Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

Mục lục Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự.

62 quan hệ: Đà Nẵng, Đại Việt sử ký toàn thư, Đặng Tiểu Bình, Đường chín đoạn, Bùi Minh Quốc, Bắc thuộc, Cô Lin, Công nghiệp, Chủ nghĩa Đại Trung Hoa, Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979, Chiến tranh Pháp-Thanh, Chu Ân Lai, Dân trí (báo), Dầu mỏ, Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, Diễn biến hòa bình, Du Chính Thanh, Hàng dân dụng, Hòa ước Giáp Thân (1884), Hòa ước Giáp Tuất (1874), Hòa ước Westfalen, Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (1988), Hải chiến Hoàng Sa 1974, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hậu Lý Nam Đế, Hội nghị Thành Đô, Henry Kissinger, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, Khmer Đỏ, Lê Khả Phiêu, Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, Lịch sử Việt Nam, Lý Nam Đế, Len Đao, Liên bang Đông Dương, Liên Xô, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nam Bộ Việt Nam, Nga, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nhà Tùy, Nhập siêu, Pháp, Pháp thuộc, Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa, Phương châm 16 chữ vàng, Quân đội nhân dân Việt Nam, ..., Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Sông Cửu Long, Tôn Thất Thuyết, Trung Quốc, Việt Minh, Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, VnExpress. Mở rộng chỉ mục (12 hơn) »

Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Đà Nẵng · Xem thêm »

Đại Việt sử ký toàn thư

Đại Việt sử ký toàn thư, đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Đại Việt sử ký toàn thư · Xem thêm »

Đặng Tiểu Bình

Đặng Tiểu Bình (giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8 năm 1904 - 19 tháng 2 năm 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Đặng Tiểu Bình · Xem thêm »

Đường chín đoạn

Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ Đường chín đoạn (tiếng Anh: Nine-dash line, âm Hán Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường lưỡi bò, Đường chữ U, Đường chín khúc, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền và đã bị Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 bác bỏ vào ngày 12/7/2016 với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn".

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Đường chín đoạn · Xem thêm »

Bùi Minh Quốc

Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Bùi Minh Quốc · Xem thêm »

Bắc thuộc

Từ Bắc thuộc (tên gọi khác: Nam chinh) chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Bắc thuộc · Xem thêm »

Cô Lin

Đá Cô Lin là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Cô Lin · Xem thêm »

Công nghiệp

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Công nghiệp · Xem thêm »

Chủ nghĩa Đại Trung Hoa

Lãnh thổ Trung Quốc thời Đường, năm 669 Trong lịch sử, Trung Hoa được coi là một thế lực ham chiến trận và muốn bành trướng lãnh thổ của họ, thể hiện qua các hoạt động quân sự và các chính sách ngoại giao, là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước lân cận.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Chủ nghĩa Đại Trung Hoa · Xem thêm »

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979

Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước., Lao động, 11 tháng 2 năm 2014 Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước đến ngày nay. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm (xem Xung đột Việt–Trung 1979–90). Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 · Xem thêm »

Chiến tranh Pháp-Thanh

Quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884 Chiến tranh Pháp-Thanh là cuộc chiến giữa Đệ Tam Cộng hòa Pháp và Đế quốc Mãn Thanh, diễn ra từ tháng 9 năm 1884 tới tháng 6 năm 1885.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Chiến tranh Pháp-Thanh · Xem thêm »

Chu Ân Lai

Chu Ân Lai (5 tháng 3 năm 1898 – 8 tháng 1 năm 1976), là một lãnh đạo xuất chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ chức Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ 1949 cho tới khi ông qua đời tháng 1 năm 1976, và Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1949 tới năm 1958.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Chu Ân Lai · Xem thêm »

Dân trí (báo)

Dân Trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, có lượng truy cập khá lớn.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Dân trí (báo) · Xem thêm »

Dầu mỏ

Giếng bơm dầu gần Sarnia, Ontario (Canada) Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Dầu mỏ · Xem thêm »

Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô xít ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên · Xem thêm »

Diễn biến hòa bình

Diễn biến hòa bình là khái niệm của một số nhà nước Xã hội chủ nghĩa sử dụng để nói về một chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Diễn biến hòa bình · Xem thêm »

Du Chính Thanh

Du Chính Thanh (tiếng Trung: 俞正声; bính âm: Yú Zhèngshēng; sinh tháng 4 năm 1945) là một chính khách cao cấp Trung Quốc.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Du Chính Thanh · Xem thêm »

Hàng dân dụng

Trong kinh tế, hàng dân dụng hay hàng tiêu dùng cuối cùng là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng, được dùng cho cá nhân sử dụng hay giao dịch, chứ không phải được dùng trong việc sản xuất hàng hóa khác.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hàng dân dụng · Xem thêm »

Hòa ước Giáp Thân (1884)

Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hòa ước Giáp Thân (1884) · Xem thêm »

Hòa ước Giáp Tuất (1874)

Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hòa ước Giáp Tuất (1874) · Xem thêm »

Hòa ước Westfalen

Phê chuẩn Hiệp ước Münster. Hòa ước Westfalen bao gồm một loạt các hiệp ước hòa bình được ký kết từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1648 tại Osnabrück và Münster, kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm ở Đức và Chiến tranh Tám mươi Năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, qua đó Tây Ban Nha chính thức công nhận sự độc lập của Cộng hòa Hà Lan.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hòa ước Westfalen · Xem thêm »

Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (1988)

323x323px Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của một trận đánh trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân tấn công hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (1988) · Xem thêm »

Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hải chiến Hoàng Sa 1974 · Xem thêm »

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc hay Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc · Xem thêm »

Hậu Lý Nam Đế

Hậu Lý Nam Đế (chữ Hán: 後李南帝; trị vì: 571-602) là vua nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hậu Lý Nam Đế · Xem thêm »

Hội nghị Thành Đô

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại hội nghị Thành Đô Hội nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hội nghị Thành Đô · Xem thêm »

Henry Kissinger

Henry Alfred Kissinger ((tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 –) là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư ký liên bang (Secretary of State, hay là Bộ trưởng Ngoại giao) dưới thời tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Với thành tích thỏa thuận ngừng bắn tại Việt Nam (mặc dù không thành công), Kissinger giành giải Nobel Hòa bình năm 1973 với nhiều tranh cãi (hai thành viên trong hội đồng trao giải đã từ chức để phản đối). Là người đề xuất chính sách "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1977. Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente với Liên Xô nhằm giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô, nối lại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đàm phán tại Hiệp định Paris, kết thúc sự có mặt của Mỹ tại Chiến tranh Việt Nam. Chính sách Realpolitik của Kissinger dẫn đến các chính sách gây tranh cãi như việc hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Pakistan, mặc dù chính quyền này đã có hành động diệt chủng trong chiến tranh với Bangladesh. Ông là người sáng lập và chủ tịch của Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế. Kissinger cũng đã viết hơn mười cuốn sách về chính trị và quan hệ quốc tế. Những đánh giá về Henry Kissinger có sự khác biệt rất lớn. Nhiều học giả đã xếp Kissinger là Ngoại trưởng Mỹ hiệu quả nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1965, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư nhân quyền khác nhau đã tìm cách truy tố ông về cáo buộc gây tội ác chiến tranh.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Henry Kissinger · Xem thêm »

Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

Bản đồ cổ trước Công ước Pháp-Thanh 1887 có mũi Bạch Long (Paklung) thuộc Việt Nam. Khi sông Bắc Luân được lấy làm đường biên giới thì vùng đất Bạch Long phải bỏ Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc B. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ · Xem thêm »

Khmer Đỏ

Khmer Đỏ (ខ្មែរក្រហម) (tiếng Pháp: Khmer Rouge), tên chính thức Đảng Cộng sản Campuchia và sau này là Đảng Campuchia Dân chủ, là một tổ chức chính trị cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Khmer Đỏ · Xem thêm »

Lê Khả Phiêu

Lê Khả Phiêu (sinh năm 1931) là một cựu chính khách Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Lê Khả Phiêu · Xem thêm »

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc là những cuộc xung đột, chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc · Xem thêm »

Lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Lịch sử Việt Nam · Xem thêm »

Lý Nam Đế

Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503–548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Lý Nam Đế · Xem thêm »

Len Đao

Đá Len Đao là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Len Đao · Xem thêm »

Liên bang Đông Dương

Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp và Anh ở Đông Nam Á Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1905. Bản đồ này bao gồm cả lãnh thổ của Xiêm (màu tím) thuộc "vùng ảnh hưởng" của Pháp. Liên bang Đông Dương (tiếng Pháp: Union Indochinoise; tiếng Khmer: សហភាពឥណ្ឌូចិន), đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp (tiếng Pháp: Indochine française) hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp nằm ở khu vực Đông Nam Á. Liên bang bao gồm sáu xứ: Nam Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Lào (Laos), Campuchia (Cambodge) và Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan).

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Liên bang Đông Dương · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Liên Xô · Xem thêm »

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (tài liệu Mỹ và phương Tây thường gọi là Việt Cộng) là một tổ chức liên minh chính trị, dân tộc chủ nghĩa cánh tả, hoạt động chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ và các đồng minh (Việt Nam Cộng hòa, Úc, Hàn Quốc...) trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam · Xem thêm »

Nam Bộ Việt Nam

Sông nước vùng Bà Rịa-Vũng Tàu Các tỉnh Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam. Màu xanh dương đậm được xem là lãnh thổ chính thức của Nam Bộ. Màu xanh dương nhạt đôi khi được xem là thuộc về lãnh thổ Nam Bộ. Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nam Bộ Việt Nam · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nga · Xem thêm »

Ngô Sĩ Liên

Ngô Sĩ Liên (chữ Hán: 吳士連) (khoảng đầu thế kỷ 15 - ?) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Ngô Sĩ Liên · Xem thêm »

Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng (sinh 14 tháng 4 năm 1944) là đương kim Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nguyễn Phú Trọng · Xem thêm »

Nguyễn Thiện Thuật

Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926), tên tự là Mạnh Hiếu, còn gọi là Tán Thuật (do từng giữ chức Tán tương), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nguyễn Thiện Thuật · Xem thêm »

Nguyễn Trọng Vĩnh

Nguyễn Trọng Vĩnh (sinh 1916) là Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam và là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nguyễn Trọng Vĩnh · Xem thêm »

Nhà Tùy

Nhà Tùy hay triều Tùy (581-619) là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kế thừa Nam-Bắc triều, theo sau nó là triều Đường.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nhà Tùy · Xem thêm »

Nhập siêu

Nhập siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero).

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Nhập siêu · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Pháp · Xem thêm »

Pháp thuộc

Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Pháp thuộc · Xem thêm »

Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa

Vào tháng 11 năm 2007, Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập một đô thị cấp huyện (huyện cấp thị) thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa (tiếng Trung: 三沙市) có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa).

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa · Xem thêm »

Phương châm 16 chữ vàng

Phương châm 16 chữ (thập lục tự phương châm) là đoạn văn "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh, được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" 14:27 | 30/10/2005 Trần Doãn Tiến do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới là một trong 3 đột phá mở ra cục diện phát triển mới giữa quan hệ hai nước.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Phương châm 16 chữ vàng · Xem thêm »

Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam còn gọi là Hải quân Nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

AK-47 Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Giải phóng quân hoặc Quân Giải phóng, được hình thành với lực lượng ban đầu là những các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam sau Hiệp định Genève 1954.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam · Xem thêm »

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙 hay 黄沙渚, có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Quần đảo Hoàng Sa · Xem thêm »

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands;; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Quần đảo Trường Sa · Xem thêm »

Sông Cửu Long

Sông Mê Kông Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang (chữ Hán: 九龍江), là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Sông Cửu Long · Xem thêm »

Tôn Thất Thuyết

Chân dung Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Tôn Thất Thuyết · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Trung Quốc · Xem thêm »

Việt Minh

Việt Nam độc lập đồng minh (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), còn gọi là Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Việt Minh · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Việt Nam · Xem thêm »

Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu chính thể được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), với thủ đô là Sài Gòn.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa · Xem thêm »

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước ở Đông Nam Á, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Hà Nội.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa · Xem thêm »

VnExpress

VnExpress hay Tin nhanh Việt Nam là một trang báo điện tử tại Việt Nam.

Mới!!: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và VnExpress · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Quan hệ Việt Nam Trung Quốc, Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Quan hệ Việt – Trung, Quan hệ ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Việt Nam, Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »