Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thiên hà Tiên Nữ

Mục lục Thiên hà Tiên Nữ

Thiên hà Tiên Nữ, hay tinh vân Tiên Nữ, thiên hà Andromeda và các tên như Messier 31, M31 hay NGC 224, là thiên hà xoắn ốc có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã. Đây là thiên hà xoắn ốc gần dải Ngân Hà của chúng ta nhất, khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Thiên hà Andromeda từng được xem là thiên hà lớn nhất trong nhóm các thiên hà Địa Phương (Local Group), bao gồm thiên hà Andromeda, dải Ngân Hà, thiên hà Triangulum (trong chòm sao Tam Giác) và khoảng 30 thiên hà nhỏ khác. Do những khám phá gần đây dựa trên các phương pháp đo lường tiên tiến và những dữ liệu mới, mà hiện tại các nhà khoa học tin rằng dải Ngân Hà chứa nhiều vật chất tối hơn Andromeda và có thể là thiên hà có khối lượng lớn nhất trong nhóm Địa Phương. Tuy nhiên, những quan sát gần đây của kính viễn vọng không gian Spitzer lại cho thấy rằng M31 chứa khoảng một ngàn tỉ (1012) sao, vượt xa con số các vì sao trong dải Ngân Hà. Các ước tính vào năm 2006 cho thấy khối lượng của dải Ngân Hà vào khoảng ~80% khối lượng của thiên hà Andromeda, tức là khoảng 7,1 lần khối lượng Mặt Trời. Chúng ta có thể nhìn thấy thiên hà Andromeda một cách dễ dàng bằng mắt thường trên bầu trời của những khu vực thưa dân cư vốn ít bị ô nhiễm bởi khói bụi và ánh sáng như ở các thành phố. M31 trông sẽ khá nhỏ dưới mắt thường bởi vì chỉ có phần lõi thiên hà là đủ sáng để có thể nhìn thấy, nhưng thực tế thì đường kính góc của cả thiên hà gấp 7 lần Mặt Trăng tròn. M31 được xem là thiên thể xa nhất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường sau thiên hà Triangulum.

51 quan hệ: Abd Al-Rahman Al Sufi, Andromeda, Cấp sao biểu kiến, Cấp sao tuyệt đối, Charles Messier, Chòm sao, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Dặm Anh, Edwin Hubble, Giây, Hệ Mặt Trời, Hiệu ứng Doppler, Kính viễn vọng phản xạ, Khối lượng Mặt Trời, Kilômét, Lỗ đen, Lỗ đen siêu khối lượng, Mắt, Mặt Trời, Mặt Trăng, Micrômét, NASA, Năm ánh sáng, Ngân Hà, Nhà thiên văn học, Nhóm Địa phương, Parsec, Phân loại sao, Phổ học, Phi Mã, Quần tụ thiên hà, Sao Thiên Lang, Siêu tân tinh, Tam Giác (chòm sao), Tân tinh, Tần số, Thiên hà, Thiên hà elip, Thiên hà Tam Giác, Thiên hà xoắn ốc, Thiên thể Messier, Thiên thể NGC, Thiên văn vô tuyến, Tiên Nữ (chòm sao), Trái Đất, Vũ trụ, Vận tốc, Vật chất tối, William Herschel, William Huggins, ..., 2006. Mở rộng chỉ mục (1 hơn) »

Abd Al-Rahman Al Sufi

Abd al-Rahman al-Sufi (tiếng Ba Tư: عبدالرحمن صوفی), còn được biết đến với những cái tên như Abd ar-Rahman của Sufi, Abd al-Rahman Abu al-Husayn, Abdul Rahman Sufi, Abdurrahman Sufi hay Azophi (tên Latin hóa) là nhà thiên văn học người Ba Tư.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Abd Al-Rahman Al Sufi · Xem thêm »

Andromeda

Andromeda bị các nữ thần biển trói vào tảng đá làm vật hiến tế Andromeda (tiếng Hy Lạp: Ἀνδρομέδη/Andromédē) là một công chúa xinh đẹp tuyệt trần trong thần thoại Hy Lạp nhưng chính vì sắc đẹp mà nàng phải hy sinh thân mình để cứu vương quốc Aethiopia.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Andromeda · Xem thêm »

Cấp sao biểu kiến

Cấp sao biểu kiến (m-magnitude) của một thiên thể (ngôi sao, hành tinh,...) là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo lôgarít của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Cấp sao biểu kiến · Xem thêm »

Cấp sao tuyệt đối

Cấp sao tuyệt đối (M) là độ sáng của thiên thể, tính ở khoảng cách cho trước 10pc (3,08.1014km) cách người quan sát.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Cấp sao tuyệt đối · Xem thêm »

Charles Messier

Charles Messier Charles Messier (26 tháng 7 năm 1730 ở vùng Badonviller, tỉnh Meurthe-et-Moselle, Pháp – 12 tháng 4 năm 1817 tại Paris) là một nhà thiên văn, người đã xuất bản một danh mục với lúc đầu 45, sau này 110 thiên thể, như đám sao và tinh vân, hiện này vẫn gọi là các thiên thể Messier.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Charles Messier · Xem thêm »

Chòm sao

Lạp Hộ (Orion) là một chòm sao đáng chú ý, nó được nhìn thấy từ mọi nơi trên Trái Đất (nhưng không phải quanh năm). Chòm sao là một nhóm các ngôi sao được người ta nhìn thấy trên bầu trời về ban đêm là gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Chòm sao · Xem thêm »

Cơ quan Vũ trụ châu Âu

Tổng hành dinh tại Paris Cơ quan Vũ trụ châu Âu (tiếng Anh: European Space Agency, viết tắt: ESA) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1975, chuyên trách việc thám hiểm vũ trụ.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu · Xem thêm »

Dặm Anh

Mile (dặm Anh đôi khi được gọi tắt là dặm, tuy nhiên cũng nên phân biệt với một đơn vị đo lường cổ được người Việt và người Hoa sử dụng cũng được gọi là dặm) là một đơn vị chiều dài, thường được dùng để đo khoảng cách, trong một số hệ thống đo lường khác nhau, trong đó có Hệ đo lường Anh, Hệ đo lường Mỹ và mil của Na Uy/Thụy Điển.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Dặm Anh · Xem thêm »

Edwin Hubble

Edwin Powell Hubble (20 tháng 11 năm 1889 – 28 tháng 9 năm 1953) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học người Mỹ.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Edwin Hubble · Xem thêm »

Giây

Giây là đơn vị đo lường thời gian hoặc góc.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Giây · Xem thêm »

Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Hệ Mặt Trời · Xem thêm »

Hiệu ứng Doppler

Sóng phát ra từ một nguồn đang chuyển động từ phải sang trái Christian Andreas Doppler Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo Christian Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Hiệu ứng Doppler · Xem thêm »

Kính viễn vọng phản xạ

Kính viễn vọng phản xạ (tiếng Anh: reflecting telescope hay reflector) là loại kính viễn vọng sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Kính viễn vọng phản xạ · Xem thêm »

Khối lượng Mặt Trời

14px) không thể hiện trong ảnh này được nêu ra để cho thấy kích cỡ của các ngôi sao lớn đến mức nào. Các quỹ đạo của Trái Đất (màu xám), quỹ đạo của Sao Mộc (màu đỏ), và quỹ đạo của Sao Hải Vương (màu lam) được vẽ ra tương ứng. Trong thiên văn học, khối lượng Mặt Trời (ký hiệu M14px) là đơn vị khối lượng, thường được dùng để xác định khối lượng của các ngôi sao hay các thiên thể lớn, ví dụ như các cụm sao, tinh vân và thiên hà.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Khối lượng Mặt Trời · Xem thêm »

Kilômét

Một kilômét (từ tiếng Pháp: kilomètre, viết tắt là km) là một khoảng cách bằng 1000 mét.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Kilômét · Xem thêm »

Lỗ đen

Hình minh họa một lỗ đen có khối lượng gấp vài lần Mặt Trời cùng với sao đồng hành của nó chuyển động gần nhau đến mức khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn giới hạn Roche. Vật chất của ngôi sao gần đó bị lỗ đen hút về tạo nên đĩa bồi tụ vật chất. Chùm hạt và bức xạ năng lượng cao phóng ra ở hai cực do tác động của sự quay quanh trục và từ trường của lỗ đen. Mô phỏng lỗ đen uốn cong không thời gian quanh nó, xuất hiện nhiều ảnh của cùng một sao cũng như vành Einstein. Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Lỗ đen · Xem thêm »

Lỗ đen siêu khối lượng

Hình của NASA mô tả lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm một thiên hà Lỗ đen siêu khối lượng là lỗ đen có khối lượng khoảng 105 đến 1,8.1010 khối lượng Mặt Trời.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Lỗ đen siêu khối lượng · Xem thêm »

Mắt

Mắt người Mắt là cơ quan của động vật, giúp động vật cảm nhận các bức xạ điện từ, thường thuộc vùng phổ hồng ngoại gần đến tử ngoại gần, đến từ môi trường chung quanh; giúp cho động vật định hướng trong môi trường và phản ứng lại các tác động từ môi trường.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Mắt · Xem thêm »

Mặt Trời

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Mặt Trời · Xem thêm »

Mặt Trăng

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Mặt Trăng · Xem thêm »

Micrômét

Một micrômét (viết tắt là µm) là một khoảng cách bằng một phần triệu mét.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Micrômét · Xem thêm »

NASA

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hay Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, tên đầy đủ tiếng Anh là National Aeronautics and Space Administration (Cục Quản trị Không Gian và Hàng Không Quốc gia), viết tắt là NASA, cũng được gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ là cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và NASA · Xem thêm »

Năm ánh sáng

Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Năm ánh sáng · Xem thêm »

Ngân Hà

nh chụp tại sa mạc Atacama, Chile. Ngân Hà, hay còn gọi là Thiên Hà (viết hoa), Sông Ngân, là thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà · Xem thêm »

Nhà thiên văn học

Galileo Galilei thường được cho là cha đẻ của ngành Thiên văn học hiện đại. Một nhà thiên văn học là một nhà khoa học, chuyên nghiên cứu các thiên thể như các hành tinh, ngôi sao và thiên hà.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Nhà thiên văn học · Xem thêm »

Nhóm Địa phương

Thiên hà dị hình trong Nhóm Địa phương Sextans A cách Trái Đất 4,3 triệu năm ánh sáng. Các ngôi sao sáng màu vàng lớn là thuộc về Ngân Hà. Có thể thấy các ngôi sao trẻ màu xanh trong thiên hà Sextans A. Sự phân bố của nguyên tố sắt (theo thang đo logarit) trong bốn thiên hà lùn vệ tinh của Ngân Hà. Nhóm Địa phương là nhóm các thiên hà bao gồm Ngân Hà.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Nhóm Địa phương · Xem thêm »

Parsec

Parsec (viết tắt pc) là đơn vị dài dùng trong thiên văn học, là thị sai của một giây cung.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Parsec · Xem thêm »

Phân loại sao

Trong thiên văn học, phân loại sao là phân loại của các sao ban đầu dựa trên nhiệt độ quang quyển và các đặc trưng quang phổ liên quan của nó, rồi sau đó chuyển đổi thành thuật ngữ của các đặc trưng khác.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Phân loại sao · Xem thêm »

Phổ học

vạch chính, đặc trưng cho thành phần hóa học của các chất trong ngọn lửa. Quang phổ học hay phân quang học, theo ý nghĩa ban đầu, là môn khoa học nghiên cứu về quang phổ, tìm ra các quy luật liên hệ giữa các tính chất vật lý và hóa học của hệ vật chất với các quang phổ phát xạ hay hấp thụ của chúng; và ứng dụng các quy luật này trong các phương pháp phân tích quang phổ, tìm lại tính chất của hệ vật chất từ quang phổ quan sát được.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Phổ học · Xem thêm »

Phi Mã

Chòm sao Phi Mã 飛馬, (tiếng La Tinh: Pegasus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con ngựa bay.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Phi Mã · Xem thêm »

Quần tụ thiên hà

Quần tụ thiên hà là một sự tập hợp của nhiều thiên hà gần nhau dưới tác dụng của lực hấp dẫn.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Quần tụ thiên hà · Xem thêm »

Sao Thiên Lang

Sirius hay Thiên Lang tinh là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời với cấp sao biểu kiến là -1,46, sáng gấp 2 lần so với Canopus, ngôi sao tiếp theo trong danh sách những ngôi sao sáng nhất.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Sao Thiên Lang · Xem thêm »

Siêu tân tinh

Siêu tân tinh hay sao siêu mới (viết tắt SN hay SNe) là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Siêu tân tinh · Xem thêm »

Tam Giác (chòm sao)

:Xem các nghĩa khác của tam giác tại bài Tam giác (định hướng). Chòm sao Tam Giác (三角), (tiếng La Tinh: Triangulum) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh tam giác.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Tam Giác (chòm sao) · Xem thêm »

Tân tinh

bồi tụ hiđrô từ một sao đồng hành lớn hơn. Tân tinh (hay sao mới) là một vụ nổ hạt nhân lớn xảy ra trên sao lùn trắng, khiến cho nó bất thình lình sáng lên.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Tân tinh · Xem thêm »

Tần số

Sóng điều hoà với tần số khác nhau. Các sóng bên dưới có tần số cao hơn các sóng bên trên. Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Tần số · Xem thêm »

Thiên hà

Thiên hà Chong Chóng, một thiên hà xoắn ốc điển hình trong chòm sao Đại Hùng, có đường kính khoảng 170.000 năm ánh sáng và cách Trái Đất xấp xỉ 21 triệu năm ánh sáng. Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên hà · Xem thêm »

Thiên hà elip

Thiên hà elip khổng lồ ESO 325-G004. Thiên hà elip là một kiểu thiên hà có hình dạng ellipsoid, với đặc điểm trơn và có độ trắng không nổi bật.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên hà elip · Xem thêm »

Thiên hà Tam Giác

Thiên hà Tam Giác là một thiên hà xoắn ốc cách xấp xỉ Trái Đất 3 triệu năm ánh sáng (ly) trong chòm sao Tam Giác.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên hà Tam Giác · Xem thêm »

Thiên hà xoắn ốc

Một thiên hà xoắn ốc, thiên hà Chong Chóng (cũng được gọi là Messier 101 hay NGC 5457) Thiên hà xoắn ốc là một kiểu thiên hà được phân loại ban đầu bởi Edwin Hubble trong cuốn sách Thế giới Tinh vân (The Realm of the Nebulae) viết năm 1936 và do vậy là một phần trong dãy Hubble.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên hà xoắn ốc · Xem thêm »

Thiên thể Messier

Các thiên thể Messier là các thiên thể được định vị bởi Charles Messier trong quyển Tinh vân và đám sao xuất bản lần đầu năm 1774.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên thể Messier · Xem thêm »

Thiên thể NGC

Danh mục chung mới về các tinh vân và cụm sao (tiếng Anh: New General Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars, viết tắt là NGC) là một danh mục nổi tiếng về các vật thể xa trên bầu trời trong thiên văn học.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên thể NGC · Xem thêm »

Thiên văn vô tuyến

Nhóm kính thiên văn vô tuyến chân đế dài. Thiên văn học vô tuyến là một phân ngành thiên văn trẻ, nghiên cứu các thiên thể thông qua bức xạ radio, trong đó ngạch thiên văn học vô tuyến thụ động ghi nhận bức xạ radio từ các thiên thể, trong khi thiên văn học vô tuyến chủ động phát bức xạ radio và đón nhận bức xạ phản vọng từ các thiên thể gần như Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim v.v. Các quá trình vật lý phát ra sóng radio rất khác biệt so với các quá trình vật lý phát ra ánh sáng trong những vùng quang phổ điện từ khác.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Thiên văn vô tuyến · Xem thêm »

Tiên Nữ (chòm sao)

Chòm sao Tiên Nữ (hay Andromeda) là chòm sao được đặt tên theo tên công chúa Andromeda, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Tiên Nữ (chòm sao) · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Trái Đất · Xem thêm »

Vũ trụ

Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gian và thời gian.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Vũ trụ · Xem thêm »

Vận tốc

Vận tốc là đại lượng vật lý mô tả cả mức độ nhanh chậm lẫn chiều của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Vận tốc · Xem thêm »

Vật chất tối

Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và Vật chất tối · Xem thêm »

William Herschel

Sir Frederick William Herschel, KH, FRS, (tiếng Đức: Friedrich Wilhelm Herschel; 15 tháng 11 năm 1738 – 25 tháng 8 năm 1822) là nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, chuyên gia về kỹ thuật, và nhà soạn nhạc.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và William Herschel · Xem thêm »

William Huggins

Sir William Huggins (1824-1910) là nhà thiên văn học người Anh.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và William Huggins · Xem thêm »

2006

2006 (số La Mã: MMVI) là một năm thường bắt đầu vào chủ nhật trong lịch Gregory.

Mới!!: Thiên hà Tiên Nữ và 2006 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Andromeda Galaxy, M31, Messier 31, NGC 224, Thiên hà Andromeda, Tinh vân Andromede, Tinh vân Tiên Nữ.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »