Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Vương Du (Đông Tấn)

Mục lục Vương Du (Đông Tấn)

Vương Du (chữ Hán: 王愉, ? – 30/3/404), tự Mậu Hòa (茂和), tiểu tự Câu (驹), người Tấn Dương, Thái Nguyên, quan viên cuối đời Đông Tấn.

19 quan hệ: Ân Trọng Kham, Bắc Ngụy, Hoàn Ôn, Hoàn Huyền, Lỗ Quỹ, Lưu Tống Vũ Đế, Ngụy thư, Nhà Tấn, Si Siêu, Tạ Diễm, Tấn An Đế, Tấn thư, Tống thư, Thái Nguyên, Sơn Tây, Tư Mã Đạo Tử, Tư Mã Thượng Chi, Tư trị thông giám, Vương Cung, Vương Khải.

Ân Trọng Kham

Ân Trọng Kham (chữ Hán: 殷仲堪, ? - 399), nguyên quán ở Trần quận, là đại thần, tướng lĩnh dưới thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Ân Trọng Kham · Xem thêm »

Bắc Ngụy

Nhà Bắc Ngụy (tiếng Trung: 北魏朝, bính âm: běi wèi cháo, 386-534), còn gọi là Thác Bạt Ngụy (拓拔魏), Hậu Ngụy (後魏) hay Nguyên Ngụy (元魏), là một triều đại thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Sự kiện đáng chú ý nhất của triều đại này là việc thống nhất miền bắc Trung Quốc năm 439. Nhà nước này cũng tham gia mạnh mẽ vào việc tài trợ cho nghệ thuật Phật giáo nên nhiều đồ tạo tác cổ và tác phẩm nghệ thuật từ thời kỳ này còn được bảo tồn. Năm 494, triều đại này di chuyển kinh đô từ Bình Thành (nay là Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây) về Lạc Dương và bắt đầu cho xây dựng hang đá Long Môn. Trên 30.000 tượng Phật từ thời kỳ của triều đại này còn được tìm thấy trong hang. Người ta cho rằng triều đại này bắt nguồn từ bộ Thác Bạt của tộc Tiên Ti. Dưới ảnh hưởng của Phùng thái hậu và Ngụy Hiếu Văn Đế, Bắc Ngụy đẩy mạnh Hán hóa, thậm chí đổi họ hoàng tộc từ Thát Bạt sang Nguyên. Việc áp đặt Hán hóa gây mâu thuẫn sâu sắc giữa giới quý tộc Bắc Ngụy tại Lạc Dương và người Tiên Ti ở 6 quân trấn (lục trấn) phương bắc - là 6 tiền đồn lập lên nhằm phòng thủ người Nhuyễn Nhuyên (còn gọi Nhu Nhiên) - dẫn đến việc nổi loạn của người lục trấn, làm suy sụp hệ thống lưới cai trị từ Lạc Dương. Sau một thời gian xung đột, Bắc Ngụy bị phân chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Bắc Ngụy · Xem thêm »

Hoàn Ôn

Hoàn Ôn (chữ Hán: 桓溫; 312–373) là đại tướng nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc, người Long Cang, Tiêu Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Hoàn Ôn · Xem thêm »

Hoàn Huyền

Hoàn Huyền (chữ Hán: 桓玄; 369-404), tự là Kính Đạo (敬道), hiệu là Linh Bảo (灵宝), là một quân phiệt thời Đông Tấn.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Hoàn Huyền · Xem thêm »

Lỗ Quỹ

Lỗ Quỹ (chữ Hán: 魯軌, ? - 449), tên khác là Lỗ Tượng Xỉ, người huyện Mi, Phù Phong, Ung Châu, nhậm chức Cánh Lăng thái thú nhà Đông Tấn.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Lỗ Quỹ · Xem thêm »

Lưu Tống Vũ Đế

Tống Vũ Đế (chữ Hán: 宋武帝, 16 tháng 4 năm 363 - 26 tháng 6 năm 422), tên thật là Lưu Dụ (劉裕), tên tự Đức Dư (德輿), còn có một tên gọi khác là Đức Hưng (德興), tiểu tự Ký Nô (寄奴), quê ở thôn Tuy Dư Lý, huyện Bành Thành, là nhà chính trị và quân sự hoạt động vào cuối thời Đông Tấn và đồng thời cũng là vị hoàng đế khai quốc của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Lưu Tống Vũ Đế · Xem thêm »

Ngụy thư

Ngụy thư (chữ Hán giản thể: 魏书; phồn thể: 魏書) là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Ngụy Thâu, người Bắc Tề viết và biên soạn vào năm Thiên Bảo thứ 5 (năm 554), đến năm Thiên Bảo thứ 10 (năm 559) thì hoàn thành.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Ngụy thư · Xem thêm »

Nhà Tấn

Nhà Tấn (266–420 theo dương lịch), là một trong Lục triều trong lịch sử, sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Nhà Tấn · Xem thêm »

Si Siêu

Si Siêu (chữ Hán: 郗超, 336 – 377), tự Cảnh Hưng, tự khác là Gia Tân, người huyện Kim Hương, quận Cao Bình, là mưu sĩ của quyền thần Hoàn Ôn nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Si Siêu · Xem thêm »

Tạ Diễm

Tạ Diễm (? - 400), tự Viện Độ, người Dương Hạ, Trần Quận, tướng lĩnh nhà Đông Tấn.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tạ Diễm · Xem thêm »

Tấn An Đế

Tấn An Đế (382–419), tên thật là Tư Mã Đức Tông (司馬德宗), là một Hoàng đế Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tấn An Đế · Xem thêm »

Tấn thư

Tấn thư (chữ Hán phồn thể: 晋書; giản thể: 晋书) là một sách trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử), do Phòng Huyền Linh và Lý Diên Thọ phụng mệnh Đường Thái Tông biên soạn vào năm 648.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tấn thư · Xem thêm »

Tống thư

Tống thư (宋書) là một sách trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử), do Thẩm Ước (沈約) (441 - 513) người nhà Lương thời Nam triều viết và biên soạn.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tống thư · Xem thêm »

Thái Nguyên, Sơn Tây

Thái Nguyên là tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Thái Nguyên, Sơn Tây · Xem thêm »

Tư Mã Đạo Tử

Tư Mã Đạo Tử (chữ Hán: 司馬道子, 364 - 3 tháng 2 năm 403, tự là Đạo Tử (道子), là tông thất và đại thần dưới thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân là hoàng tử của Tấn Giản Văn Đế, Tư Mã Đạo Tử được ban tước hiệu Lang Nha vương và sau đó là Cối Kê vương. Dưới thời anh trai Tấn Hiếu Vũ Đế, Tư Mã Đạo Tử lần lượt đảm nhận các chức vụ quan trọng trong triều đình như Hội Kê nội sử, Tán kị thường thị, Trung quân tướng quân, Phiêu kị tướng quân, Tư đồ, Lục thượng thư sự, thứ sử Dương châu, Giả tiết, Đô đốc trung ngoại chư quân sự... rồi Từ châu thứ sử, Thái tử thái phó... Sang đời cháu là Tấn An Đế, Tư Mã Đạo Tử nắm quyền nhiếp chính trong triều. Trong thời gian nhiếp chính, ông thường say xỉn liên miên và tin dùng gian thần, làm cho triều chính hủ bại, kết quả dẫn đến hai cuộc binh biến trong cung thất vào các năm 397 và 398, cuối cùng quyền lực lọt vào tay người con trai của ông, Tư Mã Nguyên Hiển. Đến năm 403, quân nổi loạn do Hoàn Huyền tiến vào chiếm được kinh thành Kiến Khang, Hoàn Huyền ra lệnh sát hại Tư Mã Nguyên Hiển và đày Tư Mã Đạo Tử sang quận An Thành, sau cùng ông bị thủ hạ là Đỗ Trúc Lâm đầu độc chết, thọ 39 tuổi. Sau này khi Hoàn Huyền bị dẹp tan, triều đình nhà Tấn quyết định phục hồi danh dự cho Tư Mã Đạo Tử, truy tôn ông làm Thừa tướng và ban thụy hiệu là Cối Kê Văn Hiếu vương(會稽文孝王).

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tư Mã Đạo Tử · Xem thêm »

Tư Mã Thượng Chi

Tư Mã Thượng Chi (chữ Hán: 司馬尚之, ? - 402), tức Tiều Trung vương (譙忠王), tên tự là Bá Đạo (伯道), là đại thần, tông thất nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tư Mã Thượng Chi · Xem thêm »

Tư trị thông giám

Tư trị thông giám (chữ Hán: 資治通鑒; Wade-Giles: Tzuchih T'ungchien) là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Tư trị thông giám · Xem thêm »

Vương Cung

Vương Cung (chữ Hán: 王恭, ? – 398), tên tự là Hiếu Bá, người Tấn Dương, Thái Nguyên, là đại thần, ngoại thích nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Vương Cung · Xem thêm »

Vương Khải

Vương Khải có thể là một trong những nhân vật sau.

Mới!!: Vương Du (Đông Tấn) và Vương Khải · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »