Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hadrianus

Mục lục Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

42 quan hệ: Anh, Antinous, Antoninus Pius, Armenia, Athens, Aurelius Victor, Đế quốc La Mã, Cassius Dio, Chết, Danh sách chấp chính quan La Mã, Danh sách Hoàng đế La Mã, Edward Gibbon, Hoàng đế, Hoàng đế La Mã, Lâu đài Thiên Thần, Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã, Legatus leucophaius, Legio V Macedonica, Liên minh châu Âu, Lucius Verus, Lưỡng Hà, Marcus Aurelius, Nerva, Người, Người Daci, Người Parthia, Quân sự, Roma, Sông Nin, Scipio Africanus, Syria (tỉnh La Mã), Tây Ban Nha, Thượng Pannonia, Traianus, Triều đại, Văn hóa, 10 tháng 7, 117, 136, 138, 24 tháng 1, 76.

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Hadrianus và Anh · Xem thêm »

Antinous

Tượng nửa người của Antinous từ Patras, (Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Athens) Antinoüs hay Antinoös (tiếng Hy Lạp) (CN 110/111 - CN 130), là một tùy tùng của hoàng đế La Mã Hadrian và cũng là người yêu của hoàng đế.

Mới!!: Hadrianus và Antinous · Xem thêm »

Antoninus Pius

Antoninus Pius Titus Aurelius Fulvus Boionius Arrius Antoninus (Titus Aelius Hadrianus Antoninus Augustus Pius;Weigel, Antoninus Pius ngày 19 tháng 9 năm 86-7 tháng 3 năm 161), thường được gọi theo tiếng Anh là Antoninus Pius,là hoàng đế La mã từ năm 138-161.

Mới!!: Hadrianus và Antoninus Pius · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Hadrianus và Armenia · Xem thêm »

Athens

Athens (Hy Lạp cổ:Ἀθῆναι, Athēnai; Hiện tại:Αθήνα, Athína) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm.

Mới!!: Hadrianus và Athens · Xem thêm »

Aurelius Victor

Sextus Aurelius Victor (khoảng 320 – khoảng 390) là một sử gia và chính khách sống dưới thời Đế quốc La Mã.

Mới!!: Hadrianus và Aurelius Victor · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Hadrianus và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Cassius Dio

Cassius Dio hay Dio Cassius là chính khách và nhà sử học La Mã gốc Hy Lạp.

Mới!!: Hadrianus và Cassius Dio · Xem thêm »

Chết

''Cái chết của Marat'' (''La Mort de Marat''), họa phẩm của Jacques-Louis David Một con khỉ bị tông chết Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể.

Mới!!: Hadrianus và Chết · Xem thêm »

Danh sách chấp chính quan La Mã

Không có mô tả.

Mới!!: Hadrianus và Danh sách chấp chính quan La Mã · Xem thêm »

Danh sách Hoàng đế La Mã

Augustus, Hoàng đế La Mã đầu tiên của chế độ Nguyên thủ. Danh hiệu ‘"Hoàng đế La Mã"’ được các nhà sử học về sau dùng để gọi người đứng đầu nhà nước La Mã trong thời kỳ đế quốc.

Mới!!: Hadrianus và Danh sách Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Edward Gibbon

Edward Gibbon (1737–1794) Edward Gibbon (27 tháng 4 năm 1737 - 16 tháng 1 năm 1794) là một nhà sử học và nghị sĩ trong Nghị viện Anh.

Mới!!: Hadrianus và Edward Gibbon · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Hadrianus và Hoàng đế · Xem thêm »

Hoàng đế La Mã

Hoàng đế La Mã là danh hiệu mà giới sử học dùng để gọi những người cai trị La Mã trong thời đại đế chế. Về mặt từ nguyên, từ "hoàng đế" (tiếng Anh:Emperor, tiếng Pháp:Empereur) bắt nguồn từ danh hiệu "Imperator" trong tiếng Latin, có nghĩa là "người cai trị đế quốc". Người được xem là hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, luôn tuyên bố mình là một công dân của nền Cộng hòa chứ không phải một vị vua theo kiểu phương Đông. Giống ông, những Hoàng đế sau đó coi danh hiệu của mình là một chức trách của nguyên thủ quốc gia-công dân thứ nhất, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội và trong nhiều trường hợp là cả vai trò trong tôn giáo nhà nước. Vì lý do trên, danh hiệu hoàng đế La Mã không thực sự là cha truyền con nối ít ra là trên danh nghĩa. Tuy nhiên từ thời Diocletianus, nền cai trị càng lúc càng trở nên có tính cách quân chủ. Đế quốc La Mã bị phân chia làm đôi từ thế kỷ IV và từ đó, trong khi đế quốc Tây La Mã nhanh chóng lụn bại, vị hoàng đế cuối cùng của Roma, Romulus Augustus phải thoái vị năm 476 thì đế quốc Đông La Mã hấp thu các yếu tố Đông phương trong đó có việc quân chủ hóa nền cai trị. Các vị Hoàng đế Byzantine tập trung quyền lực tối cao vào bản thân, gồm cả các yếu tố thần quyền, và tiếp tục trị vì cho tới năm 1453.

Mới!!: Hadrianus và Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Lâu đài Thiên Thần

Lâu đài Thiên Thần (tiếng Ý: Castel Sant'Angelo, tiếng Anh: Castle of the Holy Angel) là một tòa nhà cao, có hình trụ đứng, tọa lạc ở Công viên Adriano của Roma (Ý).

Mới!!: Hadrianus và Lâu đài Thiên Thần · Xem thêm »

Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã

Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã (tiếng Anh: The History of the Decline and Fall of the Roman Empire) là một bộ sách về lịch sử Đế quốc La Mã gồm sáu quyển do sử gia Anh Edward Gibbon viết.

Mới!!: Hadrianus và Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Legatus leucophaius

Legatus leucophaius là một loài chim trong họ Tyrannidae.

Mới!!: Hadrianus và Legatus leucophaius · Xem thêm »

Legio V Macedonica

Đồng tiền xu này được hoàng đế La Mã Gallienus phát hành để tôn vinh V ''Macedonica''. Dòng chữ khắc trên mặt trái đọc là LEG V MAC VI P VI F, nghĩa là "Legio V Macedonica sáu lần trung thành sáu lần trung nghĩa" XIII ''Gemina''. Legio quinta Macedonica (Quân đoàn Macedonia thứ năm) là một quân đoàn La Mã.

Mới!!: Hadrianus và Legio V Macedonica · Xem thêm »

Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu.

Mới!!: Hadrianus và Liên minh châu Âu · Xem thêm »

Lucius Verus

Lucius Verus Lucius Aurelius Verus (ngày 15 tháng 12 năm 130-169), sinh là Lucius Ceionius Commodus, được gọi đơn giản là Lucius Verus, là hoàng đế La Mã cùng với Marcus Aurelius (161-180), từ năm 161 cho đến khi ông qua đời.

Mới!!: Hadrianus và Lucius Verus · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Hadrianus và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Marcus Aurelius

Marcus Aurelius Antoninus Augustus, được biết trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180.

Mới!!: Hadrianus và Marcus Aurelius · Xem thêm »

Nerva

Marcus Cocceius Nerva (8 tháng 11 năm 30 – 27 tháng 1 năm 98) là hoàng đế La Mã từ năm 96 đến khi ông qua đời năm 98.

Mới!!: Hadrianus và Nerva · Xem thêm »

Người

Loài người (theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh", nên cũng được dịch sang tiếng Việt là trí nhân hay người tinh khôn) là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật có vú.

Mới!!: Hadrianus và Người · Xem thêm »

Người Daci

104 (i.e. southern side, left) Người Daci(Latin: Daci, tiếng Hy Lạp cổ đại: Δάκοι Dakoi, Δάοι Daoi, Δάκες "Dakes") là một tộc người Ấn-Âu, có quan hệ rất gần hoặc là một nhánh của người Thracia.

Mới!!: Hadrianus và Người Daci · Xem thêm »

Người Parthia

Một thanh niên trong trang phục Parthia, Palmyra, Syria vào nửa đầu thế kỷ III. Tượng khắc trang trí. Bảo tàng Louvre. Người Parthia là một dân tộc miền đông bắc Ba Tư, được biết đến vì đã đặt nền tảng về chính trị và văn hóa cho Vương quốc Arsaces sau này.

Mới!!: Hadrianus và Người Parthia · Xem thêm »

Quân sự

Quân sự theo nghĩa rộng: là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội hay các lực lượng vũ trang.

Mới!!: Hadrianus và Quân sự · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Hadrianus và Roma · Xem thêm »

Sông Nin

Sông Nin (tiếng Ả Rập: النيل, an-nīl, tiếng Ai cập cổ: iteru hay Ḥ'pī - có nghĩa là sông lớn), là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, tuy vậy có một số nguồn khác dẫn nghiên cứu năm 2007 cho rằng sông này chỉ dài thứ hai sau sông Amazon ở Nam Mỹ.

Mới!!: Hadrianus và Sông Nin · Xem thêm »

Scipio Africanus

Publius Cornelius Scipio Africanus (235-183 TCN), cũng gọi là Scipio Africanus và Scipio Già, hoặc Scipio châu Phi Già, là một vị tướng lĩnh trong Chiến tranh Punic lần thứ hai và là chính khách của Cộng hoà La Mã.

Mới!!: Hadrianus và Scipio Africanus · Xem thêm »

Syria (tỉnh La Mã)

Syria là một trong những tỉnh La Mã đầu tiên, nó được Pompeius sáp nhập vào đế quốc La Mã trong năm 64 TCN, như một hệ quả của cuộc viễn chinh quân sự ở phương Đông của ông.

Mới!!: Hadrianus và Syria (tỉnh La Mã) · Xem thêm »

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha (España), gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía tây nam châu Âu.

Mới!!: Hadrianus và Tây Ban Nha · Xem thêm »

Thượng Pannonia

Thượng Pannonia hoặc Pannonia Superior là tỉnh La Mã cổ đại với Carnuntum là thủ phủ của nó.

Mới!!: Hadrianus và Thượng Pannonia · Xem thêm »

Traianus

Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus hay còn gọi là Trajan (18 tháng 9 năm 53 – 9 tháng 8 năm 117), là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 98 tới khi qua đời năm 117.

Mới!!: Hadrianus và Traianus · Xem thêm »

Triều đại

Lăng Hùng vương trên núi Nghĩa Lĩnh Triều đại, hay vương triều, thường là danh từ để gọi chung hai hay nhiều vua chúa của cùng một gia đình nối tiếp nhau trị vì một lãnh thổ nào đó.

Mới!!: Hadrianus và Triều đại · Xem thêm »

Văn hóa

Nghệ thuật Ai Cập cổ đại Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Mới!!: Hadrianus và Văn hóa · Xem thêm »

10 tháng 7

Ngày 10 tháng 7 là ngày thứ 191 (192 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Hadrianus và 10 tháng 7 · Xem thêm »

117

Năm 117 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Hadrianus và 117 · Xem thêm »

136

Năm 136 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Hadrianus và 136 · Xem thêm »

138

Năm 138 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Hadrianus và 138 · Xem thêm »

24 tháng 1

Ngày 24 tháng 1 là ngày thứ 24 trong lịch Gregory.

Mới!!: Hadrianus và 24 tháng 1 · Xem thêm »

76

Năm 76 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Hadrianus và 76 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hadrian, Publius Aelius Hadrianus, Publius Aelius Traianus Hadrianus.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »