊒; tiếng Hy Lạp:, Týros; Sur; Tyrus) - hoặc Sour hoặc Tyre (tên trong tiếng Anh) - là thành phố nằm ở tỉnh (muhafazah) Nam của Liban.

Herodotos và Týros · Nhà Achaemenes và Týros · Xem thêm »

Thế giới

Thế giới Bản đồ thế giới Thế giới là từ chỉ.

Herodotos và Thế giới · Nhà Achaemenes và Thế giới · Xem thêm »

Thời kỳ cổ đại

Thời kỳ cổ đại là lịch sử thế giới từ khi con người xuất hiện lần đầu tiên ở Cựu thế giới đến thời Sơ kì Trung Cổ ở châu Âu và nhà Tần ở Trung Hoa.

Herodotos và Thời kỳ cổ đại · Nhà Achaemenes và Thời kỳ cổ đại · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Herodotos và Tiếng Anh · Nhà Achaemenes và Tiếng Anh · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Herodotos và Tiếng Hy Lạp · Nhà Achaemenes và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Herodotos và Tiểu Á · Nhà Achaemenes và Tiểu Á · Xem thêm »

Trận Marathon

Trận Marathon (tiếng Hy Lạp: Μάχη τοῡ Μαραθῶνος Mache tou Marathonos là trận đánh nổi tiếng diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN trong Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ nhất của Ba Tư. Đây là trận chiến giữa quân dân Athena, được sự giúp đỡ của Plataea, và quân đội Ba Tư do Datis và Artaphernes chỉ huy. Đây là trận đánh điển hình có ý nghĩa trọng yếu trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nhân dân Hy Lạp thời cổ đại. Hình tượng người chiến binh chạy một quãng đường dài 42 km, vượt qua rừng núi từ nơi diễn ra trận chiến ác liệt tới Athens để báo tin thắng trận đã trở nên tiêu biểu cho tinh thần thi đấu của bộ môn chạy Marathon ngày nay. Marathon nằm cách Athens 42 km, là một thung lũng bằng phẳng có núi rừng bao quanh ba mặt: Bắc, Tây và Nam. Phía Đông Marathon là vùng biển Aegean. Đây là vùng đất đã chứng kiến bao sự kiện oai hùng của người Hy Lạp. Các lực sĩ Hy Lạp đã chọn Marathon là nơi luyện tập để rồi sau đó lập bao chiến công hiển hách.

Herodotos và Trận Marathon · Nhà Achaemenes và Trận Marathon · Xem thêm »

Trận Salamis

Trận Salamis (tiếng Hy Lạp cổ: Ναυμαχία τῆς Σαλαμῖνος, Naumachia tēs Salaminos), là một trận hải chiến giữa các thành bang Hy Lạp và đế quốc Ba Tư vào năm 480 TCN ở một eo biển giữa Piraeus và đảo Salamis, một hòn đảo ở vịnh Saron gần Athena.

Herodotos và Trận Salamis · Nhà Achaemenes và Trận Salamis · Xem thêm »

Trận Thermopylae

Trận Thermopylae là một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử, là một cuộc chạm trán giữa các thành bang Hy Lạp, dưới sự dẫn dắt của Leonidas I xứ Sparta và Đế quốc Ba Tư dưới sự chỉ huy của Xerxes Đại đế kéo dài trong khoảng ba ngày.

Herodotos và Trận Thermopylae · Nhà Achaemenes và Trận Thermopylae · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Herodotos và Trung Á · Nhà Achaemenes và Trung Á · Xem thêm »

Vương quốc Macedonia

Macedonia hay Macedon (tiếng Hy Lạp: Μακεδονία), đôi khi cũng được gọi là đế quốc Macedonia là tên một vương quốc cổ ở phía bắc của Hy Lạp, có biên giới phía tây với vương quốc Epirus và lãnh thổ Thrace ở phía đông.

Herodotos và Vương quốc Macedonia · Nhà Achaemenes và Vương quốc Macedonia · Xem thêm »

Xenophon

Xenophon (/ˈzɛnəfən, -ˌfɒn/; Greek: Ξενοφῶν ksenopʰɔ̂ːn, Xenophōn; khoảng 430 – 354 TCN), con của Gryllus, of the deme Erchia của Athens, cũng được gọi là Xenophon của Athens, là một nhà sử học, người lính, lính đánh thuê người Hy Lạp và là học trò của Socrates.

Herodotos và Xenophon · Nhà Achaemenes và Xenophon · Xem thêm »

Xerxes I của Ba Tư

Khsayarsha/Xerxes I của Ba Tư (trong tiếng Ba Tư: Khashayarsha (خشایارشا) &lrm)) là một vị vua Ba Tư (trị vì:485-465 TCN), thuộc nhà Achaemenid. Xérxēs (Ξέρξης) là dạng từ tiếng Hy Lạp của tên niên hiệu Xšayāršā, trong tiếng Ba Tư cổ có nghĩa là vua của các anh hùng". Xerxes cũng được biết đến như Xerxes Đại đế.

Herodotos và Xerxes I của Ba Tư · Nhà Achaemenes và Xerxes I của Ba Tư · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Herodotos và Nhà Achaemenes

Herodotos có 148 mối quan hệ, trong khi Nhà Achaemenes có 126. Khi họ có chung 41, chỉ số Jaccard là 14.96% = 41 / (148 + 126).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Herodotos và Nhà Achaemenes. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập: