Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thế vận hội Mùa hè

Mục lục Thế vận hội Mùa hè

Thế vận hội mùa hè là một sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức bốn năm một lần với nhiều môn thể thao, được tổ chức bởi Ủy ban Olympic quốc tế.

109 quan hệ: Adolf Hitler, Albert I của Bỉ, Amsterdam, Anh, Antwerpen, Úc, Athens, Atlanta, Đức, Đức Quốc Xã, Ý, Ủy ban Olympic quốc gia, Ủy ban Olympic Quốc tế, Barcelona, Bắc Kinh, Bỉ, Berlin, Bill Clinton, Brasil, Canada, Charles Curtis, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Edward VII, Elizabeth II, Gaston Doumergue, George VI, Georgios I của Hy Lạp, Giải vô địch bóng đá thế giới, Giovanni Gronchi, Gustav Heinemann, Gustavo Díaz Ordaz, Hà Lan, Hàn Quốc, Hồ Cẩm Đào, Helsinki, Hirohito, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Juan Carlos I của Tây Ban Nha, Juho Kusti Paasikivi, Konstantinos Stephanopoulos, Leonid Ilyich Brezhnev, Liên Xô, Los Angeles, Luân Đôn, México, München, Melbourne, Michel Temer, ..., Montréal, Moskva, Nhật Bản, No Tae-u, Paris, Pháp, Phần Lan, Quốc ca, Quốc kỳ, Rio de Janeiro, Roma, Ronald Reagan, Seoul, St. Louis, Stockholm, Sydney, Tây Đức, Tây Ban Nha, Thành phố México, Thế vận hội Mùa hè 1896, Thế vận hội Mùa hè 1900, Thế vận hội Mùa hè 1904, Thế vận hội Mùa hè 1908, Thế vận hội Mùa hè 1912, Thế vận hội Mùa hè 1916, Thế vận hội Mùa hè 1920, Thế vận hội Mùa hè 1924, Thế vận hội Mùa hè 1928, Thế vận hội Mùa hè 1932, Thế vận hội Mùa hè 1936, Thế vận hội Mùa hè 1940, Thế vận hội Mùa hè 1944, Thế vận hội Mùa hè 1948, Thế vận hội Mùa hè 1952, Thế vận hội Mùa hè 1956, Thế vận hội Mùa hè 1960, Thế vận hội Mùa hè 1964, Thế vận hội Mùa hè 1968, Thế vận hội Mùa hè 1972, Thế vận hội Mùa hè 1976, Thế vận hội Mùa hè 1980, Thế vận hội Mùa hè 1984, Thế vận hội Mùa hè 1988, Thế vận hội Mùa hè 1992, Thế vận hội Mùa hè 1996, Thế vận hội Mùa hè 2000, Thế vận hội Mùa hè 2004, Thế vận hội Mùa hè 2008, Thế vận hội Mùa hè 2012, Thế vận hội Mùa hè 2016, Thế vận hội Mùa hè 2020, Thế vận hội Mùa hè 2024, Thế vận hội Mùa hè 2028, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thể thao, Tokyo, Trung Quốc, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Mở rộng chỉ mục (59 hơn) »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Adolf Hitler · Xem thêm »

Albert I của Bỉ

Albert I (08 tháng 4 năm 1875 - 17 tháng 2 năm 1934) là vua của Bỉ từ năm 1909 đến năm 1934.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Albert I của Bỉ · Xem thêm »

Amsterdam

Kênh ở Amsterdam là thủ đô chính thức của Hà Lan, nằm trên các bờ vịnh IJ và sông Amstel.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Amsterdam · Xem thêm »

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Anh · Xem thêm »

Antwerpen

Onze-Lieve-Vrouwekathedraal và sông Scheldt. ''Grote Markt'' Antwerpen, tiếng Pháp: Anvers, tiếng Anh: Antwerp) là một thành phố và đô thị của Bỉ, thủ phủ của tỉnh tỉnh Antwerpen ở Flanders, một trong 3 vùng của Bỉ. Tổng dân số của Antwerpen là 513.500 người (thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2015) Population of all municipalities in Belgium, vào 1 tháng 1 năm 2008. Truy cập 2008-10-19. và tổng diện tích là 204,51 km², mật độ dân số là 2.308 người trên mỗi km². Vùng đô thị, bao gồm khu vực xung quanh với tổng diện tích 1.449 km² và dân số 1.890.769 người (thời điểm ngày 1/1/2008.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Antwerpen · Xem thêm »

Úc

Úc (còn được gọi Australia hay Úc Đại Lợi; phát âm tiếng Việt: Ô-xtrây-li-a, phát âm tiếng Anh) tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc (Commonwealth of Australia) là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Úc · Xem thêm »

Athens

Athens (Hy Lạp cổ:Ἀθῆναι, Athēnai; Hiện tại:Αθήνα, Athína) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Athens · Xem thêm »

Atlanta

Vị trí của Atlanta, Georgia Atlanta (IPA: hay) là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tiểu bang Georgia, là vùng đô thị lớn thứ 9 Hoa Kỳ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Atlanta · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Đức · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Ý

Ý hay Italia (Italia), tên chính thức: Cộng hoà Ý (Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Ý · Xem thêm »

Ủy ban Olympic quốc gia

Ủy ban Olympic quốc gia (hay NOC) là tên gọi chung bao gồm các ủy ban đại diện cho các nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới tham gia vào các hoạt động Olympic.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Ủy ban Olympic quốc gia · Xem thêm »

Ủy ban Olympic Quốc tế

Trụ sở IOC tại Lausanne. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) là một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Ủy ban Olympic Quốc tế · Xem thêm »

Barcelona

Barcelona (tiếng Catalunya; tiếng Tây Ban Nha); tiếng Hy Lạp: (Ptolemy, ii. 6. § 8); tiếng Latin: Barcino, Barcelo (Avienus Or. Mar.), và Barceno (Itin. Ant.) – là thành phố lớn thứ 2 Tây Ban Nha, thủ phủ của Catalonia và tỉnh có cùng tên.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Barcelona · Xem thêm »

Bắc Kinh

Bắc Kinh, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Bắc Kinh · Xem thêm »

Bỉ

Bỉ, tên chính thức là Vương quốc Bỉ, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Bỉ · Xem thêm »

Berlin

Berlin cũng còn gọi với tên tiếng Việt là Bá Linh hoặc Béc-lin là thủ đô, và cũng là một trong 16 tiểu bang của Liên bang Đức.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Berlin · Xem thêm »

Bill Clinton

William Jefferson Clinton (tên khai sinh là William Jefferson Blythe III) sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946, là tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Bill Clinton · Xem thêm »

Brasil

Brazil (phiên âm: Bra-din hay Bra-xin, Hán Việt: " nước Ba Tây"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brazil (tiếng Bồ Đào Nha: República Federativa do Brasil), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Brasil · Xem thêm »

Canada

Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh) hay Gia Nã Đại, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Canada · Xem thêm »

Charles Curtis

Charles Curtis (ngày 25 năm 1860tháng 8, năm 1936) là một luật sư và chính trị gia, ông đã từng giữ chức vụ Phó Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ từ năm 1929 tới 1933.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Charles Curtis · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Edward VII

Edward VII (Albert Edward; 9 tháng 11 năm 1841 – 6 tháng 5 năm 1910) là Vua của nước Anh thống nhất và các thuộc địa Anh và Hoàng đế Ấn Độ từ 22 tháng 1 năm 1901 cho đến khi ông qua đời vào năm 1910.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Edward VII · Xem thêm »

Elizabeth II

Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary) hay Elizabeth Đệ Nhị, sinh vào ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ vương của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Elizabeth II · Xem thêm »

Gaston Doumergue

Pierre-Paul-Henri-Gaston Doumergue (1 tháng 8 năm 1863 tại Aigues-Vives, Gard - 18 tháng 6 năm 1937 tại Aigues-Vives) là một chính trị gia người Pháp của nền Cộng hoà thứ ba.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Gaston Doumergue · Xem thêm »

George VI

George VI còn có thể đề cập đến.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và George VI · Xem thêm »

Georgios I của Hy Lạp

Georgios I hay George I (Γεώργιος A' Bασιλεύς των Eλλήνων, Geōrgios A', Vasileús tōn Ellēnōn; 24 tháng 12 năm 1845 – 18 tháng 3 năm 1913) là một vị vua của người Hy Lạp, trị vì từ năm 1863 tới 1913.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Georgios I của Hy Lạp · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới

Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4 năm 1 lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước thành viên FIFA.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Giải vô địch bóng đá thế giới · Xem thêm »

Giovanni Gronchi

Giovanni Gronchi, (10 tháng 9 năm 1887 – 17 tháng 10 năm 1978) là chính trị gia người Ý thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, ông trở thành vị Tổng thống Ý thứ 3 vào năm 1955, sau Luigi Einaudi.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Giovanni Gronchi · Xem thêm »

Gustav Heinemann

Gustav Walter Heinemann (23 tháng 7 năm 1899 – 7 tháng 7 năm 1976) là chính trị gia người Đức.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Gustav Heinemann · Xem thêm »

Gustavo Díaz Ordaz

Gustavo Díaz Ordaz Bolaños (12 tháng 3 năm 1911 - 15 tháng 7 năm 1979) là một chính trị gia Mexico và là thành viên của Đảng cách mạng thể chế (PRI).

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Gustavo Díaz Ordaz · Xem thêm »

Hà Lan

Hà Lan hay Hòa Lan (Nederland) là một quốc gia tại Tây Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Hà Lan · Xem thêm »

Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc, thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Hàn Quốc · Xem thêm »

Hồ Cẩm Đào

Hồ Cẩm Đào (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1942) là một cựu chính trị gia Trung Quốc.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Hồ Cẩm Đào · Xem thêm »

Helsinki

Một số hình ảnh Helsinki Helsinki (phiên âm tiếng Việt: Hen-xin-ki; trong tiếng Phần Lan), Helsingfors (trong tiếng Thụy Điển) là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Phần Lan.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Helsinki · Xem thêm »

Hirohito

, tên thật là, là vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Hirohito · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Hoa Kỳ · Xem thêm »

Hy Lạp

Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Hy Lạp · Xem thêm »

Juan Carlos I của Tây Ban Nha

Juan Carlos I (Jon Karlos Ia; Joan Carles I; Xoán Carlos I; tên rửa tội Juan Carlos Alfonso Víctor María de Borbón y Borbón-Dos Sicilias; sinh ngày 5 tháng 1 năm 1938 tại Roma, Ý) là vua Tây Ban Nha từ 1975 cho đến khi thoái vị vào ngày 18 tháng 6 năm 2014.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Juan Carlos I của Tây Ban Nha · Xem thêm »

Juho Kusti Paasikivi

Juho Kusti Paasikivi ((ngày 28 tháng 11 năm 1870 đến ngày 14 tháng 12 năm 1956) là Tổng thống thứ 7 của Phần Lan (1946-1956). Đại diện cho Đảng Phần Lan và Đảng Liên minh Quốc gia, ông cũng từng là Thủ tướng Phần Lan (1918 và 1944-1946), và là một nhân vật có ảnh hưởng trong kinh tế học Phần Lan và chính trị trong hơn 50 năm. Ông được nhớ đến như là một kiến ​​trúc sư chính của chính sách đối ngoại của Phần Lan sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Juho Kusti Paasikivi · Xem thêm »

Konstantinos Stephanopoulos

Konstantinos Stephanopoulos (Κωνσταντίνος Στεφανόπουλος) (15 tháng 8 năm 1926 - 20 tháng 11 năm 2016) là tổng thống thứ sáu của Đệ tam Cộng hoà Hy Lạp.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Konstantinos Stephanopoulos · Xem thêm »

Leonid Ilyich Brezhnev

Leonid Ilyich Brezhnev (Леони́д Ильи́ч Бре́жнев, 1906-1982) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, và vì thế là lãnh đạo chính trị của Liên bang Xô viết, từ năm 1964 đến năm 1982, giữ chức vụ này trong thời gian lâu thứ hai, chỉ sau Joseph Stalin.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Leonid Ilyich Brezhnev · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Liên Xô · Xem thêm »

Los Angeles

Los Angeles (viết tắt LA; phát âm tiếng Anh:; phiên âm Lốt An-giơ-lét) là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ, thuộc về Quận Los Angeles.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Los Angeles · Xem thêm »

Luân Đôn

Luân Đôn (âm Hán Việt của 倫敦, London) là thủ đô của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đồng thời là vùng đô thị lớn nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh châu Âu (EU).

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Luân Đôn · Xem thêm »

México

México (tiếng Tây Ban Nha: México, tiếng Anh: Mexico, phiên âm: "Mê-xi-cô" hoặc "Mê-hi-cô",Hán-Việt: "nước Mễ Tây Cơ"), tên chính thức: Hợp chúng quốc México (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và México · Xem thêm »

München

München hay Muenchen (phát âm), thủ phủ của tiểu bang Bayern, là thành phố lớn thứ ba của Đức sau Berlin và Hamburg và là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóa quan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và München · Xem thêm »

Melbourne

Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Melbourne · Xem thêm »

Michel Temer

Michel Miguel Elias Temer Lulia (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1940) là một luật sư và chính trị gia người Brasil và là tổng thống thứ 37 và tổng thống Brasil hiện tại.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Michel Temer · Xem thêm »

Montréal

Vận động trường chính của Thế vận hội 1976 Montréal (tiếng Anh: Montreal) là thành phố lớn nhất của tỉnh bang Québec và thành phố đông dân thứ nhì của Canada.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Montréal · Xem thêm »

Moskva

Quang cảnh Moskva, với Nhà thờ Chúa Cứu thế ở bên trái, điện Kremli ở bên phải Nhà thờ hình củ tỏi Thánh Basel Nhà hát Lớn (Bolshoi), ''trái'', và Nhà hát Nhỏ (Malyi), ''phải'' Moskva là trung tâm của ba lê (ballet) và các nghệ thuật múa Nga.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Moskva · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Nhật Bản · Xem thêm »

No Tae-u

No Tae-u Roh Tae-woo hay No Tae-u (tiếng Hàn: 노태우; Hán-Việt: Lô Thái Ngu) sinh ngày 04 tháng 12 năm 1932 là một tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và No Tae-u · Xem thêm »

Paris

Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York và cũng là một trung tâm hành chính của vùng Île-de-France.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Paris · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Pháp · Xem thêm »

Phần Lan

Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Phần Lan · Xem thêm »

Quốc ca

Quốc ca nói chung là một bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Quốc ca · Xem thêm »

Quốc kỳ

Một số quốc kỳ được treo lại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Quốc kỳ · Xem thêm »

Rio de Janeiro

Bản đồ Rio de Janeiro, 1895 Rio de Janeiro (phát âm IPA; theo tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "sông tháng Giêng") (phiên âm: Ri-ô đề Gia-nây-rô) là thành phố tại bang cùng tên (Bang Rio de Janeiro) ở phía Nam Brasil với diện tích 1260 km² và dân số đăng ký là 5,940,224 người.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Rio de Janeiro · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Roma · Xem thêm »

Ronald Reagan

Ronald Wilson Reagan (6 tháng 2 năm 1911 – 5 tháng 6 năm 2004) là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989).

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Ronald Reagan · Xem thêm »

Seoul

Seoul (Hangul: 서울; Bính âm từ Hoa ngữ: Hán Thành; Phiên âm Tiếng Việt: Xê-un hay Xơ-un, Hán-Việt từ năm 2005: Thủ Nhĩ) là thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên Sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Seoul · Xem thêm »

St. Louis

St.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và St. Louis · Xem thêm »

Stockholm

(phiên âm tiếng Việt: Xtốc-khôm;; UN/LOCODE: SE STO() là thủ đô của Thụy Điển và là thành phố đông dân nhất trong các nước Bắc Âu; 949.761 người sống tại khu tự quản này, khoảng 1,5 triệu người trong đô thị, và 2,3 triệu người tại vùng đô thị. Thành phố trải dài trên mười bốn hòn đảo nơi hồ Mälaren chảy vào Biển Baltic. Ngay bên ngoài thành phố và dọc theo bờ biển là chuỗi đảo của Quần đảo Stockholm. Khu vực này đã được định cư từ Thời đại đồ đá, trong thiên niên kỷ 6 TCN, và được thành lập là một thành phố năm 1252 bởi một chính khách Thụy Điển có tên Birger Jarl. Nó cũng là thủ phủ của Hạt Stockholm. Stockholm là trung tâm văn hóa, truyền thông, chính trị và kinh tế của Thụy Điển. Chỉ riêng vùng Stockholm chiếm hơn một phần ba tổng GDP của quốc gia, và trong tốp 10 vùng ở châu Âu theo GDP đầu người. Nó là một thành phố toàn cầu quan trọng, và là trung tâm chính của cơ quan đầu não đoàn thể của vùng bắc Âu. Thành phố này có một số trường đại học hàng đầu của châu Âu, chẳng hạn như Trường Kinh tế Stockholm, Viện Karolinska và Học viện Công nghệ Hoàng gia (KTH). Nó tổ chức lễ trao giải Nobel và tiệc thường niên tại phòng hoà nhạc Stockholm và Tòa thị chính Stockholm. Một trong những bảo tàng được đánh giá cao nhất của thành phố, bảo tàng Vasa, là bảo tàng phi nghệ thuật được ghé thăm nhiều nhất Scandinavia. Tàu điện ngầm Stockholm, mở cửa năm 1950, nổi tiếng với sự trang trí của các nhà ga; nó đã được gọi là phòng trưng bày nghệ thuật dài nhất trên thế giới. Đấu trường bóng đá quốc gia của Thụy Điển nằm ở phía bắc thành phố, tại Solna. Đấu trường trong nhà quốc gia, Ericsson Globe, nằm ở phía nam thành phố. Thành phố này là chủ nhà tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1912, và tổ chức phần đua ngựa của Thế vận hội Mùa hè 1956 thay cho Melbourne, Victoria, Úc. Stockholm là nơi có trụ sở của Chính phủ Thụy Điển và hầu hết các cơ quan của nó, bao gồm tòa án tối cao nhất trong bộ máy tư pháp, và nơi ở của Vua Thụy Điển và thủ tướng Thụy Điển. Chính phủ có trụ sở tại tòa nhà Rosenbad, Riksdag (quốc hội Thụy Điển) có trụ sở tại Nhà Quốc hội, và nơi ở của Thủ tướng cạnh đó tại Nhà Sager. Cung điện Stockholm là nơi ở chính thức và nơi làm việc của vua Thụy Điển, trong khi Cung điện Drottningholm, một di sản thế giới ở ngoại ô Stockholm, được sử dụng làm nơi ở riêng tư của hoàng gia Thụy Điển.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Stockholm · Xem thêm »

Sydney

Thành phố Sydney là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Sydney · Xem thêm »

Tây Đức

Tây Đức (Westdeutschland) là tên thường dùng để chỉ Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland) trong thời kỳ từ khi được thành lập vào tháng 5 năm 1949 đến khi Tái Thống nhất nước Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Tây Đức · Xem thêm »

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha (España), gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía tây nam châu Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Tây Ban Nha · Xem thêm »

Thành phố México

Thành phố México (tiếng Tây Ban Nha: Ciudad de México) hay Đặc khu Liên bang (Distrito Federal), là thủ đô của México.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thành phố México · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1896

Thế vận hội Mùa hè 1896, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè lần thứ I, là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại thành phố Athena, thủ đô của Hy Lạp, từ ngày 6 đến 15 tháng 4 năm 1896.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1896 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1900

Sân vận động Vélodrome de Vincennes Thế vận hội Mùa hè năm 1900, với tên gọi chính thức Games of the II Olympiad, được tổ chức tại thành phố Paris, nước Pháp.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1900 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1904

Thế vận hội Mùa hè 1904 là một sự kiện thể thao quốc tế tổ chức tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 7 năm 1904 tới 23 tháng 11 năm 1904 tại sân Francis Field thuộc Đại học Washington tại St. Louis.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1904 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1908

Thế vận hội Mùa hè 1908 là một sự kiện thể thao được tổ chức tại London năm 1908.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1908 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1912

Thế vận hội Mùa hè 1912 là thế vận hội lần thứ 5 được tổ chức tại thành phố Stockholm, Thụy Điển từ 5 tháng 5 tới 27 tháng 7 năm 1912.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1912 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1916

Thế vận hội Mùa hè 1916 hay còn gọi là Thế vận hội thứ VI, được dự định tổ chức tại Berlin, Đức.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1916 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1920

Thế vận hội Mùa hè 1920 hay còn gọi là Thế vận hội lần thứ VII, là một sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức năm 1920 tại Antwerp, Bỉ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1920 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1924

Thế vận hội Mùa hè 1924 hay còn là Thế vận hội thứ VIII, là một sự kiện đa thể thao quốc tế tổ chức năm 1924 tại Paris, Pháp.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1924 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1928

Sân vận động Olympisch năm 1928 Thế vận hội Mùa hè 1928 hay còn gọi là Thế vận hội thứ IX, là sự kiện đa thể thao quốc tế tổ chức năm 1928 tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1928 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1932

Thế vận hội Mùa hè 1932 hay còn gọi là Thế vận hội thứ X, là một sự kiện đa thể thao quốc tế tổ chức năm 1932 tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1932 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1936

Thế vận hội Mùa hè 1936 hay còn gọi là Thế vận hội thứ XI là một sự kiện đa thể thao quốc tế tổ chức năm 1936 tại Berlin, Đức.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1936 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1940

Thế vận hội Mùa hè 1940 hay còn gọi là Thế vận hội thứ XII, ban đầu dự định được tổ chức từ ngày 21 tháng 9 tới 6 tháng 10 năm 1940 tại Tokyo, Nhật Bản, đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới lần hai.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1940 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1944

Thế vận hội Mùa hè 1944, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XIII đã bị hủy bỏ bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1944 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1948

Thế vận hội Mùa hè 1948, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XIV, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô London của Anh Quốc.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1948 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1952

Thế vận hội Mùa hè 1952, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XV, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Helsinki, Phần Lan năm 1952.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1952 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1956

Thế vận hội Mùa hè 1956, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XVI, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại Melbourne của Úc, ngoại trừ môn cưỡi ngựa không được tổ chức do kiểm dịch, thay vào đó nó được tổ chức sớm hơn 5 tháng tại Stockholm, Thụy Điển.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1956 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1960

Thế vận hội Mùa hè 1960, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XVI, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Roma của Ý năm 1960.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1960 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1964

Thế vận hội Mùa hè 1964, gọi chính thức là Thế vận hội lần thứ XVIII (Games of the XVIII Olympiad) là một sự kiện thể thao tổng hợp được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 10 đến 24 tháng 10 năm 1964.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1964 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1968

Thế vận hội Mùa hè 1968, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XIX, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Thành phố México năm 1968.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1968 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1972

Thế vận hội Mùa hè 1972, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XX, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại Munich của Tây Đức từ ngày 26 tháng 8 đến 11 tháng 9 năm 1972. Thế vận hội Mùa hè là lần thứ 2 được tổ chức tại nước Đức, sau khi được tổ chức tại Berlin năm 1936 dưới chế độ Nazi. Được sự quan tâm của chính phủ, chính phủ Tây Đức muốn tổ chức 1 kỳ thế vận hội để giới thiệu về 1 đất nước Đức mới mẻ, dân chủ và lạc quan với toàn thế giới và đã đưa ra khẩu hiệu "the Happy Games." Biểu tượng chính thức là một mặt trời xanh. Linh vật chính thức là chú chó "Waldi", cũng chính là linh vật đầu tiên của thế vận hội. Đại hội cũng có 1 sự cố là 11 người Israel chết do người Palestin ám sát được biết nhiều với tên gọi Thảm sát Munich.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1972 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1976

Thế vận hội Mùa hè 1976, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXI, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại Montréal, Québec, Canada năm 1976.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1976 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1980

Thế vận hội Mùa hè 1980, tên chính thức Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXIII, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Moskva của Liên bang Xô Viết.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1980 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1984

Thế vận hội Mùa hè 1984, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXIII, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ năm 1984.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1984 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1988

Thế vận hội Mùa hè 1988, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXIV, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ ngày 17 tháng 9 đến 2 tháng 10 năm 1988.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1988 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1992

Thế vận hội Mùa hè 1992, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXV, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) từ ngày 25 tháng 7 đến 9 tháng 8 năm 1992.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1992 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1996

Thế vận hội Mùa hè 1996 là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 1996 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2000

Thế vận hội Mùa hè 2000, hoặc Thế vận hội Mùa hè XXVII là thế vận hội Mùa hè lần 27, diễn ra tại Sydney, Úc ngày 15 tháng 9, kết thúc ngày 1 tháng 10 năm 2000.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2000 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2004

Thế vận hội Mùa hè 2004 hoặc Thế vận hội Mùa hè XXVIII là thế vận hội lần thứ 28, diễn ra tại Athena, Hy Lạp ngày 13 tháng 8 và bế mạc ngày 29 tháng 8 năm 2004.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2004 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2008

Thế vận hội Mùa hè 2008, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXIX, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 8 (riêng môn bóng đá bắt đầu thi đấu từ ngày 6 tháng 8) đến 24 tháng 8 năm 2008.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2008 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2012

Thế vận hội Mùa hè 2012, hay Thế vận hội Mùa hè XXX, là Thế vận hội Mùa hè thứ 30, diễn ra tại Luân Đôn từ ngày 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2012 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2016

Thế vận hội Mùa hè 2016 (Jogos Olímpicos de Verão de 2016), tên chính thức là Games of the XXXI Olympiad (Jogos da XXXI Olimpíada) hay còn được gọi là Rio 2016, là một sự kiện thi đấu nhiều môn thể thao được tổ chức theo truyền thống của Thế vận hội, diễn ra tại Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 5 tới 21 tháng 8 năm 2016 (môn bóng đá diễn ra sớm hơn, mở màn ngày 3 tháng 8 với bóng đá nữ và 4 tháng 8 với bóng đá nam).

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2016 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2020

Thế vận hội Mùa hè năm 2020, tên gọi chính thức tiếng Anh là, là một sự kiện thể thao Mùa hè dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 24 tháng 7 đến 09 tháng 8 năm 2020 tại Tokyo, Nhật Bản.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2020 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2024

Thế vận hội Mùa hè năm 2024, tên gọi chính thức tiếng Anh là Games of the XXXIII Olympiad (Les Jeux olympiques d'été de 2024), là một sự kiện thể thao Mùa hè dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2024 tại Paris, Pháp.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2024 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2028

Thế vận hội Mùa hè năm 2028, tên gọi chính thức tiếng Anh là Games of the XXXIV Olympiad, là một sự kiện thể thao Mùa hè dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 2028 tại Los Angeles, Hoa Kỳ.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa hè 2028 · Xem thêm »

Thụy Điển

Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thụy Điển · Xem thêm »

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ, tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thụy Sĩ · Xem thêm »

Thể thao

xã hội. Thể thao là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính cạnh tranh, với mục đích sử dụng, duy trì và cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia và sự giải trí cho người xem.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Thể thao · Xem thêm »

Tokyo

là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tōkyō nằm ở phía đông của đảo chính Honshū.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Tokyo · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Trung Quốc · Xem thêm »

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), thường gọi tắt là Anh Quốc hoặc Anh (United Kingdom hoặc Great Britain), là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu.

Mới!!: Thế vận hội Mùa hè và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Olympic Mùa hè, Olympic mùa hè, Thế vận hội Mùa hè 2032, Thế vận hội mùa hè.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »