Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Giáo phụ

Mục lục Giáo phụ

Các Giáo phụ, tiểu họa thế kỷ XI từ Kiev. Các Giáo phụ hay Giáo phụ tiên khởi là những nhà thần học Kitô giáo thời sơ khởi và thường có ảnh hưởng sâu rộng, một số vị là giảng sư hoặc giám mục thời danh.

43 quan hệ: Ai Cập, Ambrôsiô, Anh giáo, Antôn Cả, Athanasiô thành Alexandria, Augustinô thành Hippo, Basiliô Cả, Công đồng Chalcedon, Công đồng Nicaea II, Chính thống giáo Đông phương, Cyrillô thành Alexandria, Ephrem xứ Syria, Giám mục, Giáo hội Công giáo Rôma, Giáo hội Luther, Giáo hoàng Đamasô I, Giáo hoàng Clêmentê I, Giáo hoàng Grêgôriô I, Giêrônimô, Gioan Kim Khẩu, Gioan thành Damascus, Grêgôriô thành Nazianzus, Hilariô thành Pictavium, Irênê, Isiđôrô, Justinô Tử đạo, Kitô giáo, Kitô giáo Đông phương, Kitô giáo sơ khai, Kitô giáo Tây phương, Mười hai sứ đồ, Origenes, Pachomius Cả, Pôlycarpô, Tertullianus, Thánh (Kitô giáo), Thánh truyền, Thần học, Tiến sĩ Hội Thánh, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Hy Lạp Koine, Tiếng Latinh, Tiếng Syriac.

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Giáo phụ và Ai Cập · Xem thêm »

Ambrôsiô

Ambrôsiô (tiếng Anh: Ambrose, tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Aurelius Ambrosius) (k. 340 - 4 tháng 4, 397) - được Giáo hội tôn vinh là Thánh Ambrôsiô, là Tổng giám mục thành Milano từ năm 374 tới năm 397.

Mới!!: Giáo phụ và Ambrôsiô · Xem thêm »

Anh giáo

Nhà thờ chính tòa Canterbury, Tổng Giám mục Canterbury là nhà lãnh đạo danh dự của Cộng đồng Anh giáo. Anh giáo là một tôn giáo truyền thống thuộc Kitô giáo bao gồm những giáo hội có mối quan hệ lịch sử với Giáo hội Anh, phần lớn gia nhập Cộng đồng Anh giáo hay Khối Hiệp thông Anh giáo (Anglican Communion).

Mới!!: Giáo phụ và Anh giáo · Xem thêm »

Antôn Cả

Antôn Cả (k. 251 – 356 CN), cũng được gọi là Antôn miền Ai Cập, Antôn Ẩn sĩ hay Antôn Sa mạc, là một vị thánh Kitô giáo người Ai Cập.

Mới!!: Giáo phụ và Antôn Cả · Xem thêm »

Athanasiô thành Alexandria

Athanasiô thành Alêxanđria (Ἀθανάσιος Ἀλεξανδρείας Athanásios Alexandrías) (khoảng 296-298 – 2 tháng 5 năm 373), cũng được gọi là Thánh Athanasiô Cả, là Giám mục thành Alêxanđria thứ 20.

Mới!!: Giáo phụ và Athanasiô thành Alexandria · Xem thêm »

Augustinô thành Hippo

Augustinô thành Hippo (tiếng Latinh: Aurelius Augustinus Hipponensis; tiếng Hy Lạp: Αὐγουστῖνος Ἱππῶνος, Augoustinos Hippōnos; 13 tháng 11, 354 - 28 tháng 8, 430), còn gọi là Thánh Augustinô hay Thánh Âu Tinh, là một nhà thần học và triết học có nhiều ảnh hưởng trong Cơ Đốc giáo Tây phương và triết học phương Tây.

Mới!!: Giáo phụ và Augustinô thành Hippo · Xem thêm »

Basiliô Cả

Basiliô thành Caesarea, còn được gọi là Thánh Basiliô Cả (Ἅγιος Βασίλειος ὁ Μέγας) (329/330 - 379) là một Giám mục thành Caesarea Mazaca thuộc vùng Capadocia, Tiểu Á. Ông là người sáng lập một dòng tu ở vùng Pontus gần Biển Đen, và là tác giả của một bộ quy tắc tu trì sau trở thành quy tắc chính cho lối sống đan tu của các giáo hội Đông phương, đây cũng là nguồn cảm hứng cho bộ Tu luật Biển Đức của thánh Bênêđictô thành Norcia ở Tây phương.

Mới!!: Giáo phụ và Basiliô Cả · Xem thêm »

Công đồng Chalcedon

Công Đồng Chalcedon hay Calcedonia đã đưa ra một định nghĩa quan trọng có tính cách quyết định cho việc trình bày đức tin về tín điều Nhập thể của Chúa Giêsu.

Mới!!: Giáo phụ và Công đồng Chalcedon · Xem thêm »

Công đồng Nicaea II

Nữa hoàng Irene và hoàng đế Constantin tại Công đồng chung thứ bảy Công đồng Nicaea II do Nữ hoàng Irene triệu tập vào năm 787 dưới triều Giáo hoàng Ađrianô I. Có khoảng 300 Giám mục Đông Phương, 2 sứ thần tham dự 8 khóa họp từ 24-9 đến 23-10.

Mới!!: Giáo phụ và Công đồng Nicaea II · Xem thêm »

Chính thống giáo Đông phương

Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.

Mới!!: Giáo phụ và Chính thống giáo Đông phương · Xem thêm »

Cyrillô thành Alexandria

Cyrillô của Alexandria (Cyrillus Alexandrinus; sinh khoảng 376 – mất 444) là Thượng phụ Alexandria từ 412 đến 444.

Mới!!: Giáo phụ và Cyrillô thành Alexandria · Xem thêm »

Ephrem xứ Syria

Ephrem xứ Syria (tiếng Syriac: ܡܪܝ ܐܦܪܝܡ ܣܘܪܝܝܐ, tiếng Hy Lạp: Ἐφραίμ ὁ Σῦρος, Ephraem Syrus; k. 306 – 373) là một phó tế và nhà sáng tác thánh ca tiếng Syriac thế kỷ 4 từ vùng Syria.

Mới!!: Giáo phụ và Ephrem xứ Syria · Xem thêm »

Giám mục

Giám mục là chức sắc được tấn phong trong một số giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, nắm giữ các vị trí quan trọng trong giáo hội.

Mới!!: Giáo phụ và Giám mục · Xem thêm »

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma) là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị Giám mục Giáo phận Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô.

Mới!!: Giáo phụ và Giáo hội Công giáo Rôma · Xem thêm »

Giáo hội Luther

Hoa hồng Luther Cộng đồng các Giáo hội Luther hình thành từ phong trào cải cách bên trong Cơ Đốc giáo, khởi nguồn từ những quan điểm thần học của Martin Luther được thể hiện qua các tác phẩm của ông.

Mới!!: Giáo phụ và Giáo hội Luther · Xem thêm »

Giáo hoàng Đamasô I

Damasus I (Tiếng Việt: Đamasô I) là Giáo hoàng kế nhiệm Giáo hoàng Liberius và là Giáo hoàng thứ 37 của Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Giáo phụ và Giáo hoàng Đamasô I · Xem thêm »

Giáo hoàng Clêmentê I

Clêmentê I (Latinh: Clemens I) cũng được gọi là Clement thành Roma hay Clement thuộc Roma (Latinh: Clemens Romanus), để phân biệt với Alessandrinus (?-97).

Mới!!: Giáo phụ và Giáo hoàng Clêmentê I · Xem thêm »

Giáo hoàng Grêgôriô I

Giáo hoàng Grêgôriô I (Latinh: Gregorius I), thường được biết đến là Thánh Grêgôriô Cả, là vị giáo hoàng thứ 64 của Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Giáo phụ và Giáo hoàng Grêgôriô I · Xem thêm »

Giêrônimô

Thánh Giêrônimô (khoảng 347 tại Stridon, Nam Tư – 30 tháng 9 năm 420 tại Bethlehem; tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος Ἱερώνυμος), cũng được gọi là Thánh Giêrôm (Hierom) là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh.

Mới!!: Giáo phụ và Giêrônimô · Xem thêm »

Gioan Kim Khẩu

Gioan Kim Khẩu (k. 347 – 407, Ἰωάννης ὁ Χρυσόστομος, Ioannes Chrysostomos) là Tổng giám mục thành Constantinopolis.

Mới!!: Giáo phụ và Gioan Kim Khẩu · Xem thêm »

Gioan thành Damascus

Thánh Gioan thành Damascus (Ἰωάννης ὁ Δαμασκηνός, Iōannēs ho Damaskēnos; Ioannes Damascenus; يوحنا الدمشقي, ALA-LC: Yūḥannā ad-Dimashqī), cũng có tên khác là Gioan người Damascus và Χρυσορρόας / Chrysorrhoas (nghĩa đen "dòng suối vàng"; nghĩa là "diễn giả vàng"; sinh năm 675 hoặc 676 – 4 tháng 12 năm 749) là một tu sĩ và linh mục người Syria.

Mới!!: Giáo phụ và Gioan thành Damascus · Xem thêm »

Grêgôriô thành Nazianzus

Grêgôriô thành Nazianzô (329 - 25 tháng 1, 389 hoặc 390Liturgy of the Hours Volume I, Proper of Saints, January 2.), còn được gọi là Grêgôriô Nhà thần học hay Grêgôriô Nazianzênô (Γρηγόριος Ναζιανζηνός Grēgorios Nazianzēnos) là một Tổng giám mục thành Constantinopolis thế kỷ thứ 4.

Mới!!: Giáo phụ và Grêgôriô thành Nazianzus · Xem thêm »

Hilariô thành Pictavium

Hilariô thành Pictavium (k. 310 – k. 367, tiếng Latinh: Hilarius Pictaviensis) là một Giám mục thành Pictavium (nay là Poitiers).

Mới!!: Giáo phụ và Hilariô thành Pictavium · Xem thêm »

Irênê

Irênê (tiếng Hy Lạp: Εἰρηναῖος, tiếng Latinh và tiếng Anh: Irenaeus) (đầu thế kỷ II – k. 202 CN), cũng được tôn vinh là Thánh Irênê, là Giám mục thành Lugdunum xứ Gallia (Gaule), thuộc Đế quốc La Mã (nay là Lyon, Pháp).

Mới!!: Giáo phụ và Irênê · Xem thêm »

Isiđôrô

Thánh Isiđôrô thành Hispalis (Isidorus Hispalensis; k. 560 – 636) là một học giả và là Tổng giám mục thành Hispalis (Sevilla ngày nay) trong hơn ba thập kỷ.

Mới!!: Giáo phụ và Isiđôrô · Xem thêm »

Justinô Tử đạo

Thánh Justinô, còn được gọi là Justinô Tử đạo (100–165), là một nhà biện hộ học Kitô giáo thời sơ khởi, ông được coi là người đầu tiên diễn giải ý niệm về Logos (Ngôi Lời) trong thế kỷ thứ 2.

Mới!!: Giáo phụ và Justinô Tử đạo · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Giáo phụ và Kitô giáo · Xem thêm »

Kitô giáo Đông phương

Kitô giáo Đông phương bao gồm các truyền thống Kitô giáo phát triển ở Trung Đông và Đông Âu.

Mới!!: Giáo phụ và Kitô giáo Đông phương · Xem thêm »

Kitô giáo sơ khai

Vào thuở Kitô giáo sơ khai, một tín hữu có thể vẽ một cung trên đất khi gặp một người khác, nếu chia sẻ cùng niềm tin, người này sẽ vẽ tiếp một cung nữa để hoàn chỉnh hình con cá (Ichthys), một biểu trưng của Kitô giáo. Kitô giáo sơ khai là giai đoạn của Kitô giáo trước khi diễn ra Công đồng Nicaea I năm 325.

Mới!!: Giáo phụ và Kitô giáo sơ khai · Xem thêm »

Kitô giáo Tây phương

Kitô giáo Tây phương bao gồm Giáo hội Latinh thuộc Công giáo Rôma và các nhóm Tin Lành.

Mới!!: Giáo phụ và Kitô giáo Tây phương · Xem thêm »

Mười hai sứ đồ

Mười hai Sứ đồ (Hi văn "απόστολος" apostolos, có nghĩa là "người được sai phái", "sứ giả"), còn được gọi là Mười hai Tông đồ hoặc Mười hai Thánh Tông đồ, là những người Do Thái xứ Galilee (10 vị có tên bằng tiếng Aram, 4 vị có tên bằng tiếng Hy Lạp) được tuyển chọn trong số các môn đệ, rồi được Chúa Giê-su sai đi rao giảng Phúc âm cho người Do Thái và các dân tộc khác.

Mới!!: Giáo phụ và Mười hai sứ đồ · Xem thêm »

Origenes

Origenes (Ōrigénēs), hoặc Origenes Adamantius (Ōrigénēs Adamántios; 184/185 – 253/254), là một học giả thần học giai đoạn sơ khai của Kitô giáo.

Mới!!: Giáo phụ và Origenes · Xem thêm »

Pachomius Cả

Thánh Pachomius Cả (Παχώμιος Pakhomios, kh. 292–348), thường được công nhận là người sáng lập lối sống đan tu cộng đoàn trong Kitô giáo.

Mới!!: Giáo phụ và Pachomius Cả · Xem thêm »

Pôlycarpô

Pôlycarpô (Πολύκαρπος, Polýkarpos) là một nhà lãnh đạo Kitô giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

Mới!!: Giáo phụ và Pôlycarpô · Xem thêm »

Tertullianus

Tertullianus, tên đầy đủ Quintus Septimius Florens Tertullianus, k. 155 – k. 240 CN, là một tác giả Kitô giáo sơ khai từ thành Carthago của tỉnh Africa thuộc La Mã.

Mới!!: Giáo phụ và Tertullianus · Xem thêm »

Thánh (Kitô giáo)

Trong nghệ thuật Kitô giáo truyền thống, các thánh được vẽ đeo vầng hào quang trên đầu. Trong một số giáo pháp Kitô giáo, thánh là những người nam hay nữ bằng nhiều cách thức khác nhau tuyên xưng niềm trung thành của họ với Thiên Chúa, sống chứng nhân cho Chúa và sau khi chết có những dấu chỉ đặc biệt được giáo hội công nhận là đó là những phép lạ.

Mới!!: Giáo phụ và Thánh (Kitô giáo) · Xem thêm »

Thánh truyền

Thánh truyền (còn gọi là Truyền thống thiêng liêng hay truyền thống thánh) là một thuật ngữ thần học được sử dụng trong một số truyền thống Kitô giáo, chủ yếu trong Công giáo Rôma, Anh giáo, Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cựu Đông phương và Cảnh giáo, đề cập đến nguồn cơ sở hình thành thẩm quyền của giáo hội.

Mới!!: Giáo phụ và Thánh truyền · Xem thêm »

Thần học

Thánh Alberto Cả Thần học là ngành nghiên cứu về các thần thánh, hay rộng hơn là về niềm tin tôn giáo, thực hành và trải nghiệm tôn giáo, về linh hồn.

Mới!!: Giáo phụ và Thần học · Xem thêm »

Tiến sĩ Hội Thánh

Danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh (tiếng Latinh từ chữ docere, giảng dạy) trong Giáo hội Công giáo Rôma dành cho các vị Thánh mà các bài viết được toàn thể Giáo hội công nhận là có ảnh hưởng và lợi ích lớn, cũng như "sự hiểu biết nổi bật" và "sự thánh thiện rộng lớn" đã được tuyên bố bởi Giáo hoàng hoặc một bởi một Công đồng đại kết.

Mới!!: Giáo phụ và Tiến sĩ Hội Thánh · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Giáo phụ và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp Koine

Tiếng Hy Lạp Koine, hay tiếng Hy Lạp Phổ thông (ἡ κοινὴ διάλεκτος, "phương ngữ phổ thông"), còn gọi là tiếng Attica phổ thông hoặc phương ngữ Alexandria, là dạng liên khu vực phổ thông của tiếng Hy Lạp được nói và viết trong suốt Giai đoạn Hellenic và thời Đế quốc La Mã cổ đại.

Mới!!: Giáo phụ và Tiếng Hy Lạp Koine · Xem thêm »

Tiếng Latinh

Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã).

Mới!!: Giáo phụ và Tiếng Latinh · Xem thêm »

Tiếng Syriac

Tiếng Syriac hay tiếng Suryani (ܠܫܢܐ ܣܘܪܝܝܐ) là một phương ngữ của tiếng Aram Trung kỳ, từng được nói khắp vùng Trăng lưỡi liềm Màu mỡ và Đông Arabia.

Mới!!: Giáo phụ và Tiếng Syriac · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Giáo Phụ.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »