Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Altyn-Tagh

Mục lục Altyn-Tagh

Phần phía đông của Altun Shan nằm ở phía dưới của bản đồ Altyn-Tagh, Astyn-Tagh, dãy núi Altun, Altun Shan hay A Nhĩ Kim Sơn (Altyn Tagh có nghĩa là núi Vàng trong ngôn ngữ Turk; bản thân Astyn- Tagh là một phần của dãy núi phía nam của Lop Nur), là một dãy núi ở tây bắc Trung Quốc phân tách phần phía đông của lòng chảo Tarim với cao nguyên Thanh-Tạng.

20 quan hệ: Đôn Hoàng, Bính âm Hán ngữ, Cam Túc, Cao nguyên Thanh Tạng, Con đường tơ lụa, Dãy núi, Dãy núi Côn Lôn, Golmud, Hành lang Hà Tây, Kỳ Liên Sơn, Lòng chảo nội lục, Lòng chảo Tarim, Lop Nur, Nam Sơn (định hướng), Ngữ hệ Turk, Tân Cương, Từ Hán-Việt, Thanh Hải (định hướng), Tiếng Anh, Trung Quốc bản thổ.

Đôn Hoàng

Đôn Hoàng (chữ Hán giản thể: 敦煌市, âm Hán Việt: Đôn Hoàng thị) là một thị xã thuộc địa cấp thị Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Altyn-Tagh và Đôn Hoàng · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Altyn-Tagh và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Cam Túc

() là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Altyn-Tagh và Cam Túc · Xem thêm »

Cao nguyên Thanh Tạng

Hình vệ tinh NASA chụp phần phía nam cao nguyên Thanh Tạng Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Đ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số.

Mới!!: Altyn-Tagh và Cao nguyên Thanh Tạng · Xem thêm »

Con đường tơ lụa

Hệ thống Con đường tơ lụa Con đường tơ lụa (phồn thể: 絲綢之路; giản thể: 丝绸之路; Hán-Việt: Ti trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù, Ba Tư: راه ابریشم Râh-e Abrisham, Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây).

Mới!!: Altyn-Tagh và Con đường tơ lụa · Xem thêm »

Dãy núi

Himalaya, dãy núi cao nhất thế giới, nhìn từ vũ trụ. Dãy núi, mạch núi hay sơn mạch là một chuỗi các nếp uốn lớn (các ngọn núi) với độ dài đáng kể và hình dáng tổng thể chạy theo một trục nhất định, với các sống và sườn biểu lộ rõ ràng, quay về các hướng đối diện nhau.

Mới!!: Altyn-Tagh và Dãy núi · Xem thêm »

Dãy núi Côn Lôn

Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Dãy núi Côn Lôn hay Côn Lôn Sơn (tiếng Trung phồn thể: 崑崙山, giản thể: 昆仑山, bính âm: Kūnlún Shān) là một trong những dãy núi dài nhất tại châu Á, nó trải dài trên 3.000 km với chiều rộng khoảng 130–200 km.

Mới!!: Altyn-Tagh và Dãy núi Côn Lôn · Xem thêm »

Golmud

Golmud (chuyển tự tiếng Mông Cổ: γool modu,, Hán Việt:Cách Nhĩ Mộc), là một thành phố cấp huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Mông Cổ & dân tộc Tạng Hải Tây, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.

Mới!!: Altyn-Tagh và Golmud · Xem thêm »

Hành lang Hà Tây

Hành lang Hà Tây hay hành lang Cam Túc (âm Hán Việt:Hà Tây tẩu lang) đề cập tới tuyến đường lịch sử tại tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc.

Mới!!: Altyn-Tagh và Hành lang Hà Tây · Xem thêm »

Kỳ Liên Sơn

Dãy núi Kỳ Liên Sơn, Trung Quốc Kỳ Liên Sơn (còn gọi là Nam Sơn 南山 nghĩa là "dãy núi phía nam" khi nhìn từ hành lang Hà Tây của Con đường tơ lụa) là phần nằm ngoài ở phía bắc của dãy núi Côn Lôn, tạo thành ranh giới giữa các tỉnh Thanh Hải (phía đông bắc) và Cam Túc (phía tây), dài khoảng 1.000 km, rộng khoảng 200–300 km, độ cao trung bình đạt 4.000 m trên mực nước biển.

Mới!!: Altyn-Tagh và Kỳ Liên Sơn · Xem thêm »

Lòng chảo nội lục

nh vệ tinh chụp hồ Eyre nơi hứng các nguồn nước chảy vào giữa lục địa Úc''NASA's Earth Observatory'' Lòng chảo nội lục: biển Aral ở Trung Á Lòng chảo nội lục còn gọi là lòng chảo nội lưu là một loại địa hình có dạng trũng nơi các nguồn nước chảy vào mà không có dòng thoát ra biển c. Thủy văn trong khu vực này gần như bị giam hãm và chỉ có hai lối thoát duy nhất là thấm nhập vào lòng đất hoặc bốc hơi lên không trung.

Mới!!: Altyn-Tagh và Lòng chảo nội lục · Xem thêm »

Lòng chảo Tarim

Sa mạc Taklamakan trong '''lòng chảo Tarim'''. Lòng chảo Tarim, (tiếng Trung: 塔里木盆地, Hán-Việt: Tháp Lý Mộc bồn địa) là một trong số các lòng chảo khép kín lớn nhất trên thế giới có diện tích bề mặt khoảng 400.000 km², nằm giữa vài dãy núi trong Khu tự trị Uyghur Tân Cương ở miền viễn tây Trung Quốc.

Mới!!: Altyn-Tagh và Lòng chảo Tarim · Xem thêm »

Lop Nur

Lop Nur hay La Bố Bạc (tiếng Trung: 罗布泊; Pinyin: Luóbù Pō) là một nhóm các hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag thuộc phía Đông khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc.

Mới!!: Altyn-Tagh và Lop Nur · Xem thêm »

Nam Sơn (định hướng)

Nam Sơn có thể chỉ.

Mới!!: Altyn-Tagh và Nam Sơn (định hướng) · Xem thêm »

Ngữ hệ Turk

Ngữ hệ Turk hay ngữ hệ Đột Quyết là một ngữ hệ gồm ít nhất 35 ngôn ngữ, được nói bởi các dân tộc Turk trên một khu vực rộng lớn từ Đông Âu và Địa Trung Hải tới Siberia và miền Tây Trung Quốc.

Mới!!: Altyn-Tagh và Ngữ hệ Turk · Xem thêm »

Tân Cương

Tân Cương (Uyghur: شىنجاڭ, Shinjang;; bính âm bưu chính: Sinkiang) tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hay Khu tự trị Uyghur Tân Cương là một khu vực tự trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Altyn-Tagh và Tân Cương · Xem thêm »

Từ Hán-Việt

Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt.

Mới!!: Altyn-Tagh và Từ Hán-Việt · Xem thêm »

Thanh Hải (định hướng)

Thanh Hải có thể là một trong các nội dung sau.

Mới!!: Altyn-Tagh và Thanh Hải (định hướng) · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Altyn-Tagh và Tiếng Anh · Xem thêm »

Trung Quốc bản thổ

Trung Quốc bản thổ (China proper) hay Mười tám tỉnh (Eighteen Provinces) từng là một thuật ngữ được các tác giả phương Tây sử dụng vào thời nhà Thanh để thể hiện một sự phân biệt giữa phần lõi và các vùng biên thùy của Trung Quốc.

Mới!!: Altyn-Tagh và Trung Quốc bản thổ · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

A Nhĩ Kim Sơn, Altun Shan, Dãy núi Altun.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »