Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thutmosis III

Mục lục Thutmosis III

Thutmosis III (sinh 1486 TCN, mất 4 tháng 3 năm 1425 TCN) còn gọi là Thutmose hoặc Tuthmosis III, (tên có nghĩa là "Con của Thoth") là vị pharaon thứ sáu của Vương triều thứ Mười tám (thuộc thời kỳ Tân Vương quốc).

53 quan hệ: Ahhotep I, Ahmose-Nefertari, Ai Cập, Ai Cập cổ đại, Akhenaton, Aleppo, Alexandros Đại đế, Amenemhat I, Amenhotep II, Amun, Aswan, Công Nguyên, Cận Đông, Cận Đông cổ đại, Chiến lược, Damnatio memoriae, DB320, Euphrates, Gebel Barkal, Hatshepsut, Hạ Ai Cập, Julius Caesar, Kamose, Karkamış, Kim tự tháp Djoser, KV34, Merytre-Hatshepsut, Mitanni, Napoléon Bonaparte, Núi Carmel, Nefertari (định hướng), Người Hyksos, Nubia, Palestine (khu vực), Pharaon, Quân sự, Ra (định hướng), Saqqara, Satiah, Sông Nin, Senusret III, Seqenenre Tao, Tân Vương quốc Ai Cập, Tetisheri, Thebes, Ai Cập, Thoth, Thung lũng các vị Vua, Thutmosis I, Thutmosis II, Vòi (định hướng), ..., Voi, Vương triều thứ Mười Chín của Ai Cập, Vương triều thứ Mười Tám của Ai Cập. Mở rộng chỉ mục (3 hơn) »

Ahhotep I

Chiếc nhẫn của Ahhotep I Ahhotep I (được đọc là Ahhotpe hay Aahhotep, nghĩa là "Hòa bình của Mặt Trăng"), là một nữ hoàng của Ai Cập cổ đại, bà sống vào khoảng những năm 1560 – 1530 trước Công nguyên vào đầu thời Tân vương quốc.

Mới!!: Thutmosis III và Ahhotep I · Xem thêm »

Ahmose-Nefertari

Ahmose-Nefertari ("Sinh bởi thần Mặt trăng, người con gái đẹp"; 1562 TCN – 1495 TCN) là vị hoàng hậu đầu tiên của triều đại thứ 18.

Mới!!: Thutmosis III và Ahmose-Nefertari · Xem thêm »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Thutmosis III và Ai Cập · Xem thêm »

Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Ai Cập cổ đại · Xem thêm »

Akhenaton

Akhenaten (còn được viết là Echnaton, Akhenaton, Ikhnaton, and Khuenaten; có nghĩa là Người lính của Aten), ông còn được biết đến với tên gọi là Amenhotep IV (nghĩa là thần Amun hài lòng) trong giai đoạn trước năm trị vì thứ Năm, là một pharaon của vương triều thứ Mười tám của Ai Cập, ông đã cai trị 17 năm và có lẽ đã qua đời vào năm 1336 TCN hoặc 1334 TCN.

Mới!!: Thutmosis III và Akhenaton · Xem thêm »

Aleppo

Aleppo (حلب là một thành phố Syria. Thành phố này là thủ phủ của tỉnh Aleppo, tỉnh đông dân nhất Syria. Aleppo có diện tích 190 km², dân số theo ước tính năm 2005 là 2.301.570 người còn dân số vùng đô thị là 2.490.751 người và là thành phố lớn nhất ở vùng Levant. Trong nhiều thế kỷ, Aleppo đã là thành phố lớn nhất Đại Syria và là thành phố lớn thứ ba đế chế Ottoman, sau Constantinopolis và Cairo.Russell, Alexander (1794),, 2nd Edition, Vol. I, các trang 1-2Gaskin, James J. (1846),, các trang 33-34 Mặc dù nằm khá gần thủ đô Damascus, Aleppo lại có bản sắc văn hóa, kiến trúc riêng do điều kiện lịch sử và địa lý khác hẳn. Thành phố nằm ở khu vực có độ cao 379 mét trên mực nước biển. Sân bay quốc tế Aleppo nằm ở thành phố này.

Mới!!: Thutmosis III và Aleppo · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Thutmosis III và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Amenemhat I

Amenemhat I, hay Amenemhet I, là vị pharaon đầu tiên của Vương triều thứ 12 của Ai Cập cổ đại vào thời Trung Vương quốc.

Mới!!: Thutmosis III và Amenemhat I · Xem thêm »

Amenhotep II

Amenhotep II (hay Amenophis II, có nghĩa là "Thần Amun hài lòng") là vị pharaon thứ bảy của Vương triều thứ 18 của Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Amenhotep II · Xem thêm »

Amun

Amun (tên khác Amon (/ɑːmən/), Amen; tiếng Hy Lạp cổ đại: μμων Ammon, μμων Hammon), vợ là nữ thần Amunet, là 2 trong 8 vị thần sơ khai đầu tiên trong tôn giáo Ai Cập cổ đại (Ogdoad).

Mới!!: Thutmosis III và Amun · Xem thêm »

Aswan

Aswan (أسوان; tiếng Ai Cập:; tiếng Copt:, Συήνη), cách viết cũ Assuan là thành phố tỉnh lỵ tỉnh cùng tên ở Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Aswan · Xem thêm »

Công Nguyên

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu.

Mới!!: Thutmosis III và Công Nguyên · Xem thêm »

Cận Đông

Ngữ cảnh rộng hơnCác cư dân vùng Cận Đông, cuối thế kỷ XIX. Cận Đông (tiếng Anh: Near East, tiếng Pháp: Proche-Orient) ngày nay là một từ chỉ một vùng bao gồm nhiều nước không xác định rõ đối với các sử gia và các nhà khảo cổ một bên; còn bên kia đối với các nhà khoa học chính trị, kinh tế gia, nhà báo.

Mới!!: Thutmosis III và Cận Đông · Xem thêm »

Cận Đông cổ đại

Thần Khorsabad. Hiện vật bảo tàng Louvre. Vùng Cận Đông cổ đại là nơi xuất hiện rất sớm nhiều quốc gia có nền văn minh nổi tiếng như Lưỡng Hà, Babylon, Assyria, Phoenicia, Palestine...

Mới!!: Thutmosis III và Cận Đông cổ đại · Xem thêm »

Chiến lược

Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh.

Mới!!: Thutmosis III và Chiến lược · Xem thêm »

Damnatio memoriae

Damnatio memoriae (tiếng La Tinh: hình phạt về trí nhớ) là một hình thức kết án có tính hạ nhục của La Mã cổ đại.

Mới!!: Thutmosis III và Damnatio memoriae · Xem thêm »

DB320

Ngôi mộ DB320 (hiện nay thường được gọi là TT320) nằm bên cạnh ngôi đền Deir el-Bahri trong khu vực Necropolis, đối diện với Luxor.

Mới!!: Thutmosis III và DB320 · Xem thêm »

Euphrates

Euphrates (tiếng Ả Rập: نهر الفرات,; Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat; tiếng Syria: ܦܪܬ,; tiếng Việt: Ơ-phơ-rát được phiên âm từ tiếng Pháp: Euphrate) là con sông phía tây trong hai con sông làm nền tảng cho nền văn minh Lưỡng Hà (sông kia là Tigris), khởi nguồn từ Anatolia.

Mới!!: Thutmosis III và Euphrates · Xem thêm »

Gebel Barkal

Gebel Barkal hay còn gọi là Jebel Barkal (جبل بركل) là ngọn núi nhỏ nằm cách thủ đô Khartoum khoảng 400 km về phía bắc, trong thị trấn Karima của miền Bắc Sudan, trên một đoạn uốn cong lớn của sông Nile, trong khu vực được gọi là Nubia.

Mới!!: Thutmosis III và Gebel Barkal · Xem thêm »

Hatshepsut

Hatshepsut hay Hatchepsut, (khoảng 1508-1458 TCN) là con gái của pharaon Thutmosis I cũng như vợ và em gái của pharaon Thutmosis II, trị vì Ai Cập trong khoảng 1479-1458 TCN thuộc Vương triều 18 sau khi Thutmosis II mất.

Mới!!: Thutmosis III và Hatshepsut · Xem thêm »

Hạ Ai Cập

Hạ Ai Cập (tiếng Ả Rập: الدلتا‎ al-Diltā) là phần cực bắc nhất của Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Hạ Ai Cập · Xem thêm »

Julius Caesar

Gāius Iūlius Caesār (phát âm trong tiếng Latin:; cách phiên âm "Xê-da" bắt nguồn từ tiếng Pháp César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompeirus (Pompey). thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị có tính thống lãnh Rôma trong suốt nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở Rôma, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero. Những cuộc chinh chiến thành công tại xứ Gallia của Caesar mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Iulius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Roma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế chế La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.

Mới!!: Thutmosis III và Julius Caesar · Xem thêm »

Kamose

Kamose là vị pharaon cuối cùng của Vương triều thứ 17 của Ai Cập cổ đại thuộc thành Thebes (Ai Cập) vào thời kì chiến tranh với người Hyksos, lúc đó là Vương triều thứ 15 ở vùng Hạ Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Kamose · Xem thêm »

Karkamış

Karkamış là một huyện thuộc tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thutmosis III và Karkamış · Xem thêm »

Kim tự tháp Djoser

Kim tự tháp Djoser, hay còn gọi là kim tự tháp bậc thang (kbhw-ntrw trong tiếng Ai Cập) là một di tích khảo cổ tại khu nghĩa trang Saqqara, Ai Cập, nằm ở tây bắc Memphis.

Mới!!: Thutmosis III và Kim tự tháp Djoser · Xem thêm »

KV34

Ngôi mộ KV34 trong Thung lũng của các vị Vua, Ai cập, gần thành phố Luxor ngày nay). Là ngôi mộ của Vương triều 18, vị Pharaon Thutmosis III. Một trong những ngôi mộ được đào lên trong thung lũng, nó được xây dựng ở vị trí khá cao trên những vách đá ở nơi xa nhất tại Wadi. Một hành lang dốc dẫn xuống, có một họa tiết con chó hình dạng chân từ các lối đi qua một cái giếng sâu có dạng hình thang ở tiền sảnh. Quan tài bằng đá trong đó đã trở thành nơi đặt xác ướp vẫn còn ở trong phòng chôn cất, mặc dù nó đã bị hư hỏng bởi bọn cướp mộ. Nhiều đồ trang trí trên các bức tường đang có một phong cách khác thường, không tìm thấy ở nơi khác trong Thung lũng của các vị Vua. Ngôi mộ đã từng bị cướp ở thời cổ đại, và vị trí ban đầu của nó đã bị dịch chuyển. Nó đã được phát hiện và khai quật lần đầu tiên trong năm 1898 bởi nhà khảo cổ học Victor Loret. Hình ảnh của KV34 lấy từ một mô hình 3d.

Mới!!: Thutmosis III và KV34 · Xem thêm »

Merytre-Hatshepsut

Merytre-Hatshepsut, hay đầy đủ là Hatshepsut-Meryet-Ra ("Ra yêu quý, đứng đầu trong giới quý tộc"), là một vương hậu của pharaon Thutmose III và là mẹ của Amenhotep II.

Mới!!: Thutmosis III và Merytre-Hatshepsut · Xem thêm »

Mitanni

Mitanni là quốc gia của người Hurria ở phía bắc Lưỡng Hà vào khoảng 1500 TCN, vào thời đỉnh cao của mình trong thế kỷ 14 TCN quốc gia này bao gồm lãnh thổ phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía bắc Syria và bắc Iraq ngày nay, với trung tâm là thủ đô Washshukanni (Al Hasakah ngày nay).

Mới!!: Thutmosis III và Mitanni · Xem thêm »

Napoléon Bonaparte

Cờ hiệu Đế chế của Napoléon I Napoléon Bonaparte (phiên âm: Na-pô-lê-ông Bôn-na-pác; tiếng Pháp: Napoléon Bonaparte napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt, tiếng Ý: Napoleone Buonaparte; một số sách Việt còn ghi tên ông là Nã Phá Luân; 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.

Mới!!: Thutmosis III và Napoléon Bonaparte · Xem thêm »

Núi Carmel

Cảnh núi Carmel năm 1894 Núi Carmel (tiếng Hebrew הַר הַכַּרְמֶל), Har HaKarmel, phiên âm tiếng Việt: Các-men, Ca-mê-lô, Cạc-mên, Cát Minh, nghĩa đen: vườn nho của Chúa); Κάρμηλος, Kármēlos; الكرمل, Kurmul) là một dãy núi ven bờ biển ở miền bắc Israel, trải dài từ Địa Trung Hải về phía đông nam. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rượu nho cổ và các dụng cụ ép dầu ở nhiều địa điểm trên núi Carmel.Cheyne and Black, Encyclopedia BiblicaJewish encyclopedia Dãy núi này là khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO và một số thành phố nằm ở đây, đáng kể nhất là thành phố Haifa – thành phố lớn thứ ba của Israel - nằm ở sườn dốc phía bắc.

Mới!!: Thutmosis III và Núi Carmel · Xem thêm »

Nefertari (định hướng)

Nefertari ("Người con gái đẹp") có thể là tên của một trong số những người phụ nữ sau.

Mới!!: Thutmosis III và Nefertari (định hướng) · Xem thêm »

Người Hyksos

Người Hyksos (or; tiếng Ai Cập: heqa khasewet, "các ông vua ngoại quốc"; tiếng Hy Lạp: Ὑκσώς hay Ὑξώς, tiếng Ả Rập: الملوك الرعاة, có nghĩa là: "các vị vua chăn cừu") là một dân tộc có nguồn gốc hỗn tạp, có thể đến từ Tây Á, họ đã định cư ở phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile vào khoảng thời gian trước năm 1650 TCN.

Mới!!: Thutmosis III và Người Hyksos · Xem thêm »

Nubia

Vùng Nubia ngày nayNubia là một vùng dọc theo sông Nile, nằm ở bắc Sudan và nam Ai Cập.Từng có nhiều vương quốc Nubia lớn trong suốt thời hậu cổ điển, vương triều cuối cùng sụp đổ năm 1504, khi đó Nubia bị chia ra tách giữa Ai Cập và Sennar sultanate tạo ra sự Ả Rập hóa của phần lớn dân cư Nubia.

Mới!!: Thutmosis III và Nubia · Xem thêm »

Palestine (khu vực)

Palestine (فلسطين, hoặc; tiếng Hebrew: פלשתינה Palestina) là một khu vực địa lý tại Tây Á, nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

Mới!!: Thutmosis III và Palestine (khu vực) · Xem thêm »

Pharaon

Pharaon hay Pharaoh (phiên âm tiếng Việt: Pha-ra-ông) (tiếng Ả Rập: فرعون Firʻawn; tiếng Hebrew: פַּרְעֹה Parʻō; tiếng Ge'ez: Färʻon; xuất phát từ per-aa trong tiếng Ai Cập có nghĩa là "ngôi nhà vĩ đại") là tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại.

Mới!!: Thutmosis III và Pharaon · Xem thêm »

Quân sự

Quân sự theo nghĩa rộng: là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội hay các lực lượng vũ trang.

Mới!!: Thutmosis III và Quân sự · Xem thêm »

Ra (định hướng)

Ra có thể là.

Mới!!: Thutmosis III và Ra (định hướng) · Xem thêm »

Saqqara

Từ trái qua phải lần lượt là lăng mộ của Djoser, Unas, Userkaf Saqqara (Tiếng Ả Rập: سقارة), còn được viết là Sakkara hay Saccara, là một khu nghĩa trang của người Ai Cập cổ đại, thuộc tỉnh Giza ngày nay.

Mới!!: Thutmosis III và Saqqara · Xem thêm »

Satiah

Satiah (còn viết là Sitiah, Sitioh; "Con gái của thần mặt trăng"), là Chánh cung hoàng hậu đầu tiên của Thutmose III.

Mới!!: Thutmosis III và Satiah · Xem thêm »

Sông Nin

Sông Nin (tiếng Ả Rập: النيل, an-nīl, tiếng Ai cập cổ: iteru hay Ḥ'pī - có nghĩa là sông lớn), là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, tuy vậy có một số nguồn khác dẫn nghiên cứu năm 2007 cho rằng sông này chỉ dài thứ hai sau sông Amazon ở Nam Mỹ.

Mới!!: Thutmosis III và Sông Nin · Xem thêm »

Senusret III

Khakhaure Senusret III (thỉnh thoảng viết là Senwosret III hay Sesostris III) là pharaon của Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Senusret III · Xem thêm »

Seqenenre Tao

Seqenenre Tao (cũng gọi là Seqenera Djehuty-aa, Sekenenra Taa hoặc The Brave) là vị pharaon cai trị cuối cùng của vương quốc địa phương thuộc Vương quốc Thebes, Ai cập, trong Vương triều XVII trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Seqenenre Tao · Xem thêm »

Tân Vương quốc Ai Cập

Tân Vương quốc Ai Cập (còn được gọi là Đế quốc Ai Cập) là một giai đoạn lịch sử của Ai cập cổ đại kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 16 trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, bao gồm các vương triều là Mười tám, Mười chín và Hai mươi.

Mới!!: Thutmosis III và Tân Vương quốc Ai Cập · Xem thêm »

Tetisheri

Tetisheri là Chính cung hoàng hậu của pharaon Senakhtenre Ahmose trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Mới!!: Thutmosis III và Tetisheri · Xem thêm »

Thebes, Ai Cập

Thebes (tiếng Hy Lạp: Θῆβαι Thēbai; tiếng Ả Rập: طيبة) là một trong những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại; hai vương triều thứ 11 và thứ 18 đã dùng nó làm thủ đô.

Mới!!: Thutmosis III và Thebes, Ai Cập · Xem thêm »

Thoth

Thoth (Tehuty, Tahuti, Tehuti, Techu, Tetu), là vị thần cai quản Mặt Trăng trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại.

Mới!!: Thutmosis III và Thoth · Xem thêm »

Thung lũng các vị Vua

Một góc của Thung lũng các vị vua Thung lũng các vị Vua (وادي الملوك‎), một số ít thường gọi là Thung lũng cổng vào các vị vua (tiếng Ả Rập: وادي ابواب الملوك‎ Wādī Abwāb al Mulūk), là một thung lũng ở Ai Cập, trong khoảng thời gian gần 500 năm từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 11 TCN người Ai Cập đã xây dựng tại đây nhiều lăng mộ cho các Pharaon và những viên quan Ai Cập có quyền lực lớn của thời kì Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN).

Mới!!: Thutmosis III và Thung lũng các vị Vua · Xem thêm »

Thutmosis I

Thutmosis I (thỉnh thoảng còn gọi là Thothmes, Thutmosis hay Tuthmosis, có nghĩa là "thần Thoth sinh ra") là pharaon thứ ba của Vương triều thứ 18 nước Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Thutmosis I · Xem thêm »

Thutmosis II

Thutmosis II (hay Thutmose II hoặc Tuthmosis II, có nghĩa là "thần Thoth sinh ra"), là vị pharaon thứ tư thuộc Vương triều thứ 18 của Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Thutmosis II · Xem thêm »

Vòi (định hướng)

Trong tiếng Việt, từ vòi có thể chỉ về.

Mới!!: Thutmosis III và Vòi (định hướng) · Xem thêm »

Voi

Họ Voi (danh pháp khoa học: Elephantidae) là một họ các động vật da dày, và là họ duy nhất còn tồn tại thuộc về bộ có vòi (hay bộ mũi dài, danh pháp khoa học: Proboscidea).

Mới!!: Thutmosis III và Voi · Xem thêm »

Vương triều thứ Mười Chín của Ai Cập

Vương triều thứ Mười chín của Ai Cập cổ đại (ký hiệu: Triều XIX) là một trong những thời kỳ của Tân Vương quốc Ai Cập.

Mới!!: Thutmosis III và Vương triều thứ Mười Chín của Ai Cập · Xem thêm »

Vương triều thứ Mười Tám của Ai Cập

Vương thứ Mười tám của Ai Cập cổ đại (còn gọi là Vương triều đặc biệt) (khởi đầu 1543-1292 TCN) là vương triều nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại.

Mới!!: Thutmosis III và Vương triều thứ Mười Tám của Ai Cập · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Djehutymes, Djehutymes III, Thothmes III, Thutmose III, Thutmosis III của Ai Cập, Tuthmosis III.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »