Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Đế quốc Mogul

Mục lục Đế quốc Mogul

Đế quốc Mogul (Tiếng Ba Tư: شاهان مغول Shāhān-e Moġul; self-designation: گوركانى - Gūrkānī), thường được các sử liệu Anh ghi là đế quốc Mughal, Pháp ghi là đế quốc Moghol và Việt Nam gọi là đế quốc Mô-gôn, là một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ XVII và XVIII, và cáo chung vào giữa thế kỷ XIX.

40 quan hệ: Agra, Akbar Đại đế, Anh, Aurangzeb, Đế quốc Anh, Ấn Độ, Babur, Balochistan, Bangladesh, Bảo tàng Anh, BBC, Delhi, Hãn quốc Đột Quyết, Hồi giáo, Hồi giáo Sunni, Humayun, Iran, Jahangir, Kabul, Kashmir, Kaveri, Lahore, Mông Cổ, Mumtaz Mahal, Nhà Timur, Pakistan, Pháp, Quân chủ chuyên chế, Rupee, Shah Jahan, Tôn giáo, Tiếng Ba Tư, Tiếng Urdu, Tiểu lục địa Ấn Độ, Việt Nam, Vua, 1526, 1857, 21 tháng 4, 21 tháng 9.

Agra

Agra (आगरा, اغره), (IPA) là một thành phố bên bờ sông Yamuna của Ấn Đ. Thành phố được sáng lập bởi vua Sikandar Lodi năm 1506.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Agra · Xem thêm »

Akbar Đại đế

Jalāl ud-Dīn Muhammad Akbar (جلال الدین محمد اکبر) hay Akbar Đại đế (Akbar-e-Azam) (phiên âm Hán-Việt là A Cách Bá, tiếng Việt là Acba) (15 tháng 10, 1542 – 17/27 tháng 10 năm 1605), (danh xưng đầy đủ là: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Imam-i-'Adil, Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin, Khalifat ul-Muta'ali Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I Sahib-i-Zaman, Padshah Ghazi Zillu'llah) là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như hoàn toàn tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh. Ông là người Đột Quyết, Mông Cổ thuộc dòng dõi nhà Timur.; con của Humayun, và cháu nội của Babur sáng tổ nhà Mogul. Khi ông qua đời năm 1605 đế quốc Mogul đã ngự trị trên khắp miền Bắc Ấn. Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại. Ông lên ngôi lúc mới 13 tuổi sau khi vua cha Humayun qua đời. Ông đã mở nhiều cuộc chinh phạt để củng cố quyền lực của mình và sát nhập các vùng đất ở miền bắc và trung Ấn Độ vào lãnh thổ của mình. Trong trận Panipat lần thứ hai năm 1556, ông đã cùng nhiếp chính Bairam đánh tan tác đạo quân xâm lược của nhà Sur ở Afghanistan chỉ huy bởi vua người Ấn Độ giáo là Samrat Hemu Chandra Vikramaditya, giết chết Hemu và trừ bỏ được mối họa xâm lăng của người Afghan Akbar cũng củng cố sự thống trị của mình bằng cách khuất phục và kết giao với các bộ lạc người Rajput, thậm chí ông còn lấy một công chúa người Rajput làm vợ. Akbar đã thực hiện cải cách về thuế má và khuyến khích nghệ thuật. Ông cũng cho xây dự nhiều công trình kiến trúc và là người sáng chế ra các loại nhà tiền chế cũng như các kiểu nhà có khả năng lưu động hoặc di dời dễ dàng. Akbar cũng là vị Hoàng đế xúc tiến việc dung hòa các tôn giáo ở Ấn Độ, thậm chí ông là người mở đầu cho việc các học giả thuộc các tôn giáo khác nhau tranh luận một cách công khai về tôn giáo của chính mình. Tiến xa hơn, Akbar tổng hợp các giáo lý của các tôn giáo và thành lập tôn giáo của riêng mình, mang tên là Din-i-Ilahi (tạm dịch là "Tôn giáo Thánh Thần") tuy nhiên sau khi ông qua đời tôn giáo này đã nhanh chóng tan rã.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Akbar Đại đế · Xem thêm »

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Anh · Xem thêm »

Aurangzeb

Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, được biết phổ biến hơn với tên gọi Aurangzeb (اورنگ‌زیب (tước hiệu đầy đủ: Al-Sultan al-Azam wal Khaqan al-Mukarram Abul Muzaffar Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, Padshah Ghazi) (4 tháng 11 năm 1618 – 3 tháng 3 năm 1707), có danh hiệu tự phong là Alamgir I (Kẻ chinh phạt của thế giới) (عالمگیر), là vua thứ sáu của vương triều Mogul trong lịch sử Ấn Độ, trị vì từ năm 1658 đến khi qua đời 1707. Dưới thời trị vì của mình, Aurangzeb dã đưa chế độ phong kiến Mogul lên tới đỉnh cao, song những cuộc chiến tranh xâm lược triền miên của ông ta đã làm hao mòn sinh lực của đế quốc Mogul và mở đường cho quá trình suy yếu của nó sau khi ông ta chết. Aurangzeb nổi tiếng là người có nhiều chiến công lẫn tội ác. Giữa Aurangzeb và vua cha Shah Jahan xảy ra xung đột dữ dội. Năm 1658, khi Shah Jahan lâm bệnh, Aurangzeb giết ba anh trai, lật đổ ngai vàng của vua cha và giam lỏng Jahan vào pháo đài Agra. Trong suốt tám năm trời bị giam giữ, Jahan không thể đến thăm mộ vợ và cũng là mẹ đẻ của Aurangzeb, hoàng hậu Mumtaz Mahal vào ngày giỗ của bà tại đền Taj Mahal cách đó không xa. Shah Jahan sau đó qua đời trong nơi giam lỏng. Aurangzeb ngự trị Tiểu lục địa Ấn Độ trong gần nửa thế kỷ, trở thành vua Mogul thứ hai có thời gian trị vì lâu dài nhất, sau Akbar. Ông ta đã tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh bành trướng vào miền Nam Ấn Độ.The World Book Encyclopedia Volume:A1 (1989) pg 894-895 Kết quả là Aurangzeb đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam Ấn Độ, khiến cho ông có lãnh thổ rộng hơn bất kì một vị Hoàng đế Mogul nào khác. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngoài việc chinh phạt cao nguyên Deccan, ông cũng thực viện chính sách bảo trợ văn học nghệ thuật. Là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, Aurangzeb luôn khuyến khích thần dân theo đạo Hồi. Aurangzeb đã phá huỷ nhiều công trình nghệ thuật vì lo ngại rằng chúng có thể được người dân thờ cúng như những vật được tôn sùng. Aurangzeb cũng thi hành chính sách dung dưỡng chế độ đẳng cấp, phân biệt đối xử với các tín đồ Ấn Độ giáo. Cuộc chiến tranh của Aurangzeb đã khiến đế quốc mở rộng quá mức, cách ly các đồng minh thân cận người Rajput với triều đình. Thêm nữa đa số dân chúng trong đế quốc của Aurangzeb là người theo Ấn Độ giáo và họ luôn bất mãn với một triều đại Hồi giáo và sự phân biệt tôn giáo của Aurangzeb. 25 năm cuối của triều đại ông ta lún sâu trong các cuộc thảo phạt quân nổi loạn của người Maratha ở cao nguyên Deccan, miền Trung Ấn Độ. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Mogul. Sau khi Aurangzeb qua đời, đế quốc Mogul nhanh chóng suy sụp. Các vua kế tục không có được khả năng trị vì cũng như bàn tay sắt của Aurangzeb và sau đó đã đánh mất tất cả sự nghiệp của tiên đế.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Aurangzeb · Xem thêm »

Đế quốc Anh

Đế quốc Anh (British Empire) bao gồm các quốc gia tự trị, các thuộc địa, các lãnh thổ bảo hộ, các lãnh thổ ủy thác và các lãnh thổ khác do Anh cai trị và quản lý.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Đế quốc Anh · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Ấn Độ · Xem thêm »

Babur

Babur (translit; 14 tháng 2 năm 148326 tháng 12 năm 1530), tên thật là Ẓahīr-ud-Dīn Muhammad (translit), là một nhà chinh phạt từ Trung Á. Dù ban đầu ông đã nhiều lần gặp thất bại, nhưng cuối cùng ông đã đặt nền móng cho Triều đại Mogul tại tiểu lục địa Ấn Độ và trở thành hoàng đế khai quốc của triều đại này.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Babur · Xem thêm »

Balochistan

Các dân tộc chính tại Pakistan và các khu vực xung quanh vào năm 1980, trong đó người Baloch được thể hiện bằng màu hồng Balochistan (بلوچستان) hay Baluchistan nghĩa là Vùng đất của người Baloch, là một khu vực khô cằn và đồi núi tại sơn nguyên Iran tại vùng Tây Nam Á; khu vực này bao gồm các phần phía đông nam của Iran, phía tây của Pakistan, và phía tây nam của Afghanistan.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Balochistan · Xem thêm »

Bangladesh

Bangladesh (বাংলাদেশ,, nghĩa là "Đất nước Bengal", phiên âm tiếng Việt: Băng-la-đét), tên chính thức: Cộng hoà Nhân dân Bangladesh (tiếng Bengal: গণপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশ), là một quốc gia ở vùng Nam Á. Địa giới Bangladesh giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông nên gần như bị bao vây trừ một đoạn biên giới giáp với Myanma ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Bangladesh · Xem thêm »

Bảo tàng Anh

Viện bảo tàng Anh (British Museum) là một viện bảo tàng văn hóa và lịch sử loài người ở Luân Đôn.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Bảo tàng Anh · Xem thêm »

BBC

BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation, phát âm như bi-bi-xi) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Đế quốc Mogul và BBC · Xem thêm »

Delhi

Delhi (phát âm tiếng Anh:; tiếng Hindi: दिल्ली), gọi chính thức là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi, là lãnh thổ thủ đô của Ấn Đ. Trong thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh, Delhi là bộ phận của tỉnh Punjab và duy trì liên kết lịch sử và văn hóa với khu vực Punjab và Doab.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Delhi · Xem thêm »

Hãn quốc Đột Quyết

Đột Quyết (突厥, Göktürk) là tên một liên minh các dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở khu vực dãy núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á trong giai đoạn từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 7.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Hãn quốc Đột Quyết · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Hồi giáo · Xem thêm »

Hồi giáo Sunni

Các nhánh và trường phái khác nhau của đạo Hồi Hồi giáo Sunni là nhánh lớn nhất của đạo Hồi, còn được gọi là Ahl as-Sunnah wa’l-Jamā‘ah (أهل السنة والجماعة) hay ngắn hơn là Ahl as-Sunnah (أهل السنة).

Mới!!: Đế quốc Mogul và Hồi giáo Sunni · Xem thêm »

Humayun

Humayun (có tên khai sinh là Nasiruddin Humayun) (17 tháng 3 năm 1508 - 4 tháng 3 năm 1556) là vị hoàng đế thứ hai của đế quốc Mogul, đã trị vì trên các vùng đất hiện nay là Afghanistan, Pakistan và các phần của Bắc Ấn Độ từ năm 1530 đến 1540 rồi trở lại từ năm 1555 đến năm 1556.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Humayun · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Đế quốc Mogul và Iran · Xem thêm »

Jahangir

Nuruddin Salim Jahangir (đọc như Gia-han-ghi-a trong tiếng Việt), tên khai sinh là Muhammad Salim (tước hiệu đầy đủ: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Khushru-i-Giti Panah, Abu'l-Fath Nur ud-din Muhammad Jahangir Padshah Gazi) (20 tháng 9, 1569 - 8 tháng 11 năm 1627) là vua của đế quốc Mogul từ năm 1605 tới khi qua đời.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Jahangir · Xem thêm »

Kabul

Quận Wazir Akbar Khan, Kabul Kābul là thành phố ở phía Đông miền Trung của Afghanistan, là thủ đô của quốc gia này và là thủ phủ của tỉnh Kabul.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Kabul · Xem thêm »

Kashmir

Vùng Kashmir theo ranh giới kiểm soát của Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Kashmir (Tiếng Kashmir: کشیر / कॅशीर; Tiếng Hindi: कश्मीर; Tiếng Urdu: کشمیر; Tiếng Duy Ngô Nhĩ: كەشمىر; Tiếng Shina: کشمیر) là khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Đ. Cho đến giữa thế kỷ 19, thuật ngữ Kashmir dùng để chỉ thung lũng giữa dãy Himalaya lớn và dãy Pir Panjal.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Kashmir · Xem thêm »

Kaveri

Kaveri chảy qua miền Nam Karnataka và sau đó vào Tamil Nadu. Kaveri là một sông lớn tại Ấn Đ. Nơi khởi nguồn của sông theo quan niệm truyền thống là Talakaveri, Kodagu thuộc dãy Ghat Tây ở Karnataka, chảy về hướng nam và đông đến Karnataka và Tamil Nadu qua phần phía nam của cao nguyên Deccan qua vùng đất thấp ở đông nam, đổ vào vịnh Bengal qua hai cửa chính.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Kaveri · Xem thêm »

Lahore

Lahore (Urdu: لاہور, Punjabi: لہور) là thủ phủ tỉnh Punjab, và là thành phố đông dân thứ hai ở Pakistan, cũng được biết đến là Những khu vườn của các Mughal hay Thành phố vườn, đặt tên theo các di sản phong phú đáng kể của Đế quốc Mughal.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Lahore · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Mông Cổ · Xem thêm »

Mumtaz Mahal

Mumtāz Mahal (tháng 4 năm 1593 – 17 tháng 6 năm 1631) (tiếng Urdu: ممتاز محل; cách phát âm:/mumtɑːz mɛhɛl/) là tên thường gọi của hoàng hậu Arjumand Banu Begum, vợ hoàng đế Shah Jahan của đế quốc Mogul.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Mumtaz Mahal · Xem thêm »

Nhà Timur

Nhà Timur (تیموریان), tự xưng là Gurkānī (گوركانى), là một triều đại Ba Tư hóa theo Hồi giáo Sunni ở Trung Á thuộc dòng dõi Thổ-Mông CổB.F. Manz, "Tīmūr Lang", in Encyclopaedia of Islam, Online Edition, 2006Encyclopædia Britannica, "", Online Academic Edition, 2007.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Nhà Timur · Xem thêm »

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Pakistan · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Pháp · Xem thêm »

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Quân chủ chuyên chế · Xem thêm »

Rupee

Các nước có rupee là tên của tiền tệ chính thức. Đồng xu bạc của Đế quốc Maurya, với tên khác là ''Rupyarupa'', với dấu hiệu bánh xe và voi, thế kỷ 3 TCN Công ty Đông Ấn Pháp phát hành đồng rupee theo danh nghĩa của Mohammed Shah (1719–1748) để lưu hành tại Bắc Ấn độ, sản phẩm đúc tại Pondicherry. Rufiyaa của Maldives Rupee là tên chung cho các đồng tiền tệ của Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Indonesia, Mauritius, Seychelles, Maldives, và các đồng tiền cũ của Miến điện và Afghanistan.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Rupee · Xem thêm »

Shah Jahan

Shahab-ud-din Muhammad Shah Jahan I (cũng được gọi là Shah Jehan hay Shahjehan) (5 tháng 1, 1592 - 31 tháng 1 năm 1666) là vua của đế quốc Mogul ở tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 1628 đến 1658.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Shah Jahan · Xem thêm »

Tôn giáo

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới. Baha'i giáo, Jaina giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Mới!!: Đế quốc Mogul và Tôn giáo · Xem thêm »

Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Tiếng Ba Tư · Xem thêm »

Tiếng Urdu

Tiếng Urdu (اُردُو ALA-LC:, hay tiếng Urdu chuẩn hiện đại) là ngữ tầng (register) chuẩn hóa và Ba Tư hóa của tiếng Hindustan.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Tiếng Urdu · Xem thêm »

Tiểu lục địa Ấn Độ

Tiểu lục địa Ấn Độ là một khu vực của châu Á nằm chủ yếu trên Mảng Ấn Đ.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Tiểu lục địa Ấn Độ · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Đế quốc Mogul và Việt Nam · Xem thêm »

Vua

Vua (tiếng Anh: Monarch, tiếng Trung: 君主) là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia Một quốc gia mà cấu trúc chính quyền có vua đứng đầu được gọi là nước quân chủ.

Mới!!: Đế quốc Mogul và Vua · Xem thêm »

1526

Năm 1526 (số La Mã: MDXXVI) là một năm thường bắt đầu vào thứ hai (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Mogul và 1526 · Xem thêm »

1857

1857 (số La Mã: MDCCCLVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Mogul và 1857 · Xem thêm »

21 tháng 4

Ngày 21 tháng 4 là ngày thứ 111 trong mỗi năm thường (ngày thứ 112 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Đế quốc Mogul và 21 tháng 4 · Xem thêm »

21 tháng 9

Ngày 21 tháng 9 là ngày thứ 264 (265 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Mogul và 21 tháng 9 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Mughal Empire, Môgôn, Nhà Mogul, Nhà Môgôn, Triều đại Môgôn, Vương triều Moghol, Vương triều Mogon, Vương triều Mogul, Vương triều Môgôn, Vương triều Ấn Độ Mogul, Đế chế Moghol, Đế chế Mogul, Đế chế Mughal, Đế chế Môgôn, Đế quốc Moghol, Đế quốc Moghul, Đế quốc Mugal, Đế quốc Mughal, Đế quốc Mô-gôn, Đế quốc Môgôn.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »