Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thế Oligocen

Mục lục Thế Oligocen

''Mesohippus''. Thế Oligocen hay thế Tiệm Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 33,9 tới 23 triệu năm trước (Ma).

48 quan hệ: Anpơ, Úc, Động vật bò sát, Bậc (địa tầng), Bắc Mỹ, Bộ Cá voi, Bộ Hòa thảo, Cá sấu, Châu Âu, Châu Nam Cực, Chỏm băng, Chi Hương bồ, Chi Thông, Gấu, Họ Đậu, Họ Cói, Họ Hoa hồng, Hệ sinh thái, Hyaenodon, Kỷ Jura, Kỷ Paleogen, Kỷ Trias, Kiến tạo sơn, Lợn trâu, Lớp Thú, Mảng Á-Âu, Mảng châu Phi, Mesohippus, Nam Mỹ, Ngành Dương xỉ, Phân bộ Cá voi cổ, Proboscidea, Rái cá, Rắn, Sông băng, Sự kiện tuyệt chủng, Sồi, Thế (địa chất), Thế Canh Tân, Thế Eocen, Thế Miocen, Thực vật có hoa, Tiến hóa, Tiếng Hy Lạp, Trôi dạt lục địa, Trảng cỏ, Vải (thực vật), Xibia.

Anpơ

Anpơ (tiếng Pháp: Alps, tiếng Đức:Alpen, tiếng Ý:Alpi là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, kéo dài từ Áo, Ý và Slovenia ở phía Đông, chạy qua Ý, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Đức tới Pháp ở phía Tây. Dãy núi được hình thành hơn hàng trăm triệu năm khi các mảng châu Phi và Á-Âu đâm hút nhau. Sự va chạm làm cho các đá trầm tích biển nâng lên bởi các hoạt động đứt gãy và uốn nếp hình thành nên những ngọn núi cao như Mont Blanc và Matterhorn. Mont Blanc kéo dài theo ranh giới của Pháp-Ý, và với độ cao nên là ngọn núi cao nhất dãy Anpơ. Sứ thần Phạm Phú Thứ triều Tự Đức nhà Nguyễn nhân chuyến đi sang Âu châu năm 1863 có nhắc đến rặng núi này và phiên âm là Ân Lô Bi.

Mới!!: Thế Oligocen và Anpơ · Xem thêm »

Úc

Úc (còn được gọi Australia hay Úc Đại Lợi; phát âm tiếng Việt: Ô-xtrây-li-a, phát âm tiếng Anh) tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc (Commonwealth of Australia) là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ.

Mới!!: Thế Oligocen và Úc · Xem thêm »

Động vật bò sát

Động vật bò sát (danh pháp khoa học: Reptilia) là các động vật bốn chân có màng ối (nghĩa là các phôi thai được bao bọc trong màng ối).

Mới!!: Thế Oligocen và Động vật bò sát · Xem thêm »

Bậc (địa tầng)

Một bậc hay một tầng động vật là đơn vị chia nhỏ của các lớp đá được sử dụng chủ yếu là các nhà cổ sinh vật học khi nghiên cứu về các hóa thạch hơn là các nhà địa chất khi nghiên cứu về các thành hệ đá.

Mới!!: Thế Oligocen và Bậc (địa tầng) · Xem thêm »

Bắc Mỹ

Vị trí của Bắc Mỹ Bắc Mỹ là một lục địa nằm ở Bắc Bán cầu của Trái Đất, phía đông của Thái Bình Dương và phía tây của Đại Tây Dương, phía nam của Bắc Băng Dương, phía bắc của Nam Mỹ.

Mới!!: Thế Oligocen và Bắc Mỹ · Xem thêm »

Bộ Cá voi

Bộ Cá voi (danh pháp khoa học: Cetacea), nguồn gốc từ tiếng La tinh cetus, cá voi) bao gồm các loài cá voi, cá heo và cá nhà táng. Tuy trong tên gọi của chúng có từ cá, nhưng chúng không phải là cá mà là các loài động vật có vú thật sự. Cetus là từ trong tiếng La tinh và được sử dụng trong các tên gọi sinh học để mang nghĩa "cá voi"; ý nghĩa nguyên thủy của nó là "động vật lớn ở biển" là tổng quát hơn. Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ketos ("quái vật biển"). Cá voi học là một nhánh của khoa học hải dương gắn liền với nghiên cứu các loài cá voi. Các loài thú dạng cá voi là các loài thú chủ yếu đã thích nghi đầy đủ với cuộc sống dưới nước. Cơ thể của chúng có dạng tựa hình thoi (hình con suốt). Các chi trước bị biến đổi thành chân chèo. Các chi sau nhỏ là cơ quan vết tích; chúng không gắn vào xương sống và bị ẩn trong cơ thể. Đuôi có các thùy đuôi nằm ngang (ở cá thật sự thì các thùy đuôi nằm dọc). Các loài cá voi gần như không có lông, và chúng được cách nhiệt bởi một lớp mỡ cá voi dày. Khi xét tổng thể như một nhóm động vật thì các loài cá voi đáng chú ý ở chỗ chúng có trí thông minh cao. Bộ Cá voi chứa khoảng 90 loài, gần như tất cả là động vật đại dương, ngoại trừ 5 loài cá heo nước ngọt. Các loài còn sinh tồn trong bộ này được chia thành 2 phân bộ là Mysticeti (cá voi tấm sừng) và Odontoceti (cá voi có răng, bao gồm trong đó cả các loài cá heo).

Mới!!: Thế Oligocen và Bộ Cá voi · Xem thêm »

Bộ Hòa thảo

Bộ Hòa thảo hay bộ Cỏ hoặc bộ Lúa (danh pháp khoa học: Poales) là một bộ thực vật một lá mầm trong số các thực vật có hoa phổ biến trên toàn thế giới.

Mới!!: Thế Oligocen và Bộ Hòa thảo · Xem thêm »

Cá sấu

Cá sấu là các loài thuộc họ Crocodylidae (đôi khi được phân loại như là phân họ Crocodylinae).

Mới!!: Thế Oligocen và Cá sấu · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Thế Oligocen và Châu Âu · Xem thêm »

Châu Nam Cực

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương.

Mới!!: Thế Oligocen và Châu Nam Cực · Xem thêm »

Chỏm băng

Vatnajökull, Iceland Chỏm băng là một khối băng hình vòm che phủ nhỏ hơn 50.000 km² diện tích đất (thông thường che phủ vùng cao nguyên).

Mới!!: Thế Oligocen và Chỏm băng · Xem thêm »

Chi Hương bồ

Chi Hương bồ, chi Cỏ nến, thủy hương, bồn bồn, bồ hoàng (tên khoa học Typha) là một chi gồm khoảng trên 30 loài theo The Plant List trong họ Hương bồ.

Mới!!: Thế Oligocen và Chi Hương bồ · Xem thêm »

Chi Thông

Chi Thông (danh pháp khoa học: Pinus) là một chi trong họ Thông (Pinaceae).

Mới!!: Thế Oligocen và Chi Thông · Xem thêm »

Gấu

Gấu là những loài động vật có vú thuộc họ với danh pháp khoa học Ursidae.

Mới!!: Thế Oligocen và Gấu · Xem thêm »

Họ Đậu

Họ Đậu hay còn gọi họ Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae, đồng nghĩa: Leguminosae, Papilionaceae Article 18.5 states: "The following names, of long usage, are treated as validly published:....Leguminosae (nom. alt.: Fabaceae; type: Faba Mill.); Papilionaceae (nom. alt.: Fabaceae; type: Faba Mill.);... When the Papilionaceae are regarded as a family distinct from the remainder of the Leguminosae, the name Papilionaceae is conserved against Leguminosae.") là một họ thực vật trong bộ Đậu.

Mới!!: Thế Oligocen và Họ Đậu · Xem thêm »

Họ Cói

Họ Cói (danh pháp khoa học: Cyperaceae) là một họ thực vật thuộc lớp thực vật một lá mầm.

Mới!!: Thế Oligocen và Họ Cói · Xem thêm »

Họ Hoa hồng

Họ Hoa hồng (danh pháp khoa học: Rosaceae) là một họ lớn trong thực vật, với khoảng 2.000-4.000 loài trong khoảng 90-120 chi, tùy theo hệ thống phân loại.

Mới!!: Thế Oligocen và Họ Hoa hồng · Xem thêm »

Hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh, bao gồm tập hợp các quần xã sinh vật và khu vực sống của sinh vật còn được gọi là sinh cảnh.

Mới!!: Thế Oligocen và Hệ sinh thái · Xem thêm »

Hyaenodon

Hyaenodon ("linh cẩu - răng") là loại chi Hyaenodontidae, một nhóm các động vật có vú đã tuyệt chủng hóa thạch động vật ăn thịt từ Âu-Á, Bắc Mỹ và châu Phi, với các loài đang tồn tại tạm thời từ Eocen cho đến giữa Miocen, hiện có khoảng 26,1 triệu năm.

Mới!!: Thế Oligocen và Hyaenodon · Xem thêm »

Kỷ Jura

Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi kết thúc kỷ Tam điệp tới khoảng 146 triệu năm trước, khi bắt đầu kỷ Phấn trắng (Creta).

Mới!!: Thế Oligocen và Kỷ Jura · Xem thêm »

Kỷ Paleogen

Kỷ Paleogen (hay kỷ Palaeogen) còn gọi là kỷ Cổ Cận, là một đơn vị cấp kỷ trong niên đại địa chất, bắt đầu khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) và kết thúc vào khoảng 23,03 ± 0,05 Ma.

Mới!!: Thế Oligocen và Kỷ Paleogen · Xem thêm »

Kỷ Trias

Sa thạch từ kỷ Tam Điệp. Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước.

Mới!!: Thế Oligocen và Kỷ Trias · Xem thêm »

Kiến tạo sơn

Kiến tạo sơn hay tạo núi (tiếng Hy Lạp orogenesis, oros là "núi" còn genesis là "sinh", có nghĩa là "tạo núi") đề cập đến sự tạo thành núi tự nhiên, và có thể được nghiên cứu như là (a) đối tượng kiến tạo cấu trúc, (b) đối tượng địa lý, và (c) đối tượng niên đại học.

Mới!!: Thế Oligocen và Kiến tạo sơn · Xem thêm »

Lợn trâu

Lợn trâu (Danh pháp khoa học: Entelodont) hay còn gọi là lợn sát thủ là một họ lợn đã tuyệt chủng từ thời kỳ tiền s. Chúng là động vật ăn tạp và là loài đặc hữu của những khu rừng và đồng bằng Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á từ cuối kỷ Eocen đến thế Miocene để sớm (37.2-16.300.000 năm trước) cách đây khoảng 21 triệu năm.

Mới!!: Thế Oligocen và Lợn trâu · Xem thêm »

Lớp Thú

Lớp Thú (danh pháp khoa học: Mammalia, còn được gọi là Động vật có vú hoặc Động vật hữu nhũ) là một nhánh động vật có màng ối nội nhiệt được phân biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao, ba xương tai giữa, tuyến vú, và vỏ não mới (neocortex, một khu vực của não).

Mới!!: Thế Oligocen và Lớp Thú · Xem thêm »

Mảng Á-Âu

Mảng Á-Âu, phần màu xanh lục, sẫm và nhạt Mảng Á-Âu là một mảng kiến tạo bao gồm phần lớn đại lục Á-Âu (vùng đất rộng lớn bao gồm hai châu lục là châu Âu và châu Á), với các biệt lệ lớn đáng chú ý là trừ đi tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa Ả Rập, cũng như khu vực ở phía đông của dãy núi Chersky tại Đông Siberi.

Mới!!: Thế Oligocen và Mảng Á-Âu · Xem thêm »

Mảng châu Phi

border.

Mới!!: Thế Oligocen và Mảng châu Phi · Xem thêm »

Mesohippus

Mesohippus tổ là một loài ngựa nhỏ và là tổ tiên của ngựa hiện đại.

Mới!!: Thế Oligocen và Mesohippus · Xem thêm »

Nam Mỹ

Bản đồ hành chính Nam Mỹ vệ tinh khu vực Nam Mỹ Nam Mỹ (hay Nam Mĩ) là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống.

Mới!!: Thế Oligocen và Nam Mỹ · Xem thêm »

Ngành Dương xỉ

Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loàiChapman Arthur D. (2009).

Mới!!: Thế Oligocen và Ngành Dương xỉ · Xem thêm »

Phân bộ Cá voi cổ

Phân bộ Cá voi cổ (danh pháp khoa học: Archaeoceti) là một nhóm cận ngành chứa các dạng cá voi cổ đã phát sinh ra các dạng cá voi hiện đại (Autoceta).

Mới!!: Thế Oligocen và Phân bộ Cá voi cổ · Xem thêm »

Proboscidea

Proboscidea là một danh pháp khoa học.

Mới!!: Thế Oligocen và Proboscidea · Xem thêm »

Rái cá

Rái cá (danh pháp khoa học: Lutrinae) là một nhóm động vật có vú ăn thịt sống dưới nước hay đại dương, thuộc một phần của họ Chồn (Mustelidae), họ bao gồm chồn, chồn nâu, lửng, cũng như một vài loài khác.

Mới!!: Thế Oligocen và Rái cá · Xem thêm »

Rắn

Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (cylinder), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài.

Mới!!: Thế Oligocen và Rắn · Xem thêm »

Sông băng

Sông băng Baltoro trên dãy núi Karakoram, Baltistan, phía Bắc Pakistan. Với chiều dài 62 km, nó là một trong những sông băng vùng núi dài nhất thế giới Băng vỡ từ điểm cuối của sông băng Perito Moreno, Patagonia, Argentina dãy núi Anpơ, Thụy Sĩ Chỏm băng Quelccaya là khu vực có diện tích sông băng bao phủ lớn nhất ở vùng nhiệt đới, tại Peru Sông băng hay băng hà là một khối băng lâu năm (có tỷ trọng thấp hơn băng thường), di chuyển liên tục bởi trọng lượng của chính nó; nó hình thành ở nơi mà tuyết tích tụ và vượt quá sự tiêu mòn (ablation: gồm có sự tan chảy và thăng hoa) qua rất nhiều năm, thường là hàng thế kỷ.

Mới!!: Thế Oligocen và Sông băng · Xem thêm »

Sự kiện tuyệt chủng

Sự kiện tuyệt chủng (hay còn được biết đến là tuyệt chủng hàng loạt, sự kiện cấp tuyệt chủng (extinction-level event, ELE), hay khủng hoảng sinh học) là sự suy giảm rõ rệt mức độ phong phú và đa dạng các loài sinh vật lớn (không phải vi sinh vật).

Mới!!: Thế Oligocen và Sự kiện tuyệt chủng · Xem thêm »

Sồi

Sồi là tên gọi chung của khoảng 400 loài cây gỗ hay cây bụi thuộc chi Quercus của họ Sồi.

Mới!!: Thế Oligocen và Sồi · Xem thêm »

Thế (địa chất)

Trong địa chất học, một thế hay một thế địa chất là một đơn vị thời gian địa chất, phân chia các kỷ địa chất thành các khoảng thời gian nhỏ hơn, thường là vài chục triệu năm, dựa trên các sự kiện quan trọng diễn ra đối với lịch sử Trái Đất trong kỷ này.

Mới!!: Thế Oligocen và Thế (địa chất) · Xem thêm »

Thế Canh Tân

Thế Pleistocen hay thế Canh Tân là một thế địa chất, từng được tính từ khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước ngày nay, tuy nhiên kể từ ngày 30-6-2009, IUGS đã phê chuẩn đề nghị của ICS về việc kéo lùi thời điểm bắt đầu của thế này về 2,588±0,005 triệu năm để bao gồm cả tầng GelasiaXem phiên bản 2009 về thang niên đại địa chất của ICS.

Mới!!: Thế Oligocen và Thế Canh Tân · Xem thêm »

Thế Eocen

Thế Eocen hay thế Thủy Tân (55,8 ± 0,2 – 33,9 ± 0,1 triệu năm trước (Ma)) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất và là thế thứ hai của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh.

Mới!!: Thế Oligocen và Thế Eocen · Xem thêm »

Thế Miocen

Thế Miocen hay thế Trung Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 23,03 tới 5,33 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Thế Oligocen và Thế Miocen · Xem thêm »

Thực vật có hoa

Thực vật có hoa còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật bí tử, là một nhóm chính của thực vật.

Mới!!: Thế Oligocen và Thực vật có hoa · Xem thêm »

Tiến hóa

Cây phát sinh của Ernst Haeckel khoảng năm 1879. Ngày nay các thông tin trên cây này không còn đúng nữa, nhưng nó vẫn là một minh họa cho sự phát triển các sinh vật từ một tổ tiên chung. Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau.

Mới!!: Thế Oligocen và Tiến hóa · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Thế Oligocen và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Trôi dạt lục địa

Sự trôi dạt của các lục địa đã xảy ra hơn 150 triệu năm qua Các mảng của trái đất theo học thuyết kiến tạo mảng Phân bố hóa thạch qua các lục địa Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất.

Mới!!: Thế Oligocen và Trôi dạt lục địa · Xem thêm »

Trảng cỏ

Một vùng xavan ở Úc Trảng cỏHoàng Kim Ngũ - Phùng Ngọc Lan; Sinh thái rừng - Giáo trình Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội (2005); Trang 338.

Mới!!: Thế Oligocen và Trảng cỏ · Xem thêm »

Vải (thực vật)

Vải còn gọi lệ chi (danh pháp hai phần: Litchi chinensis) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Mới!!: Thế Oligocen và Vải (thực vật) · Xem thêm »

Xibia

Xibia (tiếng Nga: Сиби́рь (âm Việt: xi-bi-ri), chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh: Sibir'), Siberia, Xi-be-ri-a, Sibirk hay Sebea, Seberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu.

Mới!!: Thế Oligocen và Xibia · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Oligocen, Oligocene, Thế Tiệm Tân.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »