Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Nguồn gốc các loài

Mục lục Nguồn gốc các loài

Nguồn gốc các loài (tiếng Anh: On the Origin of Species) của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) có thể được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng ưu thế thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Cuốn sách giới thiệu giả thuyết cho rằng quần thể các loài tiến hóa qua các thế hệ thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này gây tranh cãi vì nó mâu thuẫn với các niềm tin tôn giáo lúc đó đặt bên dưới các giả thuyết về sinh vật học. Quyển sách của Darwin đã là tột đỉnh của bằng chứng mà ông đã tích lũy trước đó trong chuyến đi của ''Beagle'' vào thập niên 1830 và được mở rộng ra thông qua các cuộc điều tra và thí nghiệm kể từ khi ông quay về. Những ý tưởng tiến hóa khác nhau đã được đề xuất để giải thích những phát hiện mới trong sinh học. Vẫn có sự ủng hộ cho các ý tưởng này bên cạnh sự phản đối từ các nhà giải phẫu học ​​và công chúng, nhưng trong nửa đầu của thế kỷ 19, cơ sở khoa học Anh đã gắn liền với Giáo hội Anh Quốc, khi đó, khoa học là một phần của thuyết phiếm thần (thần học tự nhiên). Những ý tưởng về việc các loài có thể biến đổi đã gây tranh cãi vì chúng mâu thuẫn với niềm tin rằng các loài là bất biến trong một hệ thống đã được thiết kế và con người là độc nhất, không hề liên quan đến các loài động vật khác. Những hàm ý chính trị và thần học đã được tranh luận mạnh mẽ, nhưng quan điểm các loài có thể biến đổi đã không được chấp nhận bởi giới khoa học chính cống. Cuốn sách được viết cho độc giả không chuyên và thu hút sự quan tâm rộng rãi khi xuất bản. Darwin là một nhà khoa học nổi tiếng, những phát hiện của ông đã được xem xét nghiêm túc và bằng chứng ông đưa ra đã đưa đến các cuộc thảo luận khoa học, triết học và tôn giáo. Cuộc tranh luận về cuốn sách đã góp phần vào chiến dịch của T. H. Huxley và các thành viên khác của Hội X để thế tục hóa khoa học (tức là tập trung vào khoa học hơn là bàn luận triết học và tôn giáo) bằng cách cổ động chủ nghĩa tự nhiên. Trong vòng hai thập kỷ, đã có một sự công nhận rộng rãi trong giới khoa học rằng sự tiến hoá, với các nhánh phát sinh từ tổ tiên, đã diễn ra, nhưng các nhà khoa học đã chậm công nhận chọn lọc tự nhiên mà Darwin cho là thích hợp. Trong thời "Nhật thực của thuyết Darwin" từ những năm 1880 đến những năm 1930, nhiều cơ chế tiến hóa khác được đề xuất và vươn lên. Với sự phát triển của Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trong những năm 1930 và 1940, ý tưởng Darwin về sự thích nghia tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên đã trở thành trung tâm của lý thuyết tiến hóa hiện đại, và bây giờ nó đã trở thành khái niệm thống nhất của khoa học đời sống. Quyển sách này phù hợp cho cả độc giả không phải là chuyên gia và đã thu hút sự quan tâm rộng rãi khi xuất bản. Cuốn sách đã gây tranh cãi và đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận về nền tảng tôn giáo, triết học và khoa học. Tranh cãi tạo hóa-tiến hóa đôi lúc gay gắt vẫn tiếp tục đến ngày nay.

74 quan hệ: Alexander von Humboldt, Alfred Russel Wallace, Aristoteles, Đa dạng di truyền, Đa dạng sinh học, Đại học Edinburgh, Đại hồng thủy, Đấu tranh sinh tồn, Động vật không xương sống biển, Đột biến sinh học, Étienne Geoffroy Saint-Hilaire, Báo, Cambridge, Carl Linnaeus, Cây phát sinh chủng loại, Công Nguyên, Cổ sinh vật học, Charles Darwin, Charles Lyell, Châu Âu, Chó săn thỏ, Chọn giống vật nuôi, Chọn lọc tự nhiên, Chủ nghĩa tự nhiên (triết học), Di truyền, Empedocles, Ernst Mayr, Georges Cuvier, Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon, Giả thuyết, Hàu, Hệ thống, Hổ, Herbert Spencer, Hoa Kỳ, James Hutton, Jean-Baptiste Lamarck, John Herschel, John Murray, Kinh Thánh, Kitô giáo, Lancashire, Lừa, Mặc khải, Nội chiến Anh, Ngựa, Nhánh, Oxford, Phân loại, Phân loại học, ..., Quần đảo Maluku, René Descartes, Scotland, Shilling, Siêu hình học, Sinh học, Sinh học tiến hóa, Sư tử, Tính trạng, Ternate, Thích nghi, Thế tục, Thiết kế thông minh, Thomas Henry Huxley, Thomas Malthus, Thuyết phiếm thần, Thuyết ưu sinh, Tiến hóa, Tiếng Anh, Trung Cổ, Tuyệt chủng, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 1859, 24 tháng 11. Mở rộng chỉ mục (24 hơn) »

Alexander von Humboldt

(14 tháng 9 năm 1769 - 6 tháng 5 năm 1859), thường được biết đến với tên Alexander von Humboldt là một nhà khoa học và nhà thám hiểm nổi tiếng của Vương quốc Phổ.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Alexander von Humboldt · Xem thêm »

Alfred Russel Wallace

Alfred Russel Wallace, OM, FRS (8 tháng 1 năm 1823 – 7 tháng 11 năm 1913) là nhà tự nhiên học, thám hiểm, địa lý, nhân chủng học và sinh học người Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Alfred Russel Wallace · Xem thêm »

Aristoteles

Aristoteles (Ἀριστοτέλης, Aristotélēs; phiên âm trong tiếng Việt là Aritxtốt; 384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Aristoteles · Xem thêm »

Đa dạng di truyền

Đa dạng di truyền là tổng số các đặc điểm di truyền trong thành phần di truyền của một loài.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Đa dạng di truyền · Xem thêm »

Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học tại một rạn san hô. Những tán rừng đa dạng trên đảo Barro Colorado, Panama, mang lại sự thể hiện của nhiều loại trái cây khác nhau Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Đa dạng sinh học · Xem thêm »

Đại học Edinburgh

Đại học Edinburgh (viết tắt Edin. trong các văn bản giấy tờ), thành lập năm 1582, là trường đại học lâu đời thứ sáu trong thế giới nói tiếng Anh và là một trong những trường đại học cổ đại của Scotland.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Đại học Edinburgh · Xem thêm »

Đại hồng thủy

Đại hồng thủy (Kitô giáo) Đại hồng thủy (Ấn Độ giáo) Đại hồng thủy (hay hồng thủy) là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Đại hồng thủy · Xem thêm »

Đấu tranh sinh tồn

Hai con sơn dương đang chiến đấu để tranh giành lãnh thổ Hai con sói đỏ đang đánh nhau để tranh giành xác của một con hươu Đấu tranh sinh tồn hay đấu tranh vì sự tồn tại là thuật ngữ chỉ về sự cạnh tranh hoặc chiến đấu để giành lấy các nguồn lực cần thiết cho sự sinh tồn hay cho sự sống.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Đấu tranh sinh tồn · Xem thêm »

Động vật không xương sống biển

Động vật không xương sống biển là những loài động vật không có xương trong, đặc biệt là không có xương sống, sinh sống ở biển gồm nhiều loài như tôm, thuỷ tức, san hô.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Động vật không xương sống biển · Xem thêm »

Đột biến sinh học

Một con hươu bị bạch tạng và trở thành hươu trắng do đột biến Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Đột biến sinh học · Xem thêm »

Étienne Geoffroy Saint-Hilaire

Étienne Geoffroy Saint-Hilaire (15 tháng 4 năm 1772 - 19 tháng 6 năm 1844) là một nhà tự nhiên học người Pháp thiết lập nguyên tắc "thống nhất về thành phần".

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Étienne Geoffroy Saint-Hilaire · Xem thêm »

Báo

Báo có thể là.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Báo · Xem thêm »

Cambridge

Đại học St John với ngọn tháp nhà thờ của trường phía sau. Senate House phía trái là trung tâm của Đại học Cambridge. Đại học Gonville và Caius nằm phía sau Chợ ở trung tâm Cambridge, Với Nhà thờ lớn St Mary ở phía sau· http://www.cambridge.gov.uk/markets more Cambridge, thành phố trung tâm hành chính của Cambridgeshire, miền đông nước Anh, bên Sông Cam.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Cambridge · Xem thêm »

Carl Linnaeus

Carl Linnaeus (23 tháng 5 năm 1707 - 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quý danh Carl von Linné, là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Carl Linnaeus · Xem thêm »

Cây phát sinh chủng loại

Một cây phát sinh chủng loại mô tả quá trình tiến hóa của tất cả các loài sinh vật thông qua dữ liệu về gene rRNA. Cây phát sinh chủng loại (tiếng Anh: phylogenic tree) miêu tả lịch sử tiến hóa của một nhóm các loài (species) với những đặc tính khác nhau nhưng cùng có mối quan hệ họ hàng với nhau và cùng hình thành từ một tổ tiên chung trong quá khứ.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Cây phát sinh chủng loại · Xem thêm »

Công Nguyên

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Công Nguyên · Xem thêm »

Cổ sinh vật học

Cổ sinh vật học là một ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, về các loài động vật và thực vật cổ xưa, dựa vào các hóa thạch tìm được, là các chứng cứ về sự tồn tại của chúng được bảo tồn trong đá.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Cổ sinh vật học · Xem thêm »

Charles Darwin

Charles Robert Darwin (12 tháng 2 năm 1809 – 19 tháng 4 năm 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Charles Darwin · Xem thêm »

Charles Lyell

Ngài Charles Lyell, Tước vị thứ nhất (14 tháng 11 năm 1797 - 22 tháng 2 năm 1875) là một luật sư và nhà địa chất học nổi tiếng người Anh nhưng thực chất ông là người Scotland.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Charles Lyell · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Châu Âu · Xem thêm »

Chó săn thỏ

Chó săn thỏ (beagle) là một giống chó nhỏ trong các chó săn và chuyên dùng để săn thỏ, chúng dễ nhận biết bởi bộ lông tam thể mềm mượt đặc trưng.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Chó săn thỏ · Xem thêm »

Chọn giống vật nuôi

Chọn giống trong ngành chăn nuôi, là việc phát hiện và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Chọn giống vật nuôi · Xem thêm »

Chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc tự nhiên là một quá trình chuyển đổi từ từ mà trong đó một đặc tính sinh học trở nên nhiều hoặc ít phổ biến trong quần thể dân số như là một chức năng của ảnh hưởng của các đặc điểm di truyền dựa trên sự thành công sinh sản khác nhau của các sinh vật khi tương tác với môi trường.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Chọn lọc tự nhiên · Xem thêm »

Chủ nghĩa tự nhiên (triết học)

Chủ nghĩa tự nhiên triết học đã được miêu tả theo nhiều kiểu.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Chủ nghĩa tự nhiên (triết học) · Xem thêm »

Di truyền

Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của cha mẹ cho con cái thông qua gen của cha mẹ.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Di truyền · Xem thêm »

Empedocles

Empedocles (phiên âm:; Ἐμπεδοκλῆς; Empedoklēs;; khoảng 490–430 TCN) là một nhà triết học Hy Lạp tiền Socrates và là một công dân của Agrigentum, một thành phố Hy Lạp nằm trên đảo Sicilia.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Empedocles · Xem thêm »

Ernst Mayr

Ernst Walter Mayr (5 tháng 7,1904 - 3 tháng 2 năm 2005) là nhà sinh học người Đức.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Ernst Mayr · Xem thêm »

Georges Cuvier

Jean Léopold Nicolas Frédéric Cuvier, được biết đến với cái tên Georges Cuvier, là một nhà tự nhiên học và động vật học người Pháp, đôi khi được gọi là "cha đẻ của khoa cổ sinh học" Cuvier là một nhân vật chính trong nghiên cứu khoa học tự nhiên vào đầu thế kỷ 19 và là công cụ thiết lập các lĩnh vực so sánh giải phẫu học và cổ sinh học thông qua công trình của ông trong việc so sánh động vật sống với các hóa thạch.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Georges Cuvier · Xem thêm »

Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon

Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon (7 tháng 9 năm 1707 – 16 tháng 4 năm 1788) là một nhà tự nhiên học, nhà toán học, nhà vũ trụ học và tác giả sách giáo khoa người Pháp.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon · Xem thêm »

Giả thuyết

Giả thuyết của Andreas Cellarius, mô tả chuyển động của trái đất theo quỹ đạo ngoại luân Giả thuyết là sự giải thích đề xuất cho một hiện tượng.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Giả thuyết · Xem thêm »

Hàu

Một con hàu Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển....

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Hàu · Xem thêm »

Hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Hệ thống · Xem thêm »

Hổ

Hổ, còn gọi là cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi hay chúa sơn lâm (danh pháp hai phần: Panthera tigris) là 1 loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), và là một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Hổ · Xem thêm »

Herbert Spencer

Herbert Spencer (27 tháng 4 năm 1820 – 8 tháng 12 năm 1903) là một triết gia; nhà lý thuyết chính trị tự do cổ điển; nhà lý thuyết xã hội học Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Herbert Spencer · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Hoa Kỳ · Xem thêm »

James Hutton

James Hutton (Edinburgh, 3 tháng 6 năm 1726 – 26 tháng 3 năm 1797) là nhà tự nhiên học, địa chất học, vật lý học, nhà sản xuất hóa chất và nhà nông học thực nghiệm người Scotland.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và James Hutton · Xem thêm »

Jean-Baptiste Lamarck

Jean-Baptiste Pierre Antoine de Monet, Chevalier de Lamarck (1 tháng 8 năm 1744 – 18 tháng 12 năm 1829), hay Lamarck, là nhà tự nhiên học người Pháp.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Jean-Baptiste Lamarck · Xem thêm »

John Herschel

Sir John Frederick William Herschel, nam tước thứ nhất (1792-1871) là nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà hóa học, nhà nhiếp ảnh người Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và John Herschel · Xem thêm »

John Murray

John Joseph Murray (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1892 mất ngày 8 tháng 9 năm 1951) là một thiếu tướng quân đội Úc và là một doanh nhân thành công.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và John Murray · Xem thêm »

Kinh Thánh

Bản Kinh Thánh viết tay tiếng La Tinh, được trưng bày ở Tu viện Malmesbury, Wiltshire, Anh. Quyển Kinh Thánh này được viết tại Bỉ vào năm 1407 CN, dùng để xướng đọc trong tu viện. Kinh Thánh (hoặc Thánh Kinh; từ gốc tiếng Hy Lạp: τὰ βιβλία, tà biblía, "quyển sách") là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng của nhiều niềm tin khác nhau, nhưng thường là từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Kinh Thánh · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Kitô giáo · Xem thêm »

Lancashire

Lancashire là một hạt ở tây bắc của Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Lancashire · Xem thêm »

Lừa

Lừa, Equus asinus, là một loài động vật có vú thuộc Họ Equidae hay Họ ngựa, một họ thuộc Bộ Guốc lẻ.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Lừa · Xem thêm »

Mặc khải

Mặc khải (chữ Hán: 默啟) có nghĩa là mở ra cho biết một điều thiêng liêng mầu nhiệm trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Mặc khải · Xem thêm »

Nội chiến Anh

Nội chiến Anh (1642-1651) là một loạt các cuộc chiến giữa Quốc hội và phe Bảo hoàng Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Nội chiến Anh · Xem thêm »

Ngựa

Ngựa (danh pháp hai phần: Equus caballus) là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Ngựa · Xem thêm »

Nhánh

Cây phân loài của một nhóm sinh học. Phần màu đỏ và xanh lam là các ''nhánh'' (i.e., nhánh hoàn chỉnh). Màu lục không phải nhánh, nhưng đại diện cho một cấp tiến hóa, nhóm không hoàn chỉnh, do nhánh màu xanh là hậu duệ của nó, nhưng nằm ngoài nó. Trong phân loại sinh học, nhánh(from Ancient Greek, klados, "branch") là từ dùng để chỉ tập hợp một số loài (tuyệt chủng hoặc còn tồn tại) và tất cả con cháu của chúng.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Nhánh · Xem thêm »

Oxford

Oxford là thành phố, trung tâm hành chính của Oxfordshire, Trung Nam Anh, gần đoạn hợp lưu giữa sông Thames (ở đây gọi là Isis) và sông Cherwell.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Oxford · Xem thêm »

Phân loại

Phân loại là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Phân loại · Xem thêm »

Phân loại học

Phân loại học nghiên cứu về phân loại mọi vật – vật sống, vật vô sinh, chỗ và sự kiện – tất cả được phân loại theo giản đồ phân loại (taxonomic scheme?).

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Phân loại học · Xem thêm »

Quần đảo Maluku

Quần đảo Maluku (cũng gọi là Moluccas, quần đảo Moluccan, quần đảo Gia vị hay đơn giản là Maluku) là một quần đảo ở Indonesia, một phần của quần đảo Mã Lai.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Quần đảo Maluku · Xem thêm »

René Descartes

René Descartes ("Rơ-nê Đề-các", 1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và René Descartes · Xem thêm »

Scotland

Scotland (phiên âm tiếng Việt: Xcốt-len, phát âm tiếng Anh) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Scotland · Xem thêm »

Shilling

Shilling là tên gọi đơn vị tiền tệ hoặc đơn vị đếm tiền tệ ở một số nước.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Shilling · Xem thêm »

Siêu hình học

Raphael (Stanza della Segnatura, Roma). Aristotle được xem như là "cha đẻ" của siêu hình học. Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: μετά (meta).

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Siêu hình học · Xem thêm »

Sinh học

Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Sinh học · Xem thêm »

Sinh học tiến hóa

Sinh học tiến hoá (tiếng Anh: evolutionary biology) là ngành học nghiên cứu tổ tiên, hậu duệ cũng như quá trình phát triển của các chủng loài theo thời gian.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Sinh học tiến hóa · Xem thêm »

Sư tử

Sư tử (tên khoa học Panthera leo) là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Sư tử · Xem thêm »

Tính trạng

Tính trạng mắt người xanh. Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng (Trait, character) là một biến thể đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật có thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kế hợp của cả hai yếu tố trên.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Tính trạng · Xem thêm »

Ternate

Ternate là một hòn đảo thuộc quần đảo Maluku ở phía đông Indonesia.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Ternate · Xem thêm »

Thích nghi

Trong sinh học, một sự thích nghi, cũng được gọi là một đặc điểm thích nghi hoặc sự thích ứng, là một đặc điểm với vai trò chức năng hiện thời trong quá trình sống của một sinh vật được duy trì và tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thích nghi · Xem thêm »

Thế tục

Thế tục là trạng thái trong đó chủ thể tách biệt khỏi tôn giáo, hoặc không liên kết hay chống đối bất kỳ giáo phái nào.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thế tục · Xem thêm »

Thiết kế thông minh

Roi của vi khuẩn thường được xem là dẫn chứng cho hệ thống phức tạp không thể giản lược mà những người theo Thiết kế thông minh cho rằng không thể hình thành qua chọn lọc tự nhiên. Thiết kế thông minh (tiếng Anh: Intelligent design) là luận cứ cho rằng "những đặc điểm xác định của vũ trụ và những dạng sống được giải thích xác đáng nhất bởi những nguyên nhân "thông minh", không phải bởi những quá trình không được chỉ dẫn như chọn lọc tự nhiên." Đây là sáng tạo luận mới, một hình thức của sáng tạo luận nhưng được nêu ra với những thuật ngữ phi tôn giáo.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thiết kế thông minh · Xem thêm »

Thomas Henry Huxley

Thomas Henry Huxley PC FRS (4 tháng 5 năm 1825 – 29 tháng 6 năm 1895) là một nhà sinh học, giải phẫu học người Anh, được biết đến như "Chó bun của Darwin" ("Darwin's Bulldog") vì sự ủng hộ nhiệt liệt với thuyết tiến hóa của Charles Darwin.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thomas Henry Huxley · Xem thêm »

Thomas Malthus

Thomas Robert Malthus, (13 tháng 2 năm 1766 – 23 tháng 12 năm 1834), hội viên FRS, là một nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thomas Malthus · Xem thêm »

Thuyết phiếm thần

Thuyết phiếm thần, hay phiếm thần luận, là quan niệm rằng tất cả mọi thứ đều thuộc về một Thượng đế trừu tượng nội tại bao trùm tất cả; hoặc rằng Vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng đế là các khái niệm tương đương.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thuyết phiếm thần · Xem thêm »

Thuyết ưu sinh

Thuyết ưu sinh là "khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số", thường là dân số loài người.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Thuyết ưu sinh · Xem thêm »

Tiến hóa

Cây phát sinh của Ernst Haeckel khoảng năm 1879. Ngày nay các thông tin trên cây này không còn đúng nữa, nhưng nó vẫn là một minh họa cho sự phát triển các sinh vật từ một tổ tiên chung. Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Tiến hóa · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Tiếng Anh · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Trung Cổ · Xem thêm »

Tuyệt chủng

Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Tuyệt chủng · Xem thêm »

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), thường gọi tắt là Anh Quốc hoặc Anh (United Kingdom hoặc Great Britain), là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland · Xem thêm »

1859

1859 (số La Mã: MDCCCLIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Nguồn gốc các loài và 1859 · Xem thêm »

24 tháng 11

Ngày 24 tháng 11 là ngày thứ 328 trong mỗi năm thường (thứ 329 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Nguồn gốc các loài và 24 tháng 11 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Nguồn gốc của các Chủng loại, Nguồn gốc muôn loài, On the Origin of Species.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »