Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Legio XIII Gemina

Mục lục Legio XIII Gemina

V ''Macedonica'' và XIII ''Gemina''. Legio tertia decima Gemina (Quân đoàn đôi thứ mười ba) là một trong những quân đoàn La Mã nổi bật nhất.

34 quan hệ: Alba Iulia, Augsburg, Augustus, Đế quốc La Mã, Binh đoàn La Mã, Cộng hòa La Mã, Claudius, Dacia, Dacia thuộc La Mã, Gallienus, Hadrianus, Hạ Ai Cập, Julius Caesar, Legio V Macedonica, Ljubljana, Marcus Julius Philippus, Những cải cách của Marius, Otho, Pompey, Ptuj, Raetia, România, Second Life, Slovenia, Tỉnh của La Mã, Thượng Germania, Traianus, Trận Actium, Trận Alesia, Trận Pharsalus, Trận rừng Teutoburg, Trung Ai Cập, Vespasianus, Vitellius.

Alba Iulia

Alba Iulia là một đô thị thuộc hạt Alba, România.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Alba Iulia · Xem thêm »

Augsburg

Thành phố Augsburg, một thành phố lớn độc lập, nằm trong miền nam nước Đức thuộc bang Bayern và là trụ sở của vùng hành chính và tỉnh Schwaben.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Augsburg · Xem thêm »

Augustus

Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Augustus · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Binh đoàn La Mã

Legion Romana tức Quân đoàn La Mã, Binh đoàn La Mã là một đơn vị tổ chức của Quân đội La Mã trong giai đoạn từ Cộng hòa La Mã tới Đế quốc La Mã.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Binh đoàn La Mã · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Claudius

Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus (Latin: Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus;1 tháng 8 năm 10 TCN – 13 tháng 10 năm 54) (Tiberius Claudius Drusus Nero Germanicus trước khi lên ngôi) là hoàng đế La Mã của triều đại Julio-Claudia, ông trị vì từ ngày 24 tháng 1 năm 41 cho đến khi băng hà năm 54.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Claudius · Xem thêm »

Dacia

Trong địa lý cổ xưa, đặc biệt là trong các nguồn ghi chép của người La Mã, Dacia là đất sinh sống của người Dacia hoặc Getae như họ được biết đến bởi người Hy Lạp - là một nhánh của người Thracia ở phía bắc của dãy Haemus.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Dacia · Xem thêm »

Dacia thuộc La Mã

Dacia thuộc La Mã (còn gọi là Dacia Traiana và Dacia Felix) là một tỉnh của đế quốc La Mã (từ năm 106-271/275 CN).

Mới!!: Legio XIII Gemina và Dacia thuộc La Mã · Xem thêm »

Gallienus

Gallienus (Publius Licinius Egnatius Gallienus Augustus; 218 – 268) là Hoàng đế La Mã với cha mình Valerianus từ năm 253 đến 260 và một mình từ năm 260 đến 268.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Gallienus · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Hadrianus · Xem thêm »

Hạ Ai Cập

Hạ Ai Cập (tiếng Ả Rập: الدلتا‎ al-Diltā) là phần cực bắc nhất của Ai Cập.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Hạ Ai Cập · Xem thêm »

Julius Caesar

Gāius Iūlius Caesār (phát âm trong tiếng Latin:; cách phiên âm "Xê-da" bắt nguồn từ tiếng Pháp César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompeirus (Pompey). thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị có tính thống lãnh Rôma trong suốt nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở Rôma, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero. Những cuộc chinh chiến thành công tại xứ Gallia của Caesar mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Iulius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Roma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế chế La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Julius Caesar · Xem thêm »

Legio V Macedonica

Đồng tiền xu này được hoàng đế La Mã Gallienus phát hành để tôn vinh V ''Macedonica''. Dòng chữ khắc trên mặt trái đọc là LEG V MAC VI P VI F, nghĩa là "Legio V Macedonica sáu lần trung thành sáu lần trung nghĩa" XIII ''Gemina''. Legio quinta Macedonica (Quân đoàn Macedonia thứ năm) là một quân đoàn La Mã.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Legio V Macedonica · Xem thêm »

Ljubljana

Ljubljana (phát âm địa phương) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Slovenia.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Ljubljana · Xem thêm »

Marcus Julius Philippus

Marcus Julius Philippus (Marcus Julius Philippus Augustus; 204-249), còn được gọi là Philippus I hay Philip người Ả Rập trong tiếng Anh, là một hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 244 đến năm 249.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Marcus Julius Philippus · Xem thêm »

Những cải cách của Marius

Gaius Marius Những cải cách của Marius là một loạt các cải cách về quân sự được khởi xướng bởi Gaius Marius, một chính khách và tướng quân của Cộng hòa La Mã.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Những cải cách của Marius · Xem thêm »

Otho

Marcus Salvius Otho (28 tháng 4 năm 32 – 16 tháng 4 năm 69), còn được gọi là Marcus Salvius Otho Caesar Augustus, là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì trong vòng ba tháng: từ ngày 15 tháng 1 cho đến ngày 16 tháng 4 năm 69.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Otho · Xem thêm »

Pompey

Pompey, còn gọi là Pompey Vĩ đại hay Pompey thành viên Tam Hùng (chữ viết tắt tiếng Latinh cổ: CN·POMPEIVS·CN·F·SEX·N·MAGNVS, Gnaeus hay Cnaeus Pompeius Magnus) (26 tháng 9 năm 106 TCN – 28 tháng 9 năm 48 TCN) là một nhà lãnh đạo quân sự, chính trị lỗi lạc của Cộng hòa La Mã.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Pompey · Xem thêm »

Ptuj

Ptuj (Pettau; Poetovio) là một thành phố và khu tự quản của Slovenia.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Ptuj · Xem thêm »

Raetia

quân đoàn nào được bố trí ở đó vào năm 125. Tỉnh Raetia (màu đỏ). Raetia (trên các dòng chữ khắc, bản thảo cổ đại thường sử dụng tên gọi Rhaetia; pron:. / Ri ː ʃə / hay / ri ː ʃiə /) là một tỉnh của đế quốc La Mã, nó được đặt theo tên của người Rhaetia (Raeti hoặc Rhaeti).

Mới!!: Legio XIII Gemina và Raetia · Xem thêm »

România

România (tiếng România: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km².

Mới!!: Legio XIII Gemina và România · Xem thêm »

Second Life

Second Life (tiếng Anh của "đời sống thứ hai", viết tắt SL) thế giới thực tế ảo 3D thương mại có một phần phải trả tiền, được mở cửa năm 2003 bởi công ty Linden Lab tại San Francisco, California (Hoa Kỳ), và được thành lập bởi Philip Rosedale, cựu Giám đốc kỹ thuật của RealNetworks.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Second Life · Xem thêm »

Slovenia

Slovenia (Slovenija), tên chính thức là Cộng hòa Slovenia (Slovene) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Slovenia · Xem thêm »

Tỉnh của La Mã

Đế chế La Mã dưới thời Augustus Caesar (31 TCN - 6 SCN). Vàng: 31 TCN. Xanh thẫm 31-19 TCN, Xanh 19-9 TCN, Xanh nhạt 9-6 TCN. Màu hoa cà: Các nước chư hầu Đế chế La Mã dưới thời Vespasian (trị vì 69 SCN) với ranh giới '''các tỉnh''' Ở La Mã cổ đại, tỉnh (tiếng Latin: provincia, số nhiều provinciae) là một đơn vị hành chính và lãnh thổ lớn nhất bên ngoài Italia của đế quốc cho đến thời Tetrarchy (khoảng 296).

Mới!!: Legio XIII Gemina và Tỉnh của La Mã · Xem thêm »

Thượng Germania

Thượng Germania là một tỉnh hành chính của Đế chế La-mã cổ đại, nằm ở phía nam và có địa hình cao hơn tỉnh Hạ Germania.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Thượng Germania · Xem thêm »

Traianus

Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus hay còn gọi là Trajan (18 tháng 9 năm 53 – 9 tháng 8 năm 117), là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 98 tới khi qua đời năm 117.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Traianus · Xem thêm »

Trận Actium

Trận Actium là trận chiến có ý nghĩa quyết định trong chuỗi các cuộc nội chiến thời Cộng hòa La Mã, với hai phe tham chiến: một bên là lực lượng của Octavius và một bên là liên minh giữa Marcus Antonius và nữ hoàng Cleopatra.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Trận Actium · Xem thêm »

Trận Alesia

Trận Alesia diễn ra vào tháng 9 năm 52TCN tại phòng tuyến Alesia giữa quân La Mã dưới sự chỉ huy của Julius Caesar và lực lượng người Gaul dưới sự lãnh đạo của Vercingétorix.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Trận Alesia · Xem thêm »

Trận Pharsalus

Trận Pharsalus là một trận đánh quyết định của cuộc nội chiến Caesar.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Trận Pharsalus · Xem thêm »

Trận rừng Teutoburg

Trận rừng Teutoburg (tiếng Đức: Schlacht im Wald Teutoburger, Hermannsschlacht hoặc Varusschlacht), còn gọi là Trận Kalkriese, đã diễn ra vào năm 9, khi một liên minh các bộ lạc người German dưới sự chỉ huy của tù trưởng Arminius (tiếng Đức: Armin) (còn được gọi là: "Hermann"), con trai của Segimerus (tiếng Đức: Segimer hoặc Sigimer) của bộ tộc Kerusk, phục kích và đại phá 3 Binh đoàn Lê dương La Mã.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Trận rừng Teutoburg · Xem thêm »

Trung Ai Cập

Trung Ai Cập (Misr al-Wista) là một phần đất giữa Hạ Ai Cập (châu thổ sông Nin) và Thượng Ai Cập, kéo dài từ thượng nguồn sông Nin phía bắc thành phố Cairo đến phía nam của Memphis, Ai Cập.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Trung Ai Cập · Xem thêm »

Vespasianus

Titus Flavius Vespasianus, thường được gọi là Vespasian (Titus Flavius Caesar Vespasianus Augustus; ngày 17 tháng 11,năm 9 - 23 tháng 6,năm 79), là một hoàng đế La Mã trị vì từ năm 69 cho đến khi ông mất năm 79 SCN.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Vespasianus · Xem thêm »

Vitellius

Aulus Vitellius Germanicus, tên khai sinh là Aulus Vitellius và thường được gọi là Vitellius (Aulus Vitellius Germanicus Augustus; ngày 24 tháng 12 năm 15-22 tháng 12 năm 69), là một hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 16 tháng 4 năm 69-22 tháng 12 cùng năm. Vitellius trở thành hoàng đế sau các triều đại ngắn ngủi của Otho và Galba trong một năm của các cuộc nội chiến được gọi là năm của bốn hoàng đế. Vitellius là vị hoàng đế đầu tiên thêm tên riêng Germanicus của mình vào tên hiệu của hoàng đế thay vì tên hiệu Ceasar khi kế vị. Tuyên bố lên ngôi của ông đã sớm bị thách thức bởi những quân đoàn đồn trú tại các tỉnh miền Đông, họ đã tuyên bố ủng hộ chỉ huy của mình là Vespasianus trở thành hoàng đế tại nơi ông ta đóng quân. Chiến tranh xảy ra sau đó, dẫn đến một thất bại tan nát cho Vitellius trong trận Bedriacum lần thứ hai. Khi ông nhận ra mình thiếu sự ủng hộ, Vitellius đã chuẩn bị thoái vị để ủng hộ Vespasianus làm hoàng đế, nhưng đã bị hành quyết tại Rome bởi lực lượng của phe Flavius vào ngày 22 tháng 12 năm 69.

Mới!!: Legio XIII Gemina và Vitellius · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »