Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Gliese 581

Mục lục Gliese 581

Gliese 581 là một sao lùn đỏ với loại phổ M3V, nằm cách Trái Đất 20,3 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Xứng.

49 quan hệ: Beta Librae, Cấp sao biểu kiến, Cấp sao tuyệt đối, Chòm sao, Danh sách hệ hành tinh, Dịch vụ mạng xã hội, Ganymede (vệ tinh), Gliese 581 b, Gliese 581 d, Gliese 581 e, Hành tinh, Hành tinh đất đá, Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, Hệ hành tinh, Hệ Mặt Trời, Hệ sao, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, Hiệu ứng nhà kính, Kính viễn vọng vô tuyến, Kỷ nguyên (thiên văn học), Khí hậu, Khối lượng, Khu vực có thể sống được, Kilômét, Mặt Trời, Nanômét, Năm ánh sáng, Parsec, Phân loại sao, Phản ứng tổng hợp hạt nhân, Phổ học, Procyon, Sao, Sao Hải Vương, Sao Hỏa, Sao Kim, Sao lùn đỏ, Sao Mộc, Sao Thiên Lang, Sao Thiên Vương, Sao xung, Scientific American, SIMBAD, Thiên Bình (chòm sao), Tia hồng ngoại, Tia X, Trái Đất, Ukraina, Vật đen.

Beta Librae

Beta Librae (β Librae, viết tắt là Beta Lib, β Lib), cũng được đặt tên là Zubeneschamali, là (bất chấp ký hiệu 'beta' của nó) ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Hoàng đạo Thiên Bình.

Mới!!: Gliese 581 và Beta Librae · Xem thêm »

Cấp sao biểu kiến

Cấp sao biểu kiến (m-magnitude) của một thiên thể (ngôi sao, hành tinh,...) là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo lôgarít của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu.

Mới!!: Gliese 581 và Cấp sao biểu kiến · Xem thêm »

Cấp sao tuyệt đối

Cấp sao tuyệt đối (M) là độ sáng của thiên thể, tính ở khoảng cách cho trước 10pc (3,08.1014km) cách người quan sát.

Mới!!: Gliese 581 và Cấp sao tuyệt đối · Xem thêm »

Chòm sao

Lạp Hộ (Orion) là một chòm sao đáng chú ý, nó được nhìn thấy từ mọi nơi trên Trái Đất (nhưng không phải quanh năm). Chòm sao là một nhóm các ngôi sao được người ta nhìn thấy trên bầu trời về ban đêm là gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó.

Mới!!: Gliese 581 và Chòm sao · Xem thêm »

Danh sách hệ hành tinh

vi thấu kính hấp dẫn Multicol-end Cho đến 30 tháng 4 năm 2013, đã có hệ hành tinh được biết đến.

Mới!!: Gliese 581 và Danh sách hệ hành tinh · Xem thêm »

Dịch vụ mạng xã hội

Dịch vụ mạng xã hội, tiếng Anh: social networking service là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Mới!!: Gliese 581 và Dịch vụ mạng xã hội · Xem thêm »

Ganymede (vệ tinh)

Ganymede (phiên âm /ˈgænɨmiːd/ GAN-ə-meed) là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.

Mới!!: Gliese 581 và Ganymede (vệ tinh) · Xem thêm »

Gliese 581 b

Gliese 581 b hoặc Gl 581 b là một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời quay quanh ngôi sao Gliese 581.

Mới!!: Gliese 581 và Gliese 581 b · Xem thêm »

Gliese 581 d

Gliese 581 d là một ngoại hành tinh (nằm ngoài hệ mặt trời) cách khoảng 20 năm ánh sáng từ chòm sao Thiên Xứng.

Mới!!: Gliese 581 và Gliese 581 d · Xem thêm »

Gliese 581 e

Gliese 581 e là một ngoại hành tinh (nằm ngoài hệ Mặt Trời) có nhiều đặc điểm tương đồng với Trái Đất được các nhà khoa học châu Âu phát hiện vào thứ ba, 21/4, 2009.

Mới!!: Gliese 581 và Gliese 581 e · Xem thêm »

Hành tinh

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium, và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vi thể hành tinh.

Mới!!: Gliese 581 và Hành tinh · Xem thêm »

Hành tinh đất đá

Hành tinh vòng trong Hệ Mặt trời. Hành tinh đất đá (hay còn gọi là hành tinh kiểu Trái Đất, tuy rằng không nhất thiết phải có thủy quyển) là các hành tinh có cấu trúc và các tính chất giống các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời (như Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa): có bề mặt chắc cứng, khối lượng khá thấp, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và các kim loại nặng.

Mới!!: Gliese 581 và Hành tinh đất đá · Xem thêm »

Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

pulsar timing multicol-end Các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được khám phá bởi các phương pháp: gia tốc xuyên tâm (các chấm màu xanh), quan sát sự bay ngang qua của hành tinh (đỏ) và khuếch đại hấp dẫn (''gravitational microlensing'', vàng) đến ngày 31 tháng 8 năm 2004. Hình này cũng bao gồm hạn chế nhận ra của các dụng cụ từ vũ trụ và mặt đất tương lai. Hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời (tiếng Anh: extrasolar planet) hay ngoại hành tinh (exoplanet) là những hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Gliese 581 và Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời · Xem thêm »

Hệ hành tinh

Minh họa hệ hành tinh. Hệ hành tinh là tập hợp các thiên thể liên kết hấp dẫn với nhau trong quỹ đạo quanh một ngôi sao hoặc hệ sao.

Mới!!: Gliese 581 và Hệ hành tinh · Xem thêm »

Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Mới!!: Gliese 581 và Hệ Mặt Trời · Xem thêm »

Hệ sao

Hệ sao hoặc hệ thống sao là số lượng nhỏ các ngôi sao cùng một quỹ đạo, và bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn.

Mới!!: Gliese 581 và Hệ sao · Xem thêm »

Hiệp hội Thiên văn Quốc tế

Hiệp hội Thiên văn Quốc tế viết tắt là IAU (International Astronomical Union) là hiệp hội của các hiệp hội thiên văn học khắp nơi trên thế giới.

Mới!!: Gliese 581 và Hiệp hội Thiên văn Quốc tế · Xem thêm »

Hiệu ứng nhà kính

Chu trình hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang.

Mới!!: Gliese 581 và Hiệu ứng nhà kính · Xem thêm »

Kính viễn vọng vô tuyến

nhỏ Kính viễn vọng vô tuyến hay kính thiên văn vô tuyến (tiếng Anh: radio telescope) là một dạng của ăng ten hướng tính sử dụng trong thiên văn vô tuyến.

Mới!!: Gliese 581 và Kính viễn vọng vô tuyến · Xem thêm »

Kỷ nguyên (thiên văn học)

Trong thiên văn học, một kỷ nguyên là một khoảng thời gian, dùng như là một điểm tham chiếu cho một số lượng các sự kiện thiên văn có thời gian khác nhau, như các tọa độ thiên văn, hay tham số quỹ đạo elíp của một thiên thể, khi những thành phần này (thông thường) gặp phải nhiễu loạn và thay đổi theo thời gian.

Mới!!: Gliese 581 và Kỷ nguyên (thiên văn học) · Xem thêm »

Khí hậu

Phân loại các vùng khí hậu trên thế giới Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Mới!!: Gliese 581 và Khí hậu · Xem thêm »

Khối lượng

Khối lượng đồng thời là một tính chất vật lí của một khối vật chất và thước đo quán tính của vật đối với gia tốc khi bị một hợp lực tác dụng vào.

Mới!!: Gliese 581 và Khối lượng · Xem thêm »

Khu vực có thể sống được

Trong thiên văn học, khu vực có thể sống được (HZ) hay vùng ở được là nơi cách ngôi sao một khoảng mà những hành tinh kiểu Trái Đất có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt của chúng và sự sống có thể phát triển trên những hành tinh này.

Mới!!: Gliese 581 và Khu vực có thể sống được · Xem thêm »

Kilômét

Một kilômét (từ tiếng Pháp: kilomètre, viết tắt là km) là một khoảng cách bằng 1000 mét.

Mới!!: Gliese 581 và Kilômét · Xem thêm »

Mặt Trời

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Gliese 581 và Mặt Trời · Xem thêm »

Nanômét

Một nanômét (viết tắt là nm) là một khoảng cách bằng một phần tỉ mét (10−9 m).

Mới!!: Gliese 581 và Nanômét · Xem thêm »

Năm ánh sáng

Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn.

Mới!!: Gliese 581 và Năm ánh sáng · Xem thêm »

Parsec

Parsec (viết tắt pc) là đơn vị dài dùng trong thiên văn học, là thị sai của một giây cung.

Mới!!: Gliese 581 và Parsec · Xem thêm »

Phân loại sao

Trong thiên văn học, phân loại sao là phân loại của các sao ban đầu dựa trên nhiệt độ quang quyển và các đặc trưng quang phổ liên quan của nó, rồi sau đó chuyển đổi thành thuật ngữ của các đặc trưng khác.

Mới!!: Gliese 581 và Phân loại sao · Xem thêm »

Phản ứng tổng hợp hạt nhân

Phản ứng tổng hợp hạt nhân D-T xem là nguồn năng lượng tiềm tàng. Phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch, phản ứng hợp hạch, trong vật lý học, là quá trình 2 hạt nhân hợp lại với nhau để tạo nên một nhân mới nặng hơn.

Mới!!: Gliese 581 và Phản ứng tổng hợp hạt nhân · Xem thêm »

Phổ học

vạch chính, đặc trưng cho thành phần hóa học của các chất trong ngọn lửa. Quang phổ học hay phân quang học, theo ý nghĩa ban đầu, là môn khoa học nghiên cứu về quang phổ, tìm ra các quy luật liên hệ giữa các tính chất vật lý và hóa học của hệ vật chất với các quang phổ phát xạ hay hấp thụ của chúng; và ứng dụng các quy luật này trong các phương pháp phân tích quang phổ, tìm lại tính chất của hệ vật chất từ quang phổ quan sát được.

Mới!!: Gliese 581 và Phổ học · Xem thêm »

Procyon

Procyon, cũng được định danh là Alpha Canis Minoris (α Canis Minoris, viết tắt Alpha CMi, α CMi), là ngôi sáng sáng nhất trong chòm sao of Tiểu Khuyển.

Mới!!: Gliese 581 và Procyon · Xem thêm »

Sao

Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn.

Mới!!: Gliese 581 và Sao · Xem thêm »

Sao Hải Vương

Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Gliese 581 và Sao Hải Vương · Xem thêm »

Sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, (Tiếng Anh: Mars) là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ.

Mới!!: Gliese 581 và Sao Hỏa · Xem thêm »

Sao Kim

Sao Kim hay Kim tinh (chữ Hán: 金星), còn gọi là sao Thái Bạch (太白), Thái Bạch Kim tinh (太白金星), là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất.

Mới!!: Gliese 581 và Sao Kim · Xem thêm »

Sao lùn đỏ

Hình khái niệm của nghệ sĩ về một ngôi sao lùn đỏ. Các ngôi sao lùn đỏ chiếm đa số trong tất cả các ngôi sao Theo biểu đồ Hertzsprung-Russell, một ngôi sao lùn đỏ là một sao khá nhỏ và có nhiệt độ thấp, trong dãy chính, hay cuối kiểu quang phổ K hay M. Chúng chiếm đại đa số trong các sao và có khối lượng chưa tới một nửa khối lượng Mặt Trời (xuống tới khoảng 0.075 khối lượng Mặt Trời, là các sao lùn nâu) và có nhiệt độ bề mặt chưa tới 3.500 K.

Mới!!: Gliese 581 và Sao lùn đỏ · Xem thêm »

Sao Mộc

Sao Mộc hay Mộc tinh (chữ Hán: 木星) là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Gliese 581 và Sao Mộc · Xem thêm »

Sao Thiên Lang

Sirius hay Thiên Lang tinh là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời với cấp sao biểu kiến là -1,46, sáng gấp 2 lần so với Canopus, ngôi sao tiếp theo trong danh sách những ngôi sao sáng nhất.

Mới!!: Gliese 581 và Sao Thiên Lang · Xem thêm »

Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Mới!!: Gliese 581 và Sao Thiên Vương · Xem thêm »

Sao xung

bức xạ của pulsar gây nên 250px Sao xung (hay pulsar) là các sao neutron xoay rất nhanh, nó biểu hiện như một nguồn sóng radio, được phát ra đều đặn ở các chu kì ngắn.

Mới!!: Gliese 581 và Sao xung · Xem thêm »

Scientific American

Scientific American (viết tắt là SciAm) là tạp chí khoa học thường thức của Nature Publishing Group ở Hoa Kỳ.

Mới!!: Gliese 581 và Scientific American · Xem thêm »

SIMBAD

Đài quan sát Strasbourg SIMBAD (viết tắt của Set of Identifications, Measurements, and Bibliography for Astronomical Data - Tập hợp các nhận dạng, đo đạc và tiểu sử cho dữ liệu thiên văn học) là một cơ sở dữ liệu thiên văn của các thiên thể bên ngoài Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Gliese 581 và SIMBAD · Xem thêm »

Thiên Bình (chòm sao)

Thiên Bình(còn gọi Thiên Xứng 天秤/天稱, (♎, trong ngôn ngữ một số nước phương Tây và tiếng Latinh là Libra để chỉ cái cân đĩa) là một chòm sao trong hoàng đạo. Nó là một chòm sao khá mờ và không có ngôi sao nào có độ sáng cấp một, nằm giữa Xử Nữ về phía tây và Thiên Yết về phía đông. Như tên gọi của các sao sáng hơn cả, nó là một phần trong các vuốt của Bọ Cạp.

Mới!!: Gliese 581 và Thiên Bình (chòm sao) · Xem thêm »

Tia hồng ngoại

Hình ảnh của một chú chó chụp bằng ''camera hồng ngoại nhiệt''. Những chỗ có nhiệt độ cao phát ra tia hồng ngoại tần số cao hơn, thể hiện bằng màu nóng sáng hơn trên hình. Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba.

Mới!!: Gliese 581 và Tia hồng ngoại · Xem thêm »

Tia X

Röntgen Bức xạ X (bao gồm tia X hay X-ray) là một dạng của sóng điện từ.

Mới!!: Gliese 581 và Tia X · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Gliese 581 và Trái Đất · Xem thêm »

Ukraina

Ukraina (tiếng Ukraina: Україна, tiếng Anh: Ukraine, chuyển tự Latinh: Ukrayina) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu.

Mới!!: Gliese 581 và Ukraina · Xem thêm »

Vật đen

Trong vật lý học, vật đen tuyệt đối, hay ngắn gọn là vật đen, là vật hấp thụ hoàn toàn tất cả các bức xạ điện từ chiếu đến nó, bất kể bước sóng nào.

Mới!!: Gliese 581 và Vật đen · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

GJ 581, NLTT 39886.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »