Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Babylon

Mục lục Babylon

Một phần tàn tích của Babylon nhìn từ Cung Điện Mùa Hè của Saddam Hussein Babylon (tiếng Hy Lạp: Βαβυλών, tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại.

69 quan hệ: Alexandros Đại đế, Ashurbanipal, Assyria, Đế quốc Akkad, Đế quốc Ba Tư, Đế quốc Sasanian, Đế quốc Tân Assyria, Đế quốc Tân Babylon, Ba Lan, Bagdad, Bảo tàng Anh, Bảo tàng Pergamon, Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, Bộ luật Hammurabi, Cổng Ishtar, Chiến tranh Vùng Vịnh, Cuộc tấn công Iraq 2003, Cyaxares, Cyrus Đại đế, Darius I, Darius III, Diadochi, Do Thái, Elam, Euphrates, Hammurabi, Hồi giáo, Hoàng đế, Hy Lạp cổ đại, Iran, Iraq, ISBN, Jerusalem, Judea, Kinh Thánh Hebrew, Kitô giáo, Lịch sử Iran, Lưỡng Hà, Mani giáo, Naboukhodonosor II, Nô lệ, Người Ả Rập, Người Ba Tư, Người Cimmeria, Người Do Thái, Người Hittite, Người Kassite, Người Media, Người Parthia, Người Scythia, ..., Nhà Achaemenes, Nineveh, Quân đội, Saddam Hussein, Sargon của Akkad, Sách Sáng Thế, Seleucia, Talmud, Thủ đô, Thiên văn học, Tiếng Akkad, Tiếng Hy Lạp, Tiểu Á, Tigris, Toán học, Trận Gaugamela, Văn minh cổ Babylon, Vườn treo Babylon, Ziggurat. Mở rộng chỉ mục (19 hơn) »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Babylon và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Ashurbanipal

Ashurbanipal (Aššur-bāni-apli, "Ashur is creator of an heir"; 685 TCN – kh. 627 TCN),These are the dates according to the Assyrian King list, còn gọi là Assurbanipal hay Ashshurbanipal, con của Esarhaddon và là ông vua giỏi cuối cùng của Đế quốc Tân Assyria (668 TCN – khoảng 627 TCN).

Mới!!: Babylon và Ashurbanipal · Xem thêm »

Assyria

Babylon, Mitanni, Hittites. Tấm tượng quái vật bảo vệ mình bò có cánh, đầu người tại cung điện của Sargon II. Assyria là một vương quốc của người Akkad, nó bắt đầu tồn tại như là một nhà nước từ cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỉ 24 trước Công nguyên đến năm 608 trước Công nguyên Georges Roux - Ancient Iraq với trung tâm ở thượng nguồn sông Tigris, phía bắc Lưỡng Hà (ngày nay là miền bắc Iraq), mà đã vươn lên trở thành một đế quốc thống trị khu vực một vài lần trong lịch s. Nó được đặt tên theo kinh đô ban đầu của nó, thành phố cổ Assur (tiếng Akkad: 𒀸 𒋗 𒁺 𐎹 Aššūrāyu; tiếng Aramaic: אתור Aṯur, tiếng Do Thái: אַשּׁוּר Aššûr; tiếng Ả Rập: آشور Āšūr).

Mới!!: Babylon và Assyria · Xem thêm »

Đế quốc Akkad

Đế quốc Akkad là đế quốc nói tiếng Semit cổ đại đầu tiên của Mesopotamia, trung tâm của nó nằm ở thành phố Akkad ở khu vực Mesopotamia cổ đại và vùng đất xung quanh nó, cũng được gọi là Akkad trong Kinh thánh. Đế quốc này đã thống nhất người Akkad và những cư dân nói tiếng Sumer khác nằm dưới sự cai trị của một vị vua chung. Đế quốc Akkad còn mở rộng ảnh hưởng của nó ra khắp toàn bộ khu vực Mesopotamia, Cận Đông và Anatolia, và tiến hành những cuộc viễn chinh quân sự xa về phía Nam tới tận Dilmun và Magan (ngày nay là Bahrain và Oman) ở bán đảo Ả rậpMish, Frederick C., Editor in Chief. "Akkad" Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary. ninth ed. Springfield, MA: Merriam-Webster 1985.).. Vào thiên niên kỷ thứ 3 TCN, giữa người Sumer và Akkad đã có một sự giao thoa văn hoá rất mật thiết bao gồm cả việc sử dụng song ngữ một cách phổ biến. Tiếng Akkad đã dần dần thay thế tiếng Sumer như là một ngôn ngữ nói trong khoảng thời gian từ giữa thiên niên kỷ thứ 3 cho đến thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên (niên đại chính xác hiện vẫn đang được tranh luận) Đế quốc Akkad đạt đến giai đoạn đỉnh cao của nó là vào khoảng thời gian từ thế kỷ 24 cho đến thế kỷ 22 trước Công nguyên, sau những cuộc chinh phạt của vị vua sáng lập nên nó là Sargon của Akkad. Dưới triều đại của Sargon và những vị vua kế vị ông, các quốc gia láng giếng bị họ chinh phục như Elam và Guti đã phải sử dụng tiếng Akkad trong một thời gian ngắn. Đôi khi, Akkad được coi là đế quốc đầu tiên trong lịch sử, mặc dù ý nghĩa của thuật ngữ này không chính xác, và còn có nhiều người cho rằng nó đáng lý phải thuộc về người Sumer trước đó. Sau khi đế quốc Akkad sụp đổ, người dân Mesopotamia cuối cùng cũng được thống nhất lại thành hai cường quốc nói tiếng Akkad: Assyria ở phía Bắc, và một vài thế kỷ sau là Babylonia ở phía Nam.

Mới!!: Babylon và Đế quốc Akkad · Xem thêm »

Đế quốc Ba Tư

Phạm vi mở rộng của Đế quốc Achaemenes. Phạm vi mở rộng của Đế quốc Parthia. Phạm vi mở rộng của Đế quốc Sassanid Đế quốc Ba Tư có thể đề cập đến.

Mới!!: Babylon và Đế quốc Ba Tư · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Babylon và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Đế quốc Tân Assyria

Đế quốc Tân-Assyria là một đế quốc của người Lưỡng Hà, phát triển trong giai đoạn lịch sử bắt đầu từ 934 TCN và kết thúc năm 609 TCN.

Mới!!: Babylon và Đế quốc Tân Assyria · Xem thêm »

Đế quốc Tân Babylon

Đế quốc Tân Babylon hay còn được gọi là đế quốc Chaldea là một giai đoạn lịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ năm 626 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 539 trước Công nguyên.

Mới!!: Babylon và Đế quốc Tân Babylon · Xem thêm »

Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Mới!!: Babylon và Ba Lan · Xem thêm »

Bagdad

Bản đồ Iraq Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Mới!!: Babylon và Bagdad · Xem thêm »

Bảo tàng Anh

Viện bảo tàng Anh (British Museum) là một viện bảo tàng văn hóa và lịch sử loài người ở Luân Đôn.

Mới!!: Babylon và Bảo tàng Anh · Xem thêm »

Bảo tàng Pergamon

Bảo tàng Pergamon (Pergamonmuseum) nằm trên đảo Bảo Tàng ở Berlin.

Mới!!: Babylon và Bảo tàng Pergamon · Xem thêm »

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại

Bảy kì quan thế giới cổ đại Bảy kì quan thế giới cổ đại là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kì cổ đại.

Mới!!: Babylon và Bảy kỳ quan thế giới cổ đại · Xem thêm »

Bộ luật Hammurabi

Văn bản khắc trên bia đá của bộ luật Hammurabi. Phần trên của bia đá chứa bộ luật Hammurabi. Mặt sau của bia đá. Bộ luật Hammurabi (Codex Hammurabi) là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại.

Mới!!: Babylon và Bộ luật Hammurabi · Xem thêm »

Cổng Ishtar

Cổng Ishtar được phục dựng tại bảo tàng Pergamon, Berlin Một con bò rừng châu Âu phía trên ba bông hoa Cổng Ishtar (دروازه ایشتار; بوابة عشتار) là cổng thứ tám dẫn vào trung tâm thành phố Babylon.

Mới!!: Babylon và Cổng Ishtar · Xem thêm »

Chiến tranh Vùng Vịnh

Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Mới!!: Babylon và Chiến tranh Vùng Vịnh · Xem thêm »

Cuộc tấn công Iraq 2003

Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, chủ yếu bởi quân đội Hoa Kỳ và Vương quốc Anh; 98% của quân lực đến từ hai nước này, tuy nhiều quốc gia khác cũng tham gia.

Mới!!: Babylon và Cuộc tấn công Iraq 2003 · Xem thêm »

Cyaxares

Cyaxares, Uvaxstra, hay Kayxosrew (trị vì: 625 – 585 TCN) là con trai của vua Phraortes xứ Media, và là một vị Hoàng đế vĩ đại, ông có công đưa Đế quốc Media trở nên hùng mạnh trong lịch sử Iran.

Mới!!: Babylon và Cyaxares · Xem thêm »

Cyrus Đại đế

Cyrus Đại đế, cũng viết là Kourosh Đại đế, Kyros Đại đếPhilip De Souza, The Greek and Persian Wars, 499-386 BC, trang 19 hay Cyros Đại đế (Tiếng Ba Tư cổ đại: 𐎤𐎢𐎽𐎢𐏁,,, Ba Tư: کوروش بزرگ, Kūrosh-e-Bozorg) (Khoảng 600 TCN hoặc là 576 TCN – Tháng 12 năm 530 TCN), trong tiếng Việt cũng viết là Xyrut II Đại đế cũng được gọi là Cyrus II hoặc là Cyrus của Ba Tư, là vị Hoàng đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới Triều đại nhà Achaemenes.Schmitt Achaemenid dynasty (i. The clan and dynasty) Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông xưng làm "Vua của các vị vua".Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 78 Người ta không rõ ông có theo Hỏa giáo hay là không? Dưới Triều đại ông, Đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới. Ông cũng là vua Ba Tư đầu tiên có danh hiệu "Đại đế" (Bozorg theo tiếng Ba Tư hay the Great theo tiếng Anh). Có khi ông được đánh đồng với vua Kay Khosrow trong huyền sử Ba Tư. Triều đại của ông kéo dài khoảng 29 năm, hoặc là 31 năm. Thoạt đầu, ông khởi lập Đế quốc qua cuộc chinh phạt Đế quốc Media, sau đó chinh phạt người Saka (theo Ctesias), Đế quốc Lydia và cuối cùng, ông chinh phạt Đế quốc Tân Babylon. Có lẽ là trước hoặc là sau khi Đế quốc Babylon sụp đổ, ông tiến hành một cuộc chinh phạt miền Trung Á, và kết quả của những cuộc chinh phạt này là ông đã buộc "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo Herodotos. Cyrus hy sinh tại Trung Á khi giao chiến với một bộ tộc Scythia (theo Herodotos và Ctesias), hoặc qua đời bình yên tại Ba Tư theo Xenophon, vào khoảng tháng 12 năm 530 TCN.Cyrus's date of death can be deduced from the last two references to his own reign (a tablet from Borsippa dated to 12 August and the final from Babylon 12 September 530 BC) and the first reference to the reign of his son Cambyses (a tablet from Babylon dated to 31 August and or 4 September), but a undocumented tablet from the city of Kish dates the last official reign of Cyrus to 4 December 530 BC; see R.A. Parker and W.H. Dubberstein, Babylonian Chronology 626 B.C. - A.D. 75, 1971. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi, theo sử cũ ngoài "Cyropaedia" của Xenophon, ông vua này tiến hành chinh phạt Ai Cập. Tuy là một nhà chinh phạt hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất mà ông chiếm lĩnh.Dandamayev Cyrus (iii. Cyrus the Great) Cyrus’ religious policies. Người ta nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ. Các chính sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi theo. Trên thực tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những công trạng của ông.The Cambridge Ancient History Vol. IV p. 42. See also: G. Buchaman Gray and D. Litt, The foundation and extension of the Persian empire, Chapter I in The Cambridge Ancient History Vol. IV, 2nd Edition, Published by The University Press, 1927. p. 15. Excerpt: The administration of the empire through satrap, and much more belonging to the form or spirit of the government, was the work of Cyrus... Bên ngoài quốc gia của chính ông ta, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông; vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái. Cyrus cũng được công nhận rộng rãi về những thành tựu của ông về các vấn đề nhân quyền, chính trị, chiến lược quân sự, cũng như ảnh hưởng của ông ta lên cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều người Iran sau này, Cyrus và danh tiếng lịch sử của ông đã thể hiện rõ bản chất của dân tộc họ. Trong thế giới cổ đại, danh tiếng của Cyrus và cả Vương triều Achaemenes vang xa, đến tận thành Athena, tại đây, nhiều người Athena xem những khía cạnh của Văn hóa Ba Tư triều Achaemenes là của văn hóa của chính họ.

Mới!!: Babylon và Cyrus Đại đế · Xem thêm »

Darius I

Darius I (Tiếng Ba Tư cổ: Dārayava(h)uš, Tiếng Ba Tư mới: داریوش Dāriush; 550–486 TCN) là vị vua thứ ba của Đế quốc Achaemenes Ba Tư.

Mới!!: Babylon và Darius I · Xem thêm »

Darius III

Darayavaush/Darius III (khoảng 380-330 TCN) là vua cuối cùng của nhà Achaemenid của Ba Tư (336-330 TCN).

Mới!!: Babylon và Darius III · Xem thêm »

Diadochi

Thuộc địa Hy Lạp Diadochi (số ít là Diadochus trong tiếng La Tinh, từ Διάδοχοι, Diadokhoi, "người thừa kế") là những người tranh giành ngôi vị của Alexander Đại đế sau khi ông chết.

Mới!!: Babylon và Diadochi · Xem thêm »

Do Thái

Do Thái có thể chỉ đến.

Mới!!: Babylon và Do Thái · Xem thêm »

Elam

Bản đồ khu vực đế quốc Elam (đỏ) và các khu vực phụ cận. Sự bành trướng của vịnh Ba Tư được chỉ rõ. Elam (tiếng Ba Tư: تمدن ایلام) là một trong những nền văn minh được ghi chép cổ nhất của thế giới.

Mới!!: Babylon và Elam · Xem thêm »

Euphrates

Euphrates (tiếng Ả Rập: نهر الفرات,; Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat; tiếng Syria: ܦܪܬ,; tiếng Việt: Ơ-phơ-rát được phiên âm từ tiếng Pháp: Euphrate) là con sông phía tây trong hai con sông làm nền tảng cho nền văn minh Lưỡng Hà (sông kia là Tigris), khởi nguồn từ Anatolia.

Mới!!: Babylon và Euphrates · Xem thêm »

Hammurabi

Hammurabi (phiên âm tiếng Akkad từ tiếng Amorite ˤAmmurāpi; 1810 trước Công nguyên - 1750 trước Công nguyên) là vị vua thứ sáu của Babylon.

Mới!!: Babylon và Hammurabi · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Mới!!: Babylon và Hồi giáo · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Babylon và Hoàng đế · Xem thêm »

Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên).

Mới!!: Babylon và Hy Lạp cổ đại · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Babylon và Iran · Xem thêm »

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Mới!!: Babylon và Iraq · Xem thêm »

ISBN

Ví dụ về một ISBN cũ và một ISBN mới sử dụng mã vạch ISBN là chữ viết tắt của International Standard Book Number (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách), nó là mã số tiêu chuẩn quốc tế có tính chất thương mại duy nhất để xác định một quyển sách.

Mới!!: Babylon và ISBN · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Mới!!: Babylon và Jerusalem · Xem thêm »

Judea

Judea, còn gọi Giuđê hoặc Do Thái, là tên của phần phía nam miền núi của đất Israel, khoảng tương ứng với phía nam Bờ Tây.

Mới!!: Babylon và Judea · Xem thêm »

Kinh Thánh Hebrew

Bản dịch Targum vào thế kỉ 11 của Kinh Thánh Hebrew Kinh Thánh Hebrew là phần chung của Kinh Thánh quy điển của Do Thái giáo và Kitô giáo.

Mới!!: Babylon và Kinh Thánh Hebrew · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Babylon và Kitô giáo · Xem thêm »

Lịch sử Iran

Lịch sử Iran hay còn được gọi là lịch sử Ba Tư, là lịch sử bao gồm nhiều đế quốc khác nhau trong suốt nhiều thiên niên kỷ qua tại Cao nguyên Iran và các khu vực xung quanh.

Mới!!: Babylon và Lịch sử Iran · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Babylon và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Mani giáo

Mani giáo (hay còn gọi Minh giáo, Mạt Ni giáo, Mâu Ni giáo), tiếng Ba Tư: آین مانی Āyin-e Māni, tiếng Trung: 摩尼教, là một tôn giáo cổ của Iran, do Mani (216-277), người Ba Tư (tiếng Ba Tư: مانی) sáng lập vào khoảng thế kỷ 3, được truyền bá theo hai hướng Đông - Tây, cực thịnh một thời, ảnh hưởng sâu rộng.

Mới!!: Babylon và Mani giáo · Xem thêm »

Naboukhodonosor II

200px Nebuchadnezzar II (Tiếng Aramaic: (ܢܵܒܘܼ ܟܲܕܲܪܝܼ ܐܲܨܲܪ)) hay Nabuchodonosor II, đọc như Nabusôđônôdo II (khoảng 630 – 562 TCN) là vua của Vương triều Chaldea xứ Babylon, trị vì từ khoảng 605 TCN đến 562 TCN.

Mới!!: Babylon và Naboukhodonosor II · Xem thêm »

Nô lệ

bảo tàng Hermitage Chế độ nô lệ là chế độ mà trong đó con người được xem như một thứ hàng hóa.

Mới!!: Babylon và Nô lệ · Xem thêm »

Người Ả Rập

Người Ả Rập (عَرَب, phát âm tiếng Ả Rập) là một cộng đồng cư dân sống trong thế giới Ả Rập.

Mới!!: Babylon và Người Ả Rập · Xem thêm »

Người Ba Tư

Người Ba Tư là một dân tộc thuộc nhóm người Iran, những người nói tiếng Ba Tư hiện đại và có liên quan chặt chẽ về ngôn ngữ lẫn sắc tộc với người Iran địa phương.C.S. Coon, "Iran:Demography and Ethnography" in Encycloapedia of Islam, Volme IV, E.J. Brill, pp 10,8. Excerpt: "The Lurs speak an aberrant form of Archaic Persian" See maps also on page 10 for distribution of Persian languages and dialectKathryn M. Coughlin, "Muslim cultures today: a reference guide," Greenwood Publishing Group, 2006. pg 89: "...Iranians speak Persian or a Persian dialect such as Gilaki or Mazandarani" Nguồn gốc của họ bắt nguồn từ các dân tộc Iran cổ đại, bản thân họ là một phần của nhánh Ấn-Iran thuộc nhóm dân tộc Ấn-Âu lớn hơn. Thuật ngữ "người Ba Tư" (persian) trong hệ thống ngôn ngữ châu Âu bắt nguồn từ Persis, một vùng đất nằm ở phía bắc vịnh Ba Tư, là nơi mà Cyrus Đại đế đã thành lập nên Đế quốc Achaemenes, thống nhất tất cả các vương quốc Iran khác (chẳng hạn như Đế quốc Media) và mở rộng ảnh hưởng văn hóa và xã hội Ba Tư bằng cách sát nhập Đế quốc Babylon và Đế quốc Lydia. Mặc dù không phải là đế chế đầu tiện tại Iran, nhưng nhà Achaemenes là đế chế Ba Tư đầu tiên được các sử gia phương Tây lẫn Ba Tư công nhận vì ảnh hưởng văn hóa, quân sự và xã hội của nó vượt xa các nền văn mình cũng thời như Athena, Ai Cập, Libya.

Mới!!: Babylon và Người Ba Tư · Xem thêm »

Người Cimmeria

Người Cimmeria (Kimmerians, Hy Lạp Κιμμέριοι Kimmerioi) là một dân tộc cổ đại, lần đầu tiên được đề cập vào cuối thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên trong tài liệu Assyria.

Mới!!: Babylon và Người Cimmeria · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Babylon và Người Do Thái · Xem thêm »

Người Hittite

Người Hittite (/ hɪtaɪts /) là một người Anatolian cổ đại đã thành lập một đế chế tập trung vào Hattusa ở Anatolia Bắc Trung Đông khoảng năm 1600 TCN.

Mới!!: Babylon và Người Hittite · Xem thêm »

Người Kassite

Đế chế Babylon dưới sự thống trị của người Kassites. Người Kassite là một dân tộc ở Cận Đông cổ đại đã chiếm được thành Babylon sau sự sụp đổ của đế quốc Cổ Babylon từ khoảng năm 1531 tới năm 1155 trước Công nguyên.

Mới!!: Babylon và Người Kassite · Xem thêm »

Người Media

Người Media (Tiếng Ba Tư: مادها, Tiếng Hy Lạp Μῆδοι; Assyrian Mādāyu) là một dân tộc Iran cổ đại, những người sống ở khu vực tây bắc của Iran ngày nay.

Mới!!: Babylon và Người Media · Xem thêm »

Người Parthia

Một thanh niên trong trang phục Parthia, Palmyra, Syria vào nửa đầu thế kỷ III. Tượng khắc trang trí. Bảo tàng Louvre. Người Parthia là một dân tộc miền đông bắc Ba Tư, được biết đến vì đã đặt nền tảng về chính trị và văn hóa cho Vương quốc Arsaces sau này.

Mới!!: Babylon và Người Parthia · Xem thêm »

Người Scythia

Người Scythia hay người Scyth là một dân tộc bao gồm những người chăn thả gia súc, sống du mục, cưỡi ngựa, có nguồn gốc từ Iran đã thống trị vùng thảo nguyên Hắc Hải trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 8-7 TCN.

Mới!!: Babylon và Người Scythia · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Babylon và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Nineveh

Nineveh (hay; Tiếng Akkad: Ninua) là một thành phố cổ của Assyria ở Thượng Lưỡng Hà, ngày nay ở vùng bắc Iraq; thành phố này ở trên bờ đông của sông Tigris, và là thủ đô của Đế quốc Tân Assyria.

Mới!!: Babylon và Nineveh · Xem thêm »

Quân đội

trận thắng tại Dunbar, tranh sơn dầu trên vải bạt của Andrew Carrick Gow (1886). Quân đội là tổ chức vũ trang tập trung, thường trực và chuyên nghiệp do một nhà nước hoặc một phong trào chính trị xây dựng nhằm mục tiêu giành chính quyền, giải phóng đất nước, bảo vệ Tổ quốc bằng đấu tranh vũ trang (chiến tranh, nội chiến...) hoặc tiến hành chiến tranh, đấu tranh vũ trang để thực hiện mục đích chính trị của nhà nước hoặc của phong trào chính trị đó.

Mới!!: Babylon và Quân đội · Xem thêm »

Saddam Hussein

Saddām Hussein ʻAbd al-Majīd al-Tikrīt – còn được viết là Husayn hay Hussain; phát âm như "Sátđam Hutxen"; tiếng Ả Rập صدام حسين عبد المجيد التكريتي (sinh 28 tháng 4 năm 1937 – 30 tháng 12 năm 2006) là Tổng thống Iraq từ 1979 cho đến năm 2003, khi Mỹ tấn công Iraq với lý do là Saddam đã "tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt".

Mới!!: Babylon và Saddam Hussein · Xem thêm »

Sargon của Akkad

Sargon của Akkad, cũng gọi là Sargon Đại đế "Đức Vua vĩ đại" (tiếng Akkad: Šarru-kinu, nghĩa là "Đức Vua anh minh" hay "Đức Vua chân chính"), là một vị Hoàng đế Akkad cổ đại, trở nên nổi tiếng với việc ông chinh phục các thành bang vùng Sumer trong các thế kỷ thứ 23 và 22 trước Công nguyên.

Mới!!: Babylon và Sargon của Akkad · Xem thêm »

Sách Sáng Thế

Sách Sáng thế hay Sáng thế ký là sách mở đầu cho Cựu Ước nói riêng cũng như Kinh Thánh nói chung.

Mới!!: Babylon và Sách Sáng Thế · Xem thêm »

Seleucia

Seleucia (tiếng Hy Lạp: Σελεύκεια), còn được gọi là Seleucia bên bờ sông Tigris, là một trong những thành phố lớn trên thế giới thời Hy Lạp và La Mã.

Mới!!: Babylon và Seleucia · Xem thêm »

Talmud

Talmud (/ tɑ ː lmʊd, - məd, ˈtæl-/;, tiếng Do Thái: תַּלְמוּד Talmud nghĩa là "giảng dạy, học tập", từ một gốc LMD " giảng dạy, nghiên cứu ") là một văn bản trung tâm của giáo sĩ Do Thái giáo (rabbinic).

Mới!!: Babylon và Talmud · Xem thêm »

Thủ đô

Thủ đô là trung tâm hành chính của 1 quốc gia.

Mới!!: Babylon và Thủ đô · Xem thêm »

Thiên văn học

Kính viễn vọng vũ trụ Hubble chụp Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ).

Mới!!: Babylon và Thiên văn học · Xem thêm »

Tiếng Akkad

Tiếng Akkad (lišānum akkadītum, ak.kADû) - hay tiếng Accad, tiếng Assyria-Babylon - là một ngôn ngữ không còn tồn tại thuộc nhóm Ngôn ngữ Semit (thuộc ngữ hệ Phi-Á) từng được con người ở vùng Lưỡng Hà cổ đại dùng để nói.

Mới!!: Babylon và Tiếng Akkad · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Babylon và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Babylon và Tiểu Á · Xem thêm »

Tigris

Tigris (Tiếng Việt:Ti-gơ-rơ hoặc Tigrơ, được phiên âm từ tên tiếng Pháp: Tigre) là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, cùng với sông Euphrates.

Mới!!: Babylon và Tigris · Xem thêm »

Toán học

Euclid, nhà toán học Hy Lạp, thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, theo hình dung của họa sĩ Raphael, trong một chi tiết của bức họa "Trường Athens".Người đời sau không biết Euclid trông như thế nào, do đó miêu tả về Euclid trong các tác phẩm nghệ thuật tùy thuộc vào trí tượng tượng của người nghệ sĩ (''xem Euclid''). Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.

Mới!!: Babylon và Toán học · Xem thêm »

Trận Gaugamela

Trận Gaugamela (tiếng Hy Lạp: Γαυγάμηλα) còn gọi là trận Arbela, diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 331 trước Công nguyên, giữa liên quân Hy Lạp do vua xứ Macedonia Alexandros III chỉ huy với quân đội Ba Tư do hoàng đế Darius III chỉ huy.

Mới!!: Babylon và Trận Gaugamela · Xem thêm »

Văn minh cổ Babylon

Văn minh cổ Babylon là một vùng văn hóa cổ ở trung tâm phía nam Lưỡng Hà (ngày nay là Iraq), với thủ đô là Babylon.

Mới!!: Babylon và Văn minh cổ Babylon · Xem thêm »

Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của Babylon (Iraq hiện nay) từng được coi là một trong Bảy kỳ quan của thế giới.

Mới!!: Babylon và Vườn treo Babylon · Xem thêm »

Ziggurat

Ziggurat là một cấu trúc xây dựng cổ xưa của người Sumer thuộc vùng Lưỡng Hà, vật liệu chủ yếu để xây dựng là gạch-bùn.

Mới!!: Babylon và Ziggurat · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »