Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cố đô Huế và Nhà Nguyễn

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Cố đô Huế và Nhà Nguyễn

Cố đô Huế vs. Nhà Nguyễn

Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam từ năm 1802, sau khi vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.

Những điểm tương đồng giữa Cố đô Huế và Nhà Nguyễn

Cố đô Huế và Nhà Nguyễn có 43 điểm chung (trong Unionpedia): Đồng Khánh, Bán đảo Đông Dương, Bảo Đại, Cách mạng Tháng Tám, Cố đô Huế, Châu Âu, Chính phủ, Chính trị, Chúa Nguyễn, Chữ Hán, Chiến tranh Việt Nam, Dục Đức, Duy Tân, Gia Long, Hà Nội, Hòa ước Giáp Thân (1884), Hoàng đế, Huế, Khải Định, Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, Kinh thành Huế, Lịch sử Việt Nam, Minh Mạng, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Văn Trương, Nhã nhạc cung đình Huế, Quang Trung, Quảng Nam, Quần thể di tích Cố đô Huế, Quốc gia Việt Nam, ..., Quốc sử quán (triều Nguyễn), Sông Hương, Tự Đức, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Thành Thái, Thừa Thiên - Huế, Thiệu Trị, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Vượng (định hướng), Trung Quốc, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viện Sử học (Việt Nam), Việt Nam. Mở rộng chỉ mục (13 hơn) »

Đồng Khánh

Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2 năm 1864 – 28 tháng 1 năm 1889), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) và Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện (阮福昪), là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Đồng Khánh nguyên là con nuôi của vua Tự Đức. Năm 1885, sau khi triều đình Huế bị thất bại trước quân đội Pháp trong trận Kinh Thành Huế, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết bỏ chạy ra Quảng Trị, người Pháp đã lập ông lên làm vua, lập ra chính quyền Nam triều bù nhìn dưới sự Bảo hộ của Pháp. Trong thời gian trị vì của ông, thực dân Pháp bắt đầu những công việc đầu tiên để thiết lập nền đô hộ kéo dài hơn 60 năm ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, trong khi triều đình Huế tỏ thái độ thần phục và hòa hoãn, không dám gây xích mích với người Pháp. Đồng Khánh chủ trương tiếp thu nền văn minh Pháp, dùng các mặt hàng Tây phương và từng được người Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Cũng vì nguyên do đó mà các sử sách của Việt Nam sau thời Nguyễn thường đánh giá ông như một ông vua phản động, vì quyền lợi của riêng mình mà cam tâm làm bù nhìn, tay sai cho ngoại bang. Đầu năm 1889, Đồng Khánh nhuốm bệnh nặng và qua đời khi còn khá trẻ, chỉ trị vì được 4 năm, miếu hiệu là Nguyễn Cảnh Tông (阮景宗)Đại Nam thực lục, tập 9, trang 542 (bản điện tử). Kế nhiệm ông là vua Thành Thái.

Cố đô Huế và Đồng Khánh · Nhà Nguyễn và Đồng Khánh · Xem thêm »

Bán đảo Đông Dương

Không có mô tả.

Bán đảo Đông Dương và Cố đô Huế · Bán đảo Đông Dương và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Bảo Đại

Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam nói chung.

Bảo Đại và Cố đô Huế · Bảo Đại và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng tháng Tám là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam (chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản thành lập và bảo hộ) bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại (vua cuối cùng của nhà Nguyễn) phải thoái vị trong tháng 8 năm 1945.

Cách mạng Tháng Tám và Cố đô Huế · Cách mạng Tháng Tám và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Cố đô Huế

Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam từ năm 1802, sau khi vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Cố đô Huế và Cố đô Huế · Cố đô Huế và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Châu Âu và Cố đô Huế · Châu Âu và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Chính phủ

Chính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong một tổ chức quốc gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia.

Chính phủ và Cố đô Huế · Chính phủ và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Chính trị

Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.

Chính trị và Cố đô Huế · Chính trị và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Chúa Nguyễn

Chúa Nguyễn (chữ Nôm:; chữ Hán: / Nguyễn vương) là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một dòng họ đã cai trị dải đất đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ XVI, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777.

Chúa Nguyễn và Cố đô Huế · Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Chữ Hán và Cố đô Huế · Chữ Hán và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam và Cố đô Huế · Chiến tranh Việt Nam và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Dục Đức

Dục Đức (chữ Hán: 育德, 23 tháng 2 năm 1852 – 6 tháng 10 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛), là vị Hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Nguyễn.

Cố đô Huế và Dục Đức · Dục Đức và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Duy Tân

Duy Tân (chữ Hán: 維新; 19 tháng 9 năm 1900 – 26 tháng 12 năm 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi. Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại Lăng Dục Đức, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái. Ông không có miếu hiệu.

Cố đô Huế và Duy Tân · Duy Tân và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Gia Long

Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Cố đô Huế và Gia Long · Gia Long và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây.

Cố đô Huế và Hà Nội · Hà Nội và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Hòa ước Giáp Thân (1884)

Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản.

Cố đô Huế và Hòa ước Giáp Thân (1884) · Hòa ước Giáp Thân (1884) và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Cố đô Huế và Hoàng đế · Hoàng đế và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Huế

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cố đô Huế và Huế · Huế và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Khải Định

Chân dung Hoàng đế Khải Định khi đi công du ở Pháp Khải Định (chữ Hán: 啓定帝; 8 tháng 10 năm 1885 – 6 tháng 11 năm 1925), tên khai sinh Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), là vị hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925.

Cố đô Huế và Khải Định · Khải Định và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại

Phân bố các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại trên thế giới Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (tiếng Anh: Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity) hay cũng thường gọi là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, là danh sách được UNESCO đưa ra để công nhận giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới.

Cố đô Huế và Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại · Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành (chữ Hán: 順化京城) là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945.

Cố đô Huế và Kinh thành Huế · Kinh thành Huế và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN.

Cố đô Huế và Lịch sử Việt Nam · Lịch sử Việt Nam và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Minh Mạng

Minh Mạng (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5 năm 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của vương triều Nguyễn nước Đại Nam.

Cố đô Huế và Minh Mạng · Minh Mạng và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8, 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1558 - 1945). Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Ông nội (Nguyễn Hoằng Dụ) và cha ông (Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau cái chết của Nguyễn Kim, người anh rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành đã giết chết anh trai ông là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận. Vào năm 1558, ông cùng với con em Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây khế), thuộc huyện Đăng-xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ông được vua Lê cho trấn thủ đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt, bề ngoài thì làm ra bộ hòa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị Đế, Vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn cũng đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, cùng với chủ quyền biển đảo ở biển Đông, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông).

Cố đô Huế và Nguyễn Hoàng · Nguyễn Hoàng và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Nguyễn Văn Trương

Nguyễn Văn Trương (1740 - 1810), là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định, và là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam.

Cố đô Huế và Nguyễn Văn Trương · Nguyễn Văn Trương và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế · Nhà Nguyễn và Nhã nhạc cung đình Huế · Xem thêm »

Quang Trung

Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝) (1753 – 1792) hay Bắc Bình Vương, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖), tên thật là Nguyễn Huệ, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.

Cố đô Huế và Quang Trung · Nhà Nguyễn và Quang Trung · Xem thêm »

Quảng Nam

Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là "Quảng Nôm", là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Cố đô Huế và Quảng Nam · Nhà Nguyễn và Quảng Nam · Xem thêm »

Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.

Cố đô Huế và Quần thể di tích Cố đô Huế · Nhà Nguyễn và Quần thể di tích Cố đô Huế · Xem thêm »

Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: État du Viêt Nam) là một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955.

Cố đô Huế và Quốc gia Việt Nam · Nhà Nguyễn và Quốc gia Việt Nam · Xem thêm »

Quốc sử quán (triều Nguyễn)

Nguyễn triều Quốc sử quán là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất tại Việt Nam từ năm 1821 tới năm 1945.

Cố đô Huế và Quốc sử quán (triều Nguyễn) · Nhà Nguyễn và Quốc sử quán (triều Nguyễn) · Xem thêm »

Sông Hương

Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm 香江) là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

Cố đô Huế và Sông Hương · Nhà Nguyễn và Sông Hương · Xem thêm »

Tự Đức

Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì (阮福時), là vị Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn.

Cố đô Huế và Tự Đức · Nhà Nguyễn và Tự Đức · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Cố đô Huế và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Nhà Nguyễn và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Thành Thái

Thành Thái (chữ Hán: 成泰, 14 tháng 3 năm 1879 – 20 tháng 3 năm 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.

Cố đô Huế và Thành Thái · Nhà Nguyễn và Thành Thái · Xem thêm »

Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.

Cố đô Huế và Thừa Thiên - Huế · Nhà Nguyễn và Thừa Thiên - Huế · Xem thêm »

Thiệu Trị

Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治; 16 tháng 6 năm 1807 – 4 tháng 10 năm 1847), tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), là vị Hoàng đế thứ ba của vương triều Nguyễn nước Đại Nam.

Cố đô Huế và Thiệu Trị · Nhà Nguyễn và Thiệu Trị · Xem thêm »

Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; ? - 20 tháng 8,năm 1300), còn được gọi là Hưng Đạo đại vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

Cố đô Huế và Trần Hưng Đạo · Nhà Nguyễn và Trần Hưng Đạo · Xem thêm »

Trần Quốc Vượng (định hướng)

Trần Quốc Vượng có thể là.

Cố đô Huế và Trần Quốc Vượng (định hướng) · Nhà Nguyễn và Trần Quốc Vượng (định hướng) · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Cố đô Huế và Trung Quốc · Nhà Nguyễn và Trung Quốc · Xem thêm »

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được chính thức thành lập vào ngày 10/6/1982 với tên gọi lúc đầu là Công ty Quản lý Lịch sử Văn hóa Huế (1982-1992) sau mới đổi tên thành như hiện nay.

Cố đô Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế · Nhà Nguyễn và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế · Xem thêm »

Viện Sử học (Việt Nam)

Viện Sử học ở Việt Nam (tên tiếng Anh: Institute of History) là cơ quan nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học lịch sử; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học lịch sử; tham gia phát triển tiềm lực khoa học lịch sử của cả nước.

Cố đô Huế và Viện Sử học (Việt Nam) · Nhà Nguyễn và Viện Sử học (Việt Nam) · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Cố đô Huế và Việt Nam · Nhà Nguyễn và Việt Nam · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Cố đô Huế và Nhà Nguyễn

Cố đô Huế có 154 mối quan hệ, trong khi Nhà Nguyễn có 486. Khi họ có chung 43, chỉ số Jaccard là 6.72% = 43 / (154 + 486).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Cố đô Huế và Nhà Nguyễn. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập:

Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »