Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tigranes Đại đế

Mục lục Tigranes Đại đế

Tigranes Đại đế (tiếng Armenia: Տիգրան Մեծ, tên Hy Lạp: Τιγράνης ο Μέγας, tiếng Nga: Тигран Велики) (cai trị 95-55 TCN), còn gọi là Tigranes II (đôi khi Tigranes I), là vua của Armenia mà trong một thời gian ngắn đã biến quốc gia này thành một thế lực ở phương đông đối trọng với cộng hòa La Mã.

34 quan hệ: Antiochia, Antiochos XII Dionysos, Antiochos XIII Asiaticos, Armenia, Artavasdes II của Armenia, Artaxias I, Đế quốc La Mã, Địa Trung Hải, Biển Caspi, Cộng hòa La Mã, Châu Á, Châu Âu, Chính trị, Cicero, Damascus, Hy Lạp, Lucius Cornelius Sulla, Lưỡng Hà, Mithridates II, Mithridates VI của Pontos, Người Parthia, Người Scythia, Phong kiến, Plutarchus, Pompey, Quân chủ chuyên chế, Seleukos VII Kybiosaktes, Strabo, Tiểu Á, Trận Tigranocerta, Vương quốc Armenia (cổ đại), Vương quốc Seleukos, 55 TCN, 95 TCN.

Antiochia

Antiochia theo cách vẽ của Abraham Ortelius. Antiochia bên sông Orontes (Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Ὀρόντου, Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Δάφνῃ, hay Ἀντιόχεια ἡ Μεγάλη; ܐܢܛܝܘܟܝܐ Anṭiokia; אנטיוכיה, antiyokhya; ანტიოქია; Անտիոք Antiok; Antiochia ad Orontem; انطاکیه, Anṭākiya, phiên âm tiếng Việt: Antiôkhia, Antiôkia, Antiốt), còn được gọi Antiochia xứ Syria, là một thành phố cổ nằm ở bờ đông của sông Orontes.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Antiochia · Xem thêm »

Antiochos XII Dionysos

Antiochus XII Dionysos (Epiphanes / Philopator / Callinicus), một vị vua của vương quốc Seleucid thời kỳ Hy Lạp hóa, người trị vì từ năm 87-84 trước Công nguyên, ông là con trai thứ năm của Antiochus VIII Grypus mang vương miện của nhà vua.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Antiochos XII Dionysos · Xem thêm »

Antiochos XIII Asiaticos

Antiochos XIII Dionysus Philopator Kallinikos, còn được biết đến với tên là Asiaticus,ông là một trong những vị vua cuối cùng của vương quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Antiochos XIII Asiaticos · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Armenia · Xem thêm »

Artavasdes II của Armenia

Vua Artavasdes II (Armenian: Արտավազդ Երկրորդ) cai trị Armenia từ năm 53-34 TCN.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Artavasdes II của Armenia · Xem thêm »

Artaxias I

Artaxias I(còn gọi là Artaxes hoặc Artashes, tiếng Armenia: Արտաշես Առաջին) (trị vì 190 TCN/189 TCN-160 TCN/159 TCN) là người sáng lập của triều đại Artaxiad,những người đã cai trị Vương quốc Armenia trong gần hai thế kỷ.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Artaxias I · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Tigranes Đại đế và Địa Trung Hải · Xem thêm »

Biển Caspi

Bản đồ biển Caspi, khu màu vàng chỉ vùng trũng Caspi. Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Biển Caspi · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Châu Á · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Châu Âu · Xem thêm »

Chính trị

Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Chính trị · Xem thêm »

Cicero

Marcus Tullius Cicero (Latin cổ điển:; 3 tháng 1, 106 TCN – 7 tháng 12, 43 TCN) là một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Cicero · Xem thêm »

Damascus

Damascus (theo tiếng Latinh, دمشق Dimashq, Δαμασκός, phiên âm tiếng Việt: Đa-mát theo tiếng Pháp Damas, còn gọi là Đa-ma-cút theo tiếng Anh: Damascus) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Damascus · Xem thêm »

Hy Lạp

Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Hy Lạp · Xem thêm »

Lucius Cornelius Sulla

Lucius Cornelius Sulla Felix (khoảng 138 TCN - 78 TCN), được gọi chung là Sulla, là một vị tướng và chính khách La Mã.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Lucius Cornelius Sulla · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Mithridates II

Mithridates II Arsaces VII (Đại đế) là "hoàng đế vĩ đại" của Parthia từ năm 123 tới 88 TCN.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Mithridates II · Xem thêm »

Mithridates VI của Pontos

Mithradates VI (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης, tiếng Ba Tư cổ: Mithradatha, "Món quà của Mithra") (134 TCN – 63 TCN), còn được biết đến như là Mithradates Vĩ đại (Megas) và Eupator Dionysius, là vua xứ Pontos ở miền Bắc Tiểu Á (nay ở Thổ Nhĩ Kỳ) từ khoảng 119 – 63 TCN.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Mithridates VI của Pontos · Xem thêm »

Người Parthia

Một thanh niên trong trang phục Parthia, Palmyra, Syria vào nửa đầu thế kỷ III. Tượng khắc trang trí. Bảo tàng Louvre. Người Parthia là một dân tộc miền đông bắc Ba Tư, được biết đến vì đã đặt nền tảng về chính trị và văn hóa cho Vương quốc Arsaces sau này.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Người Parthia · Xem thêm »

Người Scythia

Người Scythia hay người Scyth là một dân tộc bao gồm những người chăn thả gia súc, sống du mục, cưỡi ngựa, có nguồn gốc từ Iran đã thống trị vùng thảo nguyên Hắc Hải trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 8-7 TCN.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Người Scythia · Xem thêm »

Phong kiến

Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Phong kiến · Xem thêm »

Plutarchus

Plutarchus (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Πλούταρχος, Ploutarchos), còn được viết theo tên tiếng Anh, tiếng Đức là Plutarch, và tiếng Pháp là Plutarque, tên đầy đủ là Lucius Mestrius Plutarchus (Μέστριος Πλούταρχος) lấy khi nhận được quyền công dân La Mã, (46 - 120) là một nhà tiểu luận va nhà tiểu sử học La Mã cổ đại, ông là người gốc Hy Lạp.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Plutarchus · Xem thêm »

Pompey

Pompey, còn gọi là Pompey Vĩ đại hay Pompey thành viên Tam Hùng (chữ viết tắt tiếng Latinh cổ: CN·POMPEIVS·CN·F·SEX·N·MAGNVS, Gnaeus hay Cnaeus Pompeius Magnus) (26 tháng 9 năm 106 TCN – 28 tháng 9 năm 48 TCN) là một nhà lãnh đạo quân sự, chính trị lỗi lạc của Cộng hòa La Mã.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Pompey · Xem thêm »

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Quân chủ chuyên chế · Xem thêm »

Seleukos VII Kybiosaktes

Seleukos VII Philometor, là một vị vua của vương quốc Seleukos thời kì Hy Lạp hóa.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Seleukos VII Kybiosaktes · Xem thêm »

Strabo

Greek Hình Strabo trên bản khắc thế kỷ 16 Một trang của sách ''Geographica'' do Isaac Casaubon xuất bản năm 1620 Strabo (Στράβων; sinh khoảng năm 63/64 trước Công nguyên – chết khoảng năm 24 sau Công nguyên) là một sử gia, nhà địa lý và triết gia Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Strabo · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Tiểu Á · Xem thêm »

Trận Tigranocerta

Trận Tigranocerta (Tiếng Armenian: Տիգրանակերտի ճակատամարտը, Tigranakerti Tchakatamartuh) là một trân đánh quân sự nổ ra vào ngày 6 tháng 10 năm 69 TCN giữa quân đội của Cộng hòa La Mã và quân đội của Vương quốc Armenia dưới sự chỉ huy của vua Tigranes Đại đế.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Trận Tigranocerta · Xem thêm »

Vương quốc Armenia (cổ đại)

Đại Armenia (tiếng Armenia: Մեծ Հայք Mets Hayk), cũng gọi là Vương quốc Đại Armenia, là một vương quốc độc lập từ năm 190 TCN tới năm 387, và là một quốc gia chư hầu của La Mã và đế quốc Ba Tư cho tới năm 428.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Vương quốc Armenia (cổ đại) · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Tigranes Đại đế và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

55 TCN

Năm 55 TCN là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Tigranes Đại đế và 55 TCN · Xem thêm »

95 TCN

Năm 95 TCN là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Tigranes Đại đế và 95 TCN · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Tigranes I của Armenia, Tigranes I of Armenia, Tigranes II, Tigranes II của Armenia.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »