Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cúp bóng đá châu Á 2019

Mục lục Cúp bóng đá châu Á 2019

Cúp bóng đá châu Á 2019 là Cúp bóng đá châu Á lần thứ 17, với chu kỳ 4 năm 1 lần, do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) diễn ra tại UAE.

38 quan hệ: Abu Dhabi, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cúp bóng đá châu Á, Cúp bóng đá châu Á 1996, Cúp bóng đá châu Á 2015, Cúp bóng đá châu Á 2023, Cúp Liên đoàn các châu lục 2021, Châu Á, Dubai, Giải vô địch bóng đá thế giới, Giải vô địch bóng đá thế giới 1986, Giải vô địch bóng đá thế giới 1990, Giải vô địch bóng đá thế giới 1994, Giải vô địch bóng đá thế giới 2022, Hiệp hội bóng đá Trung Á, Hiệp phụ (bóng đá), Hiệu số bàn thắng thua, Iran, Lịch sử, Liên đoàn bóng đá Đông Á, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, Liên đoàn bóng đá châu Á, Liên đoàn bóng đá Nam Á, Liên đoàn bóng đá Tây Á, Manama, Phạt đền (bóng đá), Qatar, Quốc kỳ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Sân vận động Maktoum Bin Rashid Al Maktoum, Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, Sharjah (tiểu vương quốc), Thể thức hai lượt, Tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, UTC+04:00, Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019, Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 khu vực châu Á.

Abu Dhabi

Abu Dhabi, hay cũng gọi là ʼAbū Ẓaby (nghĩa là "cha của linh dương gazelle"), toạ lạc bên bờ Vịnh Ba Tư, là thủ đô và là thành phố đông dân thứ hai của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (thứ nhất là thành phố Dubai. Abu Dhabi cũng là thủ đô của tiểu vương quốc Abu Dhabi, và là tiểu vương quốc Ả Rập (emirate) lớn nhất, thịnh vượng nhất và đông dân nhất trong bảy tiểu vương quốc tạo nên Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Thành phố nằm trên một hòn đảo hình chữ T nhô lên trong Vịnh Ba Tư (Pesian Gulf) phía Tây đất liền. Thành phố có dân số khoảng 1.5 triệu người vào năm 2014. Văn phòng chính phủ liên bang Abu Dhabi là trụ sở chính của Hội đồng Liên bang Quốc gia UAE (FNC). Đây cũng là nơi ở của Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Gia đình Hoàng gia Abu Dhabi của ông. Sự phát triển và đô thị hóa tốc độ cao của Abu Dhabi, cùng với mức thu nhập bình quân đầu người khá cao biến thành phố thành một đô thị lớn và hiện đại. Hiện nay Abu Dhabi là trung tâm chính trị và hoạt động công nghiệp, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa thương mại, tương xứng với vị trí thủ đô của nó. Nền kinh tế Abu Dhabi chiếm khoảng 2/3 trong nền kinh tế trị giá gần 400 tỉ đô-la của UAE. Đây cũng là thành phố đắt đỏ thứ 4 với người lao động trong khu vực, đồng thời là thành phố đắt đỏ thứ 25 trên thế giới (2016).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Abu Dhabi · Xem thêm »

Bahrain

Bahrain (phát âm tiếng Việt: Ba-ranh; البحرين), gọi chính thức là Vương quốc Bahrain (مملكة البحرين), là một quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Bahrain · Xem thêm »

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Xem thêm »

Cúp bóng đá châu Á

Cúp bóng đá châu Á (AFC Asian Cup) là giải đấu giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức định kỳ 4 năm một lần.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Cúp bóng đá châu Á · Xem thêm »

Cúp bóng đá châu Á 1996

Cúp bóng đá châu Á 1996 là Cúp bóng đá châu Á lần thứ mười một.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Cúp bóng đá châu Á 1996 · Xem thêm »

Cúp bóng đá châu Á 2015

Cúp bóng đá châu Á 2015 là Giải vô địch bóng đá châu Á lần thứ 16 diễn ra từ ngày 9 đến ngày 31 tháng 1 năm 2015 do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức tại Úc.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Cúp bóng đá châu Á 2015 · Xem thêm »

Cúp bóng đá châu Á 2023

Cúp bóng đá châu Á 2023 sẽ là lần thứ 18 của Cúp bóng đá châu Á, giải vô địch bóng đá nam quốc tế của châu Á tổ chức 4 năm một lần bởi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Cúp bóng đá châu Á 2023 · Xem thêm »

Cúp Liên đoàn các châu lục 2021

Cúp Liên đoàn các châu lục 2021 dự kiến sẽ là lần thứ 11 Cúp Liên đoàn các châu lục được tổ chức.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Cúp Liên đoàn các châu lục 2021 · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Châu Á · Xem thêm »

Dubai

Dubai (tiếng Ả Rập: دبيّ Dubayy, phát âm tiếng Việt: Đu-bai) là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Dubai · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới

Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4 năm 1 lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước thành viên FIFA.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Giải vô địch bóng đá thế giới · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới 1986

Giải bóng đá vô địch thế giới 1986 (tên chính thức là 1986 Football World Cup - Mexico / Mexico 86) là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 13 và đã được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 29 tháng 6 năm 1986 tại México.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Giải vô địch bóng đá thế giới 1986 · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới 1990

Giải bóng đá vô địch thế giới 1990 (tên chính thức là 1990 Football World Cup - Italy / Italia 90) là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 14 được tổ chức từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1990 tại Ý. Đây là lần thứ hai Ý đăng cai giải đấu này (lần trước là vào năm 1934) và Ý trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới (sau México) và là quốc gia đầu tiên của châu Âu 2 lần đăng cai giải đấu.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Giải vô địch bóng đá thế giới 1990 · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới 1994

Giải bóng đá vô địch thế giới 1994 (tên chính thức là 1994 Football World Cup - USA / World Cup 94) là Giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 15 và đã được tổ chức từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 17 tháng 7 năm 1994 tại Hoa Kỳ.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Giải vô địch bóng đá thế giới 1994 · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới 2022

Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 sẽ là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 22, dự kiến được tổ chức ở Qatar.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 · Xem thêm »

Hiệp hội bóng đá Trung Á

Hiệp hội bóng đá Trung Á (CAFA) (Central Asian Football Association) là một hiệp hội của bóng đá quốc gia đang thi đấu ở Trung Á. Vào tháng 6 năm 2014, liên đoàn đã được phê duyệt theo nguyên tắc của Liên đoàn bóng đá châu Á và thông qua tại Đại hội bất thường trong tháng 1 năm 2015 khi Cúp bóng đá châu Á 2015 đang diễn ra.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Hiệp hội bóng đá Trung Á · Xem thêm »

Hiệp phụ (bóng đá)

30 phút đá hai hiệp phụ (tiếng Anh: Extratime) là thời gian đá thêm thời gian (trận đấu phụ) 30 phút thường được sử dụng ở vòng đấu loại trực tiếp trong các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp, nếu hai đội có tỉ số hòa sau 90 phút đá hai hiệp chính thì họ sẽ phải đá hai hiệp phụ, mỗi hiệp gồm 15 phút không được nghỉ giữa gi.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Hiệp phụ (bóng đá) · Xem thêm »

Hiệu số bàn thắng thua

Trong thể thao, đặc biệt là bóng đá, hiệu số bàn thắng thua (tức là lấy số bàn thắng ghi được trừ số bàn thua) là một trong những tiêu chí quan trọng để phân định thứ hạng khi có 2 hay nhiều đội bằng điểm nhau.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Hiệu số bàn thắng thua · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Iran · Xem thêm »

Lịch sử

''Lịch sử'' - tranh của Nikolaos Gysis (1892) Lịch sử là Bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Lịch sử · Xem thêm »

Liên đoàn bóng đá Đông Á

Liên đoàn bóng đá Đông Á (tiếng Anh: East Asian Football Federation; viết tắt: EAFF) là tổ chức bóng đá quản lý ở khu vực Đông Á. Đây là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Liên đoàn bóng đá Đông Á · Xem thêm »

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: ASEAN Football Federation; viết tắt: AFF) là tổ chức quản lý bóng đá ở khu vực Đông Nam Á. AFF là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á · Xem thêm »

Liên đoàn bóng đá châu Á

Liên đoàn bóng đá châu Á (tiếng Anh: Asian Football Confederation; viết tắt: AFC).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Liên đoàn bóng đá châu Á · Xem thêm »

Liên đoàn bóng đá Nam Á

Liên đoàn bóng đá Nam Á (tiếng Anh: South Asian Football Federation; viết tắt là: SAFF), thành lập năm 1997, là tổ chức quản lý bóng đá ở khu vực Nam Á. Các thành viên tham gia thành lập là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Liên đoàn bóng đá Nam Á · Xem thêm »

Liên đoàn bóng đá Tây Á

Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF) là một tổ chức quản lý bóng đá của khu vực Tây Á, được thành lập vào năm 2001 với các thành viên: Iran, Iraq, Jordan, Liban, Palestine và Syria.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Liên đoàn bóng đá Tây Á · Xem thêm »

Manama

Manama (المنامة) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bahrain, với dân số chừng 157.000 người.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Manama · Xem thêm »

Phạt đền (bóng đá)

trụ hạng Phạt đền, còn gọi là đá phạt 11 mét, penalty, là một kiểu đá phạt trong bóng đá, vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ khung thành và thủ môn của đội bị phạt.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Phạt đền (bóng đá) · Xem thêm »

Qatar

Qatar (phiên âm tiếng Việt: Ca-ta; tiếng Ả Rập: قطر, chuyển ngữ Qatar; phát âm thổ ngữ địa phương), tên chính thức là Nhà nước Qatar (Tiếng Ả Rập: دولة قطر, chuyển ngữ: Dawlat Qatar), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc duyên hải đông bắc của bán đảo Ả Rập.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Qatar · Xem thêm »

Quốc kỳ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Quốc kỳ của các Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có 4 màu:đỏ, xanh lá cây, trắng và đen; chiều rộng bằng 1/2 chiều dài Quốc huy của Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất có hình con diều hâu màu vàng, ở giữa có hình thuyền buồm biểu trưng cho sức mạnh của Vương quốc.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Quốc kỳ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Xem thêm »

Sân vận động Maktoum Bin Rashid Al Maktoum

Sân vận động Maktoum Bin Rashid Al Maktoum là sân vận động đa chức năng tọa lạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Sân vận động Maktoum Bin Rashid Al Maktoum · Xem thêm »

Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed

Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed (ستاد مدينة زايد الرياضية), là một sân vận động đa năng mang tính biểu tượng nằm ở Thành phố Thể thao Zayed, Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed · Xem thêm »

Sharjah (tiểu vương quốc)

Sharjah (الشارقة) là một trong các tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (viết tắt theo tiếng Anh là UAE).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Sharjah (tiểu vương quốc) · Xem thêm »

Thể thức hai lượt

Trong thể thao (đặc biệt là bóng đá), thể thức hai lượt, thể thức sân nhà sân khách hay thể thức lượt đi lượt về để chỉ việc tổ chức thi đấu giữa hai đội trong hai trận hay lượt trận đấu, trong đó mỗi đội đóng vai trò đội chủ nhà ở mỗi lượt.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Thể thức hai lượt · Xem thêm »

Tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bao gồm 7 tiểu vương quốc (imarat; số ít: imarah).

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Xem thêm »

UTC+04:00

Giờ UTC+4 được dùng trong những nơi sau đây.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và UTC+04:00 · Xem thêm »

Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019

Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức nhằm xác định 24 suất giành quyền tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 2019, vòng loại Cúp bóng đá châu Á lần thứ 17.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 · Xem thêm »

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018

Vòng loại giải bóng đá vô địch thế giới 2018 là một loạt các giải đấu được sáu liên đoàn châu lục trực thuộc FIFA tổ chức để chọn ra 31 đội vào vòng chung kết cùng với đội chủ nhà Nga được vào thẳng.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 · Xem thêm »

Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 khu vực châu Á

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) phân chia Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 thành vòng loại cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, sẽ tổ chức tại Nga, và Cúp bóng đá châu Á 2019 tại UAE.

Mới!!: Cúp bóng đá châu Á 2019 và Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 khu vực châu Á · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »