Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Kinh tế học vĩ mô

Mục lục Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

46 quan hệ: Công ty, Chính sách kinh tế, Chính sách kinh tế vĩ mô, Chính sách tài khóa, Chính sách tiền tệ, Chủ nghĩa Keynes, Chủ nghĩa tiền tệ, Chi tiêu công cộng, Chu kỳ kinh tế, Cung ứng tiền tệ, Giá cả, Giả thuyết chi phí thực đơn, John Hicks, Kinh tế học, Kinh tế học Keynes, Kinh tế học Keynes mới, Kinh tế học tân cổ điển, Kinh tế học trọng cung, Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới, Kinh tế học vi mô, Kinh tế lượng, Lạm phát, Lịch sử kinh tế học vĩ mô, Mô hình tăng trưởng Solow, Milton Friedman, Nền kinh tế, Năng suất lao động, Nguyên lý Say, Phân tích IS-LM, Quản trị chiến lược, Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, Tổng cầu, Tổng sản phẩm nội địa, Tăng trưởng kinh tế, Thất nghiệp, Thế kỷ 19, Thỏa dụng, Thị trường, Thị trường tự do, Thuế, Thuyết số lượng tiền tệ, Tiết kiệm, Tiền công, Tiền tệ, Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp, Việc làm.

Công ty

Công ty (chữ Hán: 公司) là một trong những phát minh thể chế quan trọng nhất của loài người.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Công ty · Xem thêm »

Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chính sách kinh tế · Xem thêm »

Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chính sách kinh tế vĩ mô · Xem thêm »

Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chính sách tài khóa · Xem thêm »

Chính sách tiền tệ

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chính sách tiền tệ · Xem thêm »

Chủ nghĩa Keynes

Chủ nghĩa Keynes trong kinh tế học là hệ thống các tư tưởng và học thuyết kinh tế của các trường phái: kinh tế học Keynes chính thống, kinh tế học vĩ mô tổng hợp và kinh tế học Keynes mới.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chủ nghĩa Keynes · Xem thêm »

Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chủ nghĩa tiền tệ · Xem thêm »

Chi tiêu công cộng

Chi tiêu công cộng là tổng hợp các khoản chi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân khi trang trải kinh phí cho các hoạt động do chính phủ quản lý.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chi tiêu công cộng · Xem thêm »

Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Chu kỳ kinh tế · Xem thêm »

Cung ứng tiền tệ

Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v...

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Cung ứng tiền tệ · Xem thêm »

Giá cả

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Giá cả · Xem thêm »

Giả thuyết chi phí thực đơn

Giả thuyết chi phí thực đơn là một giả thuyết của kinh tế học Keynes mới nhằm lý giải hiện tượng giá cả cứng nhắc.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Giả thuyết chi phí thực đơn · Xem thêm »

John Hicks

John Richard Hicks (8/4/1904-20/5/1989) là một nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1972 (cùng với Kenneth J.Arrow) vì những cống hiến xuất sắc cho lý luận về phân tích cân bằng tổng thể và phúc lợi trong kinh tế học.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và John Hicks · Xem thêm »

Kinh tế học

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học · Xem thêm »

Kinh tế học Keynes

Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học Keynes · Xem thêm »

Kinh tế học Keynes mới

Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô tìm cách thuyết minh mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học Keynes bằng kinh tế học vi mô.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học Keynes mới · Xem thêm »

Kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung - cầu dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của người tiêu dùng trong điều kiện một ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện chi phí bị giới hạn.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học tân cổ điển · Xem thêm »

Kinh tế học trọng cung

Kinh tế học trọng cung nhấn mạnh các biện pháp nâng cao năng lực sản xuất, đẩy đường tổng cung AS dịch chuyển sang phải, nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng, từ đó có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng thực tế mà không gây ra áp lực lạm phát. Kinh tế học trọng cung là một trường phái kinh tế học vĩ mô đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học trọng cung · Xem thêm »

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới (Hay Kinh tế học vĩ mô tân cổ điển) (tiếng Anh: New Classical Macroeconomics) là bộ phận kinh tế học vĩ mô dựa trên kinh tế học vi mô tân cổ điển, hình thành từ thập niên 1970.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới · Xem thêm »

Kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô (microeconomic) hay là kinh tế tầm nhỏ là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế học vi mô · Xem thêm »

Kinh tế lượng

Kinh tế lượng (econometrics) là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Kinh tế lượng · Xem thêm »

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính của G8 từ 1950 tới 1994 Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới 2007 Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Lạm phát · Xem thêm »

Lịch sử kinh tế học vĩ mô

Thế kỷ 19 đã bắt đầu xuất hiện những manh nha của Kinh tế học vĩ mô (KTHVM).

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Lịch sử kinh tế học vĩ mô · Xem thêm »

Mô hình tăng trưởng Solow

Mô hình Solow-Swan là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Mô hình tăng trưởng Solow · Xem thêm »

Milton Friedman

Milton Friedman (31 tháng 7 năm 1912 – 16 tháng 11 năm 2006) là một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel người Mỹ.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Milton Friedman · Xem thêm »

Nền kinh tế

Nền kinh tế có thể dẫn tới.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Nền kinh tế · Xem thêm »

Năng suất lao động

Năng suất lao động là một thuật ngữ để ám chỉ mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Năng suất lao động · Xem thêm »

Nguyên lý Say

Nguyên lý Say, hay Nguyên lý Thị trường của Say, được đặt theo tên doanh nhân-nhà kinh tế người Pháp Jean-Baptiste Say (1767-1832).

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Nguyên lý Say · Xem thêm »

Phân tích IS-LM

Phân tích IS-LM có thể dẫn tới.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Phân tích IS-LM · Xem thêm »

Quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược (tiếng Anh: strategic management) là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Quản trị chiến lược · Xem thêm »

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng.Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm, đang tìm việc nhưng chưa có việc hoặc đang chờ nhận việc.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên · Xem thêm »

Tổng cầu

Tổng cầu, trong kinh tế học, là lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tổng cầu · Xem thêm »

Tổng sản phẩm nội địa

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tổng sản phẩm nội địa · Xem thêm »

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tăng trưởng kinh tế · Xem thêm »

Thất nghiệp

Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - CIA 2005Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt: thất - rỗng, hết; nghiệp - công việc).

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thất nghiệp · Xem thêm »

Thế kỷ 19

Thế kỷ 19 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1801 đến hết năm 1900, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory (tức là lịch cổ).

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thế kỷ 19 · Xem thêm »

Thỏa dụng

Thỏa dụng, thuật ngữ trong kinh tế học vi mô, để chỉ sự thỏa mãn hay hài lòng của người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thỏa dụng · Xem thêm »

Thị trường

Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thị trường · Xem thêm »

Thị trường tự do

Thị trường tự do là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế và quy định của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân và quyền sở hữu tài sản.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thị trường tự do · Xem thêm »

Thuế

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thuế · Xem thêm »

Thuyết số lượng tiền tệ

Thuyết số lượng tiền tệ là lý luận cho rằng trong dài hạn số lượng tiền tệ không phụ thuộc vào quy mô của GDP mà vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi của mức giá chung của nền kinh tế (lạm phát) phụ thuộc vào tốc độ tăng số lượng tiền.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Thuyết số lượng tiền tệ · Xem thêm »

Tiết kiệm

Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tiết kiệm · Xem thêm »

Tiền công

Tiền công là khoản tiền người lao động được hưởng sau khi đã đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tiền công · Xem thêm »

Tiền tệ

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Tiền tệ · Xem thêm »

Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp · Xem thêm »

Việc làm

Việc làm (tiếng Anh là job, career) hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người.

Mới!!: Kinh tế học vĩ mô và Việc làm · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Kinh tế vĩ mô.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »