Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Abusir

Mục lục Abusir

Abusir (tiếng Ả Rập: ابو صير‎; tiếng Ai Cập: pr wsjr; tiếng Copt: ⲃⲟⲩⲥⲓⲣⲓ busiri; tiếng Hy Lạp cổ đại: Βούσιρις, "Ngôi nhà hay Đền thờ của thần Osiris") là một di chỉ khảo cổ tại Ai Cập, nằm cách Saqqara vài cây số về phía bắc.

30 quan hệ: Ai Cập, Đại học Karl ở Praha, Cổ Vương quốc Ai Cập, Cộng hòa Séc, Di chỉ khảo cổ, Giza, Giza (tỉnh), Kim tự tháp Djoser, Kim tự tháp Khentkaus II, Kim tự tháp Lepsius XXIV, Kim tự tháp Neferefre, Kim tự tháp Neferirkare, Kim tự tháp Nyuserre, Kim tự tháp Sahure, Mastaba al-Fir’aun, Meidum, Neferefre, Neferirkare Kakai, Nyuserre Ini, Osiris, Ramesses II, Sahure, Saqqara, Shepseskaf, Tiếng Ai Cập, Tiếng Ả Rập, Tiếng Copt, Tiếng Hy Lạp cổ đại, Vương triều thứ Năm của Ai Cập, Vương triều thứ Tư của Ai Cập.

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Abusir và Ai Cập · Xem thêm »

Đại học Karl ở Praha

Đại học Karl ở Praha (cũng chỉ đơn giản là Đại học Karl; tiếng Séc: Univerzita Karlova v Praze; tiếng Latinh: Universitas Carolina Pragensis; tiếng Đức: Karls-Universität Prag) là trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất tại Cộng hòa Séc.

Mới!!: Abusir và Đại học Karl ở Praha · Xem thêm »

Cổ Vương quốc Ai Cập

Cổ Vương quốc Ai Cập là một thời kỳ của Ai Cập cổ đại được đặt cho một khoảng thời gian trong thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên khi Ai Cập lần đầu đạt đỉnh cao của nền văn minh - một trong ba thời kỳ được gọi là "Vương quốc" (tiếp theo là Trung Vương quốc và Tân Vương quốc) mà đánh dấu là những điểm cao của nền văn minh ở vùng thung lũng hạ sông Nile.

Mới!!: Abusir và Cổ Vương quốc Ai Cập · Xem thêm »

Cộng hòa Séc

Séc (tiếng Séc: Česko), tên chính thức là Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika), là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và là nước không giáp biển.

Mới!!: Abusir và Cộng hòa Séc · Xem thêm »

Di chỉ khảo cổ

Di chỉ khảo cổ hay địa điểm khảo cổ học, đôi khi nói rút gọn là di chỉ, là địa điểm (hoặc một nhóm các địa điểm vật lý), trong đó các bằng chứng về hoạt động trong quá khứ được bảo tồn (tiền sử hoặc có lịch sử hoặc hiện đại), và đã và đang được hoặc có thể được điều tra bằng cách sử dụng phương pháp khảo cổ học và đại diện cho một phần hồ sơ khảo cổ.

Mới!!: Abusir và Di chỉ khảo cổ · Xem thêm »

Giza

Giza (الجيزة), đôi khi đánh vần G (J) izah, là thành phố lớn thứ ba ở Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Giza · Xem thêm »

Giza (tỉnh)

Tỉnh Giza (محافظة الجيزة) là một tỉnh của Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Giza (tỉnh) · Xem thêm »

Kim tự tháp Djoser

Kim tự tháp Djoser, hay còn gọi là kim tự tháp bậc thang (kbhw-ntrw trong tiếng Ai Cập) là một di tích khảo cổ tại khu nghĩa trang Saqqara, Ai Cập, nằm ở tây bắc Memphis.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Djoser · Xem thêm »

Kim tự tháp Khentkaus II

Kim tự tháp Khentkaus II, được xây dựng tại nghĩa trang Abusir, là lăng mộ của hoàng hậu Khentkaus II, vợ vua Neferirkare Kakai và là mẹ của 2 vị vua kế vị sau này, Neferefre và Nyuserre Ini.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Khentkaus II · Xem thêm »

Kim tự tháp Lepsius XXIV

Lepsius XXIV là tên gọi của một kim tự tháp nằm trong khu nghĩa trang hoàng gia Abusir tại Ai Cập, giáp phía đông của Kim tự tháp Neferefre và phía nam của Kim tự tháp Khentkaus II.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Lepsius XXIV · Xem thêm »

Kim tự tháp Neferefre

Kim tự tháp Neferefre, còn được gọi là Kim tự tháp Raneferef là một kim tự tháp chưa hoàn thành của pharaon Neferefre, nằm trong khu nghĩa trang Abusir.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Neferefre · Xem thêm »

Kim tự tháp Neferirkare

Kim tự tháp Neferirkare, hay "Ba của Neferirkare"Arnold (2003), sđd, tr.160, được xây dựng bởi pharaon Neferirkare Kakai - thường gọi là Neferirkare - vua thứ ba của Vương triều thứ năm của Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Neferirkare · Xem thêm »

Kim tự tháp Nyuserre

Kim tự tháp Nyuserre (hay Niuserre), là một khu phức hợp chôn cất được xây dựng cho pharaon Nyuserre Ini, vua thứ sáu của Vương triều thứ 5 trong lịch sử Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Nyuserre · Xem thêm »

Kim tự tháp Sahure

Kim tự tháp Sahure hay "Sự tái sinh của linh hồn Ba của Sahure"Mark Lehner (1997), The Complete Pyramids, London: Thames and Hudson Ltd.

Mới!!: Abusir và Kim tự tháp Sahure · Xem thêm »

Mastaba al-Fir’aun

Mastaba al-Fir’aun (tiếng Ả Rập: مصطبة الفرعون‎, "Chiếc ghế dài của pharaon") là lăng mộ của Shepseskaf, vị pharaon cuối cùng của Vương triều thứ 4, nằm cách Kim tự tháp của Pepi II vài mét về phía đông nam.

Mới!!: Abusir và Mastaba al-Fir’aun · Xem thêm »

Meidum

Meidum, Maydum hay Maidum (tiếng Ả Rập: ميدوم‎) là một di chỉ khảo cổ ở Hạ Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Meidum · Xem thêm »

Neferefre

Neferefre Isi (còn được gọi là Raneferef, Ranefer và tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Cherês, Χέρης) là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông có thể là vị vua thứ tư nhưng cũng có thể là vị vua thứ năm của vương triều thứ Năm thuộc thời kỳ Cổ vương quốc.

Mới!!: Abusir và Neferefre · Xem thêm »

Neferirkare Kakai

Neferirkare Kakai (được biết đến trong tiếng Hy Lạp là Nefercherês, Νεφερχέρης) là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ ba của vương triều thứ Năm.

Mới!!: Abusir và Neferirkare Kakai · Xem thêm »

Nyuserre Ini

Nyuserre Ini (còn được viết là Neuserre Ini hay Niuserre Ini, và đôi khi là Nyuserra; trong tiếng Hy Lạp tên của ông được gọi là Rathoris, Ραθούρης), là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ sáu của vương triều thứ năm thuộc thời kỳ Cổ vương quốc.

Mới!!: Abusir và Nyuserre Ini · Xem thêm »

Osiris

Osiris (/ɔʊˈsaɪrɪs /,trong tiếng Hy Lạp Ὄσιρις còn gọi là Usiris; các tên khác dịch từ tiếng Ai Cập là Asar, Asari, Aser, Ausar, Ausir, Wesir, Usir, Usire và Ausare) là một vị thần trong bộ 9 vĩ đại của Heliopolis trong tôn giáo Ai Cập cổ đại.

Mới!!: Abusir và Osiris · Xem thêm »

Ramesses II

Ramesses II (cũng được biết đến với tên Ramesses đại đế, Ramses II và Rameses II, ông cũng được biết đến với tên Ozymandias theo tiếng Hy Lạp, từ sự chuyển ký tự từ tiếng Hy Lạp sang một phần tên ngai của Ramesses: User-maat-re Setep-en-re) là pharaon thứ ba của Vương triều thứ 19 của Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Ramesses II · Xem thêm »

Sahure

Sahure (có nghĩa là "Ngài là người gần gũi với Re") là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông còn là vị vua thứ hai của vương triều thứ năm và đã cai trị trong khoảng 12 năm vào giai đoạn đầu thế kỷ 25 trước Công nguyên.

Mới!!: Abusir và Sahure · Xem thêm »

Saqqara

Từ trái qua phải lần lượt là lăng mộ của Djoser, Unas, Userkaf Saqqara (Tiếng Ả Rập: سقارة), còn được viết là Sakkara hay Saccara, là một khu nghĩa trang của người Ai Cập cổ đại, thuộc tỉnh Giza ngày nay.

Mới!!: Abusir và Saqqara · Xem thêm »

Shepseskaf

Shepseskaf là vị pharaon thứ sáu và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều thứ 4 thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc của Ai Cập.

Mới!!: Abusir và Shepseskaf · Xem thêm »

Tiếng Ai Cập

Tiếng Ai Cập là ngôn ngữ của Ai Cập cổ đại, thuộc ngữ hệ Phi-Á. Ngôn ngữ này được ghi nhận qua một thời kỳ rất dài, từ thời tiếng Ai Cập Cổ thời (trung kỳ thiên niên kỷ 3 TCN, Cổ Vương quốc Ai Cập).

Mới!!: Abusir và Tiếng Ai Cập · Xem thêm »

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, hay عَرَبِيّ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.

Mới!!: Abusir và Tiếng Ả Rập · Xem thêm »

Tiếng Copt

Tiếng Copt (Met Remenkēmi) là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiếng Ai Cập, một ngôn ngữ thuộc nhánh phía bắc của ngữ hệ Phi-Á; nó được sử dụng ở Ai Cập cho đến ít nhất là thế kỷ XVII.

Mới!!: Abusir và Tiếng Copt · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp cổ đại

Tiếng Hy Lạp cổ đại là hình thức tiếng Hy Lạp được sử dụng trong thế kỷ 9 TCN đến thế kỷ 6 SCN.

Mới!!: Abusir và Tiếng Hy Lạp cổ đại · Xem thêm »

Vương triều thứ Năm của Ai Cập

Vương triều thứ Năm của Ai Cập cổ đại được các vua Ai Cập cai trị từ năm 2494 đến năm 2345 trước Công nguyên (một khoảng thời gian của thời kỳ Cổ Vương quốc).

Mới!!: Abusir và Vương triều thứ Năm của Ai Cập · Xem thêm »

Vương triều thứ Tư của Ai Cập

Một mảnh vỡ của tấm bia đá Palermo ghi chép lại sự trở về của đội tàu dưới triều đại của Sneferu - Bảo tàng Petrie, London Vương triều thứ Tư của Ai Cập cổ đại (được ký hiệu: Vương Triều thứ 4 và Triều IV) được coi là thời kỳ hoàng kim của Cổ Vương quốc.

Mới!!: Abusir và Vương triều thứ Tư của Ai Cập · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »