Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Baroque

Mục lục Baroque

''Sự chiêm bái của các vị vua '', bởi Peter Paul Rubens. Baroque (Ba Rốc) là một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, bắt đầu vào khoảng năm 1600 tại Rome và Ý, sau đó lan ra khắp châu Âu và cả những thuộc địa ở Tân thế giới cho tới cuối thế kỷ 18.

27 quan hệ: Adam, Alessandro Scarlatti, Antonio Vivaldi, Arcangelo Corelli, Bacchus, Caravaggio, Carpe diem, Claudio Monteverdi, David, Delft, Eva, Georg Philipp Telemann, George Frideric Handel, Gian Lorenzo Bernini, Goliath, Henry Purcell, Jean-Baptiste Lully, Jean-Philippe Rameau, Johann Sebastian Bach, Johannes Vermeer, Peter Paul Rubens, Phục Hưng, Phong trào Phản Cải cách, Rembrandt, Roma, Thời kỳ Khai Sáng, Vlaanderen.

Adam

Adam, còn được phiên âm là A-dương, A-dong theo niềm tin của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, được coi là tổ phụ của loài người.

Mới!!: Baroque và Adam · Xem thêm »

Alessandro Scarlatti

Alessandro Scarlatti. Alessandro Scarlatti (1660-1725) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Ý thuộc thời kỳ Baroque.

Mới!!: Baroque và Alessandro Scarlatti · Xem thêm »

Antonio Vivaldi

Аntoniо Vivaldi (tranh khắc gỗ của François Morellon de La Cave, trích từ phiên bản của Vivaldi's Op. 8 của Michel-Charles Le Cène) Chữ ký của Vivaldi. Antonio Lucio Vivaldi (tiếng Ý:; 4 tháng 3 năm 1678 – 28 tháng 7 năm 1741) là một nhà soạn nhạc người Ý thời kỳ Baroque, nghệ sĩ vĩ cầm bậc thầy, giảng viên âm nhạc đồng thời là một linh mục.

Mới!!: Baroque và Antonio Vivaldi · Xem thêm »

Arcangelo Corelli

Arcangelo Corelli Arcangelo Corelli (sinh năm 1653 tại Fusignano, gần Milano, mất năm 1713 tại Roma) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn violin, nhà sư phạm nổi tiếng người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc thời Baroque quan trọng nhất.

Mới!!: Baroque và Arcangelo Corelli · Xem thêm »

Bacchus

Tượng Bacchus say của Michel Angelo Bacchus là biến thể Latin của Bakchos (tiếng Hy Lạp Βάκχος), một tên phụ của Dionysus, vị thần của rượu và say sưa trong thần thoại Hy Lạp.

Mới!!: Baroque và Bacchus · Xem thêm »

Caravaggio

''Bắt giữ Chúa'', 1602. National Gallery of Ireland, Dublin. Kỹ thuật chiaroscuro được Caravaggio sử dụng có thể thấy trên mặt và giáp dù thiếu tia sáng. Nhân vật ở rìa phải là chân dung tự họa. Michelangelo Merisi xứ Caravaggio, (29 tháng 9 năm 1571 – 18 tháng 7 năm 1610) là một nghệ sĩ người Ý hoạt động tại Roma, Napoli, Malta và Sicilia từ trong khoảng từ năm 1593 đến 1610.

Mới!!: Baroque và Caravaggio · Xem thêm »

Carpe diem

Carpe diem Carpe diem – thành ngữ Latin có nghĩa là "Hãy sống với ngày hôm nay"", đôi khí còn gọi là ""Nắm bắt khoảnh khắc" hoặc "Nắm bắt thời điểm", theo nghĩa bóng là "Hãy tận hưởng cái phút giây mà ta đang có" hoặc "Đừng bao giờ hoãn lại hạnh phúc hiện tại".

Mới!!: Baroque và Carpe diem · Xem thêm »

Claudio Monteverdi

Claudio Monteverdi khoảng năm 1640, vẽ bởi Bernardo Strozzi Claudio Giovanni Antonio Monteverdi (sinh năm 1567 tại Cremona, mất năm 1643 tại Venice) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn viola, ca sĩ, nhạc trưởng người Ý; là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng trong sự chuyển giao giữa âm nhạc thời Phục hưng và Baroque.

Mới!!: Baroque và Claudio Monteverdi · Xem thêm »

David

David (~1040 TCN - 970 TCN;, داود; ܕܘܝܕ Dawid, "người được yêu quý") là vị vua thứ hai của Vương quốc Israel thống nhất.

Mới!!: Baroque và David · Xem thêm »

Delft

Tập tin:Ltspkr.png Delft là một thành phố ở tỉnh Zuid-Holland (Nam Hà Lan), Hà Lan, nằm giữa 2 thành phố Rotterdam và Den Haag.

Mới!!: Baroque và Delft · Xem thêm »

Eva

Theo Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo và Ki-tô giáo, Eva là người nữ đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên từ một chiếc xương sườn số 7 bên trái của Adam.

Mới!!: Baroque và Eva · Xem thêm »

Georg Philipp Telemann

220px Georg Philipp Telemann (14 tháng 3 1681 - 25 tháng 6 1767) là một nhà soạn nhạc người Đức.

Mới!!: Baroque và Georg Philipp Telemann · Xem thêm »

George Frideric Handel

George Frideric Handel (tiếng Đức: Georg Friedrich Händel) (23 tháng 2 năm 1685 – 14 tháng 4 năm 1759) là nhà soạn nhạc người Anh gốc Đức thuộc thời kỳ Baroque, nổi tiếng với những dòng nhạc opera, oratorio, anthem, và concerto organ.

Mới!!: Baroque và George Frideric Handel · Xem thêm »

Gian Lorenzo Bernini

Gian Lorenzo Bernini (cũng viết là Gianlorenzo hay Giovanni Lorenzo) (sinh ở Napoli ngày 7 tháng 12 năm 1598 - mất ở Roma, ngày 28 tháng 11 năm 1680) là một nghệ sĩ người Ý đã làm việc chủ yếu ở Roma.

Mới!!: Baroque và Gian Lorenzo Bernini · Xem thêm »

Goliath

Goliath là tên một dũng sĩ của dân tộc Philistines trong thời kì chiến tranh dai dẳng giữa người Israel và người Philistines trên vùng đất theo Kinh Thánh là Đất Hứa vào khoảng thế kỉ X trước Công nguyên.

Mới!!: Baroque và Goliath · Xem thêm »

Henry Purcell

Henry Purcell, do John Closterman vẽ. Henry Purcell (sinh khoảng 10 tháng 9 năm 1659 tại London, mất 21 tháng 11 năm 1695 tại London) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Anh, một trong những nhân vật âm nhạc xuất sắc nhất thời Baroque.

Mới!!: Baroque và Henry Purcell · Xem thêm »

Jean-Baptiste Lully

nhỏ Jean-Baptiste Lully (tiếng Ý: Giovanni Battista Lulli; sinh năm 1632 tại Florence, mất năm 1687 tại Paris là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn violin, nhạc trưởng người Pháp gốc Ý và là một trong những gương mặt quan trọng của thời kỳ Baroque.Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007.

Mới!!: Baroque và Jean-Baptiste Lully · Xem thêm »

Jean-Philippe Rameau

Chân dung Jean-Philippe Rameau, vẽ bởi Jacques André Joseph Aved, 1728 Jean-Philippe Rameau (1683–1764) là một trong những nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, đàn clavecin, đàn violin, đàn harpsichord, nhà nghiên cứu lý thuyết âm nhạc, nhà sư phạm người Pháp thuộc thời kỳ Baroque quan trọng nhất.

Mới!!: Baroque và Jean-Philippe Rameau · Xem thêm »

Johann Sebastian Bach

Johann Sebastian Bach (21 tháng 3 năm 1685 - 28 tháng 7 năm 1750) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600 – 1750).

Mới!!: Baroque và Johann Sebastian Bach · Xem thêm »

Johannes Vermeer

Johannes Vermeer hay Jan Vermeer (rửa tội 31 tháng 10 năm 1632 - 15 tháng 12 năm 1675) là một họa sĩ người Hà Lan thời Baroque, nổi tiếng với các tác phẩm về đời sống hiện thực.

Mới!!: Baroque và Johannes Vermeer · Xem thêm »

Peter Paul Rubens

Peter Paul Rubens (28 tháng 6 năm 1577 - 30 tháng 5 năm 1640) là một họa sĩ lỗi lạc người Vlaanderen vào thế kỉ 17, ông là nhân vật khai xướng cho phong cách baroque hoa mỹ, một phong cách nhấn mạnh đến sự di chuyển, màu sắc và nhục dục.

Mới!!: Baroque và Peter Paul Rubens · Xem thêm »

Phục Hưng

David'' của Michelangelo, (Phòng trưng bày Galleria dell'Accademia, Florence) là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng Phục Hưng (tiếng Pháp: Renaissance,, Rinascimento, từ ri- "lần nữa" và nascere "được sinh ra") là một phong trào văn hóa thường được xem là bao phủ giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, khởi đầu tại Firenze (Ý) vào Hậu kỳ Trung Đại, sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu ở những quy mô và mức độ khác nhauBurke, P., The European Renaissance: Centre and Peripheries 1998). Người ta cũng dùng từ Phục Hưng để chỉ, một cách không nhất quán, thời kỳ lịch sử diễn ra phong trào văn hóa nói trên. Với tư cách một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập. Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng ("Renaissance Great Man"). Có một cuộc tranh luận kéo dài trong giới sử học về quy mô, phân kì của văn hóa và thời đại Phục Hưng, cũng như giá trị và ý nghĩa của nó. Bản thân thuật ngữ Renaissance, do nhà sử học Pháp Jules Michelet đặt ra năm 1855Murray, P. and Murray, L. (1963) The Art of the Renaissance. London: Thames & Hudson (World of Art), p. 9. ISBN 978-0-500-20008-7 cũng là đối tượng của những chỉ trích, rằng nó ngụ ý một sự mô tả thái quá về giá trị tích cực của thời kỳ này.Brotton, J., The Renaissance: A Very Short Introduction, OUP, 2006 ISBN 0-19-280163-5. Có một sự đồng thuận rằng thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Firenze, Italia, trong thế kỷ XIV. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đề xuất để giải thích cho nguồn gốc và đặc điểm của nó, tập trung vào một loạt các yếu tố bao gồm đặc thù xã hội và công dân của Firenze tại thời điểm đó, cấu trúc chính trị của nó, sự bảo trợ của dòng họ thống trị, nhà Medici,Strathern, Paul The Medici: Godfathers of the Renaissance (2003) và sự di cư của các học giả và các bản văn Hy Lạp sang Ý sau sự thất thủ của Constantinopolis dưới tay người Thổ OttomanEncyclopædia Britannica, Renaissance, 2008, O.Ed.Har, Michael H. History of Libraries in the Western World, Scarecrow Press Incorporate, 1999, ISBN 0-8108-3724-2Norwich, John Julius, A Short History of Byzantium, 1997, Knopf, ISBN 0-679-45088-2.

Mới!!: Baroque và Phục Hưng · Xem thêm »

Phong trào Phản Cải cách

Một phiên họp của Công đồng Trentô, tranh khắc Cuộc Phản Cải cách (còn gọi là Chấn hưng Công giáo hay Cải cách Công giáo) là thời kỳ chấn hưng Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu từ Công đồng Trentô vào năm 1545 và kết thúc ở thời điểm Hòa ước Westfalen năm 1648, được khởi xướng để phản ứng lại với cuộc Cải cách Tin Lành.

Mới!!: Baroque và Phong trào Phản Cải cách · Xem thêm »

Rembrandt

Rembrandt Harmenszoon van Rijn (15 tháng 7 năm 1606 - 4 tháng 10 năm 1669), thường được biết tới với tên Rembrandt hay Rembrandt van Rijn, là một họa sĩ và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan.

Mới!!: Baroque và Rembrandt · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Baroque và Roma · Xem thêm »

Thời kỳ Khai Sáng

Thời kỳ Khai minh hay Thời kỳ Khai sáng (tiếng Anh: Age of Enlightenment; tiếng Pháp: Siècle des Lumières), còn gọi là Thế kỷ Ánh sáng, là giai đoạn thế kỷ 18 của triết học phương Tây, hay thời kỳ dài hơn gồm cả Thời đại Lý tính (Age of Reason).

Mới!!: Baroque và Thời kỳ Khai Sáng · Xem thêm »

Vlaanderen

Vlaanderen (tiếng Hà Lan:, hay Flandre Flandre) là một khu vực địa lý, đồng thời cũng là một đơn vị hành chính tại Bỉ.

Mới!!: Baroque và Vlaanderen · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Ba rốc, Thời kỳ Baroque, Trường phái Baroque, Xu hướng Baroque.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »