Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Amur

Mục lục Amur

Sông Amur (A-mua) hay Hắc Long Giang (tiếng Nga: Амур; tiếng Trung giản thể: 黑龙江, phồn thể: 黑龍江. bính âm: Hēilóng Jiāng), tức "Hắc Long Giang" hay là "sông Rồng đen"; tiếng Mông Cổ: Хара-Мурэн, Khara-Muren có nghĩa là "sông Đen"; tiếng Mãn: Sahaliyan Ula cũng có nghĩa là "sông Đen"), với tổng chiều dài lên đến 4.444 km, nó trở thành con sông lớn thứ 10 trên thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.

55 quan hệ: Amgun, Amur (tỉnh), Amursk, Đồng Giang, Địa lý Trung Quốc, Báo Amur, Bính âm Hán ngữ, Bộ Cá tầm, Biển Okhotsk, Blagoveshchensk, Cá tầm Kaluga, Châu Á, Gỗ, Gia Ấm, Hắc Hà, Hắc Long Giang, Hoang mạc, , Khabarovsk, Khabarovsk (vùng), Lúa mì, Luyện kim, Mãn Châu, Mông Cổ, Nộn Giang, Nga, Người Mãn, Nhà Thanh, Phủ Viễn, Priamurye, Sông Argun (châu Á), Sông Bureya, Sông Ingoda, Sông Kherlen, Sông Onon, Sông Selemdzha, Sông Shilka, Sông Zeya, Sắt, Taiga, Tùng Hoa, Tỉnh tự trị Do Thái, Than (định hướng), Thái Bình Dương, Thế kỷ 19, Thủy điện, Tiếng Mãn, Tiếng Mông Cổ, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc, ..., Trung Quốc, Ulaanbaatar, Ussuri, Vàng, Xung đột biên giới Trung-Xô. Mở rộng chỉ mục (5 hơn) »

Amgun

Amgun là một sông tại Khabarovsk, Nga chảy theo hướng đông bắc và hợp vào sông Amur từ phía tả gần cửa sông.

Mới!!: Amur và Amgun · Xem thêm »

Amur (tỉnh)

Tỉnh Amur (p) là một chủ thể liên bang của Nga (một oblast), nằm bên bờ sông Amur và sông Zeya.

Mới!!: Amur và Amur (tỉnh) · Xem thêm »

Amursk

Amursk (Аму́рск là một thị xã ở vùng Khabarovsk, Nga, tọa lạc bên tả ngạn sông Amur với cự ly về phía nam Komsomolsk-na-Amure. Dân số:. Thị xã có diện tích 11 km².

Mới!!: Amur và Amursk · Xem thêm »

Đồng Giang

Đồng Giang (chữ Hán giản thể: 同江市, âm Hán Việt: Đồng Giang thị) là một thị xã thuộc địa cấp thị Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Amur và Đồng Giang · Xem thêm »

Địa lý Trung Quốc

Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², có diện tích gấp 29 lần Việt Nam.

Mới!!: Amur và Địa lý Trung Quốc · Xem thêm »

Báo Amur

Báo Amur (Panthera pardus orientalis), còn được gọi là báo Mãn Châu, là một động vật ăn thịt hoang dã có nguồn gốc ở khu vực miền núi của rừng Taiga cũng như rừng ôn đới khác tại Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Viễn Đông của Nga. Nó là một trong những loài mèo hiếm nhất trên thế giới với một 30-35 cá nhân ước tính còn lại trong tự nhiên. Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã được coi báo Amur là loài cực kỳ nguy cấp, có nghĩa là nó được coi là đối mặt với một rất cao nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài báo này có họ hàng gần với loài báo châu Phi. Chúng có bô lông dày để chống chọi với mùa đông. Thức ăn của chúng là dê núi, heo rừng và cả những xác của các con tuần lộc đã chết. Mỗi lần sinh sản, chúng chỉ sinh không quá ba con non nhưng chỉ có một con sống sót. Hiện nay loài báo này đang có nguy cơ tuyệt chủng là 90% vì nạn đói và mất môi trường sống.Báo Amur là loài báo có tiếng gầm to nhất trong các loài báo.

Mới!!: Amur và Báo Amur · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Amur và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Bộ Cá tầm

''Yanosteus longidorsalis'' Bộ Cá tầm (Acipenseriformes) là một bộ của lớp cá vây tia (Actinopterygii) nguyên thủy bao gồm trong đó các họ cá tầm và cá tầm thìa, cũng như một số họ đã tuyệt chủng.

Mới!!: Amur và Bộ Cá tầm · Xem thêm »

Biển Okhotsk

Biển Otkhost (p; Ohōtsuku-kai) là vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương, nằm giữa bán đảo Kamchatka, quần đảo Kuril, đảo Sakhalin và đảo Hokkaidō.

Mới!!: Amur và Biển Okhotsk · Xem thêm »

Blagoveshchensk

Blagoveshchensk (tiếng Nga: Благовещенск, tiếng Trung Quốc: 海兰泡) là một thành phố ở Nga, trung tâm hành chính của tỉnh Amur, nằm cách Moskva 7.985 km về phía đông.

Mới!!: Amur và Blagoveshchensk · Xem thêm »

Cá tầm Kaluga

Cá tầm Kaluga (danh pháp khoa học: Huso dauricus) tiếng Trung gọi là Cá hoàng (鳇) là một loài cá ăn thịt có hành vi ngược dòng sông để đẻ trứng trong họ Acipenseridae của bộ Acipenseriformes.

Mới!!: Amur và Cá tầm Kaluga · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Amur và Châu Á · Xem thêm »

Gỗ

Mặt cắt ngang của một cây gỗ thanh tùng châu Âu (''Taxus baccata''). Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác.

Mới!!: Amur và Gỗ · Xem thêm »

Gia Ấm

Gia Ấm (chữ Hán giản thể: 嘉荫县, âm Hán Việt: Gia Ấm huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Amur và Gia Ấm · Xem thêm »

Hắc Hà

Hắc Hà (黑河市) là một địa cấp thị tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Amur và Hắc Hà · Xem thêm »

Hắc Long Giang

Tỉnh Hắc Long Giang là một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc.

Mới!!: Amur và Hắc Long Giang · Xem thêm »

Hoang mạc

Sahara tại Algérie Gobi, chụp từ vệ tinh Ốc đảo tại Texas, Hoa Kỳ Một cảnh sa mạc Sahara Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đợi lục địa khô.

Mới!!: Amur và Hoang mạc · Xem thêm »

Kê là tên gọi chung để chỉ một vài loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ, thoạt nhìn tương tự cỏ lồng vực nhưng hạt to và mẩy hơn.

Mới!!: Amur và Kê · Xem thêm »

Khabarovsk

Duma cũ của thành phố Khabarovsk Đại giáo đường Chính thống giáo Nga Khabarovsk (tiếng Nga: Хаба́ровск, phát âm tiếng Nga) là thành phố lớn nhất, trung tâm hành chính của Khabarovsk Krai, Nga.

Mới!!: Amur và Khabarovsk · Xem thêm »

Khabarovsk (vùng)

Vùng Khabarovsk (p) là một chủ thể liên bang của Nga (một krai), nằm ở Viễn Đông Nga.

Mới!!: Amur và Khabarovsk (vùng) · Xem thêm »

Lúa mì

Lúa mì Lúa mì Lúa mì hay lúa miến, tiểu mạch, tên khoa học: Triticum spp.

Mới!!: Amur và Lúa mì · Xem thêm »

Luyện kim

Luyện kim là lĩnh vực khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ các nguyên liệu khác, chế biến các hợp kim, gia công phôi kim loại bằng áp lực, bằng cách thay đổi các thành phần hoá học và cấu trúc để tạo ra những tính chất phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Mới!!: Amur và Luyện kim · Xem thêm »

Mãn Châu

Đỏ nhạt Mãn Châu (chữ Mãn: 10px, latinh hóa: Manju; chữ Hán giản thể: 满洲; chữ Hán phồn thể: 滿洲; bính âm: Mǎnzhōu; tiếng Mông Cổ: Манж)) là một địa danh ở Đông Bắc Á bao gồm vùng Đông Bắc Trung Quốc và một phần ở Viễn Đông của Nga. Đây là địa bàn của các vương quốc cổ như Cổ Triều Tiên (2333 TCN - thế kỷ 2 TCN), Phu Dư Buyeo (thế kỷ 2 TCN - 494), Cao Câu Ly (37 TCN - 668), Bách Tế (698 - 926), Liêu, Kim, và là nơi xuất thân của nhà Thanh. Phạm vi của Mãn Châu có thể khác nhau tùy theo từng quan niệm.

Mới!!: Amur và Mãn Châu · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Amur và Mông Cổ · Xem thêm »

Nộn Giang

Nộn Giang là một huyện thuộc địa cấp thị Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Mới!!: Amur và Nộn Giang · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Amur và Nga · Xem thêm »

Người Mãn

Người Mãn hay Người Mãn Châu (tiếng Mãn:, Manju; tiếng Mông Cổ: Манж, tiếng Nga: Маньчжуры; tiếng Trung giản thể: 满族; tiếng Trung phồn thể: 滿族; bính âm: Mǎnzú; Mãn tộc) là một dân tộc thuộc nhóm người Tungus có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (nay là đông nam Nga và đông bắc Trung Quốc).

Mới!!: Amur và Người Mãn · Xem thêm »

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Mới!!: Amur và Nhà Thanh · Xem thêm »

Phủ Viễn

Phủ Viễn (chữ Hán giản thể: 抚远县, âm Hán Việt: Phủ Viễn huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Amur và Phủ Viễn · Xem thêm »

Priamurye

Priamurye là vùng màu hồng nhạt phía trên. Priamurye (tiếng Nga: Приаму́рье) là một vùng lãnh thổ ở Viễn Đông của Nga.

Mới!!: Amur và Priamurye · Xem thêm »

Sông Argun (châu Á)

Sông Argun (tiếng Mông Cổ:, tiếng Mãn Châu: Ergune bira) hay sông Argun (tiếng Nga: Аргу́нь), sông Ngạch Nhĩ Cổ Nạp là một dòng sông ở Đông Bắc Á, là một trong hai nguồn chính của sông Hắc Long.

Mới!!: Amur và Sông Argun (châu Á) · Xem thêm »

Sông Bureya

Bureya là một sông dài 623 km chảy hướng nam và là chi lưu của sông Amur.

Mới!!: Amur và Sông Bureya · Xem thêm »

Sông Ingoda

Sông Ingoda (Ингода река) là một con sông nằm trong Zabaykalsky krai của Liên bang Nga.

Mới!!: Amur và Sông Ingoda · Xem thêm »

Sông Kherlen

Sông Kherlen (Kherlen gol) là con sông dài 1.254 km chảy trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc.

Mới!!: Amur và Sông Kherlen · Xem thêm »

Sông Onon

Sông Onon hay Onon gol (Онон гол, Онон река) là một con sông tại Mông Cổ và Nga với chiều dài khoảng 818 km và lưu vực 94.010 km².

Mới!!: Amur và Sông Onon · Xem thêm »

Sông Selemdzha

Sông Selemdzha là một sông ở tỉnh Amur của Nga.

Mới!!: Amur và Sông Selemdzha · Xem thêm »

Sông Shilka

Sông Shilka (Шилка река) là một con sông chảy trong địa phận Zabaykalsky, đông nam Liên bang Nga với chiều dài 560 km (348 dặm Anh).

Mới!!: Amur và Sông Shilka · Xem thêm »

Sông Zeya

Sông Zeya (Зе́я; tiếng Mãn: Jingkiri bira), là một con sông dài khoảng 1.242 km, là chi lưu phía tả ngạn của sông Amur.

Mới!!: Amur và Sông Zeya · Xem thêm »

Sắt

Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26.

Mới!!: Amur và Sắt · Xem thêm »

Taiga

thảo nguyên. Taiga hay rừng taiga (p; bắt nguồn từ một ngôn ngữ Turk) là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là các rừng cây lá kim.

Mới!!: Amur và Taiga · Xem thêm »

Tùng Hoa

Sông Tùng Hoa đoạn ở phía tây Cáp Nhĩ Tân. Các hồ hà tích là cảnh tượng thường thấy ở hai bên bờ sông Tùng Hoa (tiếng Mãn: 35px, Sunggari Ula;, Tùng Hoa Giang; река Сунгари) là một sông ở Đông Bắc Trung Quốc, và là chi lưu lớn nhất của Hắc Long Giang (sông Amur), với chiều dài từ dãy núi Trường Bạch qua hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang.

Mới!!: Amur và Tùng Hoa · Xem thêm »

Tỉnh tự trị Do Thái

Tỉnh tự trị Do Thái (Евре́йская автоно́мная о́бласть, Yevreyskaya avtonomnaya oblast; ייִדישע אווטאָנאָמע געגנט, yidishe avtonome gegnt) là một chủ thể liên bang của Nga (một tỉnh tự trị) nằm ở Viễn Đông Nga, giáp với vùng Khabarovsk và tỉnh Amur của Nga và tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc.

Mới!!: Amur và Tỉnh tự trị Do Thái · Xem thêm »

Than (định hướng)

Than trong tiếng Việt có thể chỉ.

Mới!!: Amur và Than (định hướng) · Xem thêm »

Thái Bình Dương

Thái Bình Dương trên bản đồ thế giới Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất địa cầu, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.

Mới!!: Amur và Thái Bình Dương · Xem thêm »

Thế kỷ 19

Thế kỷ 19 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1801 đến hết năm 1900, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory (tức là lịch cổ).

Mới!!: Amur và Thế kỷ 19 · Xem thêm »

Thủy điện

Tuốc bin nước và máy phát điện Mặt cắt ngang đập thuỷ điện Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước.

Mới!!: Amur và Thủy điện · Xem thêm »

Tiếng Mãn

Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc họ ngôn ngữ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính thức của triều đại nhà Thanh (1636-1911).

Mới!!: Amur và Tiếng Mãn · Xem thêm »

Tiếng Mông Cổ

Tiếng Mông Cổ (chữ Mông Cổ truyền thống: Moŋɣol kele; chữ Kirin: Монгол хэл, Mongol khel) là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, và là thành viên nổi bật hơn cả của ngữ hệ Mongol.

Mới!!: Amur và Tiếng Mông Cổ · Xem thêm »

Tiếng Nga

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo ký hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ'zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.

Mới!!: Amur và Tiếng Nga · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Mới!!: Amur và Tiếng Trung Quốc · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Amur và Trung Quốc · Xem thêm »

Ulaanbaatar

Ulaanbaatar Ulan Bator hay Ulaanbaatar (U-lan Ba-to, còn có tên Việt hóa là Khố Luân; Улан-Батор, Ulan Bator; Улаанбаатар,,, Ulaγanbaγatur; nghĩa là "Anh hùng Đỏ") là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ.

Mới!!: Amur và Ulaanbaatar · Xem thêm »

Ussuri

Ussuri là một con sông ở phía đông của vùng Đông Bắc Trung Quốc và phía nam của Viễn Đông Nga.

Mới!!: Amur và Ussuri · Xem thêm »

Vàng

Vàng là tên nguyên tố hoá học có ký hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn.

Mới!!: Amur và Vàng · Xem thêm »

Xung đột biên giới Trung-Xô

Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960.

Mới!!: Amur và Xung đột biên giới Trung-Xô · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Amur (sông), Hắc Long Giang (sông), Sông Amur, Sông Hắc Long, Sông Hắc Long Giang.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »