Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thực vật có mạch

Mục lục Thực vật có mạch

Thực vật có mạch là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể.

35 quan hệ: Bạch quả, Glucose, Hợp chất, Kỷ Silur, Khí khổng, Khí quyển, Lớp Cỏ tháp bút, Lớp Dây gắm, Lớp Dương xỉ, Lớp Dương xỉ cành, Lớp Dương xỉ tòa sen, Lớp Quyết lá thông, Lớp Tuế, , Mô mạch, Mạch gỗ, Ngành Bạch quả, Ngành Dương xỉ, Ngành Thông, Ngành Thạch tùng, Nhiễm sắc thể, Nước, Quang hợp, Quản bào, Ribosome, Sức căng bề mặt, Thẩm thấu, Thực vật, Thực vật có hạt, Thực vật có hoa, Thực vật có phôi, Thực vật hạt trần, Thực vật không mạch, Thể bào tử, Trao đổi chất.

Bạch quả

Bạch quả (tên khoa học: Ginkgo biloba; 銀杏 trong tiếng Trung, tức là ngân hạnh hay 白果 là bạch quả), là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae.

Mới!!: Thực vật có mạch và Bạch quả · Xem thêm »

Glucose

Glucose là một loại đường đơn giản (monosaccarit), và cũng là một gluxit(cacbohydrat) tiêu biểu.

Mới!!: Thực vật có mạch và Glucose · Xem thêm »

Hợp chất

Muối ăn (NaCl) là một hợp chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố là Natri và Clorua Trong hóa học, hợp chất là một chất được cấu tạo bởi từ 2 nguyên tố trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định.

Mới!!: Thực vật có mạch và Hợp chất · Xem thêm »

Kỷ Silur

Kỷ Silur hay phiên âm thành kỷ Xi-lua là một kỷ chính trong niên đại địa chất kéo dài từ khi kết thúc kỷ Ordovic, vào khoảng 443,7 ± 1,5 triệu (Ma) năm trước, tới khi bắt đầu kỷ Devon vào khoảng 416,0 ± 2,8 Ma (theo ICS, 2004).

Mới!!: Thực vật có mạch và Kỷ Silur · Xem thêm »

Khí khổng

Khí khổng mở (trên) và đóng (dưới) Khí khổng (hay còn gọi là lỗ thở) là một loại tế bào quan trọng của thực vật (chỉ có ở thực vật trên cạn, không có ở thực vật thủy sinh).

Mới!!: Thực vật có mạch và Khí khổng · Xem thêm »

Khí quyển

khí quyển Trái Đất. Great Red Spot (Vệt đỏ lớn). Khí quyển là một lớp khí có thể bao bọc xung quanh một thiên thể có khối lượng đủ lớn, và nó được giữ lại bởi trọng lực của thiên thể đó.

Mới!!: Thực vật có mạch và Khí quyển · Xem thêm »

Lớp Cỏ tháp bút

Lớp Mộc tặc hay lớp Cỏ tháp bút (danh pháp khoa học: Equisetopsida, đồng nghĩa Sphenopsida), là một lớp thực vật với các mẫu hóa thạch có niên đại từ kỷ Devon.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Cỏ tháp bút · Xem thêm »

Lớp Dây gắm

Ngành Dây gắm (danh pháp khoa học: Gnetophyta) là một ngành của thực vật hạt trần chứa ba họ có quan hệ họ hàng trong một nhóm đa ngành của thực vật có hạt.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Dây gắm · Xem thêm »

Lớp Dương xỉ

Dương xỉ túi bào tử nhỏ hay dương xỉ thật sự là nhóm lớn nhất trong số các nhóm dương xỉ còn sinh tồn.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Dương xỉ · Xem thêm »

Lớp Dương xỉ cành

Lớp Dương xỉ cành hay lớp Quyết cành (danh pháp khoa học: Cladoxylopsida là một nhóm thực vật chỉ được biết đến từ các hóa thạch, được người ta coi là tổ tiên của các loài dương xỉ và mộc tặc. Chúng có một thân cây ở trung tâm và từ trên ngọn tỏa ra vài cành bên. Các hóa thạch của các loài dương xỉ này có niên đại vào khoảng kỷ Devon và kỷ Than Đá, chủ yếu là các thân cây. Phân loại của nhóm này vẫn chưa chắc chắn, nhưng người ta cho rằng nó được chia ra làm hai bộ là Cladoxylales (dương xỉ cành) và Hyeniales (quyết lá tỏa). Các hóa thạch nguyên vẹn của dương xỉ cành có niên đại Trung Devon thuộc chi Wattieza chỉ ra rằng nó là cây thân gỗ, được nhận dạng sớm nhất trong hồ sơ hóa thạch vào năm 2007.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Dương xỉ cành · Xem thêm »

Lớp Dương xỉ tòa sen

Lớp Dương xỉ tòa sen hay lớp Tòa sen (danh pháp khoa học: Marattiopsida) là một nhóm dương xỉ chỉ chứa một bộ với danh pháp Marattiales và một họ có danh pháp Marattiaceae.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Dương xỉ tòa sen · Xem thêm »

Lớp Quyết lá thông

Lớp Quyết lá thông (danh pháp khoa học: Psilotopsida) là một lớp thực vật trông tương tự như dương xỉ.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Quyết lá thông · Xem thêm »

Lớp Tuế

Lớp Tuế, tên khoa học Cycadopsida, là nhóm thực vật có hạt đặc trưng bởi thân gỗ mập mạp với lá cứng thường xanh tạo thành một tán lớn.

Mới!!: Thực vật có mạch và Lớp Tuế · Xem thêm »

Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân t. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống.

Mới!!: Thực vật có mạch và Mô · Xem thêm »

Mô mạch

Mặt cắt ngang thân cây cần tây, cho thấy các bó mạch, bao gồm cả xylem và phloem. mâm xôi. Mô mạch là một loại mô dẫn phức tạp, được hình thành từ nhiều loại mô và được tìm thấy trong các loại thực vật có mạch.

Mới!!: Thực vật có mạch và Mô mạch · Xem thêm »

Mạch gỗ

Mặt cắt mô tả của 1 thân cây, có các bó mạch gỗ và mạch libehttp://www.hydroponicist.com Winterborne J, 2005. ''Hydroponics - Indoor Horticulture'' Mạch gỗ thuật ngữ khoa học là xylem (chữ "xylem" bắt nguồn từ 1 từ cổ điển Hy Lạp ξυλον (xylon), có nghĩa là "gỗ"), là tổ chức dẫn truyền nhựa nguyên (khoáng và nước) trong thân cây, chỉ có ở cây gỗ lá rộng.

Mới!!: Thực vật có mạch và Mạch gỗ · Xem thêm »

Ngành Bạch quả

Ngành Bạch quả (danh pháp khoa học: Ginkgophyta) là ngành thực vật hạt trần với lớp duy nhất là lớp Bạch quả (Ginkgoopsida).

Mới!!: Thực vật có mạch và Ngành Bạch quả · Xem thêm »

Ngành Dương xỉ

Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loàiChapman Arthur D. (2009).

Mới!!: Thực vật có mạch và Ngành Dương xỉ · Xem thêm »

Ngành Thông

Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân g. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.

Mới!!: Thực vật có mạch và Ngành Thông · Xem thêm »

Ngành Thạch tùng

Ngành Thạch tùng hay ngành Thông đất (danh pháp hai phần: Lycopodiophyta, còn gọi là Lycophyta) là một nhóm thực vật có mạch trong giới thực vật.

Mới!!: Thực vật có mạch và Ngành Thạch tùng · Xem thêm »

Nhiễm sắc thể

Cấu trúc của nhiễm sắc thể(1) Cromatit(2) Tâm động - nơi 2 cromatit đính vào nhau, là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân và giảm phân(3) Cánh ngắn(4) Cánh dài Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.

Mới!!: Thực vật có mạch và Nhiễm sắc thể · Xem thêm »

Nước

Mô hình phân tử nước Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng), nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.

Mới!!: Thực vật có mạch và Nước · Xem thêm »

Quang hợp

Lá cây: nơi thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật. Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.

Mới!!: Thực vật có mạch và Quang hợp · Xem thêm »

Quản bào

Quản bào hay tế bào ống (tracheid)là những tế bào nằm trong mạch gỗ của các loại thực vật có mạch giúp đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đi khắp các bộ phận khác của cây.

Mới!!: Thực vật có mạch và Quản bào · Xem thêm »

Ribosome

Ribosome là một bộ máy phân tử lớn và phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống, nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.

Mới!!: Thực vật có mạch và Ribosome · Xem thêm »

Sức căng bề mặt

Một giọt nước dội lên, hiện tượng này tạo ra do sức căng bề mặt của nước. Một đồng xu nổi trong cốc nước nhờ hiện tượng sức căng bề mặt Trong vật lý học, sức căng bề mặt (còn gọi là năng lượng bề mặt hay ứng suất bề mặt, thường viết tắt là σ hay γ hay T) là mật độ dài lực xuất hiện ở bề mặt giữa chất lỏng và các chất khí, chất lỏng hay chất rắn khác; có bản chất là chênh lệch lực hút phân tử khiến các phân tử ở bề mặt của chất lỏng thể hiện đặc tính của một màng chất dẻo đang chịu lực kéo căng.

Mới!!: Thực vật có mạch và Sức căng bề mặt · Xem thêm »

Thẩm thấu

right Thẩm thấu là sự dịch chuyển tự phát của các phân tử dung môi qua một màng bán thấm đến một khu vực có nồng độ cao hơn của chất tan, theo khuynh hướng cân bằng nồng độ chất tan ở hai bên.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thẩm thấu · Xem thêm »

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thực vật · Xem thêm »

Thực vật có hạt

Thực vật có hạt (danh pháp khoa học: Spermatophyta (từ tiếng Hy Lạp "Σπερματόφυτα") bao gồm các loài thực vật có sinh ra hạt. Chúng là tập hợp con của thực vật có mạch (Tracheophyta) trong thực vật có phôi (Embryophyta). Hiện nay, nói chung thực vật có hạt còn sinh tồn được chia ra thành 5 nhóm.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thực vật có hạt · Xem thêm »

Thực vật có hoa

Thực vật có hoa còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật bí tử, là một nhóm chính của thực vật.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thực vật có hoa · Xem thêm »

Thực vật có phôi

Thực vật có phôi (Embryophyta) là nhóm phổ biến và quen thuộc nhất của thực vật.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thực vật có phôi · Xem thêm »

Thực vật hạt trần

Thực vật hạt trần hay thực vật khỏa tử (Gymnospermatophyta) là một nhóm thực vật có hạt chứa các hạt trên các cấu trúc tương tự như hình nón (còn gọi là quả nón, mặc dù chúng không phải là quả thực thụ) chứ không phải bên trong quả như thực vật hạt kín.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thực vật hạt trần · Xem thêm »

Thực vật không mạch

Thực vật không mạch là tên gọi chung để chỉ các nhóm thực vật (bao gồm cả tảo lục khi coi nhóm này là thực vật) không có hệ thống mạch (xylem và phloem).

Mới!!: Thực vật có mạch và Thực vật không mạch · Xem thêm »

Thể bào tử

rêu, thể giao tử là thế hệ chiếm ưu thế, trong khi thể bào tử thì gồm các thân nhỏ mang theo bọc bào tử, phát triển từ phần chóp của thể giao tử. Thể bào tử là trạng thái lưỡng bội đa bào trong vòng đời của thực vật hoặc tảo.

Mới!!: Thực vật có mạch và Thể bào tử · Xem thêm »

Trao đổi chất

Trao đổi chất hay biến dưỡng là những quá trình sinh hoá xảy ra trong cơ thể sinh vật với mục đích sản sinh nguồn năng lượng nuôi sống tế bào (quá trình dị hoá) hoặc tổng hợp những vật chất cấu tạo nên tế bào (quá trình đồng hoá), đó là nền tảng của mọi hiện tượng sinh học.

Mới!!: Thực vật có mạch và Trao đổi chất · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cây, Cây (thực vật), Thực vật bậc cao, Tracheobionta, Tracheophyta.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »