Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Dãy núi Parhar

Mục lục Dãy núi Parhar

Cảnh quan dãy núi Parhar năm 2007 Dãy núi Parhar hay dãy núi Pontic (Doğu Karadeniz Dağları, với Parhar là tên gọi địa phương, trong tiếng Hittites nghĩa là "cao, chóp", là một dãy núi ở miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với phần phía Đông kéo dài vào tới tận vùng lãnh thổ phía Đông Nam của Gruzia ngày nay. Dãy núi này chạy gần đúng theo hướng Đông-Tây, song song và gần với bờ biển phía Nam của biển Đen. Đỉnh cao nhất trong dãy núi này là Kaçkar Dağı, với độ cao đạt tới 3.942 m (12.930 ft). Phay Bắc Anatolia và phay Đông Bắc Anatolia, là các phay ngang chạy theo hướng Đông-Tây, chạy dọc theo chiều dài của dãy núi này. Dãy núi này nói chung được các cánh rừng rậm rạp che phủ, chủ yếu là các loài cây lá kim. Rừng lá kim và sớm rụng Bắc Anatolia là khu vực sinh thái che phủ phần lớn dãy núi này, trong khi rừng hỗn hợp Kavkaz chạy ngang qua phần phía Đông của dãy núi, còn gọi là dãy núi Kaçkar. Một dải đất hẹp giữa dãy núi và biển Đen, gọi là Pontus, là nơi có rừng sớm rụng Euxine-Colchic, là kiểu rừng mưa ôn đới duy nhất tại châu Âu. Cao nguyên Anatolia, nằm ở phía Nam dãy núi, có khí hậu khô hơn đáng kể và khí hậu lục địa rõ ràng hơn so với vùng duyên hải ẩm ướt và mát mẻ hơn.

9 quan hệ: Biển Đen, Châu Âu, Gruzia, Khí hậu lục địa, Ngành Thông, Pontos, Rừng mưa ôn đới, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Á.

Biển Đen

Bản đồ biển Đen Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Biển Đen · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Châu Âu · Xem thêm »

Gruzia

Gruzia (საქართველო, chuyển tự Sakartvelo,, tiếng Việt đọc là Gru-di-a từ gốc tiếng Nga) hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Gruzia · Xem thêm »

Khí hậu lục địa

Khí hậu lục địa không xuất hiện ở nam bán cầu. Khí hậu lục địa là kiểu khí hậu có sự dao động về thời tiết hàng năm do thiếu nguồn nước gần kề.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Khí hậu lục địa · Xem thêm »

Ngành Thông

Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân g. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Ngành Thông · Xem thêm »

Pontos

Pontos (Πόντος Pontos, Latin hóa: Pontus, "Biển") có thể chỉ.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Pontos · Xem thêm »

Rừng mưa ôn đới

Rừng mưa ôn đới ở gần Coñaripe, Chile Rừng mưa ôn đới là quần hệ sinh vật trên các vùng địa lý ôn đới hoặc vùng núi cao của nhiệt đới nhận lượng mưa lớn hàng năm, rừng cây có thể là rừng lá kim, lá rộng hoặc hỗn giao.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Rừng mưa ôn đới · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Dãy núi Parhar và Tiểu Á · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Dãy núi Pontic.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »