Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Sinh vật lạp thể cổ

Mục lục Sinh vật lạp thể cổ

Sinh vật lạp thể cổ (danh pháp khoa học: Archaeplastida (hay Plantae sensu lato) là một nhóm chính trong sinh vật nhân chuẩn, bao gồm tảo đỏ (Rhodophyta), tảo lục (Chlorophyta và Charophyta), thực vật có phôi (Embryophyta), cùng một nhóm nhỏ gọi là tảo lục lam (Glaucophyta). Các lạp thể (lục lạp) của tất cả các sinh vật này đều được bao quanh bởi hai màng, gợi ý rằng chúng đã phát triển trực tiếp từ vi khuẩn lam nội cộng sinh. Trong tất cả các nhóm khác, các lạp thể được bao quanh bởi 3 hay 4 màng, gợi ý rằng chúng có được ở dạng thứ cấp từ tảo đỏ hay tảo lục. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng Archaeplastida tạo thành một nhóm đơn ngành, nhưng một bài báo năm 2009 lại cho rằng trên thực tế chúng là nhóm cận ngành. Sự làm phong phú của các gen tảo đỏ mới lạ trong một nghiên cứu gần đây biểu lộ một dấu hiệu mạnh cho tính đơn ngành của Plantae (Archaeplastida) và một dấu hiệu mạnh tương đương cho lịch sử chia sẻ gen giữa tảo đỏ/tảo lục và các dòng dõi khác, góp phần làm sáng tỏ nhiều điều phức tạp trong tiến hóa của sinh vật nhân chuẩn. Các tế bào của Archaeplastida thông thường thiếu trung tử và có các ti thể với các nếp màng phẳng. Thường thì vách tế bào của chúng chứa xenluloza, và thức ăn được lưu giữ dưới dạng tinh bột. Tuy nhiên, các đặc trưng này cũng chia sẻ với các sinh vật nhân chuẩn khác. Chứng cứ chính chứng tỏ Archaeplastida tạo thành một nhóm đơn ngành đến từ các nghiên cứu di truyền, trong đó chỉ ra rằng các lạp thể của chúng có lẽ có nguồn gốc duy nhất. Chứng cứ này hiện vẫn bị tranh cãi. Các thành viên của Archaeplastida được chia thành 2 dòng tiến hóa chính. Tảo đỏ được nhuộm màu bởi chất diệp lục a và các phycobiliprotein, như phần lớn các vi khuẩn lam. Tảo lục và thực vật có phôi (thực vật trên cạn) – cùng nhau hợp lại gọi là Viridiplantae (tiếng Latinh để chỉ "thực vật xanh") hay Chloroplastida – được nhuộm màu bởi các chất diệp lục Chlorophyll a và b, nhưng không chứa phycobiliprotein. Glaucophyta có các sắc tố điển hình của vi khuẩn lam, và là bất thường ở chỗ giữ lại một vách tế bào bên trong các lạp thể của chúng là các tiểu thể màu lam (cyanelle).

32 quan hệ: Đại Trung Nguyên Sinh, Bộ Song tinh tảo, Cận ngành, Cellulose, Chlorophyta, Danh pháp, Diệp lục, Hóa thạch, Lạp thể, Lục lạp, Lớp Tảo lục, Magnolia virginiana, Murein, Ngành Luân tảo, Sensu, Sinh vật nhân thực, Streptophytina, Tảo đỏ, Tảo lục, Tảo lục lam, Thực vật, Thực vật có phôi, Thuyết nội cộng sinh, Tinh bột, Trùng roi xanh, Trung tử, Ty thể, Ulvophyceae, Vách tế bào, Vi khuẩn lam, Viridiplantae, 2005.

Đại Trung Nguyên Sinh

Đại Trung Nguyên Sinh (Mesoproterozoic) là một đại địa chất bắt đầu từ khoảng 1.600 triệu năm trước (Ma) và kết thúc vào khoảng 1.000 Ma.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Đại Trung Nguyên Sinh · Xem thêm »

Bộ Song tinh tảo

Bộ Song tinh tảo (danh pháp khoa học: Zygnematales, từ tiếng Hy Lạp: ζυγός (đôi, tiếp hợp) + νῆμα (sợi, chỉ), νήματος (dạng sợi, chỉ), cũng gọi là bộ Tảo tiếp hợp (Conjugales)), là một bộ tảo lục, bao gồm vài nghìn loài khác biệt trong các chi, chẳng hạn như trong các chi được biết đến nhiều nhất như Zygnema và Spirogyra.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Bộ Song tinh tảo · Xem thêm »

Cận ngành

Trong phát sinh chủng loài học, một nhóm phân loại các sinh vật được gọi là cận ngành (paraphyly, từ tiếng Hy Lạp παρά.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Cận ngành · Xem thêm »

Cellulose

hydro Xen-lu-lô (bắt nguồn từ tiếng Pháp: cellulose), còn gọi là xenlulozơ, xenluloza, là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay n trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Cellulose · Xem thêm »

Chlorophyta

Chlorophyta là một ngành tảo lục.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Chlorophyta · Xem thêm »

Danh pháp

Danh pháp có thể chỉ tới một hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ, các quy tắc hay quy ước được sử dụng để tạo ra các tên gọi, khi được cá nhân hay cộng đồng sử dụng, đặc biệt những gì nói trên được dùng trong một ngành khoa học (danh pháp khoa học) hay một lĩnh vực nghệ thuật cụ thể.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Danh pháp · Xem thêm »

Diệp lục

Diệp lục tố khiến lá có màu xanh Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Diệp lục · Xem thêm »

Hóa thạch

Gỗ hóa thạch tại Vườn quốc gia rừng hóa đá. Cấu trúc bên trong của cây và vỏ cây được duy trì trong quy trình hoán vị. Cúc đá Hóa thạch là những di tích và di thể (xác) của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành cổ sinh vật học...

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Hóa thạch · Xem thêm »

Lạp thể

Lạp thể (tiếng Anh: plastid; bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: πλαστός (plastós), nghĩa là hình thành, hun đúc) là nhóm bào quan chuyên hóa bao bởi màng kép tìm thấy trong tế bào thực vật và tảo.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Lạp thể · Xem thêm »

Lục lạp

Lục lạp nhìn rõ trong tế bào loài rêu ''Plagiomnium affine'' dưới kính hiển vi Lục lạp trong tế bào rêu ''Bryum capillare'' Lục lạp (tiếng Anh: chloroplast) là bào quan, tiểu đơn vị chức năng trong tế bào thực vật và tảo.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Lục lạp · Xem thêm »

Lớp Tảo lục

Lớp Tảo lục (danh pháp khoa học: Chlorophyceae) là một lớp tảo lục, được phân biệt chủ yếu trên cơ sở của hình thái học siêu cấu trúc.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Lớp Tảo lục · Xem thêm »

Magnolia virginiana

Magnolia virginiana là một loài thực vật có hoa trong họ Magnoliaceae.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Magnolia virginiana · Xem thêm »

Murein

Murein là thành phần sinh hóa cấu thành nên thành tế bào của các loài sinh vật nhân sơ.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Murein · Xem thêm »

Ngành Luân tảo

Ngành Luân tảo hay ngành Tảo vòng (danh pháp khoa học: Charophyta) là một ngành tảo lục, bao gồm các họ hàng gần nhất của thực vật có phôi (Embryophyta).

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Ngành Luân tảo · Xem thêm »

Sensu

Sensu là một thuật ngữ La tinh mang ý nghĩa là "theo nghĩa".

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Sensu · Xem thêm »

Sinh vật nhân thực

Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryota hay Eukarya) là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được sắp đặt trong nhân có màng bao bọc.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Sinh vật nhân thực · Xem thêm »

Streptophytina

Cấu trúc sinh sản của ''Chara''. Streptophytina là tên gọi chính thức của một phân ngành (nhưng đôi khi được sử dụng ở cấp ngành, và khi đó thuật ngữ thích hợp hơn để sử dụng là Streptophyta), trong đó bao gồm 2 lớp: Charophyceae, chứa bộ Charales (hay Charophyta sensu stricto); và Embryophyceae, trong đó bao gồm toàn bộ thực vật có phôi (thực vật đất liền như rêu và thực vật có mạch).

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Streptophytina · Xem thêm »

Tảo đỏ

Tảo đỏ là những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành Rhodophyta.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Tảo đỏ · Xem thêm »

Tảo lục

Tảo lục là một nhóm lớn các loài tảo, mà thực vật có phôi (Embryophyta) (hay thực vật bậc cao) đã phát sinh ra từ đó.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Tảo lục · Xem thêm »

Tảo lục lam

Tảo lục lam là một nhóm nhỏ bao gồm các vi tảo.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Tảo lục lam · Xem thêm »

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Thực vật · Xem thêm »

Thực vật có phôi

Thực vật có phôi (Embryophyta) là nhóm phổ biến và quen thuộc nhất của thực vật.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Thực vật có phôi · Xem thêm »

Thuyết nội cộng sinh

-Các nhà sinh vật học cho rằng ti thể và lục lạp là 2 bào quan trong tế bào nhân chuẩn có nguồn gốc từ những sinh vật nhân sơ sống nội sinh trong tế bào sinh vật chủ.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Thuyết nội cộng sinh · Xem thêm »

Tinh bột

Cấu trúc phân tử amylose (glucose-α-1,4-glucose) Cấu trúc phân tử amylopectin Tinh bột tiếng Hy Lạp là amidon (CAS# 9005-25-8, công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp amyloza và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amilose và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Tinh bột · Xem thêm »

Trùng roi xanh

Chi Trùng roi xanh (Euglena) là một chi sinh vật nguyên sinh đơn bào.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Trùng roi xanh · Xem thêm »

Trung tử

Trung tử trong sinh học có cấu trúc dạng ống vi thể hình trụ, được tìm thấy ở hầu hết các tế bào động vật và tảo và thường hiếm gặp ở thực vật.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Trung tử · Xem thêm »

Ty thể

Ty thể (tiếng Anh: mitochondrion, số nhiều: mitochondria) là bào quan bao bởi hai lớp màng hiện diện trong tất cả sinh vật nhân thực, mặc dù vẫn có một số tế bào ở số ít tổ chức cơ thể thiếu đi bào quan này (ví dụ như tế bào hồng cầu).

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Ty thể · Xem thêm »

Ulvophyceae

Các Ulvophyceae hay ulvophytes là một loại tảo lục,phân biệt chủ yếu dựa trên cấu trúc hình thái siêu cấu trúc,vòng đời và dữ liệu phát sinh từ phân t.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Ulvophyceae · Xem thêm »

Vách tế bào

Vách tế bào là một lớp dai, linh hoạt đôi khí khá cứng bao quanh một số tế bào.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Vách tế bào · Xem thêm »

Vi khuẩn lam

Vi khuẩn lam (danh pháp khoa học: Cyanobacteria), từng thường bị gọi sai là tảo lam hay tảo lục lam (nhưng một số tác giả cho rằng tên gọi này là sai lầm, do vi khuẩn lam là sinh vật nhân sơ trong khi tảo thật sự là sinh vật nhân chuẩn, mặc dù một số định nghĩa khác về tảo lại bao gồm cả các sinh vật nhân sơ), là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Vi khuẩn lam · Xem thêm »

Viridiplantae

Viridiplantae (nghĩa đen "thực vật xanh") là một nhánh bao gồm tảo lục và thực vật đất liền.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và Viridiplantae · Xem thêm »

2005

2005 (số La Mã: MMV) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Sinh vật lạp thể cổ và 2005 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Archaeplastida.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »