Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thế Tổ

Mục lục Thế Tổ

Thế Tổ (chữ Hán: 世祖) là miếu hiệu của một số vị quân chủ.

37 quan hệ: Bàn Canh, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Bắc Tề Vũ Thành Đế, Cao Tổ, Chúa, Chế độ quân chủ, Chữ Hán, Chiêu Tổ, Gia Long, Hách Liên Bột Bột, Hán Quang Vũ Đế, Hốt Tất Liệt, Hiến Tổ, Khất Khất Trọng Tượng, Liệt Tổ, Lưu Mân, Lưu Tống Hiếu Vũ Đế, Lương Nguyên Đế, Mộ Dung Thùy, Miếu hiệu, Nam Tề Vũ Đế, Phù Kiên, Tào Phi, Tùy Dạng Đế, Túc Tổ, Tấn Vũ Đế, Thái Tổ, Thánh Tổ, Thuận Trị, Trần Văn Đế, Trịnh Kiểm, Triều Tiên Thế Tổ, Trung Quốc, Trương Tuấn (Tiền Lương), Việt Nam, Vua, Vương Long.

Bàn Canh

Bàn Canh (chữ Hán: 盘庚, trị vì: 1401 TCN – 1374 TCN, tên thật Tử Tuần (子旬), là vua thứ 19 nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Hạ Thương Chu đoạn đại công trình - dự án nghiên cứu của các sử gia hiện đại Trung Quốc - xác định thời điểm bắt đầu trị vì của ông là khoảng năm 1300 TCN, muộn hơn số liệu đã dẫn khoảng 100 năm.

Mới!!: Thế Tổ và Bàn Canh · Xem thêm »

Bắc Ngụy Thái Vũ Đế

Bắc Ngụy Thái Vũ Đế (chữ Hán: 北魏太武帝; 408 – 11 tháng 3, 452), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Bắc Ngụy Thái Vũ Đế · Xem thêm »

Bắc Tề Vũ Thành Đế

Bắc Tề Vũ Thành Đế (北齊武成帝) (537–569), tên húy là Cao Đam/Cao Trạm (高湛), biệt danh Bộ Lạc Kê (步落稽), là hoàng đế thứ tư của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Bắc Tề Vũ Thành Đế · Xem thêm »

Cao Tổ

Cao Tổ (chữ Hán: 高祖) là miếu hiệu của một số vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, những vị vua Cao Tổ thường là người khai sáng ra triều đại đó.

Mới!!: Thế Tổ và Cao Tổ · Xem thêm »

Chúa

Nghĩa gốc của từ chúa là người làm chủ, có thể hiểu là người sở hữu, cai trị hoặc có quyền lực rất cao đối với một vùng đất đai, một cộng đồng dân cư (lãnh chúa), hoặc một tổ chức, một thiết chế nào đó.

Mới!!: Thế Tổ và Chúa · Xem thêm »

Chế độ quân chủ

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ vương.

Mới!!: Thế Tổ và Chế độ quân chủ · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Chữ Hán · Xem thêm »

Chiêu Tổ

Chiêu Tổ (chữ Hán 昭祖) là miếu hiệu của những vị tổ tiên triều đại được vua chúa đời sau truy tôn.

Mới!!: Thế Tổ và Chiêu Tổ · Xem thêm »

Gia Long

Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Thế Tổ và Gia Long · Xem thêm »

Hách Liên Bột Bột

Hách Liên Bột Bột/Phật Phật (tiếng Hán trung đại: quảng vận:; 381–425), tên lúc chào đời là Lưu Bột Bột/Phật Phật (劉勃勃/佛佛), gọi theo thụy hiệu là Hạ Vũ Liệt Đế (夏武烈帝), là hoàng đế khai quốc của nước nước Hạ thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Hách Liên Bột Bột · Xem thêm »

Hán Quang Vũ Đế

Hán Quang Vũ Đế (chữ Hán: 漢光武帝; 15 tháng 1, 5 TCN – 29 tháng 3, 57), hay còn gọi Hán Thế Tổ (漢世祖), tên húy Lưu Tú (劉秀), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Hán.

Mới!!: Thế Tổ và Hán Quang Vũ Đế · Xem thêm »

Hốt Tất Liệt

Hốt Tất Liệt (20px Хубилай хаан (Xubilaĭ Khaan),; 23 tháng 9, 1215 - 18 tháng 2, 1294), Hãn hiệu Tiết Thiện Hãn (Сэцэн хаан), là Đại khả hãn thứ 5 của Đế quốc Mông Cổ, đồng thời là người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Hốt Tất Liệt · Xem thêm »

Hiến Tổ

Hiến Tổ (chữ Hán: 獻祖 hoặc 憲祖) là miếu hiệu của một số vị quân chủ của Trung Hoa và Việt Nam.

Mới!!: Thế Tổ và Hiến Tổ · Xem thêm »

Khất Khất Trọng Tượng

Khất Khất Trọng Tượng hay Đại Trọng Tượng (Dae Jung-sang) là phụ thân của Đại Tộ Vinh (Dae Joyeong), người sáng lập nên vương quốc Bột Hải.

Mới!!: Thế Tổ và Khất Khất Trọng Tượng · Xem thêm »

Liệt Tổ

Liệt Tổ (chữ Hán: 烈祖) là miếu hiệu của một số vua chúa trong lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Liệt Tổ · Xem thêm »

Lưu Mân

Lưu Mân (劉旻) (895 - 954), cũng gọi Lưu Sùng, là người sáng lập ra Bắc Hán trong thời Ngũ đại Thập quốc trong lịch sử Trung Hoa từ năm 907 đến năm 960.

Mới!!: Thế Tổ và Lưu Mân · Xem thêm »

Lưu Tống Hiếu Vũ Đế

Lưu Tống Hiếu Vũ Đế (chữ Hán: 劉宋孝武帝; 19 tháng 9 năm 430 – 12 tháng 7 năm 464), tên húy là Lưu Tuấn, tên tự Hưu Long (休龍), tiểu tự Đạo Dân (道民), là một hoàng đế của triều Lưu Tống thời Nam-Bắc triều.

Mới!!: Thế Tổ và Lưu Tống Hiếu Vũ Đế · Xem thêm »

Lương Nguyên Đế

Lương Nguyên Đế (梁元帝), tên thật là Tiêu Dịch (chữ Hán: 蕭繹; 508 – 555), là vị vua thứ ba của nhà Lương thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 552 đến năm 555.

Mới!!: Thế Tổ và Lương Nguyên Đế · Xem thêm »

Mộ Dung Thùy

Mộ Dung Thùy (326–396), tên tự Đạo Minh (道明), gọi theo thụy hiệu là (Hậu) Yên Vũ Thành Đế ((後)燕武成帝) là một đại tướng của nước Tiền Yên và sau này trở thành hoàng đế khai quốc của Hậu Yên.

Mới!!: Thế Tổ và Mộ Dung Thùy · Xem thêm »

Miếu hiệu

Miếu hiệu (chữ Hán: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

Mới!!: Thế Tổ và Miếu hiệu · Xem thêm »

Nam Tề Vũ Đế

Nam Tề Vũ Đế (chữ Hán: 南齊武帝; 440–493), tên húy là Tiêu Trách, tên tự Tuyên Viễn (宣遠), biệt danh Long Nhi (龍兒), là hoàng đế thứ hai của triều đại Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Nam Tề Vũ Đế · Xem thêm »

Phù Kiên

Phù Kiên (337–385), tên tự Vĩnh Cố (永固) hay Văn Ngọc (文玉), hay gọi theo thụy hiệu là (Tiền) Tần Tuyên Chiêu Đế ((前)秦宣昭帝), là một hoàng đế nước Tiền Tần trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Phù Kiên · Xem thêm »

Tào Phi

Tào Phi (chữ Hán: 曹丕; 187 - 29 tháng 6, năm 226), biểu tự Tử Hoàn (子桓), là vị Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, một trong 3 nước thời kì Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Tào Phi · Xem thêm »

Tùy Dạng Đế

Tùy Dượng Đế (chữ Hán: 隋炀帝, 569 - 11 tháng 4, 618), có nguồn phiên âm là Tùy Dạng Đế, Tùy Dương Đế hay Tùy Dưỡng Đế, đôi khi còn gọi là Tùy Minh Đế (隋明帝) hay Tùy Mẫn Đế (隋闵帝) tên thật là Dương Quảng (楊廣 hay 杨廣) hay Dương Anh (楊英 hay 杨英), tiểu tự là A Ma (阿𡡉) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Dương Quảng con thứ hai của Tùy Văn Đế (Dương Kiên), vua sáng lập ra triều Tùy. Khi Dương Kiên cướp ngôi Bắc Chu năm 581, Dương Quảng được tấn phong làm Tấn vương. Năm 589 khi mới 21 tuổi, ông đã lập công lớn tiêu diệt Nhà Trần ở phương Nam, thống nhất Trung Hoa sau hơn 250 năm chia cắt. Sau đó ông tích cực xây dựng thế lực, lôi kéo phe đảng, mưu đoạt ngôi thái tử của anh trưởng là Dương Dũng. Đến năm 600, do lời gièm pha từ phía Dương Quảng và Độc Cô hoàng hậu, Dương Dũng bị phế ngôi, Dương Quảng được lập làm Hoàng thái tử. Từ năm 602, Dương Quảng bắt đầu xử lý quốc sự, nắm đại quyền trong tay. Năm 604, Dương Quảng đã bí mật sát hại phụ thân rồi tự xưng làm hoàng đế. Trong những năm đầu trị vì, Dượng Đế mở mang khoa cử, đẩy mạnh lưu thông đường thủy bằng kênh đào Đại Vận Hà, xây dựng lại Đông Đô Lạc Dương, mở rộng Trường Thành, lập nhiều công trạng cho xã tắc. Nhưng càng về sau, Dượng Đế bỏ bê chính sự, trọng dụng gian thần, xa lánh trung lương, lại tăng thuế nhằm phục vụ cho việc xây dựng những cung điện, vườn ngự xa hoa làm nơi hưởng lạc, bóc lột sức dân xây thành đắp sông, tuyển mộ hàng loạt tú nữ vào cung, say đắm vào tửu sắc, lại nhiều lần tiến công Lâm Ấp (Chiêm Thành), Cao Câu Ly (một trong Tam Hàn)... khiến quân tướng tổn hao, lòng dân oán hận. Cuối thời Dượng Đế, quần hùng nổi dậy khởi nghĩa kháng Tùy, triều Tùy dần đi vào con đường suy vong. Năm 616, Tùy Dượng Đế rời khỏi Lạc Dương, tuần du về phương nam và ở đây trong suốt hai năm. Năm 618, ông bị Hứa Quốc công Vũ Văn Hóa Cập sát hại ở Giang Đô, không bao lâu sau đó, nhà Tùy chính thức diệt vong. Dù có gầy dựng được một số thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung Tùy Dượng Đế bị các sử gia Trung Quốc đánh giá là một trong những bạo chúa tồi tệ nhất, người khiến cho triều Tùy đi đến bước đường diệt vong chỉ sau 2 đời. Các chiến dịch thất bại của ông tại Cao Câu Ly, cùng với việc tăng thuế để tài trợ cho các cuộc chiến tranh và bất ổn dân sự do hậu quả của việc đánh thuế này cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại.

Mới!!: Thế Tổ và Tùy Dạng Đế · Xem thêm »

Túc Tổ

Túc Tổ (chữ Hán: 肅祖) là miếu hiệu do những vị quân chủ đời sau truy tôn cho tổ tiên của mình.

Mới!!: Thế Tổ và Túc Tổ · Xem thêm »

Tấn Vũ Đế

Tấn Vũ Đế (chữ Hán: 晉武帝; 236 – 16 tháng 5, 290), tên thật là Tư Mã Viêm (司馬炎), biểu tự An Thế (安世), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Tấn Vũ Đế · Xem thêm »

Thái Tổ

Thái Tổ (chữ Hán: 太祖) là miếu hiệu của một số vua chúa trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên.

Mới!!: Thế Tổ và Thái Tổ · Xem thêm »

Thánh Tổ

Thánh Tổ (chữ Hán: 聖祖) là miếu hiệu của một số vị vua Việt Nam và Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Thánh Tổ · Xem thêm »

Thuận Trị

Hoàng đế Thuận Trị; Mãn Châu: ijishūn dasan hūwangdi; ᠡᠶ ᠡ ᠪᠡᠷ ey-e-ber ǰasagči 'harmonious administrator' (15 tháng 3, 1638 – 5 tháng 2, 1661), tức Thanh Thế Tổ (清世祖), họ Ái Tân Giác La, tên Phúc Lâm, là hoàng đế thứ ba của nhà Thanh và là hoàng đế Mãn Châu đầu tiên cai trị đất nước Trung Hoa, từ 1644 đến 1661.

Mới!!: Thế Tổ và Thuận Trị · Xem thêm »

Trần Văn Đế

Trần Văn Đế (chữ Hán: 陳文帝; 522 – 566), tên húy là Trần Thiến, tên tự Tử Hoa (子華), là một hoàng đế của triều đại Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Trần Văn Đế · Xem thêm »

Trịnh Kiểm

Trịnh Kiểm (chữ Hán: 鄭檢, 1503 – 1570), tên thụy Thế Tổ Minh Khang Thái vương (世祖明康太王), là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh sau khi Nguyễn Kim mất.

Mới!!: Thế Tổ và Trịnh Kiểm · Xem thêm »

Triều Tiên Thế Tổ

Triều Tiên Thế Tổ (chữ Hán: 朝鮮世祖; Hangul: 조선 세조, 7 tháng 11, 1417 – 23 tháng 9, 1468), là vị quốc vương thứ 7 của nhà Triều Tiên.

Mới!!: Thế Tổ và Triều Tiên Thế Tổ · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Thế Tổ và Trung Quốc · Xem thêm »

Trương Tuấn (Tiền Lương)

Trương Tuấn (307–346), tên tự Công Đình (公庭), hay còn gọi là Tây Bình Trung Thành vương (西平忠成公, thụy hiệu nhà Tấn ban cho) hay Tây Bình Văn Vương (西平文公, thụy hiệu sử dụng trong nội bộ Tiền Lương) là người cai trị nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Thế Tổ và Trương Tuấn (Tiền Lương) · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Thế Tổ và Việt Nam · Xem thêm »

Vua

Vua (tiếng Anh: Monarch, tiếng Trung: 君主) là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia Một quốc gia mà cấu trúc chính quyền có vua đứng đầu được gọi là nước quân chủ.

Mới!!: Thế Tổ và Vua · Xem thêm »

Vương Long

Vương Long (Triều Tiên: 왕륭, Trung Quốc: 王隆, mất năm 897) là cha của Vương Kiến, tức Cao Ly Thái Tổ.

Mới!!: Thế Tổ và Vương Long · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »