Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chủ nghĩa nhân văn

Mục lục Chủ nghĩa nhân văn

Chủ nghĩa nhân văn (hay chủ nghĩa nhân bản nhưng lưu ý "chủ nghĩa nhân bản" còn là một cách gọi khác của chủ nghĩa duy con người) là một nhánh triết học luân lý lớn cũng như một thế giới quan chuyên chú vào lợi ích, giá trị và phẩm cách của con người.

16 quan hệ: Bao dung, Bất bạo động, Chủ nghĩa duy con người, Chủ nghĩa hữu thần, Chủ nghĩa nhân đạo, Chủ nghĩa tự nhiên (triết học), Chủ nghĩa thế tục, Chủ nghĩa vô thần, Lương tâm, Người, Nhân văn học, Tôn giáo, Tự do, Thần giáo tự nhiên, Thuyết bất khả tri, Triết học.

Bao dung

Bao dung (tiếng Anh:toleration) là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Bao dung · Xem thêm »

Bất bạo động

Bất bạo động là một triết lý hoặc chiến lược nhằm biến đổi xã hội mà không dùng đến bạo lực.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Bất bạo động · Xem thêm »

Chủ nghĩa duy con người

Chủ nghĩa nhân bản hay là chủ nghĩa duy con người hay là con người là trung tâm là học thuyết cho rằng con người có thể coi mình là thực thể trung tâm và quan trọng nhất trong vũ trụ, hay đánh giá thực tế thông qua một quan điểm riêng của con người, đặt con người lên vị trí tối cao.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa duy con người · Xem thêm »

Chủ nghĩa hữu thần

Chúa trong ''The Triumph of Civilization'' (1793) của Jacques Réattu. Chủ nghĩa hữu thần, trong lĩnh vực tôn giáo học so sánh, là thuật ngữ đối lập với vô thần, dùng để chỉ chung những niềm tin vào sự tồn tại của một hay nhiều vị thần.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa hữu thần · Xem thêm »

Chủ nghĩa nhân đạo

Những người tình nguyện cho AmeriCorps tại Louisiana Nói chung, chủ nghĩa nhân đạo hay nhân đạo chủ nghĩa là một đạo lý có lòng tốt, từ thiện, và nhân ái đến toàn thể loài người một cách vô tư.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa nhân đạo · Xem thêm »

Chủ nghĩa tự nhiên (triết học)

Chủ nghĩa tự nhiên triết học đã được miêu tả theo nhiều kiểu.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa tự nhiên (triết học) · Xem thêm »

Chủ nghĩa thế tục

Chủ nghĩa thế tục là một thế giới quan phát xuất từ phong trào thế tục hóa, quá trình tinh thần về sự chia cách giữa nhà nước và tôn giáo và các quá trình cụ thể về việc ban giao tài sản, quyền lực của các cơ sở tôn giáo cho nhà nước hay các thế lực trần tục.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa thế tục · Xem thêm »

Chủ nghĩa vô thần

Chủ nghĩa vô thần (hay thuyết vô thần, vô thần luận), theo nghĩa rộng nhất, là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa vô thần · Xem thêm »

Lương tâm

Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Lương tâm · Xem thêm »

Người

Loài người (theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh", nên cũng được dịch sang tiếng Việt là trí nhân hay người tinh khôn) là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật có vú.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Người · Xem thêm »

Nhân văn học

Plato, tượng tạc bởi Silanion Các ngành nhân văn (humanities), còn được gọi là nhân văn học, là các ngành học nghiên cứu về văn hóa con người, sử dụng các phương pháp chủ yếu là phân tích, lập luận, hoặc suy đoán, và có đáng kể yếu tố lịch sử — khác với những cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Nhân văn học · Xem thêm »

Tôn giáo

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới. Baha'i giáo, Jaina giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Tôn giáo · Xem thêm »

Tự do

Quyền tự do hoặc tự do (tiếng Hy Lạp: ελευθερία, tiếng Latinh: libertati, tiếng Anh: liberty, tiếng Hoa: 自由) - là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Tự do · Xem thêm »

Thần giáo tự nhiên

Thần giáo tự nhiên, tự nhiên thần luận hay lý thần luận (tiếng Anh: deism) là quan điểm triết học cho rằng thần linh hoặc Chúa trời không can thiệp trực tiếp vào thế giới, và rằng người ta có thể đạt đến các chân lý tôn giáo bằng việc chỉ sử dụng lý trí chứ không phải dựa vào mặc khải.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Thần giáo tự nhiên · Xem thêm »

Thuyết bất khả tri

Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Thuyết bất khả tri · Xem thêm »

Triết học

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Mới!!: Chủ nghĩa nhân văn và Triết học · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chủ nghĩa Nhân bản, Chủ nghĩa con người, Chủ nghĩa nhân bản, Chủ nghĩa nhân loại, Nhân bản chủ nghĩa, Nhân văn chủ nghĩa, Thuyết nhân văn.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »