Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao

Mục lục Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao

Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô (tiếng Bồ Đào Nha: Ruinas de São Paulo, tiếng Trung: 大三 巴 牌坊, bính âm: Dàsānbā Páifāng) là di tích của một khu phức hợp có từ thế kỷ 16 ở Ma Cao, bao gồm Trường Đại học Thánh Phaolô, Ma Cao và Nhà thờ chính tòa Thánh Phaolô (còn gọi là Nhà thờ chính tòa Mẹ Thiên Chúa. Đây là nhà thờ do người Bồ Đào Nha xây dựng hồi thế kỷ 17 dành cung hiến để kính Thánh Phaolô Tông đồ. Ngày nay, khu di tích này là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Ma Cao. Hồi năm 2005, chúng được xếp hạng Di sản Thế giới chung trong nhóm Khu lịch sử Ma Cao.

13 quan hệ: Đại học Thánh Phaolô, Ma Cao, Bính âm Hán ngữ, Bồ Đào Nha, Di sản thế giới, Khu lịch sử Ma Cao, Ma Cao, Nhà thờ chính tòa, Sứ đồ Phaolô, Thế kỷ 16, Thế kỷ 17, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Trung Quốc, 2005.

Đại học Thánh Phaolô, Ma Cao

Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao, thuộc đại học Thánh Phaolô Đại học Thánh Phaolô (tiếng Bồ: Colégio de São Paulo), còn có tên là Đại học Mẹ Thiên Chúa (Colégio de Madre de Deus) là viện đại học ở Ma Cao do các tu sĩ Dòng Tên thành lập năm 1594 chiếu theo lệ Padroado.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Đại học Thánh Phaolô, Ma Cao · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal), tên chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa), là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Bồ Đào Nha · Xem thêm »

Di sản thế giới

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố...

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Di sản thế giới · Xem thêm »

Khu lịch sử Ma Cao

Trung tâm lịch sử Ma Cao (O Centro Histórico de Macau), là một khu vực bao gồm hơn 20 địa điểm chứng kiến sự đồng hóa độc đáo cùng tồn tại của hai nền văn hóa Trung Quốc, Bồ Đào Nha ở Ma Cao, là một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Khu lịch sử Ma Cao · Xem thêm »

Ma Cao

Ma Cao (Macau), cũng viết là Macao, là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Hồng Kông.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Ma Cao · Xem thêm »

Nhà thờ chính tòa

Nhà thờ chính tòa Salta, Argentina Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn của Tổng Giáo phận Thành phố HCM, đồng thời là một Vương cung thánh đường. Nhà thờ chính tòa (tiếng Latinh: Ecclesia cathedralis, gốc từ cathedra nghĩa là "ngai"), còn gọi là Nhà thờ lớn, là nhà thờ chính của một giáo phận hay tổng giáo phận trong các Giáo hội Kitô giáo, nơi có Tòa Giám mục hoặc Tòa Tổng Giám mục cai quản (Tỏng) Giáo phận đó.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Nhà thờ chính tòa · Xem thêm »

Sứ đồ Phaolô

Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc theo lối cũ(שאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos), là "Sứ đồ của dân ngoại." Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai. (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN). Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu." Sau khi chịu lễ Thanh Tẩy, Phaolô đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng Kitô hữu còn non trẻ ở Jerusalem, và ở lại với Phêrô (hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Kitô giáo, Phaolô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Kitô giáo người Do Thái với tín hữu Kitô giáo không phải người Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giêsu. Phaolô được sùng kính như một vị Thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh quan thầy của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São Paulo, Brasil và Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri. Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác. Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo. Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Sứ đồ Phaolô · Xem thêm »

Thế kỷ 16

Thế kỷ 16 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1501 đến hết năm 1600, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Thế kỷ 16 · Xem thêm »

Thế kỷ 17

Thế kỷ 17 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1601 đến hết năm 1700, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory, trước thế kỷ XVIII và sau thế kỷ XVI.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Thế kỷ 17 · Xem thêm »

Tiếng Bồ Đào Nha

Tiếng Bồ Đào Nha (português hay đầy đủ là língua portuguesa) là một ngôn ngữ Rôman được sử dụng chủ yếu ở Angola, Brasil, Cabo Verde, Đông Timor, Guiné-Bissau, Guinea Xích Đạo, Mozambique, Bồ Đào Nha, São Tomé và Príncipe, đặc khu hành chính Macao của Trung Quốc và một số thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha tại Ấn Đ. Với hơn 200 triệu người bản ngữ, tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ 5 hay 6 trên thế giới.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Tiếng Bồ Đào Nha · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và Tiếng Trung Quốc · Xem thêm »

2005

2005 (số La Mã: MMV) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô, Ma Cao và 2005 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »