Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hồi Cốt

Mục lục Hồi Cốt

Hãn quốc Uyghur, hay Đế quốc Uyghur; tên thời nhà Đường là Hồi Cốt hay Hồi Hột là một đế quốc Đột Quyết (Turk) của người Duy Ngô Nhĩ tồn tại trong khoảng một thế kỷ từ giữa thế kỷ 8 đến thế kỷ 9.

37 quan hệ: An Lộc Sơn, Đường Đại Tông, Đường Đức Tông, Đường Túc Tông, Các dân tộc Turk, Cựu Đường thư, Dãy núi Altay, Dãy núi Pamir, Hành lang Hà Tây, Hãn quốc Đột Quyết, Hung Nô, Iran, Kara-Khanid, Kashgar, Khả hãn, Khiết Đan, Lạc Dương, Liêu Thái Tổ, Mani giáo, Mông Cổ, Người Duy Ngô Nhĩ, Người Yugur, Nhà Đường, Ordos, Sa Đà, Sa mạc Gobi, Sông Chuy, Sông Selenge, Sử Triều Nghĩa, Sogdiana, Tân Đường thư, Thành Cát Tư Hãn, Thổ Phồn, Thiểm Tây, Trung Á, Trường An, Turfan.

An Lộc Sơn

An Lộc Sơn (chữ Hán: 安祿山; 19 tháng 2, 703 - 30 tháng 1, 757) là tướng nhà Đường và là người cầm đầu loạn An Sử nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc giữa thế kỉ 8 khiến Đường Minh Hoàng phải bỏ chạy khỏi Trường An.

Mới!!: Hồi Cốt và An Lộc Sơn · Xem thêm »

Đường Đại Tông

Đường Đại Tông (chữ Hán: 唐代宗; 11 tháng 11, 726 - 10 tháng 6, 779), tên húy là Lý Dự (李豫), là vị Hoàng đế thứ 9 hay thứ 11 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Đường Đại Tông · Xem thêm »

Đường Đức Tông

Đường Đức Tông (chữ Hán: 唐德宗; 27 tháng 5, 742 - 25 tháng 2, 805), là vị Hoàng đế thứ 10 hay thứ 12 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Đường Đức Tông · Xem thêm »

Đường Túc Tông

Đường Túc Tông (chữ Hán: 唐肃宗; 21 tháng 2, 711 - 16 tháng 5, 762), tên thật Lý Hanh (李亨), là vị Hoàng đế thứ 8, hay thứ 10 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Đường Túc Tông · Xem thêm »

Các dân tộc Turk

Các dân tộc Turk, được các sử liệu Hán văn cổ gọi chung là Đột Quyết (突厥), là các dân tộc nói các ngôn ngữ Turk, thuộc hệ dân Á Âu, định cư ở miền Bắc, Trung và Tây lục địa Á-Âu.

Mới!!: Hồi Cốt và Các dân tộc Turk · Xem thêm »

Cựu Đường thư

Cựu Đường thư (tiếng Trung phồn thể: 舊唐書, giản thể: 旧唐书; bính âm: Jiù táng shū) là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn.

Mới!!: Hồi Cốt và Cựu Đường thư · Xem thêm »

Dãy núi Altay

Dãy núi Altay, hay dãy núi Altai, là một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các con sông lớn như Irtysh, Obi và Enisei.

Mới!!: Hồi Cốt và Dãy núi Altay · Xem thêm »

Dãy núi Pamir

Dãy núi Pamir là một dãy núi nằm tại Trung Á, được tạo thành từ sự nối liền hay điểm nút của các dãy núi Thiên Sơn, Karakoram, Côn Lôn và Hindu Kush.

Mới!!: Hồi Cốt và Dãy núi Pamir · Xem thêm »

Hành lang Hà Tây

Hành lang Hà Tây hay hành lang Cam Túc (âm Hán Việt:Hà Tây tẩu lang) đề cập tới tuyến đường lịch sử tại tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Hành lang Hà Tây · Xem thêm »

Hãn quốc Đột Quyết

Đột Quyết (突厥, Göktürk) là tên một liên minh các dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở khu vực dãy núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á trong giai đoạn từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 7.

Mới!!: Hồi Cốt và Hãn quốc Đột Quyết · Xem thêm »

Hung Nô

Người Hung Nô (tiếng Trung: 匈奴), là các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ ngày nay.

Mới!!: Hồi Cốt và Hung Nô · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Hồi Cốt và Iran · Xem thêm »

Kara-Khanid

Hãn quốc Kara-Khanid hay Khách Lạt hãn quốc là một liên minh của các bộ lạc Đột Quyết được một triều đại cai trị, triều đại này trong sử sách được gọi là Karakhanid (cũng viết Qarakhanid) hay Ilek Khanid, (قَراخانيان, Qarākhānīyān hay, Khakānīya, Hắc Hãn, Đào Hoa Thạch 桃花石).

Mới!!: Hồi Cốt và Kara-Khanid · Xem thêm »

Kashgar

Địa khu Kashgar (tiếng Trung: 喀什地区, Hán-Việt: Khách Thập địa khu) là một địa khu thuộc Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Hồi Cốt và Kashgar · Xem thêm »

Khả hãn

Khả hãn (chữ Mogol cổ: хаан), hoặc Khắc hãn, Đại hãn, là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Khả hãn · Xem thêm »

Khiết Đan

Khiết Đan hay Khất Đan (chữ Hán: 契丹) là âm Hán-Việt tên gọi của một dân tộc du mục Khitan (ختن) (còn được phiên âm là Khitai hay Kidan), từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Dân tộc này từng phát triển thành tổ chức quốc gia Liêu quốc, tồn tại và kiểm soát phía bắc Trung Quốc giai đoạn 907-1125.

Mới!!: Hồi Cốt và Khiết Đan · Xem thêm »

Lạc Dương

Lạc Dương có thể là.

Mới!!: Hồi Cốt và Lạc Dương · Xem thêm »

Liêu Thái Tổ

Liêu Thái Tổ (872-926), tên thật là Gia Luật A Bảo Cơ (耶律阿保機), phiên âm Yelü Abaoji; tiếng Mongol: Ambagyan, Hán danh là Gia Luật Ức (耶律亿), là vị hoàng đế đầu tiên của Khiết Đan, trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Liêu Thái Tổ · Xem thêm »

Mani giáo

Mani giáo (hay còn gọi Minh giáo, Mạt Ni giáo, Mâu Ni giáo), tiếng Ba Tư: آین مانی Āyin-e Māni, tiếng Trung: 摩尼教, là một tôn giáo cổ của Iran, do Mani (216-277), người Ba Tư (tiếng Ba Tư: مانی) sáng lập vào khoảng thế kỷ 3, được truyền bá theo hai hướng Đông - Tây, cực thịnh một thời, ảnh hưởng sâu rộng.

Mới!!: Hồi Cốt và Mani giáo · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Hồi Cốt và Mông Cổ · Xem thêm »

Người Duy Ngô Nhĩ

Người Uyghur ("Uy-gơ-rư", tiếng Uyghur: ئۇيغۇر, còn gọi là Người Duy Ngô Nhĩ theo phát âm của người Việt theo (chữ Hán: 維吾爾) là một sắc tộc người Turk (Turkic ethnic group) sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Các cộng đồng tha hương người Uyghur có mặt tại Siberi (Nga), Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á như Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Uzbekistan. Họ cũng sống tại huyện Đào Nguyên trong địa cấp thị Thường Đức tỉnh Hồ Nam và các khu phố của người Uyghur cũng có mặt tại các một số thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải. Tiếng Việt còn gọi dân tộc này là Hồi Ngột, Hồi Hột và Hồi Cốt.

Mới!!: Hồi Cốt và Người Duy Ngô Nhĩ · Xem thêm »

Người Yugur

Người Yugur (Giản thể: 裕固族, Phồn thể: 裕固族, Bính âm: Yùgù Zú, Hán Việt: Dụ Cố tộc), hay còn gọi theo truyền thống là người Uyghur vàng, là một trong 56 dân tộc được chính thức công nhận tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, người Yugur có 13.719 thành viên theo thống kê năm 2000.

Mới!!: Hồi Cốt và Người Yugur · Xem thêm »

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Nhà Đường · Xem thêm »

Ordos

Ordos có thể chỉ.

Mới!!: Hồi Cốt và Ordos · Xem thêm »

Sa Đà

Sa Đà, còn gọi là Xử Nguyệt (處月), Chu Da (朱邪 hay 朱耶) vốn là một bộ lạc Tây Đột Quyết vào thời nhà Đường, sinh sống theo lối du mục ở khu vực đông nam bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ thuộc Tân Cương (nay thuộc Ba Lý Khôn), tên gọi Sa Đà có nguồn gốc từ việc vùng đất này có các gò cát lớn.

Mới!!: Hồi Cốt và Sa Đà · Xem thêm »

Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi (Говь,, /ɢɔwʲ/, "semidesert";, Tiểu Nhi Kinh: قْبِ, /kɤ˥pi˥˩/) là một vùng hoang mạc lớn tại châu Á. Trải rộng trên một phần khu vực Bắc-Tây Bắc Trung Quốc, và Nam Mông Cổ.

Mới!!: Hồi Cốt và Sa mạc Gobi · Xem thêm »

Sông Chuy

Sông Sở (còn gọi là sông Chuy hay sông Chui hoặc sông Chu) (Чүй, Шу, Чу, tiếng Đông Can: Чў, Çw (từ 楚 chǔ / Sở)) là tên gọi của một con sông tại miền bắc Kyrgyzstan và miền nam Kazakhstan.

Mới!!: Hồi Cốt và Sông Chuy · Xem thêm »

Sông Selenge

Sông Selenga (Селенга) hay sông Selenge (Сэлэнгэ гол, Сэлэнгэ мөрөн, Сэлэнгэ гол) là một con sông chảy qua Mông Cổ và Nga.

Mới!!: Hồi Cốt và Sông Selenge · Xem thêm »

Sử Triều Nghĩa

Sử Triều Nghĩa (?-763) là vị hoàng đế thứ tư và là vua cuối cùng của Đại Yên trong lịch sử Trung Quốc, một nhà nước được An Lộc Sơn lập nên vào năm 756 trong cuộc nổi loạn chống lại nhà Đường.

Mới!!: Hồi Cốt và Sử Triều Nghĩa · Xem thêm »

Sogdiana

Người Túc Đặc, được miêu tả trên một bia Bắc Tề Trung Quốc, khoảng năm 567-573 SCN.Dorothy C Wong: ''Chinese steles: pre-Buddhist and Buddhist use of a symbolic form'', Honolulu: University of Hawaii Press, 2004, tr. 150 Sogdiana hoặc Sogdia (tiếng Ba Tư cổ: Suguda-; tiếng Hy Lạp cổ đại: Σογδιανή, Sogdianē; tiếng Ba Tư: سغد - Sōġd; Tajik: Суғд - Sughd; tiếng Uzbek: Sogd; tiếng Trung Quốc: 粟特, Túc Đặc) là nền văn minh cổ xưa của người Iran và là một tỉnh của Đế chế Achaemenes Ba Tư, thứ mười tám trong danh sách trên văn bia Behistun của Darius Đại Đế (i. 16).

Mới!!: Hồi Cốt và Sogdiana · Xem thêm »

Tân Đường thư

Tân Đường thư (chữ Hán giản thể: 新唐书; phồn thể: 新唐書) là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Âu Dương Tu thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4 (năm 1044), đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên (năm 1054) thì hoàn thành.

Mới!!: Hồi Cốt và Tân Đường thư · Xem thêm »

Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn (tên Чингис хаан, Çingis hán;; phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162Sử gia người Ba Tư là Rashid al-Din cho rằng Thành Cát Tư Hãn sống tới 72 tuổi, và như thế năm sinh của ông là 1155. (元史) quyển 1 - Bản kỷ 1: Thái Tổ ghi năm sinh của ông là 1162. Theo Ratchnevsky, việc chấp nhận năm sinh là 1155 nghĩa là Thành Cát Tư Hãn làm cha khi khoảng 30 tuổi và có thể hàm ý rằng ông tự mình chỉ huy cuộc chiến chống lại người Đảng Hạng ở độ tuổi 72. Ngoài ra, theo Altan Tobci, em gái của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Lôn (Temülin) ít hơn ông 9 tuổi; nhưng Bí sử Mông Cổ thuật lại rằng Thiết Mộc Lôn là một đứa trẻ còn ẵm ngửa khi người Miệt Nhi Khất (Merkit) tấn công, khi đó Thành Cát Tư Hãn sẽ khoảng 18 tuổi, nếu như ông sinh năm 1155. Zhao Hong thông báo trong nhật ký hành trình của mình rằng những người Mông Cổ ông hỏi đều không biết và không bao giờ biết tuổi của họ.-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Mới!!: Hồi Cốt và Thành Cát Tư Hãn · Xem thêm »

Thổ Phồn

Thổ Phồn là nước được tô màu xanh Thổ Phồn, hay Thổ Phiên hoặc Thổ Phiền là âm Hán Việt của chữ 吐蕃 hoặc 吐藩 mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc từng thống trị Tây Tạng, khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX.

Mới!!: Hồi Cốt và Thổ Phồn · Xem thêm »

Thiểm Tây

Thiểm Tây là một tỉnh của Trung Quốc, về mặt chính thức được phân thuộc vùng Tây Bắc.

Mới!!: Hồi Cốt và Thiểm Tây · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Hồi Cốt và Trung Á · Xem thêm »

Trường An

''Khuyết'' dọc theo tường thành Trường Anh thời nhà Đường, mô tả trên tường trong lăng mộ của Lý Trọng Nhuận (682–701) tại Can lăng Trường An là kinh đô của 13 triều đại trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Hồi Cốt và Trường An · Xem thêm »

Turfan

Địa khu Turfan là một địa khu thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Hồi Cốt và Turfan · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hãn quốc Duy Ngô Nhĩ, Hãn quốc Hồi Cốt, Hãn quốc Uyghur, Hồi Cốt Hãn quốc, Hồi Hột, Đế chế Duy Ngô Nhĩ.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »