Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Nguyễn Hoàng

Mục lục Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8, 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1558 - 1945). Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Ông nội (Nguyễn Hoằng Dụ) và cha ông (Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau cái chết của Nguyễn Kim, người anh rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành đã giết chết anh trai ông là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận. Vào năm 1558, ông cùng với con em Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây khế), thuộc huyện Đăng-xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ông được vua Lê cho trấn thủ đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt, bề ngoài thì làm ra bộ hòa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị Đế, Vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn cũng đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, cùng với chủ quyền biển đảo ở biển Đông, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông).

93 quan hệ: Đàng Trong, Đèo Cù Mông, Đèo Cả, Đông Nam Á, Đại Nam thực lục, Đại Việt, Đồng Xuân, Phú Yên, Điện Bàn, Biển Đông, Chùa Thiên Mụ, Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Chữ Hán, Chiêm Thành, Dương Chấp Nhất, Gia Định thành thông chí, Gia Long, Hà Tĩnh, Hải Lăng, Hội An, Hoành Sơn, Hương Trà, Kauthara, Khánh Hòa, Lê Anh Tông, Lê Cung Hoàng, Lê Tân, Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Trang Tông, Lê Tương Dực, Lê Uy Mục, Lệ Thủy, Quảng Bình, Lương Văn Chánh, Mạc Cảnh Huống, Mạc Hiến Tông, Mạc Thái Tổ, Mỹ Lương, Miếu hiệu, Núi Đá Bia, Ngọc Bảo, Nghĩa Sơn, Nghệ An, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Bặc, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Lang, ..., Nguyễn Xí, Nhà Hậu Lê, Nhà Lê sơ, Nhà Mạc, Nhà Nguyễn, Phú Vang, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quần đảo Hoàng Sa, Sông Đà Rằng, Sông Thu Bồn, Tây Đô, Tạp chí Cộng sản, Tể tướng, Thanh Hóa, Thái Miếu, Thái Tổ, Thừa Thiên - Huế, Thăng Long, Thuận Hóa, Trịnh Cối, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Thị Ngọc Trúc, Trịnh Tráng, Trịnh-Nguyễn phân tranh, Tuy Viễn, Văn Phong, Việt Nam sử lược, 1525, 1545, 1558, 1569, 1572, 1600, 1601, 1611, 1613, 1806, 1945, 20 tháng 7, 28 tháng 8. Mở rộng chỉ mục (43 hơn) »

Đàng Trong

Đàng Trong và Đàng Ngoài (1757) Đàng Trong (Sử liệu chữ Hán: 南河 Nam Hà), (Sử liệu Trung Quốc: 塘中 hay 廣南國 Quảng Nam quốc), (Sử liệu phương Tây: Cochinchina, Cochinchine, Cochin Chin, Caupchy, Canglan...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Nguyễn, xác định từ phía Nam sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đàng Trong · Xem thêm »

Đèo Cù Mông

Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đèo Cù Mông · Xem thêm »

Đèo Cả

Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đèo Cả · Xem thêm »

Đông Nam Á

Đông Nam Á Tập tin:Southeast Asia (orthographic projection).svg| Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đông Nam Á · Xem thêm »

Đại Nam thực lục

Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đại Nam thực lục · Xem thêm »

Đại Việt

Đại Việt (chữ Hán: 大越) tức Đại Việt quốc (chữ Hán: 大越國) là quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1805.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đại Việt · Xem thêm »

Đồng Xuân, Phú Yên

Vị trí huyện Đồng Xuân trong bản đồ tỉnh Phú Yên Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, với trung tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai cách thành phố Tuy Hòa khoảng 45Km.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Đồng Xuân, Phú Yên · Xem thêm »

Điện Bàn

Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía bắc của tỉnh Quảng Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Điện Bàn · Xem thêm »

Biển Đông

Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km².

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Biển Đông · Xem thêm »

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Chùa Thiên Mụ · Xem thêm »

Chúa Nguyễn

Chúa Nguyễn (chữ Nôm:; chữ Hán: / Nguyễn vương) là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một dòng họ đã cai trị dải đất đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ XVI, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Chúa Nguyễn · Xem thêm »

Chúa Trịnh

Chúa Trịnh (chữ Hán: 鄭王 / Trịnh vương, chữ Nôm: 主鄭; 1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Chúa Trịnh · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Chữ Hán · Xem thêm »

Chiêm Thành

Chiêm Thành là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Chiêm Thành · Xem thêm »

Dương Chấp Nhất

Dương Chấp Nhất (?-?) là một tướng lĩnh nhà Mạc, sau về hàng nhà Lê, nhưng được biết đến trong lịch sử vì bị cho là thủ phạm trong sự kiện đầu độc giết chết thủ lĩnh lực lượng Trung hưng nhà Lê là Nguyễn Kim.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Dương Chấp Nhất · Xem thêm »

Gia Định thành thông chí

Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) hay Gia Định thông chí (嘉定通志) là một quyển địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Nho và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Gia Định thành thông chí · Xem thêm »

Gia Long

Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Gia Long · Xem thêm »

Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh của Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung B. Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Hà Tĩnh · Xem thêm »

Hải Lăng

Hải Lăng là một huyện của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Hải Lăng · Xem thêm »

Hội An

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Hội An · Xem thêm »

Hoành Sơn

Hoành Sơn có thể chỉ.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Hoành Sơn · Xem thêm »

Hương Trà

Hương Trà là một thị xã của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Hương Trà · Xem thêm »

Kauthara

Tháp Po Nagar trung tâm tôn giáo của Kauthara Kauthara (chữ Hán: 華英 / Hoa Anh, 古笪羅 / Cổ đát la) là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Phú Yên trải dài cuối cùng đến vịnh Cam Ranh.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Kauthara · Xem thêm »

Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Khánh Hòa · Xem thêm »

Lê Anh Tông

Lê Anh Tông (chữ Hán: 黎英宗; 1532 - 22 tháng 1, 1573), tên húy là Lê Duy Bang (黎維邦), là hoàng đế thứ 3 của nhà Lê trung hưng và cũng là hoàng đế thứ 14 của nhà Hậu Lê nước Đại Việt.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Anh Tông · Xem thêm »

Lê Cung Hoàng

Lê Cung Hoàng (chữ Hán: 黎恭皇; 26 tháng 7, 1507 – 15 tháng 6, 1527), là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1522 đến 1527, tổng cộng 5 năm.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Cung Hoàng · Xem thêm »

Lê Tân

Lê Tân (chữ Hán: 黎鑌; 19 tháng 8, 1466 – 6 tháng 11, 1502Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn), còn gọi là Lê Đức Tông (黎德宗) hay Kiến Trinh Tĩnh vương (建貞靚王), là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Tân · Xem thêm »

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖; 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433), tên thật là Lê Lợi (黎利), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Thái Tổ · Xem thêm »

Lê Thần Tông

Lê Thần Tông (chữ Hán: 黎神宗; 1607 – 1662; trị vì: 1619 – 1643 và 1649 – 1662), tên húy là Lê Duy Kỳ (黎維祺), là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Thần Tông · Xem thêm »

Lê Trang Tông

Lê Trang Tông (chữ Hán: 黎莊宗; 1514 - 1548), hay còn gọi là Trang Tông Dụ hoàng đế (莊宗裕皇帝), tên thật là Lê Ninh (黎寧), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Trang Tông · Xem thêm »

Lê Tương Dực

Lê Tương Dực (chữ Hán: 黎襄翼; 25 tháng 6, 1495 - 7 tháng 4, 1516), tên thật là Lê Oanh (黎瀠), là vị hoàng đế thứ chín của vương triều Lê sơ nước Đại Việt.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Tương Dực · Xem thêm »

Lê Uy Mục

Lê Uy Mục (chữ Hán: 黎威穆; 5 tháng 5, 1488 – 1 tháng 12, 1509), đôi khi còn gọi là Mẫn Lệ công (愍厲公), là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lê Uy Mục · Xem thêm »

Lệ Thủy, Quảng Bình

Sông Kiến Giang Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lệ Thủy, Quảng Bình · Xem thêm »

Lương Văn Chánh

Lương Văn Chánh (?-1611; Hán Việt: Lương Văn Chính) là một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê trung hưng và là người có công với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Lương Văn Chánh · Xem thêm »

Mạc Cảnh Huống

Mạc Cảnh Huống (1542-1677) là người xuất thân trong hoàng tộc nhà Mạc, em của Khiêm vương Mạc Kính Điển và đồng thời là chú của Quận chúa Mạc Thị Giai (người sau này trở thành vương phi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên).

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Mạc Cảnh Huống · Xem thêm »

Mạc Hiến Tông

Mạc Hiến Tông (chữ Hán: 莫憲宗, ? – 1546) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1540 đến 1546.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Mạc Hiến Tông · Xem thêm »

Mạc Thái Tổ

Một họa phẩm được in trong cuốn ''An Nam lai uy đồ sách'': Người bên trái là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung. Mạc Thái Tổ (chữ Hán: 莫太祖; 23 tháng 11, 1483 - 22 tháng 8, 1541), tên thật là Mạc Đăng Dung (莫登庸), là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Mạc Thái Tổ · Xem thêm »

Mỹ Lương

Mỹ Lương có thể là một trong số các địa danh Việt Nam sau đây.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Mỹ Lương · Xem thêm »

Miếu hiệu

Miếu hiệu (chữ Hán: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Miếu hiệu · Xem thêm »

Núi Đá Bia

Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Núi Đá Bia · Xem thêm »

Ngọc Bảo

Tài tử Ngọc Bảo (8 tháng 2 năm 1925 - 4 tháng 5 năm 2006) là một ca sĩ dòng nhạc tiền chiến Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Ngọc Bảo · Xem thêm »

Nghĩa Sơn

Nghĩa Sơn có thể là một trong số các địa danh Việt Nam sau đây.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nghĩa Sơn · Xem thêm »

Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung B. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nghệ An · Xem thêm »

Nguyễn Đức Trung

Nguyễn Đức Trung có thể là.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Đức Trung · Xem thêm »

Nguyễn Bặc

Mộ Nguyễn Bặc tại xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình Nguyễn Bặc (chữ Hán: 阮匐; 924 - 15 tháng 10, 979 âm lịch), hiệu Định Quốc Công (定國公), là khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Bặc · Xem thêm »

Nguyễn Hoằng Dụ

Nguyễn Hoằng Dụ (? - 1518) là tướng nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Hoằng Dụ · Xem thêm »

Nguyễn Kim

Nguyễn Kim (chữ Hán: 阮淦, 1468-1545), là người chỉ huy quân đội nhà Lê trung hưng, đã tích cực đối kháng nhà Mạc sau khi nhà Lê sơ sụp đổ.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Kim · Xem thêm »

Nguyễn Phúc Nguyên

Nguyễn Phước Nguyên (chữ Hán: 阮福源; 16 tháng 8 năm 1563 – 19 tháng 11 năm 1635) là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1613 đến 1635) sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên · Xem thêm »

Nguyễn Tạo

Nguyễn Tạo (sinh ngày 16 tháng 6 năm 1963) là một chính trị gia người Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Tạo · Xem thêm »

Nguyễn Văn Lang

Nguyễn Văn Lang (chữ Hán: 阮文郎, ? - 1513) là tướng lĩnh, đại thần cuối thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Văn Lang · Xem thêm »

Nguyễn Xí

Nguyễn Xí (chữ Hán: 阮熾; 1397-1465) là một vị tướng, nhà chính trị, công thần khai quốc nhà Hậu Lê và là đại thần trải qua 4 đời vua thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nguyễn Xí · Xem thêm »

Nhà Hậu Lê

Nhà Hậu Lê (nhà Hậu Lê • Hậu Lê triều; 1442-1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nhà Hậu Lê · Xem thêm »

Nhà Lê sơ

Nhà Lê sơ hay Lê sơ triều (chữ Nôm: 家黎初, chữ Hán: 初黎朝), là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nhà Lê sơ · Xem thêm »

Nhà Mạc

Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592– tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nhà Mạc · Xem thêm »

Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Phú Vang

Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Phú Vang · Xem thêm »

Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Phú Yên · Xem thêm »

Quảng Bình

Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Quảng Bình · Xem thêm »

Quảng Nam

Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là "Quảng Nôm", là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Quảng Nam · Xem thêm »

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙 hay 黄沙渚, có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Quần đảo Hoàng Sa · Xem thêm »

Sông Đà Rằng

Sông Ba (phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa, phần hạ lưu gọi là Đà Rằng) là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km².

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Sông Đà Rằng · Xem thêm »

Sông Thu Bồn

Sông Thu Bồn, đoạn qua Duy Xuyên, Quảng Nam Thắng cảnh Hòn Kẽm Đá Dựng ở thượng nguồn sông Thu Bồn Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350 km2, là một trong những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Sông Thu Bồn · Xem thêm »

Tây Đô

Tây Đô có thể là.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Tây Đô · Xem thêm »

Tạp chí Cộng sản

Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trước đây có tên là Tạp chí Học Tập ra đời vào năm 1955 trong hội nghị trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Tạp chí Cộng sản · Xem thêm »

Tể tướng

Tể tướng (chữ Hán: 宰相) là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Tể tướng · Xem thêm »

Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Thanh Hóa · Xem thêm »

Thái Miếu

Thái Miếu dưới các triều đại phong kiến phương Đông, là nơi thờ các vị vua đã qua đời của một triều đại.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Thái Miếu · Xem thêm »

Thái Tổ

Thái Tổ (chữ Hán: 太祖) là miếu hiệu của một số vua chúa trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Thái Tổ · Xem thêm »

Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Thừa Thiên - Huế · Xem thêm »

Thăng Long

Cảnh Thăng Long-Kẻ Chợ những năm 1690 do Samuel Baron miêu tả sau chuyến đi đến Đàng ngoài của ông. Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788).

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Thăng Long · Xem thêm »

Thuận Hóa

Thuận Hóa (順化) là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Thuận Hóa · Xem thêm »

Trịnh Cối

Trịnh Cối (chữ Hán: 鄭檜, ? - 1584) là một nhà chính trị thời chiến tranh Lê-Mạc.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Trịnh Cối · Xem thêm »

Trịnh Kiểm

Trịnh Kiểm (chữ Hán: 鄭檢, 1503 – 1570), tên thụy Thế Tổ Minh Khang Thái vương (世祖明康太王), là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh sau khi Nguyễn Kim mất.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Trịnh Kiểm · Xem thêm »

Trịnh Tùng

Trịnh Tùng (chữ Hán: 鄭松, 1550 – 1623), thụy hiệu Thành Tổ Triết Vương (成祖哲王), là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Trịnh Tùng · Xem thêm »

Trịnh Thị Ngọc Trúc

Lê Thần Tông Trịnh hoàng hậu (chữ Hán: 黎神宗鄭皇后, 1595 - 1660), họ Trịnh (鄭氏), tên thật Ngọc Trúc (玉竹), là một Hoàng hậu của nhà Lê trung hưng, vợ của Lê Thần Tông trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Trịnh Thị Ngọc Trúc · Xem thêm »

Trịnh Tráng

Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (chữ Hán: 鄭梉, 1577 – 1657), thụy hiệu Văn Tổ Nghị vương (文祖誼王), là chúa Trịnh thứ 2 thời Lê Trung Hưng chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Trịnh Tráng · Xem thêm »

Trịnh-Nguyễn phân tranh

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Trịnh-Nguyễn phân tranh · Xem thêm »

Tuy Viễn

Tuy Viễn là tên gọi để chỉ.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Tuy Viễn · Xem thêm »

Văn Phong

Văn Phong có thể là một trong số các địa danh Việt Nam sau đây.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Văn Phong · Xem thêm »

Việt Nam sử lược

Việt Nam sử lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và Việt Nam sử lược · Xem thêm »

1525

Năm 1525 (MDXXV) là một năm thường bắt đầu vào ngày Chủ nhật (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Julius.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1525 · Xem thêm »

1545

Năm 1545 (số La Mã: MDXLV) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Julius.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1545 · Xem thêm »

1558

Năm 1558 (số La Mã: MDLVIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Julius.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1558 · Xem thêm »

1569

Năm 1569 (số La Mã: MDLXIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Julius.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1569 · Xem thêm »

1572

Năm 1572 (số La Mã: MDLXXII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ Ba trong lịch Julius.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1572 · Xem thêm »

1600

Năm 1600 (số La Mã: MDC) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ bảy và nhuận một năm thế kỷ của lịch Gregory (nó đã là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ ba bằng cách sử dụng lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1600 · Xem thêm »

1601

Năm 1601 (số La Mã: MDCI) là một năm thường bắt đầu vào thứ hai trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Năm (Julian-1601) của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1601 · Xem thêm »

1611

Năm 1611 (số La Mã: MDCXI) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ ba của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1611 · Xem thêm »

1613

Năm 1613 (số La Mã: MDCXIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 10 ngày).

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1613 · Xem thêm »

1806

1806 (số La Mã: MDCCCVI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1806 · Xem thêm »

1945

1945 là một năm bắt đầu vào ngày Thứ hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 1945 · Xem thêm »

20 tháng 7

Ngày 20 tháng 7 là ngày thứ 201 (202 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 20 tháng 7 · Xem thêm »

28 tháng 8

Ngày 28 tháng 8 là ngày thứ 240 (241 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Nguyễn Hoàng và 28 tháng 8 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chúa Nguyễn Hoàng, Chúa Tiên, Nguyễn Liệt Tổ, Nguyễn Tiên Chúa.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »