Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch Smolensk (1943)

Mục lục Chiến dịch Smolensk (1943)

Chiến dịch Smolensk (7 tháng 8 năm 1943 – 2 tháng 10 năm 1943) hay còn gọi là Trận Smolensk lần thứ hai là một Chiến dịch tấn công chiến lược của Hồng quân Liên Xô nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của quân đội phát xít Đức, có mật danh Chiến dịch Suvorov.

80 quan hệ: Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy, Aleksey Innokent'evich Antonov, Andrey Ivanovich Yeryomenko, Đức Quốc Xã, Bộ binh, Belarus, Bryansk, Cối, Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia, Chiến dịch Bagration, Chiến dịch Chernigov-Pripyat, Chiến dịch Gomel-Rechitsa, Chiến dịch Gorodok (1943), Chiến dịch Kutuzov, Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov, Chiến dịch tấn công Bryansk, Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ hai, Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ nhất, Chiến dịch tấn công Nevel, Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943), Chiến dịch tấn công Smolensk-Roslavl, Chiến dịch tấn công Spas-Demensk, Chiến dịch tấn công Yelnia-Dorogobuzh, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Xô-Đức, Daugava, Einsatzgruppen, Ernst Busch, Günther von Kluge, Gotthard Heinrici, Hồi ký, Hồng Quân, Iosif Vissarionovich Stalin, Ivan Khristoforovich Bagramyan, Katyusha (vũ khí), Liên Xô, Mìn, Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma, Mogilev, Nikolai Nikolayevich Voronov, Oblast, Oryol, Pháo binh, Phi đoàn Normandie-Niemen, Phương diện quân Belorussia, Phương diện quân Bryansk, Phương diện quân Kalinin, Phương diện quân Pribaltic 1, Phương diện quân Pribaltic 2, Phương diện quân Trung Tâm, ..., Rzhev, Sông Desna, Sông Dnepr, Sông Volga, Súng máy, Schutzstaffel, Smolensk, Stavka, Sư đoàn, T-70, Tội ác chiến tranh, Trận Leningrad, Trận Lenino, Trận sông Dniepr, Trận Smolensk (1941), Trận Stalingrad, Trận Vòng cung Kursk, Trung đoàn, Tuyến Panther-Wotan, Ukraina, Vasily Danilovich Sokolovsky, Vyazma, Walter Model, Wehrmacht, Xe tăng, Xe tăng T-34, Yartsevo, 1943, 2 tháng 10, 7 tháng 8. Mở rộng chỉ mục (30 hơn) »

Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy

Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy (tiếng Nga: Алекса́ндр Миха́йлович Василе́вский) (1895-1977) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng, từ năm 1943 là Nguyên soái Liên bang Xô viết.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy · Xem thêm »

Aleksey Innokent'evich Antonov

(tiếng Nga: Алексе́й Инноке́нтьевич Анто́нов; 1896-1962) là một Đại tướng trong Hồng quân Liên Xô, tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô vào giai đoạn kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng Liên Xô vì công lao đã hoạch định các chiến dịch chiến đấu và phối hợp hành động của các mặt trận (người duy nhất tại thời điểm được trao huân chương Chiến thắng không mang hàm nguyên soái và danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong số các công dân Liên Xô được thưởng huân chương Chiến thắng Liên Xô).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Aleksey Innokent'evich Antonov · Xem thêm »

Andrey Ivanovich Yeryomenko

Andrei Ivanovich Yeryomenko hoặc Yeremenko, Eremenko (tiếng Nga: Андрей Иванович Ерёменко) (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1892, mất ngày 19 tháng 11 năm 1970) là một tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là Nguyên soái Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Andrey Ivanovich Yeryomenko · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Bộ binh

Pháp trong một trận chiến ở Chiến tranh thế giới thứ nhất Bộ binh là những người lính chiến đấu chủ yếu ở trên bộ với các vũ khí bộ binh loại nhỏ trong các đơn vị của quân đội mặc dù họ có thể được đưa đến chiến trường bằng ngựa, tàu thuyền, xe ô tô, máy bay hay các phương tiện khác.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Bộ binh · Xem thêm »

Belarus

Belarus (Белару́сь, tr.,, tiếng Nga: Беларусь, Белоруссия, Belarus, Belorussiya), chính thể hiện tại là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь) là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, và Latvia và Litva ở phía Tây Bắc.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Belarus · Xem thêm »

Bryansk

Bryansk (tiếng Nga: Брянск) là một thành phố ở Nga, nằm cách 379 km (235 dặm) về phía tây nam Moskva.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Bryansk · Xem thêm »

Cối

Cối có thể chỉ.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Cối · Xem thêm »

Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia

Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia, (Tiếng Belarus: Савецкая Сацыялiстычная Рэспублiка Беларусь; Tiếng Nga:Социалистическая Советская Республика Белоруссия, viết tắt:ССРБ) là một nhà nước Cộng hòa thành lập sớm trong lịch sử của lãnh thổ Belarusians sau sự sụp đổ của Đế quốc Nga như một hệ quả tất yếu của Cách mạng tháng Mười Nga.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia · Xem thêm »

Chiến dịch Bagration

Bagration là mật danh của chiến dịch Byelorussia - chiến dịch tấn công chiến lược mùa hè năm 1944 của quân đội Liên Xô, chính thức bắt đầu ngày 23 tháng 6 đến 29 tháng 8 năm 1944 trong Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch Bagration · Xem thêm »

Chiến dịch Chernigov-Pripyat

Chiến dịch tiến công theo hướng Chernigov-Pripyat là một phần của Cuộc chiến trên vùng sông Dniepr vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai trên Mặt trận Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch Chernigov-Pripyat · Xem thêm »

Chiến dịch Gomel-Rechitsa

Chiến dịch Gomel-Rechitsa là một trong hai hoạt động quân sự lớn đầu tiên của Phương diện quân Byelorussia (Liên Xô) được hình thành sau khi sáp nhập Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Bryansk ngày 20 tháng 10 năm 1943. Chiến dịch được thực hiện từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 1943 nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Sozh của quân Đức, đánh chiếm các khu vực bàn đạp cho cánh Bắc của Tập đoàn quân 2 và cánh Nam của Tập đoàn quân 9 (Đức) đang phòng thủ trên khu vực Đông Nam của cái gọi là "Ban công Byelorussia". Chiến dịch này được tiến hành gần như đồng thời với Chiến dịch Chernigov-Pripyat do cánh trái của Phương diện quân Byelorussia thực hiện. Sau 21 ngày chiến đấu, Quân đội Liên Xô đã loại bỏ hoàn toàn tuyến phòng thủ của quân Đức dọc sông Sozh, đánh bại 17 sư đoàn Đức, giải phóng thành phố Gomel và các đô thị quan trọng như Rechitsa, Prudok, Potapovka (???); thiết lập khu vực bàn đạp tại Parychy, Đông Nam Bobruisk, chia cắt Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân 9 (Đức). Các tập đoàn quân của Phương diện quân Byelorussia 1 đã tấn công trên một dải rộng 150 km, tiến sâu hơn 100 km, chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi đẻ chuẩn bị tấn công giải phóng Byelorussya.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch Gomel-Rechitsa · Xem thêm »

Chiến dịch Gorodok (1943)

Chiến dịch Gorodok (1943) là hoạt động quân sự quy mô lớn đầu tiên của Phương diện quân Pribaltic 1 (Liên Xô) kể từ khi nó được đổi tên từ Phương diện quân Kalinin ngày 20 tháng 10 năm 1943. Chiến dịch được thực hiện từ ngày 2 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 1943 nhằm đánh tiêu hao Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đang phòng thủ trên khu vực đông bắc của cái gọi là "Ban công Byelorussia" do tuyến phòng thủ lồi sang phía đông của quân đội Đức Quốc xã tạo nên. Sau 18 ngày chiến đấu, Quân đội Liên Xô đã đánh bại 11 sư đoàn Đức, trong đó, tiêu diệt 3 sư đoàn; mở rộng khu vực bàn đạp Nevel sang phía tây bắc, phía tây và phía nam, đánh chiếm thị trấn Gorodok, cắt đứt đường sắt Vitebsk - Polotsk và bao vây Vitebsk từ phía tây, phía bắc và phía đông. Mặc dù chưa chiếm được Vitebsk như mục tiêu đề ra nhưng Phương diện quân Pribaltic 1 (Liên Xô) đã cải thiện được thế trận vững chắc trên cánh Bắc của mặt trận Byelorussia, tạo điều kiện để phối hợp với các Phương diện quân Byelorussia 1, 2 và 3 tiến hành thành công Chiến dịch Bagration sau đó nửa năm, đánh đuổi quân đội Đức Quốc xã ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, giải phóng Byelorussia sau 3 năm bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch Gorodok (1943) · Xem thêm »

Chiến dịch Kutuzov

Không có mô tả.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch Kutuzov · Xem thêm »

Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov

Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov là một chuỗi các hoạt động quân sự lớn do hai phương diện quân Voronezh và Thảo nguyên của Quân đội Liên Xô làm chủ lực, có sự hỗ trợ của Phương diện quân Tây Nam, thực hiện các đòn phản công vào cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Bryansk

Chiến dịch tấn công Bryansk là chiến dịch tấn công lớn nhất của Phương diện quân Bryansk trong các hoạt động quân sự trên hướng Smolensk năm 1943 và là chiến dịch tấn công cuối cùng của phương diện quân này trước khi giải thể.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Bryansk · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ hai

Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ hai là chiến dịch tấn công lớn của Phương diện quân Bryansk diễn ra đồng thời với Chiến dịch tấn công Smolensk-Roslavl trong khuôn khổ Cuộc tấn công chiến lược trên hướng Smolensk năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ hai · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ nhất

Chiến dịch tấn công Dukhovshchina lần thứ nhất là hoạt động quân sự của quân đội Liên Xô trong khuôn khổ Chiến dịch Smolensk (1943) chống lại quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ nhất · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Nevel

Chiến dịch tấn công Nevel là một chiến dịch độc lập do cánh phải của Phương diện quân Kalinin tiến hành từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 năm 1943 tại thành phố Nevel và các vùng phụ cận.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Nevel · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943)

Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma lần thứ hai là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm vào quân đội Đức Quốc xã từ ngày 2 tháng 3 đến 31 tháng 3 năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943) · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Smolensk-Roslavl

Chiến dịch tấn công Smolensk-Roslavl là hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô trong giai đoạn kết thúc các chiến dịch tiến công trên hướng Smolensk năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Smolensk-Roslavl · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Spas-Demensk

Chiến dịch tấn công Spas-Demensk là hoạt động quân sự mở đầu của Chiến dịch Smolensk (1943), diễn ra từ ngày 7 đến ngày 20 tháng 8 trên khu vực Sluena (???) - Dyuki (???) - Spas Demensk - Bakhmutovo với trung tâm là thành phố Spas Demensk giữa Phương diện quân Tây (Liên Xô) và cánh trung tâm của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức Quốc xã).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Spas-Demensk · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Yelnia-Dorogobuzh

Chiến dịch tấn công Yelnia-Dorogobuzh là hoạt động quân sự mở đầu cho giai đoạn 2 của Chiến dịch Smolensk (1943).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến dịch tấn công Yelnia-Dorogobuzh · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Daugava

Sông Daugava tại Riga trong mùa hè. Quân đội Thụy Điển tấn công pháo đài Daugavgriva tại cửa sông Daugava. Sông Tây Dvina hay Daugava (tiếng Nga: Западная Двина́, tiếng Belarus: Заходняя Дзвіна, tiếng Latvia: Daugava, tiếng Ba Lan: Dźwina, tiếng Đức: Düna) là một con sông bắt nguồn từ vùng đồi Valdai, Nga, chảy qua các quốc gia như Nga, Belarus, Latvia để đổ vào vịnh Riga, một nhánh của biển Baltic.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Daugava · Xem thêm »

Einsatzgruppen

Einsatzgruppen (trực dịch là "Nhóm công tác") là một đơn vị đặc nhiệm hay tổ hoạt động đặc biệt bán quân sự do Heinrich Himmler lập ra và nằm dưới quyền của SS (một lực lượng quân sự quan trọng của Đảng Quốc xã Đức).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Einsatzgruppen · Xem thêm »

Ernst Busch

Ernst Busch có thể là.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Ernst Busch · Xem thêm »

Günther von Kluge

Günther "Hans" von Kluge (30 tháng 10 năm 1882 – 19 tháng 8 năm 1944) là một thống chế trong quân đội Đức.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Günther von Kluge · Xem thêm »

Gotthard Heinrici

Gotthardt Heinrici. Gotthardt Heinrici (25 tháng 12 năm 1886 – 13 tháng 12 năm 1971) là một vị tướng bộ binh và thiết giáp của Đệ tam Đế chế Đức, đã được thăng đến cấp Đại tướng.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Gotthard Heinrici · Xem thêm »

Hồi ký

Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giảMục từ "Hồi ký" trên Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, H.2003, trang 646-647, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Hồi ký · Xem thêm »

Hồng Quân

Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Hồng Quân · Xem thêm »

Iosif Vissarionovich Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin (thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Iosif Vissarionovich Stalin · Xem thêm »

Ivan Khristoforovich Bagramyan

Ivan Khristoforovich Bagramyan (tiếng Nga: Иван Христофорович Баграмян) hay Hovhannes Khachatury Baghramyan (tiếng Armenia: Հովհաննես Խաչատուրի Բաղրամյան) (sinh ngày 2 tháng 12, lịch cũ ngày 20 tháng 11, năm 1897, mất ngày 21 tháng 9 năm 1982) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là Nguyên soái Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Ivan Khristoforovich Bagramyan · Xem thêm »

Katyusha (vũ khí)

Pháo phản lực Katyusha (Катюша), hay được gọi là tên lửa Ca-chiu-sa, là một dạng bệ phóng đạn phản lực được chế tạo bởi Liên Xô trong Thế chiến thứ 2.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Katyusha (vũ khí) · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Liên Xô · Xem thêm »

Mìn

Mìn nổ Mìn đã được tháo gỡ Mìn, gọi đầy đủ là mìn quân dụng (military mine) là một dụng cụ nổ, được bố trí tại những vị trí cố định, thường được kích hoạt nhờ tác động, trực tiếp cũng như gián tiếp của chính "nạn nhân" mục tiêu.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Mìn · Xem thêm »

Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma

Chiến sự trên Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma là hoạt động quân sự lớn trong Chiến tranh Xô-Đức bao gồm nhiều chiến dịch bộ phận do các Phương diện quân Tây, Phương diện quân Kalinin và Phương diện quân Bryansk cùng với cánh phải Phương diện quân Tây Bắc của Hồng quân Liên Xô chống lại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma · Xem thêm »

Mogilev

Mogilev (cũng viết là Mahilyow, cũng phiên âm Mahiloŭ Mahilioŭ, Mogilyov; Belarus: Магілёў, phát âm là; Nga: Могилёв) là thành phố ở phía đông Belarus, 76 km từ biên giới với oblast Smolensk của Nga và 105 km từ biên giới với oblast Bryansk của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Mogilev · Xem thêm »

Nikolai Nikolayevich Voronov

Voronov na fotografii z roku 1940. Nikolai Nikolayevich Voronov (Xanh Pêtécbua – 28 tháng 2 năm 1968, Moskva) là một chỉ huy cấp cao của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Nikolai Nikolayevich Voronov · Xem thêm »

Oblast

Oblast (tiếng Belarus: вобласьць; tiếng Bosna: oblast; tiếng Bulgaria: област; tiếng Séc: oblast; tiếng Nga: область; tiếng Serbia: област; tiếng Slovakia: oblasť; tiếng Ukraina: область) dùng để chỉ tới một kiểu đơn vị hành chính tại các quốc gia Slav và một số quốc gia khác trước đây thuộc Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Oblast · Xem thêm »

Oryol

Oryol hoặc Orel (tiếng Nga: Орёл) là một thành phố ở Nga, trung tâm hành chính của tỉnh Oryol.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Oryol · Xem thêm »

Pháo binh

Pháo binh là lực lượng tác chiến của quân đội nhiều nước; lực lượng hỏa lực chủ yếu của lục quân, thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Pháo binh · Xem thêm »

Phi đoàn Normandie-Niemen

Máy bay Mirage F1 Ct của phi đoàn Normandie Niemen Phi đoàn Normandie-Niemen (tiếng Pháp: Escadron de chasse 1/30 Normandie-Niemen; Нормандия-Неман) là một phi đoàn thuộc Không quân Pháp chiến đấu tại mặt trận phía đông châu Âu trong Thế chiến thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phi đoàn Normandie-Niemen · Xem thêm »

Phương diện quân Belorussia

Phương diện quân Byelorussia (tiếng Nga: Белорусский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phương diện quân Belorussia · Xem thêm »

Phương diện quân Bryansk

Phương diện quân Bryansk (tiếng Nga: Брянский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phương diện quân Bryansk · Xem thêm »

Phương diện quân Kalinin

Phương diện quân Kalinin (tiếng Nga: Калининский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phương diện quân Kalinin · Xem thêm »

Phương diện quân Pribaltic 1

Phương diện quân Pribaltic 1 (tiếng Nga: 1-й Прибалтийский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phương diện quân Pribaltic 1 · Xem thêm »

Phương diện quân Pribaltic 2

Phương diện quân Pribaltic 2 (tiếng Nga: 2-й Прибалтийский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phương diện quân Pribaltic 2 · Xem thêm »

Phương diện quân Trung Tâm

Phương diện quân Trung tâm (tiếng Nga: Центральный фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Phương diện quân Trung Tâm · Xem thêm »

Rzhev

Rzhev (p) là một thị trấn ở Tver Oblast, Nga, 49 km (30 dặm) về phía tây nam của Staritsa và 126 km (78 dặm) từ Tver, trên đường cao tốc và đường sắt kết nối Moscow và Riga.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Rzhev · Xem thêm »

Sông Desna

Sông Desna (tiếng Nga: Деснa) là một con sông tại Nga và Ukraina, sông nhánh phía tả ngạn của sông Dnepr, đồng thời cũng là sông nhánh dài nhất của sông Dnepr.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Sông Desna · Xem thêm »

Sông Dnepr

Sông Dnepr (tiếng Nga: Днепр, tiếng Belarus: Дняпро, tiếng Ukraina: Дніпро) dài 2.290 km là sông dài thứ ba ở châu Âu.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Sông Dnepr · Xem thêm »

Sông Volga

Sông Volga (tiếng Nga: Волга река, phiên âm: Vôn-ga) nằm ở miền tây nước Nga là con sông dài nhất châu Âu, với độ dài 3.690 km (2.293 dặm), tạo thành nền tảng của hệ thống sông lớn nhất ở châu Âu.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Sông Volga · Xem thêm »

Súng máy

PKM của Lục quân Iraq Súng máy, còn gọi là súng liên thanh, là một loại súng hoàn toàn tự động, có khả năng bắn thành loạt dài, được gắn trên các loại bệ chống, thường được vác gắn trên các phương tiện cơ giới.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Súng máy · Xem thêm »

Schutzstaffel

Schutzstaffel (gọi tắt SS, có nghĩa "đội cận vệ") là tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã, mặc đồng phục màu đen nên còn được gọi là "Quân áo đen" để phân biệt với lực lượng SA là "Quân áo nâu".

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Schutzstaffel · Xem thêm »

Smolensk

Smolensk (phiên âm: Xmô-len) là một thành phố thuộc tỉnh tự trị Smolensk của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Smolensk · Xem thêm »

Stavka

Stavka (Ставка), thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt là Đại bản doanh hoặc Tổng hành dinh, là thuật ngữ thường dùng trong tiếng Nga để chỉ cơ quan lãnh đạo tối cao của lực lượng vũ trang của Đế quốc Nga và Liên Xô trong thời gian chiến tranh.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Stavka · Xem thêm »

Sư đoàn

Sư đoàn (tiếng Anh:division) là một đơn vị có quy mô tương đối lớn trong quân đội, nhỏ hơn quân đoàn, lớn hơn trung đoàn thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Sư đoàn · Xem thêm »

T-70

T-70 là loại xe tăng hạng nhẹ được Hồng quân sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai để thay thế hai xe tăng hạng nhẹ khác là T-50 và T-60.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và T-70 · Xem thêm »

Tội ác chiến tranh

tội ác chiến tranh của Quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Tội ác chiến tranh là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật áp dụng trong xung đột vũ trang (còn gọi là Luật Nhân đạo quốc tế).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Tội ác chiến tranh · Xem thêm »

Trận Leningrad

Trận Leningrad là cuộc phong tỏa quân sự của quân đội Đức Quốc xã đối với thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg), đồng thời là cuộc phòng thủ dài ngày nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Quân đội Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trận Leningrad · Xem thêm »

Trận Lenino

Trận Lenino diễn ra trên lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 10 năm 1943 là một sự phát triển sau Chiến dịch tấn công Smolensk (1943).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trận Lenino · Xem thêm »

Trận sông Dniepr

Trận sông Dniepr là một chuỗi các chiến dịch tấn công chiến lược của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn mở đầu cho thời kỳ thứ ba của cuộc chiến tranh Xô-Đức, đồng thời là một trận đánh lớn của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trận sông Dniepr · Xem thêm »

Trận Smolensk (1941)

Trận Smolensk (1941) là một trận đánh lớn trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc khuôn khổ chiến dịch Barbarossa năm 1941.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trận Smolensk (1941) · Xem thêm »

Trận Stalingrad

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trận Stalingrad · Xem thêm »

Trận Vòng cung Kursk

Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trận Vòng cung Kursk · Xem thêm »

Trung đoàn

Một trung đoàn của Anh Trung đoàn (tiếng Anh: Regiment) là một đơn vị trong quân đội có quy mô nhỏ hơn sư đoàn nhưng lớn hơn tiểu đoàn, thường gồm hai đến năm tiểu đoàn, được chỉ huy bởi một đại tá hay trung tá.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Trung đoàn · Xem thêm »

Tuyến Panther-Wotan

Mặt trận Xô-Đức năm 1943, tuyến màu đỏ là tuyến Panther-Wotan Tuyến Panther-Wotan hay Tuyến Panther-Stellung hay Bức tường phía đông là một phòng tuyến do quân đội phát xít Đức xây dựng trong năm 1943 trên Mặt trận Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Tuyến Panther-Wotan · Xem thêm »

Ukraina

Ukraina (tiếng Ukraina: Україна, tiếng Anh: Ukraine, chuyển tự Latinh: Ukrayina) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Ukraina · Xem thêm »

Vasily Danilovich Sokolovsky

Vasily Danilovich Sokolovsky, tiếng Nga: Василий Данилович Соколовский, (21.07.1897-10.05.1968) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Vasily Danilovich Sokolovsky · Xem thêm »

Vyazma

Huyện Vyazma (? райо́н) là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Smolensk, Nga.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Vyazma · Xem thêm »

Walter Model

nhỏ Otto Moritz Walter Model (24 tháng 1 năm 1891 - 21 tháng 4 năm 1945) là một thống chế của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Walter Model · Xem thêm »

Wehrmacht

Wehrmacht (viết bằng tiếng Đức, tạm dịch: Lực lượng Vệ quốcFrom wehren, "to defend" and Macht, "power, force". See the Wiktionary article for more information.) là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Wehrmacht · Xem thêm »

Xe tăng

Xe tăng, thường được gọi tắt là tăng, là loại xe chiến đấu bọc thép, có bánh xích được thiết kế cho chiến đấu tiền tuyến kết hợp hỏa lực cơ động, chiến thuật tấn công và khả năng phòng thủ.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Xe tăng · Xem thêm »

Xe tăng T-34

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945).

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Xe tăng T-34 · Xem thêm »

Yartsevo

Huy hiệu của Yartsevo Yartsevo (Я́рцево) là thị trấn và trung tâm hành chính của huyện Yartsevsky thuộc tỉnh Smolensk, Nga, nằm trên sông sông Vop cách Smolensk 63 km về phía đông bắc.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và Yartsevo · Xem thêm »

1943

1943 (số La Mã: MCMXLIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và 1943 · Xem thêm »

2 tháng 10

Ngày 2 tháng 10 là ngày thứ 275 (276 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và 2 tháng 10 · Xem thêm »

7 tháng 8

Ngày 7 tháng 8 là ngày thứ 219 (220 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Smolensk (1943) và 7 tháng 8 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Trận Smolensk (1943).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »