Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Dãy núi Côn Lôn

Mục lục Dãy núi Côn Lôn

Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Dãy núi Côn Lôn hay Côn Lôn Sơn (tiếng Trung phồn thể: 崑崙山, giản thể: 昆仑山, bính âm: Kūnlún Shān) là một trong những dãy núi dài nhất tại châu Á, nó trải dài trên 3.000 km với chiều rộng khoảng 130–200 km.

27 quan hệ: Đạo giáo, Bính âm Hán ngữ, Cao nguyên Thanh Tạng, Châu Á, China Daily, Chu Mục vương, Cimmeria (lục địa), Dãy núi Pamir, Hòa Điền, Tân Cương, Hoàng Đế, Hoàng Hà, Kỷ Trias, Kongur Tagh, Lòng chảo Tarim, Nhà Chu, Nhà Hán, Sa mạc Gobi, Sa mạc Taklamakan, Shangri-La, Siberi (lục địa), Tây Vương Mẫu, Thiên đàng, Tiếng Trung Quốc, Trung Quốc, Trường Giang, Viện Smithsonian, Vu Điền.

Đạo giáo

Biểu tượng của đạo giáo Đạo Giáo Tam Thánh Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là tiên đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Đạo giáo · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Cao nguyên Thanh Tạng

Hình vệ tinh NASA chụp phần phía nam cao nguyên Thanh Tạng Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Đ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Cao nguyên Thanh Tạng · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Châu Á · Xem thêm »

China Daily

China Daily (Hán Việt: Trung Quốc nhật báo) là một nhật báo nhà nước bằng tiếng Anh phát hành tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và China Daily · Xem thêm »

Chu Mục vương

Chu Mục Vương (chữ Hán: 周穆王; 1027 TCN- 922 TCN) là vị quân chủ thứ năm của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Chu Mục vương · Xem thêm »

Cimmeria (lục địa)

Cimmeria là một tiểu lục địa cổ tồn tại vào khoảng 200-300 triệu năm trước.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Cimmeria (lục địa) · Xem thêm »

Dãy núi Pamir

Dãy núi Pamir là một dãy núi nằm tại Trung Á, được tạo thành từ sự nối liền hay điểm nút của các dãy núi Thiên Sơn, Karakoram, Côn Lôn và Hindu Kush.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Dãy núi Pamir · Xem thêm »

Hòa Điền, Tân Cương

Vị trí tại Trung Quốc Địa khu Hòa Điền (tiếng Uyghur: خوتەن ۋىلايىتى) là một địa khu thuộc khu tự trị Uyghur Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Hòa Điền, Tân Cương · Xem thêm »

Hoàng Đế

Hoàng Đế (Trung phồn thể: 黃帝, Trung giản thể: 黄帝, bính âm: huángdì), còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (轩辕黃帝), là một vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Hoàng Đế · Xem thêm »

Hoàng Hà

Tượng mẫu Hoàng Hà tại Lan Châu Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, nghĩa là "sông màu vàng"), là con sông dài thứ 3 châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử) và sông Yenisei, với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ 6 thế giới về chiều dài.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Hoàng Hà · Xem thêm »

Kỷ Trias

Sa thạch từ kỷ Tam Điệp. Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Kỷ Trias · Xem thêm »

Kongur Tagh

Kongur Tagh or Kongkoerh (Uyghur:, Коңур Тағ; Хонгор Таг, Hongor Tag) (còn gọi là Kongur) với độ cao 7.649 m là ngọn núi cao nhất Tân Cương ở Trung Quốc.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Kongur Tagh · Xem thêm »

Lòng chảo Tarim

Sa mạc Taklamakan trong '''lòng chảo Tarim'''. Lòng chảo Tarim, (tiếng Trung: 塔里木盆地, Hán-Việt: Tháp Lý Mộc bồn địa) là một trong số các lòng chảo khép kín lớn nhất trên thế giới có diện tích bề mặt khoảng 400.000 km², nằm giữa vài dãy núi trong Khu tự trị Uyghur Tân Cương ở miền viễn tây Trung Quốc.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Lòng chảo Tarim · Xem thêm »

Nhà Chu

Nhà Chu là triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, triều đại này nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Nhà Chu · Xem thêm »

Nhà Hán

Nhà Hán (206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280).

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Nhà Hán · Xem thêm »

Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi (Говь,, /ɢɔwʲ/, "semidesert";, Tiểu Nhi Kinh: قْبِ, /kɤ˥pi˥˩/) là một vùng hoang mạc lớn tại châu Á. Trải rộng trên một phần khu vực Bắc-Tây Bắc Trung Quốc, và Nam Mông Cổ.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Sa mạc Gobi · Xem thêm »

Sa mạc Taklamakan

Cảnh quan sa mạc Taklamakan Sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim. Altun-Tagh tạo thành ranh giới phía nam của sa mạc Taklamakan, mé trái dường như có màu xanh lam do nước chảy từ nhiều con suối nhỏ Sa mạc Taklamakan (Takelamagan Shamo, 塔克拉玛干沙漠, Tháp Khắc Lạp Mã Can sa mạc), cũng gọi là Taklimakan, là một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Sa mạc Taklamakan · Xem thêm »

Shangri-La

Shangri-La là một địa điểm hư cấu được miêu tả trong tiểu thuyết năm 1933, Lost Horizon (chân trời đã mất), của nhà văn Anh James Hilton.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Shangri-La · Xem thêm »

Siberi (lục địa)

Siberi là một nền (vùng im lìm) nằm tại tâm của khu vực Siberi của Nga ngày nay.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Siberi (lục địa) · Xem thêm »

Tây Vương Mẫu

Tây Vương Mẫu (chữ Hán: 西王母; Hangul: 서왕모; Kana: せいおうぼ), còn gọi là Diêu Trì Kim Mẫu (瑤池金母), Tây Vương Kim Mẫu (西王金母), Vương Mẫu Nương Nương (王母娘娘) hoặc Kim Mẫu Nguyên Quân (金母元君), là vị nữ thần từ bi rất nổi tiếng trong truyền thuyết Đạo giáo Trung Quốc.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Tây Vương Mẫu · Xem thêm »

Thiên đàng

Thiên đàng hay Thiên đường (chữ Hán 天堂; thiên: trời, tầng trời, cõi trời; đường hay đàng: cái nhà, cõi) là khái niệm về đời sau được tìm thấy trong nhiều tôn giáo và các tác phẩm triết học.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Thiên đàng · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Tiếng Trung Quốc · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Trung Quốc · Xem thêm »

Trường Giang

Trường Giang (giản thể: 长江; phồn thể: 長江; pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang) hay sông Dương Tử (扬子江, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang) là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Trường Giang · Xem thêm »

Viện Smithsonian

Viện Smithsonian, tức Smithsonian Institution là một học viện nghiên cứu và bảo tàng viện của chính phủ Hoa Kỳ.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Viện Smithsonian · Xem thêm »

Vu Điền

Vu Điền (chữ Hán: 于阗王国) là một vương quốc Tây Vực Phật giáo nằm trên nhánh Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía nam của sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim.

Mới!!: Dãy núi Côn Lôn và Vu Điền · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Côn Luân (núi), Côn Lôn (núi).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »