Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cộng hòa Artsakh

Mục lục Cộng hòa Artsakh

Cộng hòa Artsakh (Արցախի Հանրապետություն Arts'akhi Hanrapetut’yun), thường được biết đến với tên cũ là Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR; Լեռնային Ղարաբաղի Հանրապետություն Lernayin Gharabaghi Hanrapetut’yun) từ 1991-2017, là một nước cộng hòa ở Nam Kavkaz chỉ được ba quốc gia không phải thành viên Liên Hiệp Quốc công nhận.

18 quan hệ: Armenia, Azerbaijan, Đế quốc Nga, Bako Sahakyan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, Chiến tranh Nagorno-Karabakh, Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế, Giáo hội Tông truyền Armenia, Iran, Kitô hữu, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Liên Xô tan rã, Mực nước biển, Nagorno-Karabakh, Người Armenia, Tổng thống chế, Tiếng Armenia.

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Armenia · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Azerbaijan · Xem thêm »

Đế quốc Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Đế quốc Nga · Xem thêm »

Bako Sahakyan

Bako Sahakyan (Բակո Սահակյան, sinh ngày 30 tháng 8 năm 1960, đôi khi phiên âm là Bako Sahakian hay Saakian) là Tổng thống thứ tư của Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Bako Sahakyan · Xem thêm »

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan (Азәрбајҹан Совет Сосиалист Республикасы Azərbaycan Sovet Sosialist Respublikası; Азербайджанская Советская Социалистическая Республика Azerbaydzhanskaya Sovetskaya Sotsialisticheskaya Respublika), viết tắt CHXHCNXV Azerbaijan hay Xô viết Azerbaijan, là một trong các nước cộng hòa hình thành nên Liên Xô.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan · Xem thêm »

Chiến tranh Nagorno-Karabakh

Nagorno-Karabakh hiện tại là một nước cộng hòa độc lập trên thực tế, nhưng trên lý thuyết vẫn là một phần của cộng hòa Azerbaijan. Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh là cuộc xung đột vũ trang diễn ra từ tháng 2 năm 1988 đến tháng 5 năm 1994, tại vùng Nagorno-Karabakh nằm trong vùng lãnh thổ phía tây nam của Azerbaijan, giữa dân cư Nagorno-Karabakh tuyệt đại đa số là người Armenia, được hỗ trợ bởi Cộng hòa Armenia, chống lại Cộng hòa Azerbaijan.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Chiến tranh Nagorno-Karabakh · Xem thêm »

Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế

Tình trạng lãnh thổ gây tranh cãi Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế đề cập tới các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được công nhận hạn chế là quốc gia có chủ quyền (theo định nghĩa của Công ước Montevideo) trên phạm vi toàn thế giới.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế · Xem thêm »

Giáo hội Tông truyền Armenia

Giáo hội Tông truyền Armenia (Հայ Առաքելական Եկեղեցի, Hay Aṙak’elakan Yekeghetsi) là giáo hội quốc gia lâu đời nhất thế giới.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Giáo hội Tông truyền Armenia · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Iran · Xem thêm »

Kitô hữu

Kitô hữu hay Cơ Đốc nhân, tín hữu Cơ Đốc (hay) là người theo niềm tin giáo lý của Ki Tô Giáo, một tôn giáo thuộc Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, với đức tin rằng Chúa Giê-su Ki-tô (Giê-xu Cơ Đốc) với niềm xác tín rằng Chúa Giê-xu là Con Thiên Chúa, ngài sống cuộc đời trọn vẹn, không hề phạm tội và đầy dẫy tình yêu thương.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Kitô hữu · Xem thêm »

Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Liên Xô · Xem thêm »

Liên Xô tan rã

15. Uzbekistan Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chính thức chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng 12 năm 1991 bởi bản tuyên bố số 142-H của Hội đồng tối cao Liên bang Xô Viết.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Liên Xô tan rã · Xem thêm »

Mực nước biển

Mực nước biển trên Trái Đất, mùa đông 1987-1988. Mực nước biển trung bình (tiếng Anh: Mean sea level, viết tắt MSL), thường gọi tắt là mực nước biển (sea level), là mức trung bình của bề mặt của một hoặc nhiều đại dương của Trái Đất, nhằm xác định ra độ cao bằng 0 và từ đó có thể đo được độ cao của điểm trên Trái Đất (Proudman Oceanographic Laboratory).

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Mực nước biển · Xem thêm »

Nagorno-Karabakh

Nagorno-Karabakh là vùng đất không giáp biển tại Nam Kavkaz, nằm giữa hạ Karabakh và Zangezur và bao phủ khu vực phía đông nam của dãy núi Tiểu Kavkaz.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Nagorno-Karabakh · Xem thêm »

Người Armenia

Người Armenia (հայեր, hayer) là sắc tộc bản địa tại Cao nguyên Armenia.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Người Armenia · Xem thêm »

Tổng thống chế

Các nước "cộng hòa tổng thống" với mức độ "tổng thống chế toàn phần" được biểu thị bằng màu '''Xanh biển'''. Các quốc gia có một mức độ "tổng thống chế bán phần" được biểu thị bằng màu '''Vàng'''. Các nước cộng hòa có tổng thống mà trong đó chức vụ tổng thống được quốc hội bầu lên được biểu thị bằng màu '''Xanh lá'''. '''Cam''' là các nước "Cộng hòa đại nghị". '''Màu đỏ''' là các nước "Quân chủ lập hiến". '''Màu tím''' là các nước "Quân chủ chuyên chế". '''Màu nâu''' là các nước đơn đảng. Tổng thống chế hay Hệ thống tổng thống (tiếng Anh: Presidential system) là một hệ thống chính phủ mà trong đó có một ngành hành pháp tồn tại và ngự trị (như tên gọi) tách biệt khỏi ngành lập pháp.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Tổng thống chế · Xem thêm »

Tiếng Armenia

Tiếng Armenia (cổ điển: հայերէն; hiện đại: հայերեն) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng mẹ đẻ của người Armenia.

Mới!!: Cộng hòa Artsakh và Tiếng Armenia · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »