Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tây Nam Á

Mục lục Tây Nam Á

Tây Á hay Tây Nam Á là tiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz.

133 quan hệ: Abu Dhabi, Aden, Ai Cập, Ai Cập cổ đại, Amman, Ankara, Armenia, Azerbaijan, Đông Âu, Đại Cổ sinh, Địa Trung Hải, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Bagdad, Bahrain, Baku, Bán đảo Ả Rập, Bán đảo Sinai, Bán tổng thống chế, Bờ Tây, Beirut, Biển Aegea, Biển Aral, Biển Azov, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Ả Rập, Biển Caspi, Biển Chết, Cairo, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cận Đông, Cổ đại Hy-La, Cộng hòa, Cộng hòa đại nghị, Cộng hòa Síp, Châu Á, Châu Phi, Chính quyền Dân tộc Palestine, Damascus, Danh sách quốc gia, Dãy núi Kavkaz, Dãy núi Parhar, Dãy núi Taurus, Dãy núi Zagros, Dải Gaza, Dinar Kuwait, Doha, Druze, Euphrates, ..., Euro, Gruzia, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, Hebrew, Houthis, Iran, Iraq, Israel, Jerusalem, Jordan, Kỷ Creta, Kỷ Trias, Kuwait, Levant, Liên bang, Liban, Lira Thổ Nhĩ Kỳ, Lưỡi liềm Màu mỡ, Lưỡng Hà, Manama, Manat Azerbaijan, Mảng Á-Âu, Mảng Ả Rập, Mảng châu Phi, Mảng kiến tạo, Muscat, Nakhchivan, Nam Á, Núi Ararat, Ngoại Kavkaz, Người Assyria, Người Yazidi, Nicosia, Oman, Qatar, Quân chủ chuyên chế, Quân chủ lập hiến, Quốc hội Israel, Ramallah, Rial Iran, Riyadh, Riyal Ả Rập Xê Út, Riyal Qatar, Rub' al Khali, Sana'a, Scythia, Syria, Sơn nguyên Armenia, Sơn nguyên Iran, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc, Tổng thống chế, Tbilisi, Tehran, Tel Aviv, Thành phố Kuwait, Thế Eocen, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Armenia, Tiếng Azerbaijan, Tiếng Ả Rập, Tiếng Ba Tư, Tiếng Gruzia, Tiếng Hebrew, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Kurd, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Á, Tiểu vùng, Tigris, Trung Á, Trung Đông, UTC+02:00, UTC+03:00, UTC+03:30, UTC+04:00, UTC+04:30, Vịnh Aden, Vịnh Ba Tư, Vịnh Oman, Yemen, Yerevan. Mở rộng chỉ mục (83 hơn) »

Abu Dhabi

Abu Dhabi, hay cũng gọi là ʼAbū Ẓaby (nghĩa là "cha của linh dương gazelle"), toạ lạc bên bờ Vịnh Ba Tư, là thủ đô và là thành phố đông dân thứ hai của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (thứ nhất là thành phố Dubai. Abu Dhabi cũng là thủ đô của tiểu vương quốc Abu Dhabi, và là tiểu vương quốc Ả Rập (emirate) lớn nhất, thịnh vượng nhất và đông dân nhất trong bảy tiểu vương quốc tạo nên Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Thành phố nằm trên một hòn đảo hình chữ T nhô lên trong Vịnh Ba Tư (Pesian Gulf) phía Tây đất liền. Thành phố có dân số khoảng 1.5 triệu người vào năm 2014. Văn phòng chính phủ liên bang Abu Dhabi là trụ sở chính của Hội đồng Liên bang Quốc gia UAE (FNC). Đây cũng là nơi ở của Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Gia đình Hoàng gia Abu Dhabi của ông. Sự phát triển và đô thị hóa tốc độ cao của Abu Dhabi, cùng với mức thu nhập bình quân đầu người khá cao biến thành phố thành một đô thị lớn và hiện đại. Hiện nay Abu Dhabi là trung tâm chính trị và hoạt động công nghiệp, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa thương mại, tương xứng với vị trí thủ đô của nó. Nền kinh tế Abu Dhabi chiếm khoảng 2/3 trong nền kinh tế trị giá gần 400 tỉ đô-la của UAE. Đây cũng là thành phố đắt đỏ thứ 4 với người lao động trong khu vực, đồng thời là thành phố đắt đỏ thứ 25 trên thế giới (2016).

Mới!!: Tây Nam Á và Abu Dhabi · Xem thêm »

Aden

Phố cổ Aden, nằm trên một miệng của núi lửa nay đã ngừng phun (1999) Aden (عدن ʻAdan) là một thành phố cảng Yemen, ở phía lối vào phía đông đến Biển Đỏ (vịnh Aden), 170 km về phía đông Bab-el-Mandeb.

Mới!!: Tây Nam Á và Aden · Xem thêm »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Tây Nam Á và Ai Cập · Xem thêm »

Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập.

Mới!!: Tây Nam Á và Ai Cập cổ đại · Xem thêm »

Amman

Amman (عمّان) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Jordan, và là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước.

Mới!!: Tây Nam Á và Amman · Xem thêm »

Ankara

Ankara trước đây gọi là Ancyra (Ἄγκυρα) hoặc Angora, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố lớn (büyük şehir) thứ hai của quốc gia này sau Istanbul.

Mới!!: Tây Nam Á và Ankara · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Tây Nam Á và Armenia · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Tây Nam Á và Azerbaijan · Xem thêm »

Đông Âu

Phân chia trước năm 1989 giữa "Tây" (màu xám) và "Khối Đông" (màu cam) chồng lên biên giới hiện thời: Nga (màu cam xẫm), các quốc gia khác xưa kia thuộc Liên Xô (màu cam trung bình), các thành viên của Khối Warszawa (màu cam lợt), và những chính thể cựu cộng sản khác không liên kết với Moskva (màu cam lợt nhất). Đông Âu hoặc Khối Đông Âu là một khái niệm chính trị xã hội chủ yếu bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh lạnh -là yếu tố chính tạo ra biên giới của nó.

Mới!!: Tây Nam Á và Đông Âu · Xem thêm »

Đại Cổ sinh

Đại Cổ sinh (tên tiếng Anh: Paleozoic) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, một trong bốn đại chính.

Mới!!: Tây Nam Á và Đại Cổ sinh · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Tây Nam Á và Địa Trung Hải · Xem thêm »

Ả Rập Xê Út

Rập Xê Út, tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (المملكة العربية السعودية) là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Ả Rập Xê Út · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Tây Nam Á và Ấn Độ · Xem thêm »

Bagdad

Bản đồ Iraq Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Mới!!: Tây Nam Á và Bagdad · Xem thêm »

Bahrain

Bahrain (phát âm tiếng Việt: Ba-ranh; البحرين), gọi chính thức là Vương quốc Bahrain (مملكة البحرين), là một quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư.

Mới!!: Tây Nam Á và Bahrain · Xem thêm »

Baku

Baku (Bakı), đôi khi cũng viết Baki hay Bakou, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Azerbaijan, cũng như thành phố lớn nhất nằm bên bờ biển Caspi và vùng Kavkaz.

Mới!!: Tây Nam Á và Baku · Xem thêm »

Bán đảo Ả Rập

Bán đảo Ả Rập (الجزيرة العربية, "đảo Ả Rập") là một bán đảo nằm ở Tây Á, tọa lạc ở phía đông bắc châu Phi, trên mảng Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Bán đảo Ả Rập · Xem thêm »

Bán đảo Sinai

Bản đồ Bán đảo Sinai. Bán đảo Sinai hay Sinai là một bán đảo hình tam giác ở Ai Cập.

Mới!!: Tây Nam Á và Bán đảo Sinai · Xem thêm »

Bán tổng thống chế

Những quốc gia cộng hòa tổng thống được biểu thị bằng màu xanh biển (xanh lá lợt biểu thị các quốc gia có quốc hội bầu tổng thống và có thể giải tán nội các) trong khi đó các quốc gia bán-tổng thống chế được biểu thị bằng màu vàng. Bán tổng thống chế hay Hệ thống bán tổng thống hoặc còn được biết như hệ thống tổng thống đại nghị hoặc hệ thống thủ tướng tổng thống (tiếng Anh: semi-presidential system, presidential-parliamentary system, premier-presidential system) là một hệ thống chính phủ trong đó có một tổng thống và một thủ tướng.

Mới!!: Tây Nam Á và Bán tổng thống chế · Xem thêm »

Bờ Tây

Bản đồ Bờ Tây. Bờ Tây (Tây Ngạn, West Bank) là một vùng lãnh thổ nằm kín trong lục địa tại Trung Đông, là một lãnh thổ đất liền gần bờ biển Địa Trung Hải của Tây Á, tạo thành phần lớn lãnh thổ hiện nay dưới sự kiểm soát của Israel, hoặc dưới sự kiểm soát chung của Israel-Palestine, và tình trạng cuối cùng của toàn bộ khu vực vẫn chưa được quyết định bởi các bên liên quan.

Mới!!: Tây Nam Á và Bờ Tây · Xem thêm »

Beirut

Beirut hay Bayrūt, Beirut (بيروت), đôi khi được gọi bằng tên tiếng Pháp của nó là Beyrouth là thủ đô và là thành phố lớn nhất Liban, tọa lạc bên Địa Trung Hải, là thành phố cảng chính của quốc gia này.

Mới!!: Tây Nam Á và Beirut · Xem thêm »

Biển Aegea

Biển Aegea là một vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải nằm giữa nam Balkan và bán đảo Anatolia, giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Aegea · Xem thêm »

Biển Aral

Biển Aral (tiếng Kazakh: Арал Теңізі (Aral Tengizi), tiếng Uzbek: Orol dengizi, tiếng Nga: Аральскοе мοре (Aral'skoye more), -tgБаҳри Арал Bakhri Aral; -faدریای خوارزم Daryâ-ye Khârazm) là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á mà trước kia liên kết thành một biển kín (không thông thủy với các biển hay đại dương khác); phía bắc là Kazakhstan và phía nam là Cộng hòa tự trị Qaraqalpaqstan của Uzbekistan.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Aral · Xem thêm »

Biển Azov

Biển Azov (Азо́вское мо́ре, Azóvskoje móre; Азо́вське мо́ре, Azóvśke móre; Azaq deñizi, Азакъ денъизи, ازاق دﻩﯕىزى) là một biển Đông Âu.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Azov · Xem thêm »

Biển Đỏ

Vị trí của Hồng Hải Biển Đỏ còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải (tiếng Ả Rập البحر الأحم Baḥr al-Aḥmar, al-Baḥru l-’Aḥmar; tiếng Hêbrơ ים סוף Yam Suf; tiếng Tigrinya ቀይሕ ባሕሪ QeyH baHri) có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển này thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Đỏ · Xem thêm »

Biển Đen

Bản đồ biển Đen Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Đen · Xem thêm »

Biển Ả Rập

Biển Ả Rập (بحر العرب; chuyển tự: Baḥr al-'Arab; chữ Phạn: सिन्धु सागर; chuyển tự: Sindhu Sagar) là một vùng biển của Ấn Độ Dương có biên giới phía đông là Ấn Độ phía bắc giáp Pakistan và Iran, phía tây là bán đảo Ả Rập, phía nam ước lượng là đường giữa mũi Cape Guardafui- điểm đông bắc của Somalia- nhóm đảo Socotra, thành phố Kanyakumari ở Ấn Độ, và bờ biển tây của Sri Lanka.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Ả Rập · Xem thêm »

Biển Caspi

Bản đồ biển Caspi, khu màu vàng chỉ vùng trũng Caspi. Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Caspi · Xem thêm »

Biển Chết

Sông Jordan chảy vào biển Chết Biển Chết (tiếng Ả Rập: البحر الميت, tiếng Hêbrơ: ים המלח) hay Tử Hải là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan.

Mới!!: Tây Nam Á và Biển Chết · Xem thêm »

Cairo

Cairo, từ này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập nghĩa là "khải hoàn".

Mới!!: Tây Nam Á và Cairo · Xem thêm »

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc.

Mới!!: Tây Nam Á và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Xem thêm »

Cận Đông

Ngữ cảnh rộng hơnCác cư dân vùng Cận Đông, cuối thế kỷ XIX. Cận Đông (tiếng Anh: Near East, tiếng Pháp: Proche-Orient) ngày nay là một từ chỉ một vùng bao gồm nhiều nước không xác định rõ đối với các sử gia và các nhà khảo cổ một bên; còn bên kia đối với các nhà khoa học chính trị, kinh tế gia, nhà báo.

Mới!!: Tây Nam Á và Cận Đông · Xem thêm »

Cổ đại Hy-La

Đền Parthenon là một trong những biểu trưng mẫu mực nhất của kỷ nguyên cổ điển Cổ đại Hy-La cũng được gọi là Cổ đại cổ điển, kỷ nguyên cổ điển hay thời đại cổ điển là một thuật ngữ rộng để chỉ một giai đoạn dài của lịch sử văn hóa Âu châu với trọng tâm là Địa Trung Hải, bao gồm hai nền văn minh đan chồng lên nhau là Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.

Mới!!: Tây Nam Á và Cổ đại Hy-La · Xem thêm »

Cộng hòa

Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa (Tiếng Latinh: res publica) là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhân dân trong bang hay nước đó.

Mới!!: Tây Nam Á và Cộng hòa · Xem thêm »

Cộng hòa đại nghị

Các quốc gia theo chế độ '''Cộng hòa đại nghị''' trên thế giới. '''Màu cam''': đánh dấu các quốc gia có tổng thống không có quyền hành pháp. '''Màu lục''': các quốc gia có tổng thống có quyền hành pháp liên kết với nghị viện. '''Màu đỏ''': các quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến Cộng hòa đại nghị hay cộng hòa nghị viện là một hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và các thành viên chính của bộ phận hành pháp được chọn ra từ nghị viện đó.

Mới!!: Tây Nam Á và Cộng hòa đại nghị · Xem thêm »

Cộng hòa Síp

Síp (Kýpros; Kıbrıs), gọi chính thức là nước Cộng hoà Síp, là một đảo quốc tại phần phía đông của Địa Trung Hải, và là đảo có diện tích và dân số lớn thứ ba tại trong biển này.

Mới!!: Tây Nam Á và Cộng hòa Síp · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Tây Nam Á và Châu Á · Xem thêm »

Châu Phi

Hình ảnh của châu Phi chụp từ vệ tinh Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số sau châu Á, thứ ba về diện tích sau châu Á và châu Mỹ.

Mới!!: Tây Nam Á và Châu Phi · Xem thêm »

Chính quyền Dân tộc Palestine

Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA hay PA; السلطة الوطنية الفلسطينية Al-Sulṭa Al-Waṭaniyyah Al-Filasṭīniyyah) là tổ chức hành chính được lập ra để cai quản các vùng của lãnh thổ Palestine gồm Bờ Tây và Dải Gaza.

Mới!!: Tây Nam Á và Chính quyền Dân tộc Palestine · Xem thêm »

Damascus

Damascus (theo tiếng Latinh, دمشق Dimashq, Δαμασκός, phiên âm tiếng Việt: Đa-mát theo tiếng Pháp Damas, còn gọi là Đa-ma-cút theo tiếng Anh: Damascus) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria.

Mới!!: Tây Nam Á và Damascus · Xem thêm »

Danh sách quốc gia

Danh sách quốc gia này bao gồm các quốc gia độc lập chính danh (de jure) và độc lập trên thực tế (de facto).

Mới!!: Tây Nam Á và Danh sách quốc gia · Xem thêm »

Dãy núi Kavkaz

Dãy núi Kavkaz là một hệ thống núi lục địa Á-Âu nằm trong vùng Kavkaz, một đầu ở Sochi bên bờ biển Đen và đầu kia ở Baku bên bờ biển Caspi.

Mới!!: Tây Nam Á và Dãy núi Kavkaz · Xem thêm »

Dãy núi Parhar

Cảnh quan dãy núi Parhar năm 2007 Dãy núi Parhar hay dãy núi Pontic (Doğu Karadeniz Dağları, với Parhar là tên gọi địa phương, trong tiếng Hittites nghĩa là "cao, chóp", là một dãy núi ở miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với phần phía Đông kéo dài vào tới tận vùng lãnh thổ phía Đông Nam của Gruzia ngày nay. Dãy núi này chạy gần đúng theo hướng Đông-Tây, song song và gần với bờ biển phía Nam của biển Đen. Đỉnh cao nhất trong dãy núi này là Kaçkar Dağı, với độ cao đạt tới 3.942 m (12.930 ft). Phay Bắc Anatolia và phay Đông Bắc Anatolia, là các phay ngang chạy theo hướng Đông-Tây, chạy dọc theo chiều dài của dãy núi này. Dãy núi này nói chung được các cánh rừng rậm rạp che phủ, chủ yếu là các loài cây lá kim. Rừng lá kim và sớm rụng Bắc Anatolia là khu vực sinh thái che phủ phần lớn dãy núi này, trong khi rừng hỗn hợp Kavkaz chạy ngang qua phần phía Đông của dãy núi, còn gọi là dãy núi Kaçkar. Một dải đất hẹp giữa dãy núi và biển Đen, gọi là Pontus, là nơi có rừng sớm rụng Euxine-Colchic, là kiểu rừng mưa ôn đới duy nhất tại châu Âu. Cao nguyên Anatolia, nằm ở phía Nam dãy núi, có khí hậu khô hơn đáng kể và khí hậu lục địa rõ ràng hơn so với vùng duyên hải ẩm ướt và mát mẻ hơn.

Mới!!: Tây Nam Á và Dãy núi Parhar · Xem thêm »

Dãy núi Taurus

Dãy núi Taurus (tiếng Ả Rập,جبال طوروس, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Toros Dağları) là một dãy núi nằm ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, với thượng nguồn các con sông như Euphrates (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat), Tigris (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Dicle) bắt nguồn từ đó để chảy vào Syria và Iraq.

Mới!!: Tây Nam Á và Dãy núi Taurus · Xem thêm »

Dãy núi Zagros

Dãy núi Zagros (رشته كوههاى زاگرس), (جبال زاجروس), (Sorani Kurd: Zagros - زاگرۆس), là dãy núi lớn nhất nằm trên biên giới Iran và Iraq.

Mới!!: Tây Nam Á và Dãy núi Zagros · Xem thêm »

Dải Gaza

Bản đồ Dải Gaza từ cuốn The World Factbook. Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải, ở Trung Đông, về mặt pháp lý không được quốc tế công nhận là một phần của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào.

Mới!!: Tây Nam Á và Dải Gaza · Xem thêm »

Dinar Kuwait

Đồng tiền của Kuwait có ký hiệu Dinar, được phát hành vào năm 1961.

Mới!!: Tây Nam Á và Dinar Kuwait · Xem thêm »

Doha

Doha (الدوحة, hay), dân số 400.051 (số liệu điều tra năm 2005), là thủ đô của Qatar có tọa độ, bên bờ Vịnh Ba Tư.

Mới!!: Tây Nam Á và Doha · Xem thêm »

Druze

Druze (درزي hay, số nhiều دروز; דרוזי số nhiều דרוזים) là nhóm tôn giáo-sắc tộc nói tiếng Ả Rập, bắt nguồn từ Tây Á, tự nhận là những người theo thuyết nhất thể (Al-Muwaḥḥidūn/Muwahhidun).

Mới!!: Tây Nam Á và Druze · Xem thêm »

Euphrates

Euphrates (tiếng Ả Rập: نهر الفرات,; Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat; tiếng Syria: ܦܪܬ,; tiếng Việt: Ơ-phơ-rát được phiên âm từ tiếng Pháp: Euphrate) là con sông phía tây trong hai con sông làm nền tảng cho nền văn minh Lưỡng Hà (sông kia là Tigris), khởi nguồn từ Anatolia.

Mới!!: Tây Nam Á và Euphrates · Xem thêm »

Euro

Euro (€; mã ISO: EUR, còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 18 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.

Mới!!: Tây Nam Á và Euro · Xem thêm »

Gruzia

Gruzia (საქართველო, chuyển tự Sakartvelo,, tiếng Việt đọc là Gru-di-a từ gốc tiếng Nga) hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz.

Mới!!: Tây Nam Á và Gruzia · Xem thêm »

Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ

Hiệp hội địa lý Quốc gia hay Hội Địa dư Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: National Geographic Society, viết tắt NGS) là một hiệp hội tư nhân, được thành lập ngày 27 tháng 1 năm 1888, bởi 33 thành viên với mong muốn "thành lập một hiệp hội nhằm nâng cao và phổ biến kiến thức địa lý".

Mới!!: Tây Nam Á và Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ · Xem thêm »

Hebrew

Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri hoặc Hê-brơ, Hán Việt: Hy-bá-lai) có thể đề cập đến.

Mới!!: Tây Nam Á và Hebrew · Xem thêm »

Houthis

Ansar Allah (أنصار الله), được biết đến với tên Houthis (الحوثيون al-Ḥūthiyyūn), là một phong trào Hồi giáo kết hợp với chính trị và vũ trang xuất hiện từ Sa'dah ở miền bắc Yemen vào những năm 1990. Nhóm này đại diện cho người Zaidi theo dòng Hồi giáo Shiite ở cực bắc Yemen. Tổ chức được đặt theo tên của Hussein Badreddin al-Houthi, người đã phát động một cuộc nổi dậy vào năm 2004 và được cho là bị giết bởi lực lượng quân đội Yemen vào hồi tháng 9. Lãnh đạo bởi Abdul-Malik al-Houthi, nhóm phiến quân này đã thành công trong cuộc đảo chính năm 2014-5 và hiện nhóm đang nắm quyền kiểm soát thủ đô Sana'a của Yemen và quốc hội.

Mới!!: Tây Nam Á và Houthis · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Tây Nam Á và Iran · Xem thêm »

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Mới!!: Tây Nam Á và Iraq · Xem thêm »

Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en), tên chính thức là Nhà nước Israel (מְדִינַת יִשְׂרָאֵל; دولة إِسْرَائِيل), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.

Mới!!: Tây Nam Á và Israel · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Mới!!: Tây Nam Á và Jerusalem · Xem thêm »

Jordan

Jordan (phiên âm tiếng Việt: Gioóc-đa-ni, الأردن), tên chính thức Vương quốc Hashemite Jordan (tiếng Ả Rập: المملكة الأردنية الهاشمية, Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah) là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba.

Mới!!: Tây Nam Á và Jordan · Xem thêm »

Kỷ Creta

Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu thế Paleocen của phân đại đệ Tam vào khoảng 65,5 ± 0,3 Ma.

Mới!!: Tây Nam Á và Kỷ Creta · Xem thêm »

Kỷ Trias

Sa thạch từ kỷ Tam Điệp. Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước.

Mới!!: Tây Nam Á và Kỷ Trias · Xem thêm »

Kuwait

Kuwait (phát âm tiếng Việt: Cô-oét, الكويت), tên chính thức là Nhà nước Kuwait (دولة الكويت), là một quốc gia tại Tây Á. Kuwait nằm tại rìa phía bắc của miền đông bán đảo Ả Rập, và tại đầu vịnh Ba Tư, có biên giới với Iraq và Ả Rập Xê Út.

Mới!!: Tây Nam Á và Kuwait · Xem thêm »

Levant

Levant Levant (tiếng Ả Rập: بلاد الشام, hay còn được biết đến là المشرق) mô tả một khu vực rộng lớn ở phía Đông Địa Trung Hải, nhưng từ này có thể được dùng như một thuật ngữ địa lý để biểu thị một khu vực rộng lớn ở Tây Á hình thành bởi các vùng đất giáp với bờ biển phía đông Địa Trung Hải, giáp ranh giới về phía bắc là dãy núi Taurus, về phía nam là sa mạc Ả Rập, và về phía tây là Địa Trung Hải, trong khi về phía đông đó mở rộng về phía dãy núi Zagros.

Mới!!: Tây Nam Á và Levant · Xem thêm »

Liên bang

Bản đồ thể hiện các liên bang chính thức hiện nay. Liên bang (tiếng Latinh: foedus, federation) là hình thức nhà nước bao gồm một số các thành viên cá thể có chính phủ riêng tập hợp lại dưới một chính phủ liên bang thống nhất.

Mới!!: Tây Nam Á và Liên bang · Xem thêm »

Liban

Liban (phiên âm: Li-băng; لبنان; phiên âm tiếng Ả Rập Liban:; Liban), tên đầy đủ Cộng hoà Liban (الجمهورية اللبنانية; phiên âm tiếng Ả Rập Liban:; République libanaise), là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông.

Mới!!: Tây Nam Á và Liban · Xem thêm »

Lira Thổ Nhĩ Kỳ

Lira Thổ Nhĩ Kỳ (ký hiệu tiền tệ: TL; ISO 4217: TRY) là tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ và của quốc gia độc lập trên thực tế Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp.

Mới!!: Tây Nam Á và Lira Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Lưỡi liềm Màu mỡ

Bản đồ vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ Lưỡi liềm Màu mỡ (tiếng Anh: Fertile Crescent) là vùng đất có hình dạng giống như lưỡi liềm hay hình trăng non, là nơi mà nền nông nghiệp và văn minh sơ khởi của nhân loại phát triển rực rỡ, thuộc các khu vực Lưỡng Hà, Levant, và Ai Cập.

Mới!!: Tây Nam Á và Lưỡi liềm Màu mỡ · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Tây Nam Á và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Manama

Manama (المنامة) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bahrain, với dân số chừng 157.000 người.

Mới!!: Tây Nam Á và Manama · Xem thêm »

Manat Azerbaijan

Manat (mã: AZN) là tiền tệ của Azerbaijan.

Mới!!: Tây Nam Á và Manat Azerbaijan · Xem thêm »

Mảng Á-Âu

Mảng Á-Âu, phần màu xanh lục, sẫm và nhạt Mảng Á-Âu là một mảng kiến tạo bao gồm phần lớn đại lục Á-Âu (vùng đất rộng lớn bao gồm hai châu lục là châu Âu và châu Á), với các biệt lệ lớn đáng chú ý là trừ đi tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa Ả Rập, cũng như khu vực ở phía đông của dãy núi Chersky tại Đông Siberi.

Mới!!: Tây Nam Á và Mảng Á-Âu · Xem thêm »

Mảng Ả Rập

border.

Mới!!: Tây Nam Á và Mảng Ả Rập · Xem thêm »

Mảng châu Phi

border.

Mới!!: Tây Nam Á và Mảng châu Phi · Xem thêm »

Mảng kiến tạo

Các mảng kiến tạo của Trái Đất được lập thành bản đồ cho giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20. Mảng kiến tạo, xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần của lớp vỏ Trái Đất (tức thạch quyển).

Mới!!: Tây Nam Á và Mảng kiến tạo · Xem thêm »

Muscat

Muscat (مسقط) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Oman.

Mới!!: Tây Nam Á và Muscat · Xem thêm »

Nakhchivan

Cộng hòa tự trị Nakhchivan (Naxçıvan Muxtar Respublikası) là một khu vực tách rời không giáp biển của Cộng hòa Azerbaijan.

Mới!!: Tây Nam Á và Nakhchivan · Xem thêm »

Nam Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận.

Mới!!: Tây Nam Á và Nam Á · Xem thêm »

Núi Ararat

Ararat nhìn từ Iğdır, Turkey. Mount Ararat là một núi lửa hình nón ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Tây Nam Á và Núi Ararat · Xem thêm »

Ngoại Kavkaz

Ngoại Kavkaz (tiếng Nga: Закавказье; Transcaucasia), hay Nam Kavkaz, là một vùng địa chính trị trong vùng lân cận của phía Nam dãy núi Kavkaz nằm trên biên giới Đông Âu và Tây Á. Vùng Xuyên qua gần tương ứng với Gruzia, Armenia và Azerbaijan hiện đại.

Mới!!: Tây Nam Á và Ngoại Kavkaz · Xem thêm »

Người Assyria

Người Assyria (ܐܫܘܪܝܐ), hay người Syriac (xem thuật ngữ cho Kitô hữu Syriac), tùy vào tự nhận hoặc phân nhóm còn gọi là người Chaldea hoặc người Aramea, là một sắc tộc tôn giáo SemitJames Minahan, Encyclopedia of the Stateless Nations: A-C, pp.

Mới!!: Tây Nam Á và Người Assyria · Xem thêm »

Người Yazidi

Một phụ nữ Yezidi Người Yazidi (cũng còn gọi là Yezidi hoặc Êzidî) là một cộng đồng sắc tộc tôn giáo người Kurd bản địa tại bắc Lưỡng Hà.

Mới!!: Tây Nam Á và Người Yazidi · Xem thêm »

Nicosia

Nicosia (Λευκωσία; Lefkoşa) là thành phố lớn nhất trên đảo Síp.

Mới!!: Tây Nam Á và Nicosia · Xem thêm »

Oman

Oman (phiên âm tiếng Việt: Ô-man; عمان), tên chính thức là Vương quốc Oman (سلطنة عُمان), là một quốc gia nằm tại duyên hải đông nam của bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Oman · Xem thêm »

Qatar

Qatar (phiên âm tiếng Việt: Ca-ta; tiếng Ả Rập: قطر, chuyển ngữ Qatar; phát âm thổ ngữ địa phương), tên chính thức là Nhà nước Qatar (Tiếng Ả Rập: دولة قطر, chuyển ngữ: Dawlat Qatar), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc duyên hải đông bắc của bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Qatar · Xem thêm »

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền.

Mới!!: Tây Nam Á và Quân chủ chuyên chế · Xem thêm »

Quân chủ lập hiến

Các chế độ quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện đại diện được tô '''đỏ'''. Các chế độ quân chủ lập hiến khác (màu '''tím''') có vua/ nữ hoàng vẫn còn một ảnh hưởng chính trị nhất định nào đó. Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ.

Mới!!: Tây Nam Á và Quân chủ lập hiến · Xem thêm »

Quốc hội Israel

Trụ sở Knesset Knesset (הַכְּנֶסֶת; lit. the gathering hay quốc hội; الكنيست) là cơ quan lập pháp của Israel.

Mới!!: Tây Nam Á và Quốc hội Israel · Xem thêm »

Ramallah

Ramallah (رام الله Rāmallāh) (nghĩa là "đỉnh cao của Chúa") là một thành phố Palestine ở trung tâm Bờ Tây cự ly 10 km (6 dặm) về phía bắc Jerusalem, tiếp giáp với al-Bireh.

Mới!!: Tây Nam Á và Ramallah · Xem thêm »

Rial Iran

Rial (tiếng Ba Tư: یال; mã ISO 4217 IRR) là đơn vị tiền tệ chính thức của Iran.

Mới!!: Tây Nam Á và Rial Iran · Xem thêm »

Riyadh

Riyadh (الرياض ar-Riyāḍ phát âm Najd) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Ả Rập Xê Út.

Mới!!: Tây Nam Á và Riyadh · Xem thêm »

Riyal Ả Rập Xê Út

Riyal (ريال); là đơn vị tiền tệ của Ả Rập Xê Út. Nó được viết tắt là ر.س hoặc SR (riyal Saud). Một riyal ứng với 100 halala (هللة).

Mới!!: Tây Nam Á và Riyal Ả Rập Xê Út · Xem thêm »

Riyal Qatar

Riyal (tiếng Ả Rập: ريال; mã ISO 4217: QAR) là tiền tệ của Qatar.

Mới!!: Tây Nam Á và Riyal Qatar · Xem thêm »

Rub' al Khali

Rub' al Khali (الربع الخالي ar-Rubʿ al-Khālī, "miền hư không") là hoang mạc cát không gián đoạn lớn nhất thế giới, bao gồm hầu hết một phần ba phía nam của bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Rub' al Khali · Xem thêm »

Sana'a

Sana'a (cũng được viết là Sanaa hay Sana; صنعاء,, tiếng Ả Rập Yemen) là thành phố lớn nhất tại Yemen và là trung tâm của vùng Sana'a.

Mới!!: Tây Nam Á và Sana'a · Xem thêm »

Scythia

Phạm vi gần đúng của Scythia và tiếng Scythia (màu da cam) trong thế kỷ 1 TCN. Trong thời kỳ cổ đại, Scythia (tiếng Hy Lạp cổ đại Skythia, là một khu vực tại đại lục Á-Âu có người Scythia sinh sống, từ khoảng thế kỷ 8 TCN tới khoảng thế kỷ 2. Vị trí và phạm vi của Scythia dao động theo thời gian nhưng thông thường mở rộng xa hơn về phía tây so với phạm vi chỉ ra trên bản đồ mé bên phải này. Khu vực được các tác giả cổ đại biết tới như là Scythia bao gồm.

Mới!!: Tây Nam Á và Scythia · Xem thêm »

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Mới!!: Tây Nam Á và Syria · Xem thêm »

Sơn nguyên Armenia

Sơn nguyên Armenia (Հայկական Բարձրաւանդակ; Армянское нагорье) là sơn nguyên ở giữa và cao hơn cả trong 3 cao nguyên không giáp biển ở phía bắc khu vực Trung Đông.

Mới!!: Tây Nam Á và Sơn nguyên Armenia · Xem thêm »

Sơn nguyên Iran

Bản đồ địa hình với sơn nguyên Iran nối Anatolia ở phía tây với Hindu Kush và Himalaya ở phía đông. Ấn Độ. Sơn nguyên Iran hay cao nguyên Iran là một thành hệ địa chất tại khu vực tây nam Á, Nam Á và Kavkaz.

Mới!!: Tây Nam Á và Sơn nguyên Iran · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Mới!!: Tây Nam Á và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD, tiếng Pháp: Organisation de coopération et de développement économiques, OCDE) có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.

Mới!!: Tây Nam Á và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế · Xem thêm »

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), viết tắt trong tiếng Pháp/Tây Ban Nha là ONUDI là một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc có trụ sở đặt tại Viên, Áo.

Mới!!: Tây Nam Á và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Tổng thống chế

Các nước "cộng hòa tổng thống" với mức độ "tổng thống chế toàn phần" được biểu thị bằng màu '''Xanh biển'''. Các quốc gia có một mức độ "tổng thống chế bán phần" được biểu thị bằng màu '''Vàng'''. Các nước cộng hòa có tổng thống mà trong đó chức vụ tổng thống được quốc hội bầu lên được biểu thị bằng màu '''Xanh lá'''. '''Cam''' là các nước "Cộng hòa đại nghị". '''Màu đỏ''' là các nước "Quân chủ lập hiến". '''Màu tím''' là các nước "Quân chủ chuyên chế". '''Màu nâu''' là các nước đơn đảng. Tổng thống chế hay Hệ thống tổng thống (tiếng Anh: Presidential system) là một hệ thống chính phủ mà trong đó có một ngành hành pháp tồn tại và ngự trị (như tên gọi) tách biệt khỏi ngành lập pháp.

Mới!!: Tây Nam Á và Tổng thống chế · Xem thêm »

Tbilisi

Tbilisi (.

Mới!!: Tây Nam Á và Tbilisi · Xem thêm »

Tehran

Tehran (phiên âm tiếng Việt: Têhêran) (تهران Tehrān), đôi khi viết là Teheran, là thủ đô của Iran, đồng thời là thủ phủ của tỉnh Tehran.

Mới!!: Tây Nam Á và Tehran · Xem thêm »

Tel Aviv

Tel Aviv-Yafo (tiếng Hebrew: תֵּל־אָבִיב-יָפוֹ), thường gọi là Tel Aviv, là thành phố đông dân thứ hai của Israel, với một dân số 382.500 người.

Mới!!: Tây Nam Á và Tel Aviv · Xem thêm »

Thành phố Kuwait

Thành phố Kuwait là thành phố thủ đô và cảng của Kuwait bên bờ Vịnh Kwait (một phần của Vịnh Ba Tư. Thành phố cũng được gọi tên là Al Kuwait. Dân số thành phố 32.500 người nhưng dân số vùng đô thị là 3,28 triệu người. Tài sản thu được từ các mỏ dầu ở sa mạc ven biển đã được sử dụng để xây dựng thành phố này thành một trong những thành phố hiện đại nhất Trung Đông. Thành phố này là một thành phố cảng dầu khí quan trọng, sản xuất các sản phẩm hóa dầu và là một trung tâm thương mại và tài chính. Thành phố này được thành lập vào thế kỷ 18, đã từng được xem là trạm cuối của Dự án Tuyến đường sắt Berlin-Baghdad. Thành phố này bắt đầu mở rộng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào đầu thập niên 1990, thành phố này phải đối mặt với khó khăn để phục hồi và tái thiết do bị hư hại nặng nề sau khi bị Iraq chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư. Thành phố có sân bay quốc tế Kuwait. Được xây năm 1979, Tháp Kuwait là tòa nhà nổi bật ở Thành phố Kuwait.Majlis Al-Umma (مجلس الأمة, "Hội đồng Nhà nước"), quốc hội Kuwait ở Thành phố Kuwait.Burgan Bank ở Thành phố Kuwait.

Mới!!: Tây Nam Á và Thành phố Kuwait · Xem thêm »

Thế Eocen

Thế Eocen hay thế Thủy Tân (55,8 ± 0,2 – 33,9 ± 0,1 triệu năm trước (Ma)) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất và là thế thứ hai của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh.

Mới!!: Tây Nam Á và Thế Eocen · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Tây Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiếng Armenia

Tiếng Armenia (cổ điển: հայերէն; hiện đại: հայերեն) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng mẹ đẻ của người Armenia.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Armenia · Xem thêm »

Tiếng Azerbaijan

Tiếng Azerbaijan hay tiếng Azeri, cũng đôi khi được gọi là tiếng Thổ Azerbaijan hay tiếng Thổ Azeri, là một ngôn ngữ Turk được nói chủ yếu bởi người Azerbaijan, tập trung chủ yếu tại Liên Kavkaz và Azerbaijan thuộc Iran.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Azerbaijan · Xem thêm »

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, hay عَرَبِيّ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Ả Rập · Xem thêm »

Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Ba Tư · Xem thêm »

Tiếng Gruzia

Tiếng Gruzia (ქართული ენა chuyển tự kartuli ena) là một ngôn ngữ Kartvelia được nói bởi người Gruzia, và là ngôn ngữ chính thức của Gruzia.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Gruzia · Xem thêm »

Tiếng Hebrew

Tiếng Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri, Hê-brơ, Hi-bru, hoặc Hy-bá-lai), cũng được gọi một cách đại khái là "tiếng Do Thái", là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Hebrew · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Kurd

Tiếng Kurd (Kurdî, کوردی) là một dãy phương ngữ gồm các phương ngữ và ngôn ngữ liên quan đến nhau được nói bởi người Kurd ở Tây Á. Tiếng Kurd bao gồm ba nhóm phương ngữ gọi là Bắc Kurd (Kurmanji), Trung Kurd (Sorani), và Nam Kurd (Palewani).

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Kurd · Xem thêm »

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe, IPA), cũng được gọi là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul, là một ngôn ngữ được 65-73 triệu người nói trên khắp thế giới, khiến nó là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Turk.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiểu Á · Xem thêm »

Tiểu vùng

Tiểu vùng là một phần của một vùng lớn hơn hay lục địa và thường được phân chia theo vị trí.

Mới!!: Tây Nam Á và Tiểu vùng · Xem thêm »

Tigris

Tigris (Tiếng Việt:Ti-gơ-rơ hoặc Tigrơ, được phiên âm từ tên tiếng Pháp: Tigre) là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, cùng với sông Euphrates.

Mới!!: Tây Nam Á và Tigris · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Tây Nam Á và Trung Á · Xem thêm »

Trung Đông

Các khu vực đôi khi được gộp vào Trung Đông (về mặt chính trị-xã hội) Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi-Âu-Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai Cập.

Mới!!: Tây Nam Á và Trung Đông · Xem thêm »

UTC+02:00

UTC+02: Xanh dương (tháng 12), Cam (tháng 6), Vàng (cả năm), Xanh dương nhạt - các vùng biển Giờ UTC+2 tương xứng với các khu vực giờ sau.

Mới!!: Tây Nam Á và UTC+02:00 · Xem thêm »

UTC+03:00

Giờ UTC+3 được dùng tại những nơi sau đây.

Mới!!: Tây Nam Á và UTC+03:00 · Xem thêm »

UTC+03:30

Giờ UTC+3:30 được dùng tại Iran (Giờ chuẩn Iran).

Mới!!: Tây Nam Á và UTC+03:30 · Xem thêm »

UTC+04:00

Giờ UTC+4 được dùng trong những nơi sau đây.

Mới!!: Tây Nam Á và UTC+04:00 · Xem thêm »

UTC+04:30

Giờ UTC+4:30 được dùng tại Afghanistan và là giờ mùa hè tại Iran.

Mới!!: Tây Nam Á và UTC+04:30 · Xem thêm »

Vịnh Aden

Vịnh Aden (خليج عدن; chuyển tự: Khalīj 'Adan, tiếng Somali: Khaleejka Cadan) là vịnh nằm trong Biển Ả Rập giữa Yemen ở bờ phía nam của Bán đảo Ả Rập và Somalia trên bán đảo Sừng châu Phi.

Mới!!: Tây Nam Á và Vịnh Aden · Xem thêm »

Vịnh Ba Tư

Vịnh Ba Tư Vịnh Ba Tư, Vịnh Ả Rập, hay Vịnh Péc-xích là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.

Mới!!: Tây Nam Á và Vịnh Ba Tư · Xem thêm »

Vịnh Oman

Vịnh Oman Vịnh Oman hoặc Biển Oman (tiếng Ba Tư: درياي عمان), hoặc Vịnh Makran (الخليج عمان; latin hóa: khalīj ʿumān), (tiếng Urdu/tiếng Ba Tư: خليج مکران) là một vịnh biển nối Biển Ả Rập với Eo biển Hormuz, rồi chảy ra Vịnh Ba Tư.

Mới!!: Tây Nam Á và Vịnh Oman · Xem thêm »

Yemen

Yemen (phiên âm tiếng Việt: Y-ê-men; اليَمَن), tên chính thức Cộng hòa Yemen (الجمهورية اليمنية), là một quốc gia nằm ở Tây Á, tọa lạc tại Nam bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Tây Nam Á và Yemen · Xem thêm »

Yerevan

Yerevan (Երևան, cách viết cổ điển: Երեւան) là thủ đô và thành phố lớn nhất Armenia, cũng là một trong trong các thành phố cổ nhất luôn có dân cư ngụ.

Mới!!: Tây Nam Á và Yerevan · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Tây Á.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »