Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Niên đại địa chất

Mục lục Niên đại địa chất

Niên đại địa chất Trái Đất và lịch sử hình thành sự sống 4,55 tỉ năm Niên đại địa chất được sử dụng bởi các nhà địa chất và các nhà khoa học khác để miêu tả thời gian và quan hệ của các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử Trái Đất.

69 quan hệ: Đại Cổ Nguyên Sinh, Đại Cổ sinh, Đại Cổ Thái Cổ, Đại Cryptic, Đại Tân Nguyên Sinh, Đại Tân sinh, Đại Tân Thái Cổ, Đại Tiền Thái cổ, Đại Trung Nguyên Sinh, Đại Trung sinh, Đại Trung Thái Cổ, Ủy ban quốc tế về địa tầng học, Bậc (địa tầng), Các nhóm Lòng chảo, Giới (địa tầng), Hệ (địa tầng), Kỳ (địa chất), Kỷ (địa chất), Kỷ Đệ Tứ, Kỷ Calymma, Kỷ Cambri, Kỷ Creta, Kỷ Cryogen, Kỷ Devon, Kỷ Ectasis, Kỷ Ediacara, Kỷ Imbrium Sớm, Kỷ Jura, Kỷ Nectaris, Kỷ Neogen, Kỷ Ordovic, Kỷ Orosira, Kỷ Paleogen, Kỷ Permi, Kỷ Rhyax, Kỷ Sideros, Kỷ Silur, Kỷ Statheros, Kỷ Stenos, Kỷ Than đá, Kỷ Toni, Kỷ Trias, Khoa học Trái Đất, Lịch sử Trái Đất, Lịch sử vũ trụ, Liên đại (địa chất), Liên đại Hỏa thành, Liên đại Hiển sinh, Liên đại Nguyên sinh, Liên đại Thái cổ, ..., Liên đoàn Quốc tế về Nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ, Liên giới (địa tầng), Mặt Trăng, Nhà địa chất học, Phân đại Đệ Tam, Tầng Gelasia, Thế (địa chất), Thế Canh Tân, Thế Eocen, Thế Miocen, Thế Oligocen, Thế Paleocen, Thế Thượng Tân, Thế Toàn Tân, Thời gian, Thời kỳ Tiền Cambri, Thống (địa tầng), Trái Đất, Tuổi của Trái Đất. Mở rộng chỉ mục (19 hơn) »

Đại Cổ Nguyên Sinh

Đại Cổ Nguyên Sinh (Paleoproterozoic, Palaeoproterozoic) là đại đầu tiên trong số ba đại của liên đại Cổ Sinh (Proterozoic), đã diễn ra từ khoảng 2.500 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 1.600 Triệu năm trước.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Cổ Nguyên Sinh · Xem thêm »

Đại Cổ sinh

Đại Cổ sinh (tên tiếng Anh: Paleozoic) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, một trong bốn đại chính.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Cổ sinh · Xem thêm »

Đại Cổ Thái Cổ

Đá stromatolite - Pilbara craton - Tây Úc Đại Cổ Thái Cổ (Paleoarchean, Palaeoarchaean) là một đại trong niên đại địa chất của Trái Đất kéo dài từ khoảng 3.600 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 3.200 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Cổ Thái Cổ · Xem thêm »

Đại Cryptic

Đại Cryptic hay đại Bí ẩn là một thuật ngữ không chính thức để chỉ thời kỳ tiến hóa địa chất sớm nhất của Trái Đất và Mặt Trăng.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Cryptic · Xem thêm »

Đại Tân Nguyên Sinh

Đại Tân Nguyên Sinh hay đại Tân Nguyên Cổ (Neoproterozoic) là đại thứ ba và là cuối cùng của liên đại Nguyên Sinh.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Tân Nguyên Sinh · Xem thêm »

Đại Tân sinh

Đại Tân sinh (Cenozoic, đọc là "sen-o-dô-íc"; hay đôi khi được viết là Caenozoic tại Vương quốc Anh), có nghĩa là "sự sống mới" (từ tiếng Hy Lạp καινός kainos.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Tân sinh · Xem thêm »

Đại Tân Thái Cổ

Đại Tân Thái Cổ (Neoarchean, Neoarchaean) là một đại trong niên đại địa chất của Trái Đất kéo dài từ khoảng 2.800 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 2.500 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Tân Thái Cổ · Xem thêm »

Đại Tiền Thái cổ

Đại Tiền Thái Cổ (Eoarchean, Eoarchaean) là một đại trong niên đại địa chất của Trái Đất kéo dài từ khoảng 3.800 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 3.600 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Tiền Thái cổ · Xem thêm »

Đại Trung Nguyên Sinh

Đại Trung Nguyên Sinh (Mesoproterozoic) là một đại địa chất bắt đầu từ khoảng 1.600 triệu năm trước (Ma) và kết thúc vào khoảng 1.000 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Trung Nguyên Sinh · Xem thêm »

Đại Trung sinh

Đại Trung sinh (Mesozoic) là một trong ba đại địa chất thuộc thời Phanerozoic (thời Hiển sinh).

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Trung sinh · Xem thêm »

Đại Trung Thái Cổ

Đại Trung Thái Cổ (Mezoarchean, Mezoarchaean) là một đại trong niên đại địa chất của Trái Đất kéo dài từ khoảng 3.200 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 2.800 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Đại Trung Thái Cổ · Xem thêm »

Ủy ban quốc tế về địa tầng học

Ủy ban Quốc tế về Địa tầng học viết tắt là ICS (tiếng Anh: International Commission on Stratigraphy), đôi khi được gọi bằng tên không chính thức Ủy ban Địa tầng Quốc tế, là một thành viên, hoặc cấp tiểu ban khoa học chính, tổ chức xem xét các vấn đề liên quan tới địa tầng, địa chất, và các vấn đề địa thời học trên quy mô toàn cầu.

Mới!!: Niên đại địa chất và Ủy ban quốc tế về địa tầng học · Xem thêm »

Bậc (địa tầng)

Một bậc hay một tầng động vật là đơn vị chia nhỏ của các lớp đá được sử dụng chủ yếu là các nhà cổ sinh vật học khi nghiên cứu về các hóa thạch hơn là các nhà địa chất khi nghiên cứu về các thành hệ đá.

Mới!!: Niên đại địa chất và Bậc (địa tầng) · Xem thêm »

Các nhóm Lòng chảo

Các nhóm Lòng chảo là thuật ngữ để chỉ 9 đơn vị phân chia nhỏ hơn và không chính thức của niên đại địa chất của Mặt Trăng thời kỳ kỷ Tiền Nectaris.

Mới!!: Niên đại địa chất và Các nhóm Lòng chảo · Xem thêm »

Giới (địa tầng)

Trong địa tầng học, cổ sinh vật học, địa chất học và địa sinh học thì một giới là hồ sơ địa tầng tổng thể đã trầm lắng trong một khoảng thời gian tương ứng nhất định, thuộc về một đại trong niên đại địa chất.

Mới!!: Niên đại địa chất và Giới (địa tầng) · Xem thêm »

Hệ (địa tầng)

Một hệ hay hệ địa tầng trong địa tầng học là đơn vị hỗn hợp lý tưởng của hồ sơ địa chất được tạo ra từ sự kế tiếp của các lớp đá đã trầm lắng xuống cùng nhau trong phạm vi của một khoảng thời gian địa chất tương ứng (một kỷ địa chất), và được sử dụng để xác định niên đại các mẫu vật đối với kỷ địa chất tương ứng đó.

Mới!!: Niên đại địa chất và Hệ (địa tầng) · Xem thêm »

Kỳ (địa chất)

Kỳ địa chất là một đơn vị phân loại trong hệ thời gian địa chất, là một phần nhỏ của thế.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỳ (địa chất) · Xem thêm »

Kỷ (địa chất)

Trong địa chất học, một kỷ hay một kỷ địa chất là một đơn vị thời gian trong niên đại địa chất được định nghĩa như là sự mở rộng của một khoảng thời gian liên tục, trong đó các đại địa chất được phân chia thành các khung thời gian nhỏ hơn, dựa trên một số sự kiện được đánh giá là quan trọng trong lịch sử Trái Đất; tương tự như các liên đại được phân chia thành các đại.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ (địa chất) · Xem thêm »

Kỷ Đệ Tứ

Kỷ Đệ Tứ, trước đây gọi là Phân đại Đệ Tứ, là một giai đoạn trong niên đại địa chất theo Ủy ban quốc tế về địa tầng học.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Đệ Tứ · Xem thêm »

Kỷ Calymma

Kỷ Calymma hay kỷ Cái Tằng (Calymmian, từ tiếng Hy Lạp: calymma, nghĩa là "che phủ").

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Calymma · Xem thêm »

Kỷ Cambri

Kỷ Cambri (hay) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, bắt đầu vào khoảng 542 triệu năm (Ma) trước vào cuối thời kỳ liên đại Nguyên Sinh và kết thúc vào khoảng 488,3 Ma với sự khởi đầu của kỷ Ordovic (theo ICS, 2004).

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Cambri · Xem thêm »

Kỷ Creta

Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu thế Paleocen của phân đại đệ Tam vào khoảng 65,5 ± 0,3 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Creta · Xem thêm »

Kỷ Cryogen

Kỷ Cryogen hay kỷ Thành Băng (từ tiếng Hy Lạp cryos nghĩa là "băng" và genesis nghĩa là "sinh ra") là kỷ thứ hai của đại Tân Nguyên Sinh, ngay sau kỷ Tonas và trước kỷ Ediacara.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Cryogen · Xem thêm »

Kỷ Devon

Kỷ Devon (kỷ Đề-vôn) là một kỷ địa chất trong đại Cổ Sinh.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Devon · Xem thêm »

Kỷ Ectasis

Kỷ Ectasis hay Kỷ Duyên Triển 纪延展 (Ectasian, từ tiếng Hy Lạp: ectasis, nghĩa là "mở rộng").

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Ectasis · Xem thêm »

Kỷ Ediacara

Kỷ Ediacara là một kỷ địa chất trong đại Tân Nguyên Sinh.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Ediacara · Xem thêm »

Kỷ Imbrium Sớm

Trong niên đại địa chất Mặt Trăng, kỷ Imbrium Sớm diễn ra từ khoảng 3.850 triệu năm trước tới khoảng 3.800 triệu năm trước.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Imbrium Sớm · Xem thêm »

Kỷ Jura

Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi kết thúc kỷ Tam điệp tới khoảng 146 triệu năm trước, khi bắt đầu kỷ Phấn trắng (Creta).

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Jura · Xem thêm »

Kỷ Nectaris

Lòng chảo Nectaris Kỷ Nectaris là một giai đoạn trong niên đại địa chất Mặt Trăng diễn ra từ khoảng 3.920 triệu năm tới 3.850 triệu năm trước.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Nectaris · Xem thêm »

Kỷ Neogen

Kỷ Neogen hay kỷ Tân Cận là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh bắt đầu từ khoảng 23,03 ± 0,05 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Neogen · Xem thêm »

Kỷ Ordovic

Kỷ Ordovic là kỷ thứ hai trong số sáu (bảy tại Bắc Mỹ) kỷ của đại Cổ Sinh.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Ordovic · Xem thêm »

Kỷ Orosira

Kỷ Orosira hay kỷ Tạo Sơn (Orosirian, từ tiếng Hy Lạp: orosira, nghĩa là "dãy núi") là kỷ địa chất thứ ba trong đại Cổ Nguyên Sinh và kéo dài từ khoảng 2.050 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 1.800 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Orosira · Xem thêm »

Kỷ Paleogen

Kỷ Paleogen (hay kỷ Palaeogen) còn gọi là kỷ Cổ Cận, là một đơn vị cấp kỷ trong niên đại địa chất, bắt đầu khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) và kết thúc vào khoảng 23,03 ± 0,05 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Paleogen · Xem thêm »

Kỷ Permi

Kỷ Permi là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 298,9 ± 0,15 triệu năm trước (Ma) tới 252,17 ± 0,06 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Permi · Xem thêm »

Kỷ Rhyax

Kỷ Rhyax hay kỷ Tằng Xâm (Rhyacian, từ tiếng Hy Lạp: Ρυαξ (rhyax), có nghĩa là "sự xâm nhập của dung nham") là kỷ địa chất thứ hai trong đại Cổ Nguyên Sinh, sau kỷ Sideros và trước kỷ Orosira.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Rhyax · Xem thêm »

Kỷ Sideros

Kỷ Sideros hay kỷ Thành Thiết (sideros, nghĩa là "sắt") là kỷ địa chất đầu tiên của Đại Cổ Nguyên Sinh (Paleoproterozoic) và nó kéo dài từ khoảng 2.500 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 2.300 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Sideros · Xem thêm »

Kỷ Silur

Kỷ Silur hay phiên âm thành kỷ Xi-lua là một kỷ chính trong niên đại địa chất kéo dài từ khi kết thúc kỷ Ordovic, vào khoảng 443,7 ± 1,5 triệu (Ma) năm trước, tới khi bắt đầu kỷ Devon vào khoảng 416,0 ± 2,8 Ma (theo ICS, 2004).

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Silur · Xem thêm »

Kỷ Statheros

Kỷ Statheros hay kỷ Cố Kết (Statherian, từ tiếng Hy Lạp: statheros, nghĩa là "cố kết", "ổn định") là kỷ địa chất thứ tư và là kỷ cuối cùng trong đại Cổ Nguyên Sinh.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Statheros · Xem thêm »

Kỷ Stenos

Kỷ Stenos hay kỷ Hiệp Đái (Stenian, từ tiếng Hy Lạp: stenos, nghĩa là "hẹp").

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Stenos · Xem thêm »

Kỷ Than đá

Kỷ Than Đá, kỷ Thạch Thán hay Kỷ Cacbon (Carboniferous) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, kéo dài từ khi kết thúc kỷ Devon, vào khoảng 359,2 ± 2,5 triệu năm trước (Ma) tới khi bắt đầu kỷ Permi vào khoảng 299,0 ± 0,8 triệu năm trước (theo ICS, 2004).

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Than đá · Xem thêm »

Kỷ Toni

Kỷ Toni (từ tiếng Hy Lạp tonas nghĩa là "duỗi", "kéo dãn") hay kỷ Lạp Thân (từ tiếng Trung: 拉伸 với Lạp là "lôi kéo", Thân là "duỗi") (tiếng Anh: Tonian).

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Toni · Xem thêm »

Kỷ Trias

Sa thạch từ kỷ Tam Điệp. Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước.

Mới!!: Niên đại địa chất và Kỷ Trias · Xem thêm »

Khoa học Trái Đất

Khoa học Trái Đất là thuật ngữ khái quát cho những khoa học về Trái Đất.

Mới!!: Niên đại địa chất và Khoa học Trái Đất · Xem thêm »

Lịch sử Trái Đất

Hình ảnh Trái Đất chụp năm 1972. Biểu đồ thời gian lịch sử Trái Đất Lịch sử Trái Đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất hình thành từ Tinh vân mặt trời cho tới hiện tại.

Mới!!: Niên đại địa chất và Lịch sử Trái Đất · Xem thêm »

Lịch sử vũ trụ

Hình sơ đồ thể hiện quá trình tiến hóa của vũ trụ khả kiến, xuất phát từ Vụ Nổ Lớn (điểm sáng bên trái) - cho đến hiện tại. Thời gian biểu của sự hình thành và phát triển của vũ trụ mô tả lịch sử vũ trụ và tương lai của vũ trụ theo thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn).

Mới!!: Niên đại địa chất và Lịch sử vũ trụ · Xem thêm »

Liên đại (địa chất)

Trong sử dụng thông thường, một liên đại hay liên đại địa chất là đơn vị lớn nhất trong thang tuổi địa chất, bao gồm một vài đại địa chất có cùng những đặc trưng nhất định về quá trình tiến hóa, vận động của sinh quyển trái đất, được con người quy định ngẫu nhiên.

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên đại (địa chất) · Xem thêm »

Liên đại Hỏa thành

Hỏa thành là liên đại của các hoạt động sôi sục của Trái Đất Trái Đất và Mặt Trăng thời kỳ Hỏa thành Mặt Trăng lúc đó bị nhiều tiểu hành tinh bắn phá Liên đại Hỏa thành hay liên đại Thái Viễn cổ hoặc liên đại Minh cổ (Hadean) là một liên đại địa chất trước liên đại Thái cổ (Archean).

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên đại Hỏa thành · Xem thêm »

Liên đại Hiển sinh

tráiSự biến đổi của nồng độ điôxít cacbon trong không khí.Liên đại Hiển Sinh (Phanerozoic hay đôi khi là Phanaerozoic) là một thời kỳ trong niên đại địa chất mà trong đó sự sống động vật phong phú đã tồn tại.

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên đại Hiển sinh · Xem thêm »

Liên đại Nguyên sinh

Liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic) là một liên đại địa chất bao gồm một thời kỳ trước khi có sự phổ biến đầu tiên của sự sống phức tạp trên Trái Đất.

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên đại Nguyên sinh · Xem thêm »

Liên đại Thái cổ

Liên đại Thái Cổ (Archean, Archaean, Archaeozoic, Archeozoic) là một liên đại địa chất diễn ra trước liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic), kết thúc vào khoảng 2.500 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên đại Thái cổ · Xem thêm »

Liên đoàn Quốc tế về Nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ

Liên đoàn Quốc tế về Nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ, viết tắt INQUA (International Union for Quaternary Research) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ và thời kỳ băng hà.

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên đoàn Quốc tế về Nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ · Xem thêm »

Liên giới (địa tầng)

hẻm núi Horseshoe gần Drumheller, Alberta. Các trầm tích chu kỳ Oxford (Thượng Jura) tại Péry-Reuchenette, gần Tavannes, bang Bern, Thụy Sĩ. Các lớp xen kẽ là đá vôi (nhẹ, tùy ý hơn) và macnơ/đất sét; chu kỳ chi phối là chu kỳ 200.000 năm. Trong địa tầng học và địa chất học, một liên giới là tổng thể của các tầng đá nằm trong hồ sơ địa tầng đã trầm lắng trong một liên đại của niên đại địa chất liên tục.

Mới!!: Niên đại địa chất và Liên giới (địa tầng) · Xem thêm »

Mặt Trăng

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Niên đại địa chất và Mặt Trăng · Xem thêm »

Nhà địa chất học

'''Nhà địa chất''' đang miêu tả lõi khoan vừa thu thập. sa mạc Negev, Israel. Nhà địa chất là nhà khoa học nghiên cứu về các vật liệu rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất và các hành tinh đất đá.

Mới!!: Niên đại địa chất và Nhà địa chất học · Xem thêm »

Phân đại Đệ Tam

Kỷ Đệ Tam (Tertiary) đã từng là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, kéo dài từ khi kết thúc kỷ Creta, vào khoảng 65 Ma (Ma: Mega annum, triệu năm) trước, tới khi bắt đầu kỷ Đệ Tứ, vào khoảng 1,8 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Phân đại Đệ Tam · Xem thêm »

Tầng Gelasia

Tầng Gelasia (hay tầng Waltonia) theo truyền thống là một bậc hay tầng của thế Pliocen (theo ICS).

Mới!!: Niên đại địa chất và Tầng Gelasia · Xem thêm »

Thế (địa chất)

Trong địa chất học, một thế hay một thế địa chất là một đơn vị thời gian địa chất, phân chia các kỷ địa chất thành các khoảng thời gian nhỏ hơn, thường là vài chục triệu năm, dựa trên các sự kiện quan trọng diễn ra đối với lịch sử Trái Đất trong kỷ này.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế (địa chất) · Xem thêm »

Thế Canh Tân

Thế Pleistocen hay thế Canh Tân là một thế địa chất, từng được tính từ khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước ngày nay, tuy nhiên kể từ ngày 30-6-2009, IUGS đã phê chuẩn đề nghị của ICS về việc kéo lùi thời điểm bắt đầu của thế này về 2,588±0,005 triệu năm để bao gồm cả tầng GelasiaXem phiên bản 2009 về thang niên đại địa chất của ICS.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Canh Tân · Xem thêm »

Thế Eocen

Thế Eocen hay thế Thủy Tân (55,8 ± 0,2 – 33,9 ± 0,1 triệu năm trước (Ma)) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất và là thế thứ hai của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Eocen · Xem thêm »

Thế Miocen

Thế Miocen hay thế Trung Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 23,03 tới 5,33 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Miocen · Xem thêm »

Thế Oligocen

''Mesohippus''. Thế Oligocen hay thế Tiệm Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 33,9 tới 23 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Oligocen · Xem thêm »

Thế Paleocen

Thế Paleocen hay thế Cổ Tân ("bình minh sớm của gần đây"), là một thế kéo dài từ khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 55,8 ± 0,2 Ma.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Paleocen · Xem thêm »

Thế Thượng Tân

Thế Pliocen hay thế Pleiocen hoặc thế Thượng Tân là một thế địa chất, theo truyền thống kéo dài từ khoảng 5,332 tới 1,806 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Thượng Tân · Xem thêm »

Thế Toàn Tân

Thế Holocen (còn gọi là thế Toàn Tân) là một thế địa chất bắt đầu khi kết thúc thế Pleistocen, vào khoảng 11.700 năm trướcWalker M., Johnsen S., Rasmussen S. O., Popp T., Steffensen J.-P., Gibbard P., Hoek W., Lowe J., Andrews J., Bjo¨ rck S., Cwynar L. C., Hughen K., Kershaw P., Kromer B., Litt T., Lowe D. J., Nakagawa T., Newnham R. và Schwander J. 2009.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thế Toàn Tân · Xem thêm »

Thời gian

Đồng hồ cát Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thời gian · Xem thêm »

Thời kỳ Tiền Cambri

Thời kỳ Tiền Cambri hay Tiền kỷ Cambri (tiếng Anh: Precambrian hay Pre-Cambrian) là tên gọi không chính thức để chỉ một siêu liên đại, bao gồm một số liên đại trong niên đại địa chất của Trái Đất đã diễn ra trước khi có Liên đại Hiển sinh (Phanerozoic).

Mới!!: Niên đại địa chất và Thời kỳ Tiền Cambri · Xem thêm »

Thống (địa tầng)

Một thống hay thống địa tầng trong địa tầng học là đơn vị hỗn hợp lý tưởng của hồ sơ địa chất được tạo ra từ sự kế tiếp của các lớp đá đã trầm lắng xuống cùng nhau trong phạm vi của một khoảng thời gian địa chất tương ứng (một thế địa chất), và được sử dụng để xác định niên đại các mẫu vật đối với thế địa chất tương ứng đó.

Mới!!: Niên đại địa chất và Thống (địa tầng) · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Niên đại địa chất và Trái Đất · Xem thêm »

Tuổi của Trái Đất

Trái Đất nhìn từ Apollo 17 năm 1972 Các nhà địa chất học và các nhà địa vật lý hiện đại cho rằng tuổi của Trái Đất khoảng 4,54 tỷ năm Giá trị này được xác định bằng phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cho các thiên thạch dạng chondrit, và cho vật liệu có tuổi cổ nhất trên Trái Đất đã được biết đến, cũng như các mẫu trên Mặt Trăng.

Mới!!: Niên đại địa chất và Tuổi của Trái Đất · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Đồng hồ địa chất.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »