Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tiếng Ba Tư

Mục lục Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

31 quan hệ: Afghanistan, Azerbaijan, Đế quốc Sasanian, Bảng chữ cái Ả Rập, Bảng chữ cái Hebrew, Iran, Iraq, Kavkaz, Liên Xô, Nam Á, Nga, Ngữ chi Iran, Ngữ hệ Ấn-Âu, Ngữ hệ Turk, Ngữ tộc Ấn-Iran, Nhà Achaemenes, Tajikistan, Tây Nam Á, Tiếng Armenia, Tiếng Ả Rập, Tiếng Ba Tư, Tiếng Dari, Tiếng Gruzia, Tiếng Hindustan, Tiếng Pashtun, Tiếng Tajik, Tiếng Tat (Kavkaz), Tiếng Urdu, Tiểu Á, Trung Á, Uzbekistan.

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Afghanistan · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Azerbaijan · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Bảng chữ cái Ả Rập

Bảng chữ cái Ả Rập (أبجدية عربية ’abjadiyyah ‘arabiyyah) là hệ thống chữ viết được sử dụng cho chữ viết của nhiều ngôn ngữ ở châu Á và châu Phi, như Ả Rập và Urdu.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Bảng chữ cái Ả Rập · Xem thêm »

Bảng chữ cái Hebrew

Bảng chữ cái Hebrew אָלֶף־בֵּית עִבְרִי) là bảng chữ cái sử dụng trong tiếng Hebrew, cũng như các ngôn ngữ Do Thái khác, đáng chú ý là tiếng Yiddish, Ladino, và Judeo-Arabic.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Bảng chữ cái Hebrew · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Iran · Xem thêm »

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Iraq · Xem thêm »

Kavkaz

khí tự nhiên, và than đá. Kavkaz (phiên âm tiếng Việt: Cáp-ca hay Cáp-ca-dơ, tiếng Anh: Caucasus, tiếng Adygea: Къэфкъас, tiếng Armenia: Կովկաս, tiếng Azerbaijan: Qafqaz, tiếng Gruzia: კავკასია (K'avk'asia), tiếng Nga: Кавка́з, tiếng Ossetia: Кавказ, tiếng Chechnya: Кавказ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kafkasya) là một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á. Nơi đây có dãy núi Kavkaz, bao gồm ngọn núi cao nhất châu Âu là núi Elbrus.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Kavkaz · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Liên Xô · Xem thêm »

Nam Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Nam Á · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Nga · Xem thêm »

Ngữ chi Iran

Ngữ chi Iran là một nhánh của Ngữ tộc Indo-Iran; ngữ tộc này lại là một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Ngữ chi Iran · Xem thêm »

Ngữ hệ Ấn-Âu

Ngữ hệ Ấn-Âu là một ngữ hệ lớn, gồm khoảng 445 ngôn ngữ còn tồn tại (theo ước tính của Ethnologue), với hơn hai phần ba (313) thuộc về nhánh Ấn-Iran.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Ngữ hệ Ấn-Âu · Xem thêm »

Ngữ hệ Turk

Ngữ hệ Turk hay ngữ hệ Đột Quyết là một ngữ hệ gồm ít nhất 35 ngôn ngữ, được nói bởi các dân tộc Turk trên một khu vực rộng lớn từ Đông Âu và Địa Trung Hải tới Siberia và miền Tây Trung Quốc.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Ngữ hệ Turk · Xem thêm »

Ngữ tộc Ấn-Iran

Các ngôn ngữ Ấn-Iran, còn được gọi là ngôn ngữ Aryan, tạo thành các chi nhánh còn tồn tại xa nhất về phía đông của Ngữ hệ Ấn-Âu.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Ngữ tộc Ấn-Iran · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Tajikistan

Cộng hòa Tajikistan (phiên âm tiếng Việt: Ta-gi-ki-xtan; tiếng Tajik: Ҷумҳурии Тоҷикистон) là một quốc gia ở vùng Trung Á. Tajikistan giáp với Afghanistan về phía nam, Uzbekistan về phía tây, Kyrgyzstan về phía bắc, và Trung Quốc về phía đông.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tajikistan · Xem thêm »

Tây Nam Á

Tây Á hay Tây Nam Á là tiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tây Nam Á · Xem thêm »

Tiếng Armenia

Tiếng Armenia (cổ điển: հայերէն; hiện đại: հայերեն) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng mẹ đẻ của người Armenia.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Armenia · Xem thêm »

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, hay عَرَبِيّ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Ả Rập · Xem thêm »

Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Ba Tư · Xem thêm »

Tiếng Dari

Dari (دری Darī, phát âm là dæˈɾi hay Fārsī-ye Darī فارسی دری) trong các thuật ngữ mang tính lịch sử đề cập đến tiếng Ba Tư của Sassanids.Frye, R.N., "Darī", The Encylcopaedia of Islam, Brill Publications, CD version Theo cách dùng hiện nay, thuật ngữ này đề cập đến các phương ngữ của tiếng Ba Tư hiện đại được nói tại Afghanistan, và vì thế còn được gọi là tiếng Ba Tư Afghanistan. Đây là thuật ngữ chính thức được chính phủ Afghanistan công nhận năm 1964 để gọi tiếng Ba Tư.Lazard, G. "", in Encyclopædia Iranica, Online Edition 2006. Theo định nghĩa của Hiến pháp Afghanistan, đây là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan; ngôn ngữ còn lại là tiếng Pashtun. Dari là ngôn ngữ phổ biến nhất tại Afghanistan và là ngôn ngữ thứ nhất của khoảng 50% dân số, và giữ vai trò là ngôn ngữ chính của đất nước cùng với tiếng Pashtub. Các phương ngữ tại Iran và Afghanistan của tiếng Ba Tư có thể hiểu lẫn nhau ở mức độ cao, với các khác biệt chủ yếu là về từ vựng và âm vị. Dari, ngôn ngữ được nói tại Afghanistan, không có liên quan với tiếng Dari hay tiếng Gabri của Iran, vốn là một ngôn ngữ thuộc nhóm Trung Iran, đượck một số cộng đồng Hỏa giáo sử dụng.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Dari · Xem thêm »

Tiếng Gruzia

Tiếng Gruzia (ქართული ენა chuyển tự kartuli ena) là một ngôn ngữ Kartvelia được nói bởi người Gruzia, và là ngôn ngữ chính thức của Gruzia.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Gruzia · Xem thêm »

Tiếng Hindustan

Hindi-Urdu (هندی اردو, हिंदी उर्दू) là một ngôn ngữ Ấn-Iran và là lingua franca (ngôn ngữ cầu nối) ở Bắc Ấn Độ và Pakistan.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Hindustan · Xem thêm »

Tiếng Pashtun

Tiếng Pashtun (پښتو Pax̌tō), được gọi là Afghāni (افغانی) trong tiếng Ba Tư và Paṭhānī trong tiếng Hindi và Urdu, là một ngôn ngữ ở miền Nam-Trung Á, được nói bởi người Pashtun. Người nói ngôn ngữ này có một số tên gọi, gồm Pashtun và Pukhtun và đôi khi Afghan hay Pathan. Đây là một ngôn ngữ Iran Đông, thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Tiếng Pashtun là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan,Constitution of Afghanistan – và là ngôn ngữ khu vực đông người nói thứ hai tại Pakistan, chủ yếu ở miền tây và tây bắc đất nước. Những Khu vực Bộ lạc Liên bang Quản lý (FATA) của Pakistan gần 100% nói tiếng Pashtun, trong khi nó cũng là ngôn ngữ số đông ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa và các huyện miền bắc của Balochistan. Tiếng Pashtun là ngôn ngữ chính của kiều dân Pashtun khắp nơi trên thế giới. Tổng số người nói tiếng Pashtun trên toàn cầu được ước tính là từ 45–60 triệu.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Pashtun · Xem thêm »

Tiếng Tajik

Tajik, Tajiki, (đôi khi viết Tadjik hoặc Tadzhik;,, tojikī) có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư được nói ở Trung Á.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Tajik · Xem thêm »

Tiếng Tat (Kavkaz)

Tiếng Tat hay Tat/Tati Ba Tư Gernot Windfuhr, "Persian Grammer: history and state of its study", Walter de Gruyter, 1979.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Tat (Kavkaz) · Xem thêm »

Tiếng Urdu

Tiếng Urdu (اُردُو ALA-LC:, hay tiếng Urdu chuẩn hiện đại) là ngữ tầng (register) chuẩn hóa và Ba Tư hóa của tiếng Hindustan.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiếng Urdu · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Tiểu Á · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Trung Á · Xem thêm »

Uzbekistan

Uzbekistan (phiên âm tiếng Việt: U-dơ-bê-ki-xtan), tên chính thức Cộng hòa Uzbekistan (tiếng Uzbek: O‘zbekiston Respublikasi), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết.

Mới!!: Tiếng Ba Tư và Uzbekistan · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chữ Ba Tư, Ngôn ngữ Ba Tư, Tiếng Ba tư, Tiếng Ba-tư, Tiếng Farsi, Tiếng Persia, Tiếng Persian.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »