Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Trận Kiev (1943)

Mục lục Trận Kiev (1943)

Trận Kiev (1943) là một trong các trận đánh quan trọng nhất của chuỗi Chiến dịch Tả ngạn sông Dniepr.

28 quan hệ: Đức Quốc Xã, Bạch Nga, Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin, Chiến dịch Chernigov-Pripyat, Chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky, Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Chiến tranh Xô-Đức, Dãy núi Karpat, Erhard Raus, Erich von Manstein, Hermann Hoth, Iosif Vissarionovich Stalin, Kiev, Liên Xô, Nguyên soái, Nikolai Fyodorovich Vatutin, Phương diện quân Trung Tâm, Phương diện quân Ukraina 1, Phương diện quân Voronezh, Sankt-Peterburg, Time (tạp chí), Trận sông Dniepr, Trận Vòng cung Kursk, Tver (tỉnh), 24 tháng 12, 24 tháng 9.

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Bạch Nga

Bạch Nga hay Nga Trắng (tiếng Belarus: Белая Русь.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Bạch Nga · Xem thêm »

Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin

Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin là một hoạt động quân sự nằm trong khuôn khổ Trận sông Dniepr.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin · Xem thêm »

Chiến dịch Chernigov-Pripyat

Chiến dịch tiến công theo hướng Chernigov-Pripyat là một phần của Cuộc chiến trên vùng sông Dniepr vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai trên Mặt trận Xô-Đức.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến dịch Chernigov-Pripyat · Xem thêm »

Chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky

Chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky còn được gọi là "Tiểu Stalingrad" hay "Stalingrad trên bờ sông Dniepr" là một chiến dịch lớn trong Chiến tranh Xô-Đức, kéo dài từ ngày 24 tháng 1 đến 17 tháng 2 năm 1944 và là một phần của Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr. Sau 24 ngày tấn công, bao vây, chia cắt, Phương diện quân Ukraina 1 và Phương diện quân Ukraina 2 của Hồng quân Liên Xô đã bao vây và đánh tan 11 sư đoàn thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam của Quân đội Đức Quốc xã trên bờ Tây sông Dniepr. Đây là hướng hoạt động quan trọng nhất của Quân đội Liên Xô cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1944 trên mặt trận Ukraina. Kế hoạch tác chiến đã được Nguyên soái G. K. Zhukov và các đại tướng N.F.Vatutin, I. S. Konev báo cáo về Moskva ngày 11 tháng 1. Ngày 12 tháng 1, Đại bản doanh quân đội Liên Xô có chỉ thị đồng ý về nguyên tắc việc phát động chiến dịch. Thời điểm và kế hoạch cụ thể sẽ có chỉ lệnh sau khi Bộ Tổng tham mưu xem xét và báo cáo ý kiến của họ. Khởi đầu ngày 24 tháng 1, gần như đồng thời với Chiến dịch tấn công Rovno–Lutsk, chỉ sau bốn ngày, các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và 6 của Quân đội Liên Xô đã hoàn toàn bao vây cụm quân Đức ở khu vực Korsun–Shevchenkovsky, Shenderovka, Boguslav. Từ ngày 4 tháng 2 năm 1944, Thống chế Erich von Manstein, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã tung ra đòn phản công gồm 7 sư đoàn xe tăng và 5 sư đoàn bộ binh để giải vây cho cụm quân của tướng Wilhelm Stemmermann nhưng không thành công. Ngày 17 tháng 2, Quân đội Liên Xô đã thanh toán xong cánh quân Đức trong vòng vây. Trong số hơn 33.000 quân Đức bị bao vây, có khoảng 27.000 người thiệt mạng, 1.500 người bị bắt. Trong các cuộc phản công giải vây từ bên ngoài, đã có khoảng 28.000 sĩ quan và binh lính Đức chết và bị thương. Chỉ có một nhóm nhỏ khoảng hơn 4.000 quân Đức chia thành nhiều toán lẻ chạy thoát khỏi vòng vây. Trong số quân Đức bị giết ở "cái chảo" Korsun có trung tướng pháo binh Wilhelm Stemmermann, tư lệnh Quân đoàn bộ binh 11 thuộc Tập đoàn quân 8 (Đức). Kết quả chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky đã tạo ra trên tuyến phòng thủ của Quân đội Đức Quốc xã ở Ukraina một lỗ hổng lớn; đồng thời, mở ra các hướng tổng tấn công của Quân đội Liên Xô trong mùa xuân năm 1944 cắt đôi mặt trận của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức), buộc quân đội Đức Quốc xã phải rút lui khỏi Ukraina ba tháng sau đó.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr

Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr ở Ukraina (1944), hay còn được gọi là Chiến dịch tấn công Dniepr–Carpath, kéo dài từ ngày 24 tháng 12 năm 1943 đến ngày 14 tháng 4 năm 1944, là một chiến dịch tấn công chiến lược do các Phương diện quân Ukraina 1, 2, 3 và 4 cùng với cánh Nam của Phương diện quân Byelorussia 1 thực hiện, nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức).

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Thuật ngữ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được phổ dụng tại Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ để chỉ một phần cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kể từ 22 tháng 6 năm 1941 đến 9 tháng 5 năm 1945 chống lại Đức Quốc xã và các đồng minh của nó ở Mặt trận Phía đông.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Dãy núi Karpat

Dãy núi Karpat hay dãy núi Carpat (Carpaţi; Séc, Ba Lan và Slovakia: Karpaty; Ukraina: Карпати (Karpaty); Đức: Karpaten; Serbia: Karpati / Карпати; Hungary: Kárpátok) là một dãy núi tạo thành hình vòng cung dài khoảng 1.500 km ngang qua Trung Âu và Đông Âu, làm cho nó trở thành dãy núi lớn nhất tại châu Âu.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Dãy núi Karpat · Xem thêm »

Erhard Raus

Erhard Raus (sinh ngày 8 Tháng 1 năm 1889 mất ngày 3 tháng 4 năm 1956), là Đại tướng của quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Erhard Raus · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Erich von Manstein · Xem thêm »

Hermann Hoth

Hermann Hoth (1885-1971) là một Đại tướng Lục quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Hermann Hoth · Xem thêm »

Iosif Vissarionovich Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin (thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Iosif Vissarionovich Stalin · Xem thêm »

Kiev

Kiev, hay Kyiv, (tiếng Ukraina: Київ Kyyiv; tiếng Nga: Ки́ев Kiyev) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Ukraina.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Kiev · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Liên Xô · Xem thêm »

Nguyên soái

Nguyên soái, tương đương (cao hơn) Thống chế, là danh xưng quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Thống tướng.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Nguyên soái · Xem thêm »

Nikolai Fyodorovich Vatutin

Nikolai Fyodorovich Vatutin (tiếng Nga: Николай Федорович Ватутин) (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1901, mất ngày 14 tháng 4 năm 1944) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Nikolai Fyodorovich Vatutin · Xem thêm »

Phương diện quân Trung Tâm

Phương diện quân Trung tâm (tiếng Nga: Центральный фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Phương diện quân Trung Tâm · Xem thêm »

Phương diện quân Ukraina 1

Phương diện quân Ukraina 1 (tiếng Nga: 1-й Украинский фронт) là tổ chức tác chiến chiến lược của Quân đội Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943 ở phía tây nam Mặt trận Xô-Đức theo chỉ lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô vào ngày 16 tháng 10 năm 1943 về việc đổi tên Phương diện quân Voronezh.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Phương diện quân Ukraina 1 · Xem thêm »

Phương diện quân Voronezh

Phương diện quân Voronezh (tiếng Nga: Воронежский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Phương diện quân Voronezh · Xem thêm »

Sankt-Peterburg

Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Sankt-Peterburg · Xem thêm »

Time (tạp chí)

Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, tương tự như tờ Newsweek và U.S. News & World Report.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Time (tạp chí) · Xem thêm »

Trận sông Dniepr

Trận sông Dniepr là một chuỗi các chiến dịch tấn công chiến lược của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn mở đầu cho thời kỳ thứ ba của cuộc chiến tranh Xô-Đức, đồng thời là một trận đánh lớn của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Trận sông Dniepr · Xem thêm »

Trận Vòng cung Kursk

Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Trận Vòng cung Kursk · Xem thêm »

Tver (tỉnh)

300px Tver Oblast (tiếng Nga:Тверска́я о́бласть, Tverskaya oblast) là một chủ thể liên bang của Nga (một tỉnh).

Mới!!: Trận Kiev (1943) và Tver (tỉnh) · Xem thêm »

24 tháng 12

Ngày 24 tháng 12 là ngày thứ 358 (359 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và 24 tháng 12 · Xem thêm »

24 tháng 9

Ngày 24 tháng 9 là ngày thứ 267 (268 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Trận Kiev (1943) và 24 tháng 9 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Trận Kiev, 1943.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »