Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hindu Kush

Mục lục Hindu Kush

Hindu Kush (tiếng Pashto, tiếng Ba Tư và هندوکش) là một dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan.

39 quan hệ: Afghanistan, Al-Qaeda, Alexandros Đại đế, Amu Darya, Đế quốc Quý Sương, Đế quốc Sasanian, Babur, Chiến tranh Afghanistan (2001–nay), Chiến tranh Lạnh, Dãy núi, Dãy núi Pamir, Hành lang Wakhan, Herat, Himalaya, Hoa Kỳ, Kabul, Kachin, Karakoram, Liên Xô, Mujahideen, Ngọc lục bảo, Noshaq, Nuristan (tỉnh), Pakistan, Sông, Sông Ấn, Sông băng, Sông Helmand, Sông Kabul, Sơn nguyên Iran, Taliban, Tân Cương, Tiếng Avesta, Tiếng Ba Tư, Tiếng Pashtun, Tiếng Phạn, Tiểu lục địa Ấn Độ, Tirich Mir, Trung Quốc.

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Hindu Kush và Afghanistan · Xem thêm »

Al-Qaeda

Cờ Al-Qaeda Bản đồ chỉ những nơi trên thế giới bị tấn công khủng bố bởi al-Qaeda Tổ chức al-Qaeda (tiếng Ả Rập: القاعدة, "El-Qā'idah" hay "Al-Qā'idah") là một tổ chức vũ trang bắt nguồn từ những người Hồi Giáo Sunni do Osama bin Laden thành lập.

Mới!!: Hindu Kush và Al-Qaeda · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Hindu Kush và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Amu Darya

Sông Amu Darya (còn gọi là Amudarya, Amudar'ya, Омударё hay дарёи Ому - Omudaryo hay daryoi Omu; آمودریا - Âmudaryâ; Amudaryo, Amyderýa, với darya (Pahlavi) nghĩa là biển hay sông rất lớn) là một con sông ở Trung Á. Chiều dài đường giao thông thủy khoảng 1.450 km (800 dặm).

Mới!!: Hindu Kush và Amu Darya · Xem thêm »

Đế quốc Quý Sương

Người Quý Sương mặc quần áo truyền thống có áo chẽn và đôi giày ống, thế kỷ thứ 2, Gandhara. Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng.

Mới!!: Hindu Kush và Đế quốc Quý Sương · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Hindu Kush và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Babur

Babur (translit; 14 tháng 2 năm 148326 tháng 12 năm 1530), tên thật là Ẓahīr-ud-Dīn Muhammad (translit), là một nhà chinh phạt từ Trung Á. Dù ban đầu ông đã nhiều lần gặp thất bại, nhưng cuối cùng ông đã đặt nền móng cho Triều đại Mogul tại tiểu lục địa Ấn Độ và trở thành hoàng đế khai quốc của triều đại này.

Mới!!: Hindu Kush và Babur · Xem thêm »

Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)

Cuộc Chiến tranh tại Afghanistan, bắt đầu vào tháng 10 năm 2001 với Chiến dịch Tự do Bền vững của Hoa Kỳ để đáp trả cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Mới!!: Hindu Kush và Chiến tranh Afghanistan (2001–nay) · Xem thêm »

Chiến tranh Lạnh

Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987. Chiến tranh Lạnh (1946–1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng minh của họ, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.

Mới!!: Hindu Kush và Chiến tranh Lạnh · Xem thêm »

Dãy núi

Himalaya, dãy núi cao nhất thế giới, nhìn từ vũ trụ. Dãy núi, mạch núi hay sơn mạch là một chuỗi các nếp uốn lớn (các ngọn núi) với độ dài đáng kể và hình dáng tổng thể chạy theo một trục nhất định, với các sống và sườn biểu lộ rõ ràng, quay về các hướng đối diện nhau.

Mới!!: Hindu Kush và Dãy núi · Xem thêm »

Dãy núi Pamir

Dãy núi Pamir là một dãy núi nằm tại Trung Á, được tạo thành từ sự nối liền hay điểm nút của các dãy núi Thiên Sơn, Karakoram, Côn Lôn và Hindu Kush.

Mới!!: Hindu Kush và Dãy núi Pamir · Xem thêm »

Hành lang Wakhan

Hành lang Wakhan thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa với Wakhan, một khu vực ở phía đông bắc Afghanistan tạo thành một dải đất hay "hành lang" giữa Afghanistan và Trung Quốc.

Mới!!: Hindu Kush và Hành lang Wakhan · Xem thêm »

Herat

Herāt (/hɛˈrɑːt/; Pashto / tiếng Ba Tư: هرات‎) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Herat ở Afghanistan.

Mới!!: Hindu Kush và Herat · Xem thêm »

Himalaya

Phiên bản có chú giải) Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn lấy từ "Hi Mã Lạp Nhã sơn mạch 喜馬拉雅山脈", do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống "Himalaya" để phiên âm) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Hindu Kush và Himalaya · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Hindu Kush và Hoa Kỳ · Xem thêm »

Kabul

Quận Wazir Akbar Khan, Kabul Kābul là thành phố ở phía Đông miền Trung của Afghanistan, là thủ đô của quốc gia này và là thủ phủ của tỉnh Kabul.

Mới!!: Hindu Kush và Kabul · Xem thêm »

Kachin

Kachin (tiếng Kachin: Jingphaw Mungdaw; ကခ်င္ျပည္နယ္), là bang cực bắc của Myanma.

Mới!!: Hindu Kush và Kachin · Xem thêm »

Karakoram

Karakoram (hoặc Karakorum) là một dãy núi lớn bao trùm biên giới giữa Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, nằm ở khu vực Gilgit-Baltistan (Pakistan), Ladakh (Ấn Độ), và khu vực Tân Cương, (Trung Quốc).

Mới!!: Hindu Kush và Karakoram · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Hindu Kush và Liên Xô · Xem thêm »

Mujahideen

Các chiến binh Mujahideen đi qua biên giới Durand Line năm 1985 Mujahideen (المجاهدين) là số nhiều của mujahid (مجاهد) chỉ người tham gia vào cuộc thánh chiến (jihad).

Mới!!: Hindu Kush và Mujahideen · Xem thêm »

Ngọc lục bảo

Ngọc lục bảo hay bích ngọc là một loại khoáng vật berin (Be3Al2(SiO3)6) của berili có màu xanh với các sắc độ của màu lục và màu lục hơi ngả sang màu lam (bluish green).

Mới!!: Hindu Kush và Ngọc lục bảo · Xem thêm »

Noshaq

Đỉnh Noshaq, còn gọi là Nowshak hay Nōshākh, (نوشاخ) là đỉnh núi cao nhất ở Afghanistan.

Mới!!: Hindu Kush và Noshaq · Xem thêm »

Nuristan (tỉnh)

Nuristan, cũng được gọi là Nurestan or Nooristan, (Nuristan/Pashto: نورستان) là một trong 34 tỉnh của Afghanistan, tọa lạc tại miền đông đất nước.

Mới!!: Hindu Kush và Nuristan (tỉnh) · Xem thêm »

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Mới!!: Hindu Kush và Pakistan · Xem thêm »

Sông

Sông Murray tại Úc Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn.

Mới!!: Hindu Kush và Sông · Xem thêm »

Sông Ấn

Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được ghi lại là Sindhu (tiếng Phạn), Sinthos (tiếng Hy Lạp), và Sindus (tiếng Latinh), là con sông chính của Pakistan.

Mới!!: Hindu Kush và Sông Ấn · Xem thêm »

Sông băng

Sông băng Baltoro trên dãy núi Karakoram, Baltistan, phía Bắc Pakistan. Với chiều dài 62 km, nó là một trong những sông băng vùng núi dài nhất thế giới Băng vỡ từ điểm cuối của sông băng Perito Moreno, Patagonia, Argentina dãy núi Anpơ, Thụy Sĩ Chỏm băng Quelccaya là khu vực có diện tích sông băng bao phủ lớn nhất ở vùng nhiệt đới, tại Peru Sông băng hay băng hà là một khối băng lâu năm (có tỷ trọng thấp hơn băng thường), di chuyển liên tục bởi trọng lượng của chính nó; nó hình thành ở nơi mà tuyết tích tụ và vượt quá sự tiêu mòn (ablation: gồm có sự tan chảy và thăng hoa) qua rất nhiều năm, thường là hàng thế kỷ.

Mới!!: Hindu Kush và Sông băng · Xem thêm »

Sông Helmand

Bản đồ lưu vực sông Helmand Sông Helmand (cũng viết thành Helmend, Helmund, Hirmand; tiếng Pashtun/tiếng Ba Tư: هیرمند, هلمند Hīrmand, Helmand, tiếng Hy Lạp: Ἐτύμανδρος (Etýmandros), Latinh: Erymandrus) là sông dài nhất tại Afghanistan và là lưu vực sông chính của lòng chảo nội lục Sistan.

Mới!!: Hindu Kush và Sông Helmand · Xem thêm »

Sông Kabul

Cầu Behsood trên sông Kabul, Jalalabad Sông Kabul (دریای کابل; کابل سیند; دریای کابل), văn bản cổ Cophes), là một sông dài 700 km bắt đầu từ dãy núi Sanglakh thuộc Hindu Kush tại Afghanistan và đổ vào sông Ấn (Indus) gần Attock, Pakistan. Đây là sông chính tại miền đông Afghanistan và tách biệt với lưu vực của sông Helmand bằng hành lang Unai. Sông chảy qua các thành phố Kabul, Chaharbagh và Jalalabad tại Afghanistan trước khi vào đất Pakistan cách khoảng 25 km về phía bắc của chốt biên giới Pakistan-Afghanistan tại Torkham. Các chi lưu chính của sông Kabul là Logar, Panjshir, Kunar, Alingar, Bara và Swat. Sông Kabul là một dòng chảy nhỏ hầu hết trong năm, song lượng nước sẽ dâng lên vào mùa hè khi tuyết tan trên đỉnh dãy Hindu Kush. Chi lưu lớn nhất của sông là Kunar, bắt đầu với tên sông Mastuj, chảy từ sông băng Chiantar tại quận Chitral, Pakistan và sau đó chảy về phía nam tới Afghanistan và gặp sông Bashgal chảy từ tỉnh Nurestan. Kunar gặp Kabul gần Jalalabad. Mặc dù Kunar có nhiều nước lớn Kabul, song dòng hợp lưu vẫn mang tên Kabul, chủ yếu là vì tầm quan trọng về các mặt chính trị và lịch sử. Sông Kabul bị ngăn bằng một vài đập như: Naghlu, Darunta và Surobi ở phía đông Kabul. Đập Warsak nằm tại Pakistan, xấp xỉ 20 km về tây bắc của Peshawar.

Mới!!: Hindu Kush và Sông Kabul · Xem thêm »

Sơn nguyên Iran

Bản đồ địa hình với sơn nguyên Iran nối Anatolia ở phía tây với Hindu Kush và Himalaya ở phía đông. Ấn Độ. Sơn nguyên Iran hay cao nguyên Iran là một thành hệ địa chất tại khu vực tây nam Á, Nam Á và Kavkaz.

Mới!!: Hindu Kush và Sơn nguyên Iran · Xem thêm »

Taliban

Taliban (طالبان) một phong trào chính thống Hồi giáo Sunni Pashtun cực đoan và dân tộc thống trị phần lớn Afghanistan từ năm 1995 đến năm 2001, khi những lãnh đạo của họ đã bị loại bỏ khỏi quyền lực bởi một nỗ lực quân sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên minh phía Bắc.

Mới!!: Hindu Kush và Taliban · Xem thêm »

Tân Cương

Tân Cương (Uyghur: شىنجاڭ, Shinjang;; bính âm bưu chính: Sinkiang) tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hay Khu tự trị Uyghur Tân Cương là một khu vực tự trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Hindu Kush và Tân Cương · Xem thêm »

Tiếng Avesta

Tiếng Avesta là một ngôn ngữ Iran Đông thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu được biết tới nhờ các văn bản Hỏa giáo, như Avesta, mà từ đó người ta đặt tên cho ngôn ngữ này.

Mới!!: Hindu Kush và Tiếng Avesta · Xem thêm »

Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Hindu Kush và Tiếng Ba Tư · Xem thêm »

Tiếng Pashtun

Tiếng Pashtun (پښتو Pax̌tō), được gọi là Afghāni (افغانی) trong tiếng Ba Tư và Paṭhānī trong tiếng Hindi và Urdu, là một ngôn ngữ ở miền Nam-Trung Á, được nói bởi người Pashtun. Người nói ngôn ngữ này có một số tên gọi, gồm Pashtun và Pukhtun và đôi khi Afghan hay Pathan. Đây là một ngôn ngữ Iran Đông, thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Tiếng Pashtun là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan,Constitution of Afghanistan – và là ngôn ngữ khu vực đông người nói thứ hai tại Pakistan, chủ yếu ở miền tây và tây bắc đất nước. Những Khu vực Bộ lạc Liên bang Quản lý (FATA) của Pakistan gần 100% nói tiếng Pashtun, trong khi nó cũng là ngôn ngữ số đông ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa và các huyện miền bắc của Balochistan. Tiếng Pashtun là ngôn ngữ chính của kiều dân Pashtun khắp nơi trên thế giới. Tổng số người nói tiếng Pashtun trên toàn cầu được ước tính là từ 45–60 triệu.

Mới!!: Hindu Kush và Tiếng Pashtun · Xem thêm »

Tiếng Phạn

Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo.

Mới!!: Hindu Kush và Tiếng Phạn · Xem thêm »

Tiểu lục địa Ấn Độ

Tiểu lục địa Ấn Độ là một khu vực của châu Á nằm chủ yếu trên Mảng Ấn Đ.

Mới!!: Hindu Kush và Tiểu lục địa Ấn Độ · Xem thêm »

Tirich Mir

Tirich Mir (Khovar / Urdu: ترچ میر) (hay Terich Mir, Terichmir và Turch Mir) là ngọn núi cao nhất trong dãy Hindu Kush và là ngọn núi cao nhất thế giới bên ngoài dãy Himalaya - Karakoram, nằm ở Quận Chitral của Pakistan.

Mới!!: Hindu Kush và Tirich Mir · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Hindu Kush và Trung Quốc · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »