Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Pyotr I của Nga

Mục lục Pyotr I của Nga

Pyotr I (Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий), có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I (sinh ngày: 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva – mất ngày: 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga (từ năm 1721), đồng cai trị với vua anh Ivan V - một người yếu ớt và dễ bệnh tật - trước năm 1696.

195 quan hệ: Aberdeen, Adolf Hitler, Ahmed III, Aleksandr Danilovich Menshikov, Aleksei của Nga, Amsterdam, Arkhangelsk, Azov, Đan Mạch, Đại chiến Bắc Âu, Đại Phái bộ Sứ thần, Đại Vizia, Đế quốc Nga, Đức Quốc Xã, Ấn Độ, Ba Lan, Baku, Bắc Âu, Bộ binh, Biển Đen, Biển Baltic, Boris Petrovich Sheremetev, Boyar, Cách mạng Tháng Hai, Công nghiệp, Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công tước, Châu Âu, Chính thống giáo Đông phương, Chết, Chủ nghĩa dân tộc, Chuông, Dresden, Ekaterina II của Nga, Elizaveta của Nga, Estonia, Franz Lefort, Fredrik I của Thụy Điển, Friedrich Wilhelm I của Phổ, Fyodor III của Nga, Fyodor Matveyevich Apraksin, Gia tộc Habsburg, Gió, Greenwich, Hà Lan, Hãn quốc Krym, Hồ Ladoga, Henri Troyat, Hoàng đế, Ingria, ..., Iosif Vissarionovich Stalin, Iran, Ivan V của Nga, Julius Caesar, Karelia, Karl XII của Thụy Điển, Kỵ binh, Khoa học, Kinh tế, La Mã cổ đại, Latvia, Lịch sử Nga, Leipzig, Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh), Luân Đôn, Moldova, Moskva, Napoléon Bonaparte, Narva, Nông dân, Nga, Người Hà Lan, Người Tatar, Nhà Ottoman, Nhà Safavid, Nhà Thanh, Nước Nga Sa hoàng, Oxford, Patrick Gordon, Pháo, Pháo binh, Pháp, Phần Lan, Phong kiến, Pskov, Quân chủ lập hiến, Riga, Sa hoàng, Samarkand, Sankt-Peterburg, Sari, Sông Đông (Nga), Sông Neva, Súng trường, Sofia Alekseyevna, Sultan, Tây Âu, Tây Nam Á, Thành phố New York, Thái tử, Tháng bảy, Tháng tám, Thế giới, Thế kỷ 19, Thụy Điển, Thủ đô, Thuế, Thuyền buồm, Tiếng Anh, Tiếng Hà Lan, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Toán học, Trận Poltava, Triều đại, Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành, Văn hóa, Venezia, Versailles, Viên, Vladimir Ilyich Lenin, Vladimir Vladimirovich Putin, Vyborg, Vương quốc Anh, William III của Anh, Xibia, Y học, Yekaterina I, 1 tháng 1, 10 tháng 6, 10 tháng 9, 13 tháng 1, 13 tháng 10, 14 tháng 1, 14 tháng 5, 15 tháng 11, 15 tháng 12, 15 tháng 3, 15 tháng 5, 16 tháng 8, 1672, 1682, 1689, 1690, 1691, 1692, 1696, 1697, 17 tháng 8, 1700, 1704, 1707, 1708, 1709, 1710, 1711, 1713, 1714, 1715, 1717, 1718, 1719, 1721, 1722, 1723, 1725, 1728, 1762, 18 tháng 2, 19 tháng 4, 19 tháng 9, 1917, 2 tháng 11, 20 tháng 11, 20 tháng 3, 21 tháng 7, 22 tháng 10, 25 tháng 6, 26 tháng 6, 27 tháng 1, 27 tháng 5, 28 tháng 1, 29 tháng 12, 31 tháng 8, 5 tháng 1, 7 tháng 10, 7 tháng 2, 7 tháng 5, 7 tháng 6, 8 tháng 2, 8 tháng 3, 9 tháng 4, 9 tháng 6, 9 tháng 8. Mở rộng chỉ mục (145 hơn) »

Aberdeen

Aberdeen (Aiberdeen; Obar Dheathain) là thành phố đông dân thứ ba tại Scotland, là một trong 32 khu vực hội đồng chính quyền địa phương của Scotland và là thành phố đông dân thứ 29 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 220.420 cư dân theo ước tính năm 2011.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Aberdeen · Xem thêm »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Adolf Hitler · Xem thêm »

Ahmed III

Ahmed III (30 tháng 5 năm 1673 – 1 tháng 7 năm 1736) là vị hoàng đế thứ 23 của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1703 cho tới khi từ ngôi vào năm 1730.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Ahmed III · Xem thêm »

Aleksandr Danilovich Menshikov

Chân dung Aleksandr Danilovich Menshikov Aleksandr Danilovich Menshikov (1673–1729) là Công tước (người duy nhất mang tước hiệu cao nhất này, cao hơn cả hoàng thân) của Ingria, Đại Nguyên soái (generalissimo, quân hàm cao nhất của Nga), phó vương đắc lực nhất của Đế quốc Nga dưới triều đại của Pyotr Đại đế.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Aleksandr Danilovich Menshikov · Xem thêm »

Aleksei của Nga

Aleksey Mikhailovich (29 tháng 3 [19 tháng 3 theo lịch cũ] năm 1629 &ndash) là Sa hoàng của Nga  trong những thập kỷ sôi động nhất của giữa thế kỷ 17.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Aleksei của Nga · Xem thêm »

Amsterdam

Kênh ở Amsterdam là thủ đô chính thức của Hà Lan, nằm trên các bờ vịnh IJ và sông Amstel.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Amsterdam · Xem thêm »

Arkhangelsk

Arkhangelsk (tiếng Nga: Архангельск) là thành phố - trung tâm hành chính của tỉnh Arkhangelsk thuộc vùng liên bang Tây Bắc của Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Arkhangelsk · Xem thêm »

Azov

Azov (tiếng Nga: Азов) là một thành phố Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Azov · Xem thêm »

Đan Mạch

Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Đan Mạch · Xem thêm »

Đại chiến Bắc Âu

Đại chiến Bắc Âu là tên các sử gia gọi cuộc chiến từ năm 1700 đến năm 1721 giữa Thụy Điển với liên minh của Nga, Đan Mạch, Sachsen (Đức) và Ba Lan; từ năm 1715 có thêm vương quốc Phổ và Hannover (Đức).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Đại chiến Bắc Âu · Xem thêm »

Đại Phái bộ Sứ thần

Đại Phái bộ Sứ thần (tiếng Nga: Великое посольство) là cách sử gia gọi một phái bộ sứ thần đông đảo của nước Nga (gồm hơn 250 người) mà vào năm 1697 Pyotr Đại đế dẫn đi thăm viếng thăm chính thức Anh Quốc, Đan Mạch, Rôma, Hà Lan, Brandenburg và Venezia (theo kế hoạch ban đầu), đi vắng khỏi Nga trong 18 tháng.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Đại Phái bộ Sứ thần · Xem thêm »

Đại Vizia

Đại tể tướng (Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ: صدر اعظم; Sadr-i-Azam) hoặc Vezier-i-Azam (Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ: وزیر اعظم), là các vị quan trực tiếp giúp việc cho Sultan cai quản triều chính của quốc gia Ottoman.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Đại Vizia · Xem thêm »

Đế quốc Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Đế quốc Nga · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Ấn Độ · Xem thêm »

Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Ba Lan · Xem thêm »

Baku

Baku (Bakı), đôi khi cũng viết Baki hay Bakou, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Azerbaijan, cũng như thành phố lớn nhất nằm bên bờ biển Caspi và vùng Kavkaz.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Baku · Xem thêm »

Bắc Âu

Bắc Âu là phần phía Bắc của châu Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Bắc Âu · Xem thêm »

Bộ binh

Pháp trong một trận chiến ở Chiến tranh thế giới thứ nhất Bộ binh là những người lính chiến đấu chủ yếu ở trên bộ với các vũ khí bộ binh loại nhỏ trong các đơn vị của quân đội mặc dù họ có thể được đưa đến chiến trường bằng ngựa, tàu thuyền, xe ô tô, máy bay hay các phương tiện khác.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Bộ binh · Xem thêm »

Biển Đen

Bản đồ biển Đen Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Biển Đen · Xem thêm »

Biển Baltic

Bản đồ biển Baltic Biển Baltic nằm ở Bắc Âu từ 53 đến 66 độ vĩ bắc và 20 đến 26 độ kinh đông, được bao bọc bởi bán đảo Scandinavia, khu vực Trung Âu và Đông Âu và quần đảo Đan Mạch.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Biển Baltic · Xem thêm »

Boris Petrovich Sheremetev

Boris Petrovich Sheremetev Bá tước Boris Petrovich Sheremetev (tiếng Nga: Борис Петрович Шереме́тев hoặc Шере́метьев, 1652–1719), là một Nguyên soái của Nga, cũng có tước hiệu boyar.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Boris Petrovich Sheremetev · Xem thêm »

Boyar

Boyar (tiếng Nga: боярин; tiếng România: Boier) là tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và România thời xưa.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Boyar · Xem thêm »

Cách mạng Tháng Hai

Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Cách mạng Tháng Hai · Xem thêm »

Công nghiệp

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Công nghiệp · Xem thêm »

Công ty Đông Ấn Hà Lan

Xưởng đóng tàu của công ty Đông Ấn tại Amsterdam, Hà Lan. Cổ phiếu ngày 26/9/1606 của công ty Đông Ấn Hà Lan Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie hay VOC trong tiếng Hà Lan, có nghĩa: Công ty liên hiệp Đông Ấn Hà Lan) là một công ty thương mại, thành lập năm 1602 khi quốc hội Hà Lan trao 21 năm nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á. Đây là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới và là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Công ty Đông Ấn Hà Lan · Xem thêm »

Công tước

Công tước (tiếng Anh: Duke) là 1 tước hiệu xếp sau Hoàng đế, Quốc vương, Phó vương, Đại Công tước và Vương công trong hệ thống tước hiệu quý tộc Châu Âu và Châu Á. Tùy vào từng thời kì và mỗi quốc gia mà hệ thống công tước có nhiều điểm khác nhau.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Công tước · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Châu Âu · Xem thêm »

Chính thống giáo Đông phương

Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Chính thống giáo Đông phương · Xem thêm »

Chết

''Cái chết của Marat'' (''La Mort de Marat''), họa phẩm của Jacques-Louis David Một con khỉ bị tông chết Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Chết · Xem thêm »

Chủ nghĩa dân tộc

Chủ nghĩa dân tộc (tiếng Anh: nationalism, còn được gọi là dân tộc chủ nghĩa, tư tưởng dân tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc dân, chủ nghĩa quốc tộc) là một khái niệm phức tạp, có tính đa chiều, liên quan đến nhận biết cộng đồng (communal identification) với dân tộc (nation) của một người.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Chủ nghĩa dân tộc · Xem thêm »

Chuông

Chuông là một vật phát ra âm thanh đơn giản.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Chuông · Xem thêm »

Dresden

Dresden (Drježdźany) là thành phố thủ phủ của Bang tự do Sachsen tại Đức.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Dresden · Xem thêm »

Ekaterina II của Nga

Ekaterina II (Tiếng Nga: Екатерина II Великая; 2 tháng 5, năm 1729 – 17 tháng 11, năm 1796), hay Yekaterina Alexeyevna (Екатерина Алексеевна) hoặc còn gọi là Catherine Đại đế (Yekaterina II Velikaya), là Nữ hoàng trứ danh và cũng là Nữ hoàng trị vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga, cai trị từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Ekaterina II của Nga · Xem thêm »

Elizaveta của Nga

Elizaveta Petrovna (Елизаве́та (Елисаве́т) Петро́вна; -), cũng được gọi là Yelisavet hay Elizabeth, là Nữ hoàng nước Nga từ năm 1741 đến khi qua đời năm 1762, tổng cộng 20 năm.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Elizaveta của Nga · Xem thêm »

Estonia

Estonia (tiếng Estonia: Eesti, Tiếng Việt: E-xtô-ni-a), tên chính thức là Cộng hòa Estonia (tiếng Estonia: Eesti Vabariik) là một quốc gia ở khu vực Bắc Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Estonia · Xem thêm »

Franz Lefort

Franz Lefort Franz Lefort (tiếng Nga: Франц Яковлевич Лефорт; 23 tháng 12 năm 1655 – 2 tháng 3 năm 1699) là một đô đốc của Nga dưới thời của Pyotr I.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Franz Lefort · Xem thêm »

Fredrik I của Thụy Điển

Frederick I, Fredrik I, (17 tháng 4 năm 1676 – 25 tháng 3 năm 1751) là phu quân Thụy Điển từ năm 1718 đến 1720, và vua Thụy Điển từ năm 1720 đến khi qua đời (với vương hiệu Frederick I) cũng là Landgrave của Hesse-Kassel từ năm 1730.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Fredrik I của Thụy Điển · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm I của Phổ

Friedrich Wilhelm I, tên thật là Friedrich Wilhelm von Hohenzollern, (14 tháng 8 năm 1688 – 31 tháng 5 năm 1740), phiên âm tiếng Việt là Phriđrích I Vinhem là một thành viên của Hoàng tộc nhà Hohenzollern.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Friedrich Wilhelm I của Phổ · Xem thêm »

Fyodor III của Nga

Fyodor III Alexeyevich của Nga (tiếng Nga: Фёдор III Алексеевич) (9 tháng 6 năm 1661 - 7 tháng 5 năm 1682) là Sa hoàng của nước Nga từ năm 1676 đến năm 1682.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Fyodor III của Nga · Xem thêm »

Fyodor Matveyevich Apraksin

Chân dung Fyodor Matveyevich Apraksin. Fyodor Matveyevich Apraksin (tiếng Nga: Фёдор Матвеевич Апраксин), dưới triều Pyotr Đại đế là Đại tướng, Đô đốc Hải quân người Nga đầu tiên, Tổng đốc Azov, Hiệp sĩ Huân chương Sankt-Andrew, Bá tước, Ủy viên Hội đồng Cơ mật, Thượng Nghị sĩ; và dưới triều Nữ hoàng Yekaterina I là Ủy viên Hội đồng Cơ mật Tối cao.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Fyodor Matveyevich Apraksin · Xem thêm »

Gia tộc Habsburg

Cờ của hoàng tộc Habsburg Huy hiệu của hoàng tộc Habsburg Lâu đài Habsburg nguyên thủy, nơi phát tích gia tộc Habsburg, nay thuộc Thụy Sĩ Họ Habsburg là tên của một hoàng tộc ở châu Âu, được xem là một trong những hoàng tộc có thế lực nhất trong lịch sử châu Âu vào thời kì cận đại.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Gia tộc Habsburg · Xem thêm »

Gió

Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Gió · Xem thêm »

Greenwich

Greenwich (hoặc) là một quận nằm ở phía nam Luân Đôn, Anh, cách khu vực trung tâm Charing Cross 5,5 dặm (8.9 km).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Greenwich · Xem thêm »

Hà Lan

Hà Lan hay Hòa Lan (Nederland) là một quốc gia tại Tây Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Hà Lan · Xem thêm »

Hãn quốc Krym

Hãn quốc Krym (tiếng Mông Cổ: Крымын ханлиг; tiếng Tatar Krym/tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: Qırım Hanlığı, Къырым Ханлыгъы قرم خانلغى hay Qırım Yurtu, Къырым Юрту قرم يورتى; Крымское ханство, Krymskoje hanstvo; Кримське ханство Krymśke chanstvo; Chanat Krymski) là một nhà nước chư hầu của đế quốc Ottoman từ 1478 đến 1774, là hãn quốc Turk kéo dài lâu nhất, nối nghiệp của hãn quốc Kim Trướng.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Hãn quốc Krym · Xem thêm »

Hồ Ladoga

Hồ Ladoga (Ла́дожское о́зеро, Ladozhskoye ozero hoặc Ла́дога, Ladoga; Laatokka; Luadogu) là một hồ nước ngọt trong nước Cộng hòa Karelia và tỉnh Leningrad ở miền tây bắc Nga, cách Sankt-Peterburg không xa.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Hồ Ladoga · Xem thêm »

Henri Troyat

Henri Troyat (1 tháng 11 năm 1911 – 2 tháng 3 năm 2007) là một học giả, nhà viết tiểu sử, sử gia và tiểu thuyết gia người Pháp gốc Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Henri Troyat · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Hoàng đế · Xem thêm »

Ingria

Ingria là một đô thị ở tỉnh Torino trong vùng Piedmont, có vị trí cách khoảng 45 km về phía bắc của Torino.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Ingria · Xem thêm »

Iosif Vissarionovich Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin (thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Iosif Vissarionovich Stalin · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Iran · Xem thêm »

Ivan V của Nga

Ivan V Alekseyevich (tiếng Nga: Иван V Алексеевич, 6 tháng 9 năm 1666 – 8 tháng 2 năm 1696) là Sa hoàng của nước Nga (đồng trị vì với em trai là Pyotr I), cai trị từ năm 1682 đến năm 1696.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Ivan V của Nga · Xem thêm »

Julius Caesar

Gāius Iūlius Caesār (phát âm trong tiếng Latin:; cách phiên âm "Xê-da" bắt nguồn từ tiếng Pháp César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompeirus (Pompey). thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị có tính thống lãnh Rôma trong suốt nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở Rôma, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero. Những cuộc chinh chiến thành công tại xứ Gallia của Caesar mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Iulius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Roma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế chế La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Julius Caesar · Xem thêm »

Karelia

Karelia có thể là.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Karelia · Xem thêm »

Karl XII của Thụy Điển

Karl XII (17 tháng 6 năm 1682 – 30 tháng 11 năm 1718), còn được biết đến dưới tên gọi Carl XII (hay Charles XII theo tiếng Anh và Carolus Rex theo tiếng La Tinh, còn được đọc là Sáclơ mười hai), là một thành viên của Hoàng tộc Deux-PontsSociety for the Diffusion of Useful Knowledge,, Tập 1, Chapman and Hall, 1843, trang 684, làm vua của Đế quốc Thụy Điển từ năm 1697 đến khi qua đời năm 1718.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Karl XII của Thụy Điển · Xem thêm »

Kỵ binh

Vệ binh Cộng hòa Pháp - 8 tháng 5 năm 2005 celebrations Kỵ binh là binh lính giáp chiến trên lưng ngựa.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Kỵ binh · Xem thêm »

Khoa học

Khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Khoa học · Xem thêm »

Kinh tế

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Kinh tế · Xem thêm »

La Mã cổ đại

La Mã cổ đại là nền văn minh La Mã bắt đầu từ sự kiện thành lập thành phố Rome vào thế kỷ thứ ́8 TCN cho tới sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 SCN, bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế quốc La Mã cho tới khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

Mới!!: Pyotr I của Nga và La Mã cổ đại · Xem thêm »

Latvia

Latvia (phiên âm tiếng Việt: Lát-vi-a, Latvija), tên chính thức là Cộng hòa Latvia (Latvijas Republika) là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực châu Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Latvia · Xem thêm »

Lịch sử Nga

Lịch sử Nga bắt đầu với lịch sử Đông Slav.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Lịch sử Nga · Xem thêm »

Leipzig

Leipzig, với dân số khoảng 521.000, là thành phố trực thuộc bang và cũng là thành phố đông dân cư nhất của bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Leipzig · Xem thêm »

Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh)

Leopold I (tên đầy đủ là Leopold Ignaz Joseph Balthasar Felician; Hungary:I.Lipót) nhà Habsburg (9 tháng 6 năm 1640 – 5 tháng 5 năm 1705) là một Hoàng đế La Mã Thần thánh, là con thứ của Hoàng đế Ferdinand III và vợ cả là Maria Anna của Tây Ban Nha.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh) · Xem thêm »

Luân Đôn

Luân Đôn (âm Hán Việt của 倫敦, London) là thủ đô của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đồng thời là vùng đô thị lớn nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh châu Âu (EU).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Luân Đôn · Xem thêm »

Moldova

Moldova, tên chính thức Cộng hoà Moldova (Republica Moldova) là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở Đông Âu, giữa România ở phía tây và Ukraina ở phía bắc, đông và nam.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Moldova · Xem thêm »

Moskva

Quang cảnh Moskva, với Nhà thờ Chúa Cứu thế ở bên trái, điện Kremli ở bên phải Nhà thờ hình củ tỏi Thánh Basel Nhà hát Lớn (Bolshoi), ''trái'', và Nhà hát Nhỏ (Malyi), ''phải'' Moskva là trung tâm của ba lê (ballet) và các nghệ thuật múa Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Moskva · Xem thêm »

Napoléon Bonaparte

Cờ hiệu Đế chế của Napoléon I Napoléon Bonaparte (phiên âm: Na-pô-lê-ông Bôn-na-pác; tiếng Pháp: Napoléon Bonaparte napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt, tiếng Ý: Napoleone Buonaparte; một số sách Việt còn ghi tên ông là Nã Phá Luân; 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Napoléon Bonaparte · Xem thêm »

Narva

Narva (Нарва) là thành phố lớn thứ ba của đất nước Estonia.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Narva · Xem thêm »

Nông dân

Một nông dân ở Việt Nam Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Nông dân · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Nga · Xem thêm »

Người Hà Lan

Người Hà Lan (tiếng Hà Lan: Nederlanders) là dân tộc chủ yếu ở Hà Lan Autochtone population at ngày 1 tháng 1 năm 2006, Central Statistics Bureau, Integratiekaart 2006, This includes the Frisians as well.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Người Hà Lan · Xem thêm »

Người Tatar

Tatarlar hoặc Tatar (Татарлар; phiên âm cũ: Thát-đát) là các gọi chung các bộ lạc hỗn hợp Đột Quyết, Mông Cổ, Thanh Tạng sống rải rác ở Bắc-Trung Á trước khi Đế quốc Mông Cổ xuất hiện.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Người Tatar · Xem thêm »

Nhà Ottoman

Nhà Ottoman (hay Hoàng triều Osman) (Osmanlı Hânedanı) cai trị Đế quốc Ottoman từ năm 1299 đến 1922, khởi đầu với Osman I (không tính cha ông, Ertuğrul).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Nhà Ottoman · Xem thêm »

Nhà Safavid

Cờ của Shah Tahmasp I Nhà Safavid (Tiếng Ba Tư: Safaviyan صفویان; Tiếng Azeri:صفوی, Səfəvilər) là một triều đại đã cai trị lãnh thổ Iran ngày nay, cùng nhiều vùng phụ cận từ khoảng năm 1501 đến năm 1736.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Nhà Safavid · Xem thêm »

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Nhà Thanh · Xem thêm »

Nước Nga Sa hoàng

Nước Nga Sa hoàng (còn gọi là Nhà nước Sa hoàng Moskva, Русское царство - tức là Nhà nước Sa hoàng Rus', hoặc, ở dạng Hy hóa, Российское царство) là tên gọi của Nhà nước tập quyền Nga kể từ khi Ivan IV xưng làm Sa hoàng vào năm 1547 cho đến khi Pyotr Đại Đế lên ngôi Hoàng đế vào năm 1721 - mở đầu cho Đế quốc Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Nước Nga Sa hoàng · Xem thêm »

Oxford

Oxford là thành phố, trung tâm hành chính của Oxfordshire, Trung Nam Anh, gần đoạn hợp lưu giữa sông Thames (ở đây gọi là Isis) và sông Cherwell.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Oxford · Xem thêm »

Patrick Gordon

Patrick Gordon (1635–1699) là một tướng nổi tiếng của Quân đội Hoàng gia Nga và người bạn thân với Pyotr Đại đế.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Patrick Gordon · Xem thêm »

Pháo

Một loại pháo Pháo hay đại pháo, hoả pháo, là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ hai mươi mi-li-mét trở lên.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Pháo · Xem thêm »

Pháo binh

Pháo binh là lực lượng tác chiến của quân đội nhiều nước; lực lượng hỏa lực chủ yếu của lục quân, thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Pháo binh · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Pháp · Xem thêm »

Phần Lan

Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Phần Lan · Xem thêm »

Phong kiến

Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Phong kiến · Xem thêm »

Pskov

Pskov (tiếng Nga: Псков, tiếng Latvia: Pleskava, tiếng Estonia: Pihkva, tiếng Litva: Pskovas, tiếng Đức: Pleskau) là một thành phố cổ nằm ở phía tây bắc của Nga, cách khoảng 20 km (12 dặm) về phía đông với biên giới Estonia, trên sông Velikaya.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Pskov · Xem thêm »

Quân chủ lập hiến

Các chế độ quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện đại diện được tô '''đỏ'''. Các chế độ quân chủ lập hiến khác (màu '''tím''') có vua/ nữ hoàng vẫn còn một ảnh hưởng chính trị nhất định nào đó. Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Quân chủ lập hiến · Xem thêm »

Riga

Riga (tiếng Latvia: Rīga) là thủ đô của Latvia và là thành phố lớn nhất trong số tất cả các nước vùng Baltic.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Riga · Xem thêm »

Sa hoàng

Nikolai II, Sa hoàng cuối cùng của nước Nga Sa hoàng, còn gọi là Nga hoàng, là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721 và là tên gọi không chính thức của các hoàng đế Nga từ đó về sau.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sa hoàng · Xem thêm »

Samarkand

Samarkand (Samarqand; Самарқанд; سمرقند; Самарканд) là thành phố lớn thứ hai của Uzbekistan và là thủ phủ của tỉnh Samarqand, cách thủ đô Tashkent khoảng 350 km.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Samarkand · Xem thêm »

Sankt-Peterburg

Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sankt-Peterburg · Xem thêm »

Sari

Người phụ nữ trong trang phục Sari Sari hoặc saree,Tên được sử dụng ở các vùng khác nhau của Ấn Độ bao gồm:শাড়ি, साड़ी, ଶାଢୀ, ಸೀರೆ,, साडी, कापड, चीरे,, സാരി, साडी, सारी, ਸਾਰੀ, புடவை, చీర, ساڑى là một loại trang phục được yêu thích của phụ nữ Ấn Độ, có kích thước dao động từ 4-9m(cũng có khi dài tới 12 mét) dùng quấn quanh cơ thể theo nhiều phong cách khác nhau.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sari · Xem thêm »

Sông Đông (Nga)

Sông Đông đoạn gần Yelets thuộc tỉnh Lipetsk, Nga. Sông Đông (tiếng Nga: Река Дон) là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sông Đông (Nga) · Xem thêm »

Sông Neva

Sông Neva, hay sông Nêva, (tiếng Nga: Невa) là một con sông dài 74 km ở nước Nga, chảy từ hồ Ladoga qua eo đất Karelia và thành phố Sankt-Peterburg vào vịnh Phần Lan.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sông Neva · Xem thêm »

Súng trường

Mosin Nagant M44 Súng trường (tiếng Anh: Rifle), là loại súng cá nhân gọn nhẹ với nòng súng được chuốt rãnh xoắn, có báng súng và ốp lót tay hoàn chỉnh để phục vụ mục đích bắn điểm xạ.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Súng trường · Xem thêm »

Sofia Alekseyevna

''Sofia Alekseyevna tại Tu viện Novodevichy'', do Ilya Yefimovich Repin vẽ. Công chúa Sofia Alekseyevna hay Sophia Alekseyevna Romanova (tiếng Nga: Софья Алексеевна; 17 tháng 9 năm 1657 – 3 tháng 7 năm 1704) là con đầu lòng của Sa hoàng Aleksei I và Hoàng hậu Maria Ilyinichna Miloslavskaya (người vợ thứ nhất của Aleksei I), chị ruột của Sa hoàng Fyodor III và Sa hoàng Ivan V, chị cùng cha khác mẹ của Pyotr Đại đế, và làm Phụ chính nước Nga trong thời gian 1682–1689.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sofia Alekseyevna · Xem thêm »

Sultan

Sultan Mehmed II của đế quốc Ottoman Sultan (tiếng Ả Rập: سلطان Sultān) là một tước hiệu chỉ định nhà vua được dùng ở các xứ nơi Hồi giáo là quốc giáo, và có nhiều ý nghĩa qua các đời.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Sultan · Xem thêm »

Tây Âu

Tây Âu Tây Âu là một khái niệm chính trị – xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszawa và Nam Tư về phía tây.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tây Âu · Xem thêm »

Tây Nam Á

Tây Á hay Tây Nam Á là tiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tây Nam Á · Xem thêm »

Thành phố New York

New York (cũng gọi Nữu Ước) tên chính thức City of New York, là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thành phố New York · Xem thêm »

Thái tử

Thái tử (chữ Hán: 太子), gọi đầy đủ là Hoàng thái tử (皇太子), là danh vị dành cho Trữ quân kế thừa của Hoàng đế.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thái tử · Xem thêm »

Tháng bảy

Tháng bảy là tháng thứ bảy theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tháng bảy · Xem thêm »

Tháng tám

Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tháng tám · Xem thêm »

Thế giới

Thế giới Bản đồ thế giới Thế giới là từ chỉ.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thế giới · Xem thêm »

Thế kỷ 19

Thế kỷ 19 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1801 đến hết năm 1900, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory (tức là lịch cổ).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thế kỷ 19 · Xem thêm »

Thụy Điển

Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thụy Điển · Xem thêm »

Thủ đô

Thủ đô là trung tâm hành chính của 1 quốc gia.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thủ đô · Xem thêm »

Thuế

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thuế · Xem thêm »

Thuyền buồm

Tranh sơn dầu một chiếc thuyền buồm rời cảng Boston năm 1851 Thuyền buồm là một loại thuyền chạy bằng sức gió nhờ vào một bộ phận gọi là buồm.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Thuyền buồm · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tiếng Anh · Xem thêm »

Tiếng Hà Lan

Tiếng Hà Lan hay tiếng Hòa Lan là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của Nhóm ngôn ngữ German, được nói hàng ngày như tiếng mẹ đẻ bởi khoảng 23 triệu người tại Liên minh châu Âu — chủ yếu sống ở Hà Lan và Bỉ— và là ngôn ngữ thứ hai của 5 triệu người.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tiếng Hà Lan · Xem thêm »

Tiếng Nga

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo ký hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ'zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tiếng Nga · Xem thêm »

Tiếng Pháp

Tiếng Pháp (le français hoặc la langue française), trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa, là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Tiếng Pháp · Xem thêm »

Toán học

Euclid, nhà toán học Hy Lạp, thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, theo hình dung của họa sĩ Raphael, trong một chi tiết của bức họa "Trường Athens".Người đời sau không biết Euclid trông như thế nào, do đó miêu tả về Euclid trong các tác phẩm nghệ thuật tùy thuộc vào trí tượng tượng của người nghệ sĩ (''xem Euclid''). Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Toán học · Xem thêm »

Trận Poltava

Trận Poltava, còn gọi là Trận đánh Pultowa, là trận đánh lớn diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1709 theo lịch Julius giữa hai đoàn quân hùng hậu: Quân đội Nga do Sa hoàng Pyotr I thân chinh thống lĩnh, và Quân đội Thụy Điển cũng do vua vua Karl XII thân chinh thống lĩnh.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Trận Poltava · Xem thêm »

Triều đại

Lăng Hùng vương trên núi Nghĩa Lĩnh Triều đại, hay vương triều, thường là danh từ để gọi chung hai hay nhiều vua chúa của cùng một gia đình nối tiếp nhau trị vì một lãnh thổ nào đó.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Triều đại · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Trung Quốc · Xem thêm »

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; Tiếng Anh: Great Wall of China; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Vạn Lý Trường Thành · Xem thêm »

Văn hóa

Nghệ thuật Ai Cập cổ đại Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Văn hóa · Xem thêm »

Venezia

Venezia (tên trong phương ngôn Venezia: Venexia,Venessia), thường gọi "thành phố của các kênh đào" và La Serenissima, là thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh Venezia ở Ý. Trong tiếng Việt, thành phố này được gọi là Vơ-ni-dơ (phiên âm từ Venise trong tiếng Pháp).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Venezia · Xem thêm »

Versailles

Versailles là tỉnh lỵ của tỉnh Yvelines, thuộc vùng hành chính Île-de-France của nước Pháp, có dân số là 85.726 người (thời điểm 1999).

Mới!!: Pyotr I của Nga và Versailles · Xem thêm »

Viên

Viên (tiếng Đức: Wien, tiếng Anh: Vienna, tiếng Pháp: Vienne) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Viên · Xem thêm »

Vladimir Ilyich Lenin

Vladimir Ilyich LeninВладимир Ильич Ленин Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô Nhiệm kỳ 30 tháng 12 năm 1922 – 21 tháng 1 năm 1924 Kế nhiệm Alexey Rykov Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nhiệm kỳ 8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924 Kế nhiệm Alexey Rykov Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Nhiệm kỳ 17 tháng 11 năm 1903 – 21 tháng 1 năm 1924 Kế nhiệm Joseph Stalin Tiểu sử Đảng Đảng Cộng sản Liên Xô Sinh 22 tháng 4 năm 1870Simbirsk, Đế quốc Nga Mất 21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi) Gorki, Liên Xô Quốc tịch Liên Xô Tôn giáo Không Hôn nhân Nadezhda Krupskaya (Наде́жда Константи́новна Кру́пская) Chữ kí 100px Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Vladimir Ilyich Lenin · Xem thêm »

Vladimir Vladimirovich Putin

Vladimir Vladimirovich Putin (tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Пу́тин; chuyển tự: Vladímir Vladímirovich Pútin; phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mi Vla-đi-mi-rô-vích Pu-tin) sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, là một chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên bang Nga, là Tổng thống thứ hai của Nga từ 7 tháng 5 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008, là Tổng thống thứ tư của Nga từ 7 tháng 5 năm 2012 và đắc cử Tổng thống Nga thứ năm vào ngày 18 tháng 3 năm 2018.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Vladimir Vladimirovich Putin · Xem thêm »

Vyborg

Vyborg (Вы́борг; Viipuri; Viborg; Wiborg; Viiburi) là một thành phố Nga giành được từ Phần Lan sau Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan 1940, nằm ở eo đất Karelia gần đầu vịnh Vyborg, về phía tây bắc St. Petersburg và phía nam biên giới Nga với phần Lan nơi kênh đào Saimaa đổ vào vịnh Phần Lan..

Mới!!: Pyotr I của Nga và Vyborg · Xem thêm »

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh (Kingdom of England) là quốc gia có chủ quyền đã từng tồn tại từ năm 927 đến năm 1707 ở phía tây bắc lục địa châu Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Vương quốc Anh · Xem thêm »

William III của Anh

William III hoặc William xứ Orange (14 tháng 11 năm 1650 – 8 tháng 3 năm 1702) là Hoàng thân xứ Orange, từ năm 1672 là Thống đốc các tỉnh lớn của Cộng hòa Hà Lan, rồi được tôn làm vua Anh, Scotland, và Ireland kể từ năm 1689.

Mới!!: Pyotr I của Nga và William III của Anh · Xem thêm »

Xibia

Xibia (tiếng Nga: Сиби́рь (âm Việt: xi-bi-ri), chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh: Sibir'), Siberia, Xi-be-ri-a, Sibirk hay Sebea, Seberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Xibia · Xem thêm »

Y học

Biểu tượng Hy Lạp cổ ngày nay được gắn liền với y học trên toàn thế giới: cây gậy của Asclepius và con rắn quấn quanh. Tổ chức Y tế Thế giới, Hội Y học Hoàng gia, Hội Y học Hoa Kỳ là ví dụ về các tổ chức sử dụng hình ảnh này trong biểu tượng của mình. y học Y học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Y học · Xem thêm »

Yekaterina I

Yekaterina I Alekseyevna (tiếng Nga: Екатери́на I Алексе́евна; 15 tháng 4 năm 1684 – 17 tháng 5 năm 1727), hay còn gọi với tên gọi Catherine I, là Nữ hoàng đầu tiên của Đế quốc Nga, cai trị từ năm 1725 cho đến khi qua đời vào năm 1727 ở tuổi 43.

Mới!!: Pyotr I của Nga và Yekaterina I · Xem thêm »

1 tháng 1

Ngày 1 tháng 1 là ngày thứ nhất trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1 tháng 1 · Xem thêm »

10 tháng 6

Ngày 10 tháng 6 là ngày thứ 161 (162 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 10 tháng 6 · Xem thêm »

10 tháng 9

Ngày 10 tháng 9 là ngày thứ 253 (254 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 10 tháng 9 · Xem thêm »

13 tháng 1

Ngày 13 tháng 1 là ngày thứ 13 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 13 tháng 1 · Xem thêm »

13 tháng 10

Ngày 13 tháng 10 là ngày thứ 286 (287 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 13 tháng 10 · Xem thêm »

14 tháng 1

Ngày 14 tháng 1 là ngày thứ 14 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 14 tháng 1 · Xem thêm »

14 tháng 5

Ngày 14 tháng 5 là ngày thứ 134 (135 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 14 tháng 5 · Xem thêm »

15 tháng 11

Ngày 15 tháng 11 là ngày thứ 319 (320 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 15 tháng 11 · Xem thêm »

15 tháng 12

Ngày 15 tháng 12 là ngày thứ 349 (350 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 15 tháng 12 · Xem thêm »

15 tháng 3

Ngày 15 tháng 3 là ngày thứ 74 (75 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 15 tháng 3 · Xem thêm »

15 tháng 5

Ngày 15 tháng 5 là ngày thứ 135 (136 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 15 tháng 5 · Xem thêm »

16 tháng 8

Ngày 16 tháng 8 là ngày thứ 228 (229 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 16 tháng 8 · Xem thêm »

1672

Năm 1672 (Số La Mã:MDCLXXII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ Sáu (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ hai của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1672 · Xem thêm »

1682

Năm 1682 (Số La Mã:MDCLXXXII) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1682 · Xem thêm »

1689

Năm 1689 (Số La Mã:MDCLXXXIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ ba của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1689 · Xem thêm »

1690

Năm 1690 (Số La Mã:MDCXC) là một năm thường bắt đầu vào ngày Chủ nhật (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1690 · Xem thêm »

1691

Năm 1691 (Số La Mã:MDCXCI) là một năm thường bắt đầu vào thứ hai (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ năm của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1691 · Xem thêm »

1692

Năm 1692 (Số La Mã:MDCXCII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ Ba (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1692 · Xem thêm »

1696

Năm 1696 (Số La Mã:MDCXCVI) là một năm nhuận bắt đầu vào Chủ Nhật (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1696 · Xem thêm »

1697

Năm 1697 (Số La Mã:MDCXCVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1697 · Xem thêm »

17 tháng 8

Ngày 17 tháng 8 là ngày thứ 229 (230 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 17 tháng 8 · Xem thêm »

1700

Năm 1700 (số La Mã: MDCC) là một năm thường bắt đầu từ ngày thứ Sáu trong lịch Gregory, nhưng là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ hai của lịch Julius.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1700 · Xem thêm »

1704

Năm 1704 (MDCCIV) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ ba của lịch Gregory (hay một năm nhuận bắt đầu vào thứ Bảy của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1704 · Xem thêm »

1707

Năm 1707 là một năm bắt đầu từ ngày thứ bảy trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1707 · Xem thêm »

1708

Năm 1708 (số La Mã: MDCCVIII) là một năm nhuận bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ năm của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1708 · Xem thêm »

1709

Năm 1709 là một năm bắt đầu từ ngày thứ Ba trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1709 · Xem thêm »

1710

Năm 1710 (MDCCX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory hay một năm thường bắt đầu vào ngày Chủ nhật của lịch Julius chậm hơn 11 ngày.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1710 · Xem thêm »

1711

Năm 1711 (MDCCXI) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ hai của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1711 · Xem thêm »

1713

Năm 1713 (MDCCXIII) là một năm thường bắt đầu vào ngày Chủ nhật trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1713 · Xem thêm »

1714

Năm 1714 (số La Mã MDCCXIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ hai trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ năm của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1714 · Xem thêm »

1715

Năm 1715 (số La Mã MDCCXV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1715 · Xem thêm »

1717

Năm 1717 (số La Mã: MDCCXVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ hai của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1717 · Xem thêm »

1718

Năm 1718 (số La Mã MDCCXVIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ ba của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1718 · Xem thêm »

1719

Năm 1719 (số La Mã: MDCCXIX) là một năm thường bắt đầu vào ngày Chủ nhật trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1719 · Xem thêm »

1721

Năm 1721 (số La Mã: MDCCXXI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1721 · Xem thêm »

1722

Năm 1722 (số La Mã: MDCCXXII) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ hai của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1722 · Xem thêm »

1723

Năm 1723 (số La Mã: MDCCXXIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ ba của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1723 · Xem thêm »

1725

Năm 1725 (số La Mã: MDCCXXV) là một năm thường bắt đầu vào thứ hai trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1725 · Xem thêm »

1728

Năm 1728 (số La Mã: MDCCXXVIII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ năm trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ hai của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1728 · Xem thêm »

1762

Năm 1762 (số La Mã: MDCCLXII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ ba của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1762 · Xem thêm »

18 tháng 2

Ngày 18 tháng 2 là ngày thứ 49 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 18 tháng 2 · Xem thêm »

19 tháng 4

Ngày 19 tháng 4 là ngày thứ 109 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 110 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 19 tháng 4 · Xem thêm »

19 tháng 9

Ngày 19 tháng 9 là ngày thứ 262 (263 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 19 tháng 9 · Xem thêm »

1917

1917 (số La Mã: MCMXVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 1917 · Xem thêm »

2 tháng 11

Ngày 2 tháng 11 là ngày thứ 306 (307 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 2 tháng 11 · Xem thêm »

20 tháng 11

Ngày 20 tháng 11 là ngày thứ 324 trong mỗi năm thường (thứ 325 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 20 tháng 11 · Xem thêm »

20 tháng 3

Ngày 20 tháng 3 là ngày thứ 79 trong mỗi năm thường (ngày thứ 80 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 20 tháng 3 · Xem thêm »

21 tháng 7

Ngày 21 tháng 7 là ngày thứ 202 (203 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 21 tháng 7 · Xem thêm »

22 tháng 10

Ngày 22 tháng 10 là ngày thứ 295 (296 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 22 tháng 10 · Xem thêm »

25 tháng 6

Ngày 25 tháng 6 là ngày thứ 176 (177 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 25 tháng 6 · Xem thêm »

26 tháng 6

Ngày 26 tháng 6 là ngày thứ 177 (178 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 26 tháng 6 · Xem thêm »

27 tháng 1

Ngày 27 tháng 1 là ngày thứ 27 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 27 tháng 1 · Xem thêm »

27 tháng 5

Ngày 27 tháng 5 là ngày thứ 147 (148 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 27 tháng 5 · Xem thêm »

28 tháng 1

Ngày 28 tháng 1 là ngày thứ 28 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 28 tháng 1 · Xem thêm »

29 tháng 12

Ngày 29 tháng 12 là ngày thứ 363 (364 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 29 tháng 12 · Xem thêm »

31 tháng 8

Ngày 31 tháng 8 là ngày thứ 243 (244 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 31 tháng 8 · Xem thêm »

5 tháng 1

Ngày 5 tháng 1 là ngày thứ 5 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 5 tháng 1 · Xem thêm »

7 tháng 10

Ngày 7 tháng 10 là ngày thứ 280 (281 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 7 tháng 10 · Xem thêm »

7 tháng 2

Ngày 7 tháng 2 là ngày thứ 38 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 7 tháng 2 · Xem thêm »

7 tháng 5

Ngày 7 tháng 5 là ngày thứ 127 (128 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 7 tháng 5 · Xem thêm »

7 tháng 6

Ngày 7 tháng 6 là ngày thứ 158 (159 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 7 tháng 6 · Xem thêm »

8 tháng 2

Ngày 8 tháng 2 là ngày thứ 39 trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 8 tháng 2 · Xem thêm »

8 tháng 3

Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ 67 trong mỗi năm thường (ngày thứ 68 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 8 tháng 3 · Xem thêm »

9 tháng 4

Ngày 9 tháng 4 là ngày thứ 99 trong mỗi năm thường (ngày thứ 100 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Pyotr I của Nga và 9 tháng 4 · Xem thêm »

9 tháng 6

Ngày 9 tháng 6 là ngày thứ 160 (161 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 9 tháng 6 · Xem thêm »

9 tháng 8

Ngày 9 tháng 8 là ngày thứ 221 (222 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Pyotr I của Nga và 9 tháng 8 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hoàng Đế Pyotr I, Hoàng đế Pyotr I, Nga Hoàng Pie I, Nga Hoàng Piôt I, Nga Hoàng Piốt I, Nga Hoàng Pyotr I, Nga hoàng Peter I, Nga hoàng Pie I, Nga hoàng Pierre I, Nga hoàng Pietro I, Nga hoàng Piotr I, Nga hoàng Piôt I, Nga hoàng Piốt I, Nga hoàng Pyotr I, Peter I Alexeyevich, Peter I của Nga, Peter Vĩ Đại (Peter the Great), Peter Đại Đế, Peter Đại đế, Pi-ốt I của Nga, Pi-ốt đệ nhất của Nga, Pie I của Nga, Pie Đại Đế, Pierre I của Nga, Pierre Đại Đế, Pierre Đại đế, Pierre đại đế, Pietro I của Nga, Pietro Đại Đế, Piotr I của Nga, Piotr Đại Đế, Piôt I của Nga, Piôt I Đại đế, Piôt Đại Đế, Piốt I của Nga, Piốt Đại Đế, Piốt Đại đế, Pyotr I, Pyotr I Alekseyevich, Pyotr Đại Đế, Pyotr Đại đế, Pyotr đệ nhất, Pyotr đệ nhất của Nga, Sa Hoàng Pyotr I, Sa hoàng Pyotr I.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »