Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Quản thừa

Mục lục Quản thừa

Pepin lùn, vị Quản thừa đã lên ngôi vua Quản thừa hay Cung tướng (tên gốc: Maire de palais, hay Major dormus, tiếng Anh: Major of Palace) là tên của một chức danh trong bộ máy triều đình phong kiến ở châu Âu thời kỳ Trung Cổ, đây là một chức danh thực hiện nhiệm vụ cai quản hành chính của một cung điện (có Hoàng gia ngự trị) chức danh này có thể tương đương với Tể tướng hay Thủ tướng ngày nay.

30 quan hệ: Charlemagne, Charles Martel, Châu Âu, Chúa, Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Claudius, Cung điện, Frank, Gogo, Iran, Mạc phủ, Nghi lễ, Người Frank, Nhà Carolus, Nhà Lê sơ, Nhà Merowinger, Nhật Bản, Pépin Lùn, Phong kiến, Quân chủ lập hiến, Quốc gia, Rado, Tể tướng, Thủ tướng, Trung Cổ, Tướng quân (Nhật Bản), Việt Nam, Vua, Vương quốc.

Charlemagne

Charlemagne của đế quốc Karolinger (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ, (Carolus Magnus hay Karolus Magnus, nghĩa là Đại đế Carolus; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank;Susan Wise Bauer, The Middle Ages Activity Book: From the Fall of Rome to the Rise of the Renaissance, trang 71 và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). Là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada xứ Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng La Tinh như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp vua cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Karl I tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ Giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm vua Karl I nếm sự thất bại nhất trong đời ông, nhưng giành chiến thắng sau 20 năm gian khổ chiến đấu rửa hận. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Sachsen, và, sau một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài, ông đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của mình. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, sáp nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho nhà Otto (hay nhà Liudolfinger) sau này.Mục từ Saclơmanhơ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam Vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông, lãnh thổ của đế quốc Franhk lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía Nam dãy Pyrénées (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải. Triều đại của ông trở thành một thời kỳ phục hưng của Giáo hội La Mã. Là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dào 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. Ngày nay Karl I được coi như là vị Cha già Dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, thậm chí có khi là Người cha của cả châu Âu ("pater Europae") hay Nguyên thủ của cả thế giới ("capus orbit").Strobe Talbott, The great experiment: the story of ancient empires, modern states, and the quest for a global nation, trang 69 Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476). Trong khi chính trị gia Đức Quốc xã Heinrich Himmler công khai tố cáo ông là "kẻ giết những người Đức", trùm phát xít Adolf Hitler xem ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Đức.

Mới!!: Quản thừa và Charlemagne · Xem thêm »

Charles Martel

Charles Martel (Carolus Martellus) (688 – 741), là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị người Frank, với tước hiệu dux et princeps Francorum (công tước và hoàng thân Frank) và Quản thừa ông đã cai trị trên thực tế (de facto) vương quốc Frank từ năm 718 đến khi qua đời.

Mới!!: Quản thừa và Charles Martel · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Quản thừa và Châu Âu · Xem thêm »

Chúa

Nghĩa gốc của từ chúa là người làm chủ, có thể hiểu là người sở hữu, cai trị hoặc có quyền lực rất cao đối với một vùng đất đai, một cộng đồng dân cư (lãnh chúa), hoặc một tổ chức, một thiết chế nào đó.

Mới!!: Quản thừa và Chúa · Xem thêm »

Chúa Nguyễn

Chúa Nguyễn (chữ Nôm:; chữ Hán: / Nguyễn vương) là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một dòng họ đã cai trị dải đất đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ XVI, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777.

Mới!!: Quản thừa và Chúa Nguyễn · Xem thêm »

Chúa Trịnh

Chúa Trịnh (chữ Hán: 鄭王 / Trịnh vương, chữ Nôm: 主鄭; 1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Mới!!: Quản thừa và Chúa Trịnh · Xem thêm »

Claudius

Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus (Latin: Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus;1 tháng 8 năm 10 TCN – 13 tháng 10 năm 54) (Tiberius Claudius Drusus Nero Germanicus trước khi lên ngôi) là hoàng đế La Mã của triều đại Julio-Claudia, ông trị vì từ ngày 24 tháng 1 năm 41 cho đến khi băng hà năm 54.

Mới!!: Quản thừa và Claudius · Xem thêm »

Cung điện

Cung điện là tòa nhà lớn thường ở trong thành phố, được xây dựng lên cho các vị vua chúa, lãnh tụ để họ sử dụng, để họ sống, làm việc, du lịch, tiếp tân,...

Mới!!: Quản thừa và Cung điện · Xem thêm »

Frank

*Thành viên của nhóm người German thời trung cổ, người Franks.

Mới!!: Quản thừa và Frank · Xem thêm »

Gogo

Gogo là một tổng thuộc tỉnh Zoundwéogo ở miền trung Burkina Faso.

Mới!!: Quản thừa và Gogo · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Quản thừa và Iran · Xem thêm »

Mạc phủ

Mạc phủ là hành dinh và là chính quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản.

Mới!!: Quản thừa và Mạc phủ · Xem thêm »

Nghi lễ

Nghi lễ là bộ quy tắc ứng xử mô tả kỳ vọng về ứng xử xã hội theo thông lệ đương thời trong một xã hội, tầng lớp hoặc nhóm xã hội hoặc nhóm.

Mới!!: Quản thừa và Nghi lễ · Xem thêm »

Người Frank

Lãnh thổ của đế quốc Frankish, AD 481–814. Người Frank (phát âm như "Phrăng"; tiếng La tinh: Franci hay gens Francorum) là một liên minh bộ lạc dân tộc German được ghi nhận sống ở hạ lưu (và cả trung lưu) sông Rhine lần đầu tiên vào thế kỷ 3.

Mới!!: Quản thừa và Người Frank · Xem thêm »

Nhà Carolus

Nhà Carolus hay Nhà Charles, Carolingien, Karolinger là một dòng họ quý tộc Frank, mà từ năm 751 khi Pepin Lùn lên làm vua, đã trở thành hoàng tộc của Đế quốc Frank.

Mới!!: Quản thừa và Nhà Carolus · Xem thêm »

Nhà Lê sơ

Nhà Lê sơ hay Lê sơ triều (chữ Nôm: 家黎初, chữ Hán: 初黎朝), là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê.

Mới!!: Quản thừa và Nhà Lê sơ · Xem thêm »

Nhà Merowinger

Nhà Merowinger là hoàng tộc lâu đời nhất được biết tới của người Frank mà cai trị từ đầu thế kỷ 5 cho tới 751.

Mới!!: Quản thừa và Nhà Merowinger · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Quản thừa và Nhật Bản · Xem thêm »

Pépin Lùn

Pepin hay Pippin (714 – 24 tháng 9 năm 768), hoặc Pepin Lùn, Pepin III là người đầu tiên của dòng họ Karolinger lên làm vua của Vương quốc Frank từ năm 751 đến 768.

Mới!!: Quản thừa và Pépin Lùn · Xem thêm »

Phong kiến

Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động.

Mới!!: Quản thừa và Phong kiến · Xem thêm »

Quân chủ lập hiến

Các chế độ quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện đại diện được tô '''đỏ'''. Các chế độ quân chủ lập hiến khác (màu '''tím''') có vua/ nữ hoàng vẫn còn một ảnh hưởng chính trị nhất định nào đó. Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ.

Mới!!: Quản thừa và Quân chủ lập hiến · Xem thêm »

Quốc gia

Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.

Mới!!: Quản thừa và Quốc gia · Xem thêm »

Rado

Rado Silver Star, circa 1980 Rado là hãng sản xuất đồng hồ có trụ sở tại Lengnau, Thụy Sĩ.

Mới!!: Quản thừa và Rado · Xem thêm »

Tể tướng

Tể tướng (chữ Hán: 宰相) là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.

Mới!!: Quản thừa và Tể tướng · Xem thêm »

Thủ tướng

Thủ tướng là người đứng đầu ngành hành pháp, nhân vật lãnh đạo chính trị cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể nghị viện, hay chức vị hành chính cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể cộng hòa.

Mới!!: Quản thừa và Thủ tướng · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Mới!!: Quản thừa và Trung Cổ · Xem thêm »

Tướng quân (Nhật Bản)

Minamoto no Yoritomo, Tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Kamakura Ashikaga Takauji, Tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Ashikaga Tokugawa Ieyasu, Tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa Shōgun (Kana: しょうぐん; chữ Hán: 将軍; Hán-Việt: Tướng quân), còn gọi là Mạc chúa (幕主), là một cấp bậc trong quân đội và là một danh hiệu lịch sử của Nhật Bản.

Mới!!: Quản thừa và Tướng quân (Nhật Bản) · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Quản thừa và Việt Nam · Xem thêm »

Vua

Vua (tiếng Anh: Monarch, tiếng Trung: 君主) là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia Một quốc gia mà cấu trúc chính quyền có vua đứng đầu được gọi là nước quân chủ.

Mới!!: Quản thừa và Vua · Xem thêm »

Vương quốc

Vương quốc là thuật ngữ chỉ chung tên gọi của một vùng lãnh thổ hay quốc gia, đất nước được cai trị hay trị vì bởi một chế độ quân chủ mà đứng đầu là một vị quốc vương (vua hay hoàng đế) và được thừa kế trị vì theo chế độ cha truyền con nối.

Mới!!: Quản thừa và Vương quốc · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cung Tướng, Cung tướng, Quản Thừa, Trưởng quản Hoàng gia.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »