Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Sikh giáo

Mục lục Sikh giáo

Biểu tượng của Sikh giáo Đền Amritsar thánh địa của Sikh giáo Sikh giáo (ਸਿੱਖੀ) hay Tích-khắc giáo theo phiên âm Hán Việt, cũng gọi là đạo Sikh, do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 tại vùng Punjab, truyền dạy những giáo lý của Guru Nanak (người lập đạo và cũng là guru đầu tiên) và 10 vị guru khác truyền lại (người cuối cùng thành thánh trong Guru Granth Sahib).

32 quan hệ: Akbar Đại đế, Anh, Aurangzeb, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ giáo, Bắc Ấn Độ, Do Thái giáo, Guru Nanak, Hồi giáo, Himalaya, Kỳ Na giáo, Kháng Cách, Lahore, Martin Luther, Mecca, Phật giáo, Punjab, Punjab (Ấn Độ), Punjab (vùng), Sri Lanka, Tây Tạng, Tôn giáo, Thế giới, Thế kỷ 15, Thế kỷ 16, Thiên Chúa giáo, Thiền phái Trúc Lâm, Tiếng Ả Rập, Tiếng Hindi, Tiếng Punjab, Việt Nam, Vương quốc Hồi giáo Delhi.

Akbar Đại đế

Jalāl ud-Dīn Muhammad Akbar (جلال الدین محمد اکبر) hay Akbar Đại đế (Akbar-e-Azam) (phiên âm Hán-Việt là A Cách Bá, tiếng Việt là Acba) (15 tháng 10, 1542 – 17/27 tháng 10 năm 1605), (danh xưng đầy đủ là: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Imam-i-'Adil, Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin, Khalifat ul-Muta'ali Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I Sahib-i-Zaman, Padshah Ghazi Zillu'llah) là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như hoàn toàn tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh. Ông là người Đột Quyết, Mông Cổ thuộc dòng dõi nhà Timur.; con của Humayun, và cháu nội của Babur sáng tổ nhà Mogul. Khi ông qua đời năm 1605 đế quốc Mogul đã ngự trị trên khắp miền Bắc Ấn. Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại. Ông lên ngôi lúc mới 13 tuổi sau khi vua cha Humayun qua đời. Ông đã mở nhiều cuộc chinh phạt để củng cố quyền lực của mình và sát nhập các vùng đất ở miền bắc và trung Ấn Độ vào lãnh thổ của mình. Trong trận Panipat lần thứ hai năm 1556, ông đã cùng nhiếp chính Bairam đánh tan tác đạo quân xâm lược của nhà Sur ở Afghanistan chỉ huy bởi vua người Ấn Độ giáo là Samrat Hemu Chandra Vikramaditya, giết chết Hemu và trừ bỏ được mối họa xâm lăng của người Afghan Akbar cũng củng cố sự thống trị của mình bằng cách khuất phục và kết giao với các bộ lạc người Rajput, thậm chí ông còn lấy một công chúa người Rajput làm vợ. Akbar đã thực hiện cải cách về thuế má và khuyến khích nghệ thuật. Ông cũng cho xây dự nhiều công trình kiến trúc và là người sáng chế ra các loại nhà tiền chế cũng như các kiểu nhà có khả năng lưu động hoặc di dời dễ dàng. Akbar cũng là vị Hoàng đế xúc tiến việc dung hòa các tôn giáo ở Ấn Độ, thậm chí ông là người mở đầu cho việc các học giả thuộc các tôn giáo khác nhau tranh luận một cách công khai về tôn giáo của chính mình. Tiến xa hơn, Akbar tổng hợp các giáo lý của các tôn giáo và thành lập tôn giáo của riêng mình, mang tên là Din-i-Ilahi (tạm dịch là "Tôn giáo Thánh Thần") tuy nhiên sau khi ông qua đời tôn giáo này đã nhanh chóng tan rã.

Mới!!: Sikh giáo và Akbar Đại đế · Xem thêm »

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Sikh giáo và Anh · Xem thêm »

Aurangzeb

Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, được biết phổ biến hơn với tên gọi Aurangzeb (اورنگ‌زیب (tước hiệu đầy đủ: Al-Sultan al-Azam wal Khaqan al-Mukarram Abul Muzaffar Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, Padshah Ghazi) (4 tháng 11 năm 1618 – 3 tháng 3 năm 1707), có danh hiệu tự phong là Alamgir I (Kẻ chinh phạt của thế giới) (عالمگیر), là vua thứ sáu của vương triều Mogul trong lịch sử Ấn Độ, trị vì từ năm 1658 đến khi qua đời 1707. Dưới thời trị vì của mình, Aurangzeb dã đưa chế độ phong kiến Mogul lên tới đỉnh cao, song những cuộc chiến tranh xâm lược triền miên của ông ta đã làm hao mòn sinh lực của đế quốc Mogul và mở đường cho quá trình suy yếu của nó sau khi ông ta chết. Aurangzeb nổi tiếng là người có nhiều chiến công lẫn tội ác. Giữa Aurangzeb và vua cha Shah Jahan xảy ra xung đột dữ dội. Năm 1658, khi Shah Jahan lâm bệnh, Aurangzeb giết ba anh trai, lật đổ ngai vàng của vua cha và giam lỏng Jahan vào pháo đài Agra. Trong suốt tám năm trời bị giam giữ, Jahan không thể đến thăm mộ vợ và cũng là mẹ đẻ của Aurangzeb, hoàng hậu Mumtaz Mahal vào ngày giỗ của bà tại đền Taj Mahal cách đó không xa. Shah Jahan sau đó qua đời trong nơi giam lỏng. Aurangzeb ngự trị Tiểu lục địa Ấn Độ trong gần nửa thế kỷ, trở thành vua Mogul thứ hai có thời gian trị vì lâu dài nhất, sau Akbar. Ông ta đã tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh bành trướng vào miền Nam Ấn Độ.The World Book Encyclopedia Volume:A1 (1989) pg 894-895 Kết quả là Aurangzeb đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam Ấn Độ, khiến cho ông có lãnh thổ rộng hơn bất kì một vị Hoàng đế Mogul nào khác. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngoài việc chinh phạt cao nguyên Deccan, ông cũng thực viện chính sách bảo trợ văn học nghệ thuật. Là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, Aurangzeb luôn khuyến khích thần dân theo đạo Hồi. Aurangzeb đã phá huỷ nhiều công trình nghệ thuật vì lo ngại rằng chúng có thể được người dân thờ cúng như những vật được tôn sùng. Aurangzeb cũng thi hành chính sách dung dưỡng chế độ đẳng cấp, phân biệt đối xử với các tín đồ Ấn Độ giáo. Cuộc chiến tranh của Aurangzeb đã khiến đế quốc mở rộng quá mức, cách ly các đồng minh thân cận người Rajput với triều đình. Thêm nữa đa số dân chúng trong đế quốc của Aurangzeb là người theo Ấn Độ giáo và họ luôn bất mãn với một triều đại Hồi giáo và sự phân biệt tôn giáo của Aurangzeb. 25 năm cuối của triều đại ông ta lún sâu trong các cuộc thảo phạt quân nổi loạn của người Maratha ở cao nguyên Deccan, miền Trung Ấn Độ. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Mogul. Sau khi Aurangzeb qua đời, đế quốc Mogul nhanh chóng suy sụp. Các vua kế tục không có được khả năng trị vì cũng như bàn tay sắt của Aurangzeb và sau đó đã đánh mất tất cả sự nghiệp của tiên đế.

Mới!!: Sikh giáo và Aurangzeb · Xem thêm »

Ả Rập Xê Út

Rập Xê Út, tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (المملكة العربية السعودية) là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Sikh giáo và Ả Rập Xê Út · Xem thêm »

Ấn Độ giáo

Biểu tượng của Ấn Độ giáo được thế giới biết đến Một ngôi đền Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Đ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Mới!!: Sikh giáo và Ấn Độ giáo · Xem thêm »

Bắc Ấn Độ

Bắc Ấn Độ và ranh giới theo các cách định nghĩa khác nhau. Bắc Ấn Độ là khu vực phía Bắc của Ấn Độ nhưng ranh giới được xác định lỏng lẻo.

Mới!!: Sikh giáo và Bắc Ấn Độ · Xem thêm »

Do Thái giáo

Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, YehudahShaye J.D. Cohen 1999 The Beginnings of Jewishness: Boundaries, Varieties, Uncertainties, Berkeley: University of California Press; p. 7, "Judah" theo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp) là một tôn giáo độc thần cổ đại thuộc nhóm các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên Kinh Torah (là một phần của Kinh Tanakh hay Kinh Thánh Hebrew), gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái, như đã được diễn giải trong Kinh Talmud và các sách khác.

Mới!!: Sikh giáo và Do Thái giáo · Xem thêm »

Guru Nanak

Guru Nanak (tiếng Punjab: ਗੁਰੂ ਨਾਨਕ; tiếng Hindi: गुरु नानक, tiếng Urdu: گرونانک, Guru Nanak) (15 tháng 4 năm 1469 - 22 tháng 9 năm 1539) là người sáng lập và là guru đầu tiên của đạo Sikh.

Mới!!: Sikh giáo và Guru Nanak · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Mới!!: Sikh giáo và Hồi giáo · Xem thêm »

Himalaya

Phiên bản có chú giải) Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn lấy từ "Hi Mã Lạp Nhã sơn mạch 喜馬拉雅山脈", do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống "Himalaya" để phiên âm) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Sikh giáo và Himalaya · Xem thêm »

Kỳ Na giáo

Đạo kỳ của Kì-na giáo Biểu tượng của Kì-na giáo. Kỳ Na giáo, Kì-na giáo (chữ Hán: 耆那教) hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Veda, mặc dù trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda.

Mới!!: Sikh giáo và Kỳ Na giáo · Xem thêm »

Kháng Cách

n bản Kinh Thánh Geneva năm 1560. Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther.

Mới!!: Sikh giáo và Kháng Cách · Xem thêm »

Lahore

Lahore (Urdu: لاہور, Punjabi: لہور) là thủ phủ tỉnh Punjab, và là thành phố đông dân thứ hai ở Pakistan, cũng được biết đến là Những khu vườn của các Mughal hay Thành phố vườn, đặt tên theo các di sản phong phú đáng kể của Đế quốc Mughal.

Mới!!: Sikh giáo và Lahore · Xem thêm »

Martin Luther

Martin Luther (Martin Luder hay Martinus Luther; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustino, và là nhà cải cách tôn giáo.

Mới!!: Sikh giáo và Martin Luther · Xem thêm »

Mecca

Mecca hay Makkah (مكة) là một thành phố tại vùng đồng bằng Tihamah thuộc Ả Rập Xê Út và là thủ phủ của vùng Makkah (Mecca).

Mới!!: Sikh giáo và Mecca · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Sikh giáo và Phật giáo · Xem thêm »

Punjab

Punjab có thể là một trong các địa danh sau.

Mới!!: Sikh giáo và Punjab · Xem thêm »

Punjab (Ấn Độ)

Punjab là một bang miền Bắc Ấn Độ, là một phần của vùng Punjab lớn hơn.

Mới!!: Sikh giáo và Punjab (Ấn Độ) · Xem thêm »

Punjab (vùng)

Vùng Punjab Punjab (Ấn Độ thuộc Anh), 1909 Các phương ngữ tiếng Punjab Punjab (tiếng Punjab: ਪੰਜਾਬ, پنجاب), cũng viết là Panjab (پنجاب,panj-āb, "năm dòng nước"), là một khu vực địa lý trải rộng qua biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ, bao gồm tỉnh Punjab tại Pakistan và các bang Punjab, Haryana, Himachal Pradesh, Chandigarh và một số phần phía bắc của Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi tại Ấn Đ. Tên của khu vực có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư và có nghĩa là "(Vùng đất của) Năm Dòng nước" và có nghĩa đề cập đến các sông: Jhelum, Chenab, Ravi, Sutlej, và Beas.

Mới!!: Sikh giáo và Punjab (vùng) · Xem thêm »

Sri Lanka

Sri Lanka (phiên âm tiếng Việt: Xri Lan-ca), tên chính thức Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka (ශ්රී ලංකා trong Tiếng Sinhala, இலங்கை trong tiếng Tamil; từng được gọi là Ceylon trước năm 1952), tiếng Việt xưa gọi là Tích Lan, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 33 dặm ngoài khơi bờ biển bang Tamil Nadu phía nam Ấn Đ. Nước này thường được gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương.

Mới!!: Sikh giáo và Sri Lanka · Xem thêm »

Tây Tạng

Tây Tạng (/ Tạng khu) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya.

Mới!!: Sikh giáo và Tây Tạng · Xem thêm »

Tôn giáo

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới. Baha'i giáo, Jaina giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Mới!!: Sikh giáo và Tôn giáo · Xem thêm »

Thế giới

Thế giới Bản đồ thế giới Thế giới là từ chỉ.

Mới!!: Sikh giáo và Thế giới · Xem thêm »

Thế kỷ 15

Thế kỷ 15 (XV) là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1401 đến hết năm 1500, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Sikh giáo và Thế kỷ 15 · Xem thêm »

Thế kỷ 16

Thế kỷ 16 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1501 đến hết năm 1600, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Sikh giáo và Thế kỷ 16 · Xem thêm »

Thiên Chúa giáo

Trong tiếng Việt, Thiên Chúa giáo là thuật ngữ lỏng lẻo thường dùng để chỉ Công giáo Rôma, hay gọi tắt là Công giáo (Catholicismus).

Mới!!: Sikh giáo và Thiên Chúa giáo · Xem thêm »

Thiền phái Trúc Lâm

Thiền phái Trúc Lâm (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập.

Mới!!: Sikh giáo và Thiền phái Trúc Lâm · Xem thêm »

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, hay عَرَبِيّ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.

Mới!!: Sikh giáo và Tiếng Ả Rập · Xem thêm »

Tiếng Hindi

Hindi (Devanagari: हिन्दी, IAST: Hindī), or Modern Standard Hindi (Devanagari: मानक हिन्दी, IAST: Mānak Hindī) là dạng được tiêu chuẩn hóa và Phạn hóa của tiếng Hindustan.

Mới!!: Sikh giáo và Tiếng Hindi · Xem thêm »

Tiếng Punjab

Tiếng Punjab (Shahmukhi: پنجابی; Gurmukhi: ਪੰਜਾਬੀ) là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói bởi hơn 100 triệu người bản ngữ toàn cầu, khiến nó trở thành ngôn ngữ được nói phổ biến thứ 11 (2015) trên thế giới.

Mới!!: Sikh giáo và Tiếng Punjab · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Sikh giáo và Việt Nam · Xem thêm »

Vương quốc Hồi giáo Delhi

Vương quốc Hồi giáo Delhi (tiếng Urdu:دلی سلطنت), hay Vương quốc Hồi giáo e Hind (tiếng Urdu: سلطنتِ هند) / Vương quốc Hồi giáo e Dilli (tiếng Urdu: سلطنتِ دلی) là các triều đại Hồi giáo đã trị vì Ấn Độ từ năm 1206 đến năm 1526 sau Công nguyên.

Mới!!: Sikh giáo và Vương quốc Hồi giáo Delhi · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Sikh, Tích-khắc giáo, Đạo Sikh.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »