Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Mục Kiền Liên

Mục lục Mục Kiền Liên

Mục Kiền Liên cứu mẹ Mục-kiền-liên (tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་, chữ Hán: 目犍連; tên Latinh hóa: Maudgalyayana, Mahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna) hay gọi tắt là Mục-liên (目連) (sinh khoảng năm 568 - mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Magadha, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ) là một vị Tỳ-kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế.

30 quan hệ: A-la-hán, Ajatashatru, Ấn Độ, Ấn Độ giáo, Bihar, Công Nguyên, Chủ nghĩa duy vật, Chữ Hán, Dương lịch, Lịch sử Phật giáo, Ma đói, Magadha, Niết-bàn, Patna, Phật Âm, Phật giáo, Phật giáo Thượng tọa bộ, Tì-kheo, Tôn giáo, Tất-đạt-đa Cồ-đàm, Tần-bà-sa-la, Tứ diệu đế, Tứ thánh quả, Tháng mười, Thập đại đệ tử, Tiếng Pali, Tiếng Phạn, Trung bộ kinh, Vu-lan, Xá-lợi-phất.

A-la-hán

Bộ tượng La hán bằng đá trên đỉnh núi Cấm (An Giang) A-la-hán (Chữ Hán phồn thể 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo. dgra com pa); dịch nghĩa Sát Tặc (殺賊), là "người xứng đáng" hoặc là "người hoàn hảo" theo Phật giáo Nguyên thủy, đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi.

Mới!!: Mục Kiền Liên và A-la-hán · Xem thêm »

Ajatashatru

Ajatashatru (A Xà Thế, zh. 阿闍世, sa. ajātaśatru, pi. ajātasattu, bo. ma skyes dgra མ་སྐྱེས་དགྲ་) là vua nước Magadha – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Đ. Ông đã trị vì Magadha trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 - 461 trước Công nguyên).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Ajatashatru · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Ấn Độ · Xem thêm »

Ấn Độ giáo

Biểu tượng của Ấn Độ giáo được thế giới biết đến Một ngôi đền Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Đ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Ấn Độ giáo · Xem thêm »

Bihar

Bihar là một bang ở miền đông Ấn Đ. Đây là bang rộng lớn thứ mười ba Ấn Độ (diện tích) và dân số đông thứ ba.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Bihar · Xem thêm »

Công Nguyên

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Công Nguyên · Xem thêm »

Chủ nghĩa duy vật

Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Chủ nghĩa duy vật · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Chữ Hán · Xem thêm »

Dương lịch

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Dương lịch · Xem thêm »

Lịch sử Phật giáo

Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN.Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Lịch sử Phật giáo · Xem thêm »

Ma đói

Phẩm vật cúng cô hồn vào rắm tháng 7 âm lịch tại Singapore Ma đói hoặc cô hồn, vong linh hoặc còn biết đến với tên gọi ngạ quỷ hay dã quỷ (chữ Hán:餓鬼, bính âm: èguǐ) hay quỷ đói cách gọi của dân gian chỉ về những con ma hay những linh hồn phiêu dạt không nơi nương tựa, không người thờ cúng hoặc chết vì đói khát bệnh tật mà theo quan niệm tại một số quốc gia thì các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Ma đói · Xem thêm »

Magadha

Magadha (Hán-Việt: Ma Kiệt Đà) là một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Magadha · Xem thêm »

Niết-bàn

Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Niết-bàn · Xem thêm »

Patna

Paṭnā (Hindi: पटना) là thủ phủ của bang Bihar, một trong những cố đô của Ấn Độ và cũng là một trong những địa điểm có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Patna · Xem thêm »

Phật Âm

Phật Âm (zh. fóyīn 佛音, ja. button, sa. buddhaghoṣa, pi. buddhagosa), thế kỷ thứ 4, cũng còn được gọi là Giác Âm, là một Đại luận sư của Thượng tọa bộ (pi. theravāda).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Phật Âm · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Phật giáo · Xem thêm »

Phật giáo Thượng tọa bộ

Thượng tọa bộ Phật giáo hay Phật giáo Theravada, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông là một nhánh của Phật giáo Tiểu thừa, xuất hiện đầu tiên ở Sri Lanka, rồi sau đó được truyền rộng rãi ra nhiều xứ ở Đông Nam Á. Ngày nay, Thượng tọa bộ Phật giáo vẫn rất phổ biến ở Sri Lanka và Đông Nam Á, đồng thời cũng có nhiều tín đồ phương Tây.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Phật giáo Thượng tọa bộ · Xem thêm »

Tì-kheo

Các tăng sĩ tại Thái Lan Tăng sĩ tại Luang Prabang, Lào đi khất thực Tăng sĩ tại Thái Lan Tì-kheo hayTỳ-kheo (chữ Nho: 比丘) là danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là "người khất thực" (khất sĩ 乞士, khất sĩ nam 乞士男).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tì-kheo · Xem thêm »

Tôn giáo

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới. Baha'i giáo, Jaina giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tôn giáo · Xem thêm »

Tất-đạt-đa Cồ-đàm

Siddhartha Gautama (Siddhārtha Gautama; Devanagari: सिद्धार्थ गौतम; Siddhattha Gotama) hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm, Cù-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 悉達多 瞿曇), còn được người đương thời và các tín đồ đạo Phật sau này tôn xưng là Shakyamuni (Śākyamuni; Devanagari: शाक्यमुनि; phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 释迦牟尼), nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca, hay gọi đơn giản là Phật (Buddha; Devanagari: बुद्ध; phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 佛) (c. 563/480 - c483/400 TCN), là một người giác ngộ (trong Phật giáo) và là một đạo sư có thật từng sống ở Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tất-đạt-đa Cồ-đàm · Xem thêm »

Tần-bà-sa-la

Bimbisāra, còn gọi theo âm Hán-Việt là Tần-bà-sa-la hay Bình-sa vương (558 TCN - 491 TCN) là vua của vương quốc Magadha từ năm 543 TCN tới khi qua đời và là một thành viên của vương tộc Haryanka.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tần-bà-sa-la · Xem thêm »

Tứ diệu đế

Tứ diệu đế (zh. 四妙諦, sa. catvāry āryasatyāni, pi. cattāri ariya-saccāni, bo. bden pa bzhi བདེན་པ་བཞི་), cũng gọi là Tứ thánh đế (zh. 四聖諦), là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tứ diệu đế · Xem thêm »

Tứ thánh quả

Tứ Thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tứ thánh quả · Xem thêm »

Tháng mười

Tháng mười là tháng thứ mười theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tháng mười · Xem thêm »

Thập đại đệ tử

Thập đại đệ tử (chữ Hán: 十大弟子, ཉན་ཐོས་ཉེ་འཁོར་བའུ་) là mười đệ tử quan trọng của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (mahāyāna).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Thập đại đệ tử · Xem thêm »

Tiếng Pali

Pāli (पाऴि) còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay prakrit.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tiếng Pali · Xem thêm »

Tiếng Phạn

Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Tiếng Phạn · Xem thêm »

Trung bộ kinh

Trung bộ kinh (zh. 中部經, pi. majjhima-nikāya) là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh (Nikàya) trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka).

Mới!!: Mục Kiền Liên và Trung bộ kinh · Xem thêm »

Vu-lan

Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Vu-lan · Xem thêm »

Xá-lợi-phất

Tượng Xá Lợi Phất được thờ tại các nước Phật giáo Nam Tông Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, pi. sāriputta), cũng được gọi là Xá-lợi tử, "con trai của bà Xá-lợi (śāri)", là một nhà lãnh đạo tâm linh ở Ấn Độ cổ đại.

Mới!!: Mục Kiền Liên và Xá-lợi-phất · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Mahamaudgalyayana, Mahāmoggallāna, Maudgalyayana, Mục-Kiền-Liên, Mục-kiền-liên, Mục-liên.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »