Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Erwin Schrödinger

Mục lục Erwin Schrödinger

Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger (12 tháng 8 năm 1887 – 4 tháng 1 năm 1961), là nhà vật lý người Áo với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết cơ học lượng tử, đặc biệt là cơ học sóng: ông nêu ra phương trình sóng mô tả trạng thái của hệ lượng tử (phương trình Schrödinger phụ thuộc thời gian và dừng) và đã chứng minh hai hình thức cơ học sóng và cơ học ma trận của Werner Heisenberg về bản chất là giống nhau.

63 quan hệ: Albert Einstein, Anschluss, Arthur Schopenhauer, Áo, Đại học Edinburgh, Đại học Graz, Đại học Humboldt Berlin, Đại học Oxford, Đại học Princeton, Đại học Zürich, Đạo đức học, Đảo Ireland, Đế quốc Áo-Hung, Đức, Điện từ học cổ điển, Ấn Độ giáo, Éamon de Valera, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Berlin, Công giáo, Chôn cất, Chủ nghĩa vô thần, Con mèo của Schrödinger, Cơ học lượng tử, Cơ học thống kê, Di truyền học, DNA, Felix Bloch, Francis Crick, Gen, Giáo hội Luther, Giải Nobel Vật lý, Gorizia, Habilitation à diriger les recherches, Huy chương Max Planck, James D. Watson, Jena, Khoa học, Lao, Lý thuyết thống nhất lớn, Linus Pauling, Lưỡng tính sóng-hạt, Max Planck, Nhiệt động lực học, Paul Dirac, Phân tử, Phương trình Schrödinger, Schrödinger (định hướng), Sinh vật, Stuttgart, ..., Tôn giáo, Tự nhiên, Thuyết phiếm thần, Thuyết tương đối rộng, Triết học, Vũ trụ, Vũ trụ học, Vật lý học, Vedanta, Viên, Viện dưỡng lão, Vienna (định hướng), Werner Heisenberg. Mở rộng chỉ mục (13 hơn) »

Albert Einstein

Albert Einstein (phiên âm: Anh-xtanh; 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).

Mới!!: Erwin Schrödinger và Albert Einstein · Xem thêm »

Anschluss

Lính biên phòng Đức và Áo dỡ bỏ một cửa khẩu vào năm 1938. Anschluss (hay Kết nối), còn gọi là Anschluss Österreichs (Sát nhập Áo) là thuật ngữ tuyên truyền của Đức Quốc xã đề cập đển sự kiện Áo sát nhập vào quốc gia này trong tháng 3 năm 1938.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Anschluss · Xem thêm »

Arthur Schopenhauer

Arthur Schopenhauer (22 tháng 2 1788 - 21 tháng 9 1860) là một nhà triết học người Đức, nổi tiếng nhất với tác phẩm "The World as Will and Representation" (Thế giới như là ý chí và biểu tượng).

Mới!!: Erwin Schrödinger và Arthur Schopenhauer · Xem thêm »

Áo

Áo (Österreich), tên chính thức là Cộng hòa Áo (Republik Österreich), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp biển với hơn 8,7 triệu người dân tại Trung Âu.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Áo · Xem thêm »

Đại học Edinburgh

Đại học Edinburgh (viết tắt Edin. trong các văn bản giấy tờ), thành lập năm 1582, là trường đại học lâu đời thứ sáu trong thế giới nói tiếng Anh và là một trong những trường đại học cổ đại của Scotland.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đại học Edinburgh · Xem thêm »

Đại học Graz

Đại học Graz (tiếng Đức, Karl-Franzens-Universität Graz), là một trường đại học danh tiếng tọa lạc ở Graz, Áo, là trường đại học lớn thứ 3 và cổ thứ nhì ở Áo.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đại học Graz · Xem thêm »

Đại học Humboldt Berlin

Viện Đại học Humboldt Berlin (tiếng Đức: Humboldt-Universität zu Berlin), còn gọi là Viện Đại học Humboldt hay Đại học Humboldt, là một trong những viện đại học lâu đời nhất tại Berlin, thành lập năm 1810 với cái tên Viện Đại học Berlin (Universität zu Berlin) bởi nhà cải cách giáo dục và ngôn ngữ học người Phổ Wilhelm von Humboldt.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đại học Humboldt Berlin · Xem thêm »

Đại học Oxford

Viện Đại học Oxford (tiếng Anh: University of Oxford, thường gọi là Oxford University hay Oxford), còn gọi là Đại học Oxford, là một viện đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford, Anh.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đại học Oxford · Xem thêm »

Đại học Princeton

Viện Đại học Princeton (tiếng Anh: Princeton University), còn gọi là Đại học Princeton, là một viện đại học tư thục tọa lạc ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đại học Princeton · Xem thêm »

Đại học Zürich

thumb Đại học Zürich (UZH, tiếng Đức:Universität Zürich) nằm ở thành phố Zurich, là đại học lớn nhất ở Thụy Sĩ, với trên 25 nghìn sinh viên.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đại học Zürich · Xem thêm »

Đạo đức học

Aristotle là một trong những triết gia có ảnh hưởng đến phát triển của đạo đức học. Đạo đức học, hay luân lý học, là môn khoa học triết học về đạo đức, nghiên cứu bản chất, các quy luật xuất hiện và phát triển trong lịch sử, các chức năng đặc trưng và các giá trị của đạo đức trong đời sống xã hội.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đạo đức học · Xem thêm »

Đảo Ireland

Ireland (phát âm tiếng Việt: Ai-len; phát âm tiếng Anh) là một đảo tại Bắc Đại Tây Dương.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đảo Ireland · Xem thêm »

Đế quốc Áo-Hung

Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì. Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áo và vương quốc Hungary vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và một phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ ba châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Đức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Habsburg ở châu Âu.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đế quốc Áo-Hung · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Đức · Xem thêm »

Điện từ học cổ điển

Điện từ học cổ điển, hay còn gọi là điện động lực học cổ điển hoặc điện động lực học, là một lý thuyết của điện từ học được phát triển vào khoảng thế kỷ 19, trong đó có đóng góp lớn của James Clerk Maxwell.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Điện từ học cổ điển · Xem thêm »

Ấn Độ giáo

Biểu tượng của Ấn Độ giáo được thế giới biết đến Một ngôi đền Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Đ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Ấn Độ giáo · Xem thêm »

Éamon de Valera

Éamon de Valera (/ eɪmən dɛvəlɛrə /,, còn được gọi là George de Valero, thay đổi thời gian trước năm 1901 sang Edward de Valera, 14 tháng 10 năm 1882 - 29 tháng 8 năm 1975) là một chính trị gia và chính khách nổi bật ở Ireland vào thế kỷ thứ hai mươi.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Éamon de Valera · Xem thêm »

Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor

Bộ lưu trữ Lịch sử Toán học MacTutor (tiếng Anh: MacTutor History of Mathematics archive) là một trang web do John J. O'Connor và Edmund F. Robertson trông nom gìn giữ, thuộc Đại học St Andrews ở Scotland.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor · Xem thêm »

Berlin

Berlin cũng còn gọi với tên tiếng Việt là Bá Linh hoặc Béc-lin là thủ đô, và cũng là một trong 16 tiểu bang của Liên bang Đức.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Berlin · Xem thêm »

Công giáo

Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp (katholikos) có nghĩa "chung" hay "phổ quát".

Mới!!: Erwin Schrödinger và Công giáo · Xem thêm »

Chôn cất

Hai vạn dặm dưới biển'' với phiên bản có tranh vẽ của Alphonse de Neuville và Édouard Riou Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Chôn cất · Xem thêm »

Chủ nghĩa vô thần

Chủ nghĩa vô thần (hay thuyết vô thần, vô thần luận), theo nghĩa rộng nhất, là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Chủ nghĩa vô thần · Xem thêm »

Con mèo của Schrödinger

Trạng thái của mèo, mô tả theo cách hiểu Copenhagen về cơ học lượng tử, là chồng chập của sống và chết, cho đến khi có người mở hòm ra xem. Thế nhưng theo trực giác, trong thế giới vĩ mô, con mèo chỉ có thể ở một trong hai trạng thái cơ bản hoặc sống hoặc chết. Con mèo của Schrödinger là một thí nghiệm tưởng tượng nghĩ ra bởi Erwin Schrödinger để cho thấy sự thiếu hoàn hảo của những cách hiểu về cơ học lượng tử vào thời của ông, khi suy diễn từ các hệ vật lý vi mô sang các hệ vật lý vĩ mô.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Con mèo của Schrödinger · Xem thêm »

Cơ học lượng tử

mô men xung lượng (tăng dần từ trái sang: ''s'', ''p'', ''d'',...). Vùng càng sáng thì xác suất tìm thấy electron càng cao. Mô men xung lượng và năng lượng bị lượng tử hóa nên chỉ có các giá trị rời rạc như thấy trong hình. Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Cơ học lượng tử · Xem thêm »

Cơ học thống kê

Cơ học thống kê là ngành vật lý áp dụng phương pháp thống kê của toán học cho môn cơ học, ở đó tập trung vào chuyển động của hạt, hay vật khi chúng được tác dụng bởi một lực.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Cơ học thống kê · Xem thêm »

Di truyền học

DNA, cơ sở phân tử của di truyền. Mỗi sợi DNA là một chuỗi các nucleotide, liên kết với nhau ở chính giữa có dạng như những nấc thang trong một chiếc thang xoắn. Di truyền học là một bộ môn sinh học, nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Di truyền học · Xem thêm »

DNA

nguyên tố và chi tiết cấu trúc hai cặp base thể hiện bên phải. Cấu trúc của một đoạn xoắn kép DNA. DNA (viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh Deoxyribonucleic acid), trong tiếng Việt gọi là Axit deoxyribonucleic (nguồn gốc từ tiếng Pháp Acide désoxyribonucléique, viết tắt ADN), là phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và nhiều loài virus.

Mới!!: Erwin Schrödinger và DNA · Xem thêm »

Felix Bloch

Felix Bloch (23.10.1905 – 10.9.1983) là nhà vật lý học người Mỹ gốc Thụy Sĩ, đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1952 chung với Edward Mills Purcell.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Felix Bloch · Xem thêm »

Francis Crick

Francis Harry Compton Crick OM FRS (8 tháng 6 năm 1916 - 28 tháng 7 năm 2004) là một nhà sinh vật học, vật lý học phân tử người Anh, ông cũng là một nhà bác học nghiên cứu về hệ thần kinh.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Francis Crick · Xem thêm »

Gen

Gene (hay còn gọi là gen, gien) là một trình tự DNA hoặc RNA mã hóa cho một phân tử có chức năng chuyên biệt.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Gen · Xem thêm »

Giáo hội Luther

Hoa hồng Luther Cộng đồng các Giáo hội Luther hình thành từ phong trào cải cách bên trong Cơ Đốc giáo, khởi nguồn từ những quan điểm thần học của Martin Luther được thể hiện qua các tác phẩm của ông.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Giáo hội Luther · Xem thêm »

Giải Nobel Vật lý

Mặt sau huy chương giải Nobel vật lý Giải Nobel về vật lý là một trong những giải Nobel được trao hàng năm cho các nhà vật lý và thiên văn có những khám phá và những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực vật lý hàng năm.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Giải Nobel Vật lý · Xem thêm »

Gorizia

Gorizia (Gorica, Gurize, Görz) là một đô thị (comune) và thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gorizia, vùng tự trị Friuli-Venezia Giulia của Ý. Đô thị Gorizia có diện tích km2, dân số thời điểm 31 tháng 5 năm 2005 là người.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Gorizia · Xem thêm »

Habilitation à diriger les recherches

Tại Pháp, Habilitation à diriger les recherches (tạm dịch sang tiếng Việt: (đủ) năng lực, tư cách để hướng dẫn (làm) nghiên cứu), viết tắt là HDR, là tên của một văn bằng quốc gia của giáo dục đại học Pháp.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Habilitation à diriger les recherches · Xem thêm »

Huy chương Max Planck

Giải khai mạc: Max Planck (bên trái) trao "Huy chương Max Planck" của Deutsche Physikalische Gesellschaft (''Hội Vật lý Đức'') cho Albert Einstein (bên phải) ngày 28.6.1929 ở Berlin, Đức. Huy chương Max Planck là một giải thưởng dành cho các thành tựu đặc biệt trong ngành Vật lý lý thuyết.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Huy chương Max Planck · Xem thêm »

James D. Watson

James Dewey Watson (6 tháng 4 năm 1928) là một nhà sinh vật học phân tử Hoa Kỳ.

Mới!!: Erwin Schrödinger và James D. Watson · Xem thêm »

Jena

Jena là một thành phố Đức có trường đại học, nằm trong tiểu bang Thüringen cạnh sông Saale.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Jena · Xem thêm »

Khoa học

Khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Khoa học · Xem thêm »

Lao

Hình ảnh X quang một lao phổi Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Lao · Xem thêm »

Lý thuyết thống nhất lớn

Lý thuyết thống nhất lớn, hay Thuyết thống nhất, được hình thành trong tiến trình mở rộng mô hình chuẩn của vật lý hạt.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Lý thuyết thống nhất lớn · Xem thêm »

Linus Pauling

nh tốt nghiệp năm 1922 Linus Carl Pauling (28 tháng 2 năm 1901 – 19 tháng 8 năm 1994) là nhà hóa học, nhà hóa sinh, nhà hoạt động vì hòa bình, tác giả và nhà giáo dục người Mỹ.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Linus Pauling · Xem thêm »

Lưỡng tính sóng-hạt

Lưỡng tính sóng-hạt là một thuộc tính cơ bản của vật chất, thể hiện ở điểm mọi đối tượng vật chất di chuyển trong không gian đều có tính chất như là sự lan truyền của sóng tương ứng với vật chất đó, đồng thời cũng có tính chất của các hạt chuyển động.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Lưỡng tính sóng-hạt · Xem thêm »

Max Planck

Max Karl Ernst Ludwig Planck (23 tháng 4 năm 1858 – 4 tháng 10 năm 1947) là một nhà vật lý người Đức, được xem là người sáng lập cơ học lượng tử và do đó là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Max Planck · Xem thêm »

Nhiệt động lực học

Thuật ngữ nhiệt động học (hoặc nhiệt động lực học) có hai nghĩa.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Nhiệt động lực học · Xem thêm »

Paul Dirac

Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 - 20 tháng 10 năm 1984) là một nhà vật lý lý thuyết người Anh.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Paul Dirac · Xem thêm »

Phân tử

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất Mô hình phân tử nước H2O Phân tử là một nhóm trung hòa điện tích có nhiều hơn 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Phân tử · Xem thêm »

Phương trình Schrödinger

Phương trình Schrödinger hay thường được viết là Phương trình Schrodinger (chữ ö đọc là "ơ") là một phương trình cơ bản của vật lý lượng tử mô tả sự biến đổi trạng thái lượng tử của một hệ vật lý theo thời gian, thay thế cho các định luật Newton và biến đổi Galileo trong cơ học cổ điển.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Phương trình Schrödinger · Xem thêm »

Schrödinger (định hướng)

Schrödinger là tên của nhà vật lý học người Áo Erwin Schrödinger với nhiều đóng góp quan trọng cho cơ học lượng tử và vật lý lý thuyết, bao gồm.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Schrödinger (định hướng) · Xem thêm »

Sinh vật

Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật là một cơ thể sống.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Sinh vật · Xem thêm »

Stuttgart

Stuttgart là một thành phố nằm ở phía nam nước Đức và là thủ phủ của bang Baden-Württemberg.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Stuttgart · Xem thêm »

Tôn giáo

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới. Baha'i giáo, Jaina giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Mới!!: Erwin Schrödinger và Tôn giáo · Xem thêm »

Tự nhiên

Thác Hopetoun, Australia Sét đánh xuống núi lửa Galunggung đang phun trào, Tây Java, năm 1982. Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiên, thế giới vật chất, vũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Tự nhiên · Xem thêm »

Thuyết phiếm thần

Thuyết phiếm thần, hay phiếm thần luận, là quan niệm rằng tất cả mọi thứ đều thuộc về một Thượng đế trừu tượng nội tại bao trùm tất cả; hoặc rằng Vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng đế là các khái niệm tương đương.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Thuyết phiếm thần · Xem thêm »

Thuyết tương đối rộng

Xem bài viết giới thiệu: Giới thiệu thuyết tương đối rộng accessdate.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Thuyết tương đối rộng · Xem thêm »

Triết học

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Triết học · Xem thêm »

Vũ trụ

Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gian và thời gian.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Vũ trụ · Xem thêm »

Vũ trụ học

Vũ trụ học, (tiếng Hy Lạp: κοσμολογία) là khoa học nghiên cứu tổng thể về vũ trụ, bao gồm các nghiên cứu về sự hình thành, tiến hóa và tương lai của vũ trụ.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Vũ trụ học · Xem thêm »

Vật lý học

UDF 423 Vật lý học (tiếng Anh: Physics, từ tiếng Hy Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chấtRichard Feynman mở đầu trong cuốn ''Bài giảng'' của ông về giả thuyết nguyên tử, với phát biểu ngắn gọn nhất của ông về mọi tri thức khoa học: "Nếu có một thảm họa mà mọi kiến thức khoa học bị phá hủy, và chúng ta chỉ được phép truyền lại một câu để lại cho thế hệ tương lai..., vậy thì câu nào sẽ chứa nhiều thông tin với ít từ nhất? Tôi tin rằng đó là...

Mới!!: Erwin Schrödinger và Vật lý học · Xem thêm »

Vedanta

Vedanta (Devanagari: वेदान्त) là một trường phái triết học nằm trong Ấn Độ giáo xem xét đến bản chất của thế giới hiện thực.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Vedanta · Xem thêm »

Viên

Viên (tiếng Đức: Wien, tiếng Anh: Vienna, tiếng Pháp: Vienne) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Viên · Xem thêm »

Viện dưỡng lão

Một viện dưỡng lão Viện dưỡng lão hay nhà dưỡng lão (hay còn gọi bằng những tên khác là nhà điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng) là những khu vực, tòa nhà được xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dưỡng, khám chữa bệnh hay chăm sóc tập trung những người cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác, sức khỏe, bệnh tật đau yếu.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Viện dưỡng lão · Xem thêm »

Vienna (định hướng)

Vienna có thể là.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Vienna (định hướng) · Xem thêm »

Werner Heisenberg

Werner Karl Heisenberg (5 tháng 12 năm 1901 – 1 tháng 2 năm 1976) là một nhà vật lý nổi danh của thế kỷ 20.

Mới!!: Erwin Schrödinger và Werner Heisenberg · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger, Erwin Schrodinger, Schrödinger.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »