Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Constantinus Đại đế

Mục lục Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

141 quan hệ: Ambrôsiô, Anh, Anpơ, Aphrodite, Apollo, Athanasiô thành Alexandria, Augustus, Augustus (danh hiệu), Aurelianus, Aurelius Victor, Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Ba Tư, Đế quốc La Mã, Đế quốc La Mã Thần thánh, Đế quốc Ottoman, Đế quốc Tây La Mã, Ý, İzmit, Bác ngữ học, Bosporus, Byzantium, Caesar (tước hiệu), Cách mạng, Cách mạng Pháp, Công đồng đại kết, Công đồng Nicaea I, Công giáo Đông phương, Chính thống giáo Đông phương, Chôn cất, Chiến tranh thành Troia, Claudius II, Constans I, Constantina, Constantinopolis, Constantinus II (hoàng đế), Constantius Chlorus, Constantius II, Dacia, Danh sách Hoàng đế La Mã, Dante Alighieri, Diocletianus, Do Thái, Do Thái giáo, Edward Gibbon, Encyclopædia Britannica, Frank, Galenus, Galerius, Gallia, Germania, ..., Giáo hội, Giáo hội Latinh, Giáo hoàng, Giáo hoàng Sylvestrô, Giê-su, Giêrônimô, Goth, Hispania, Hoàng đế, Hoàng đế La Mã, Istanbul, Jerusalem, Jordanes, Julianus (hoàng đế), Köln, Kitô giáo, Lính đánh thuê, Lễ Vượt Qua, Lịch sử, Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã, Licinius, Licinius II, Magnentius, Maxentius, Maximianus, Maximinus II, Milano, Moesia, Moses, Người Alemanni, Người Anglo-Saxon, Người Anh, Người Frank, Người Sarmatia, Nhà thờ Mộ Thánh, Niš, Otto III của đế quốc La Mã Thần thánh, Phocas, Phong cùi, Raffaello, Rhein, Roma, Sứ đồ Phaolô, Scipio Africanus, Serbia, Severus II, Sol Invictus, Tây Âu, Tứ đầu chế, Thanh tẩy, Tháng tư, Thánh Helena, Thập niên, Thời kỳ cận đại, Thống đốc, Thiên sứ, Thoái vị, Tiếng Latinh, Traianus, Trái Đất, Trận Cầu Milvian, Triết học, Trier, Trung Cổ, Tyche, Vua Arthur, Vương cung thánh đường, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, York, Zosimus, 10 tháng 2, 11 tháng 5, 1852, 19 tháng 9, 1930, 22 tháng 5, 25 tháng 7, 27 tháng 2, 271, 272, 274, 28 tháng 10, 280, 29 tháng 10, 306, 312, 314, 316, 324, 330, 337. Mở rộng chỉ mục (91 hơn) »

Ambrôsiô

Ambrôsiô (tiếng Anh: Ambrose, tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Aurelius Ambrosius) (k. 340 - 4 tháng 4, 397) - được Giáo hội tôn vinh là Thánh Ambrôsiô, là Tổng giám mục thành Milano từ năm 374 tới năm 397.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Ambrôsiô · Xem thêm »

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Anh · Xem thêm »

Anpơ

Anpơ (tiếng Pháp: Alps, tiếng Đức:Alpen, tiếng Ý:Alpi là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, kéo dài từ Áo, Ý và Slovenia ở phía Đông, chạy qua Ý, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Đức tới Pháp ở phía Tây. Dãy núi được hình thành hơn hàng trăm triệu năm khi các mảng châu Phi và Á-Âu đâm hút nhau. Sự va chạm làm cho các đá trầm tích biển nâng lên bởi các hoạt động đứt gãy và uốn nếp hình thành nên những ngọn núi cao như Mont Blanc và Matterhorn. Mont Blanc kéo dài theo ranh giới của Pháp-Ý, và với độ cao nên là ngọn núi cao nhất dãy Anpơ. Sứ thần Phạm Phú Thứ triều Tự Đức nhà Nguyễn nhân chuyến đi sang Âu châu năm 1863 có nhắc đến rặng núi này và phiên âm là Ân Lô Bi.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Anpơ · Xem thêm »

Aphrodite

Xem Aphrodite (định hướng) cho các nghĩa khác Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (tiếng Hy Lạp: Ἀφροδίτη) là thần của tình yêu, sắc đẹp, sự sinh nở và dục vọng; và cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Aphrodite · Xem thêm »

Apollo

Apollo, điêu khắc La Mã sao chép Hy Lạp, bảo tàng Louvre Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Apollo · Xem thêm »

Athanasiô thành Alexandria

Athanasiô thành Alêxanđria (Ἀθανάσιος Ἀλεξανδρείας Athanásios Alexandrías) (khoảng 296-298 – 2 tháng 5 năm 373), cũng được gọi là Thánh Athanasiô Cả, là Giám mục thành Alêxanđria thứ 20.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Athanasiô thành Alexandria · Xem thêm »

Augustus

Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Augustus · Xem thêm »

Augustus (danh hiệu)

Một đồng tiền La Mã in hình hoàng đế Diocletianus với danh hiệu Augustus ở bên phải Augustus (số nhiều augusti), tiếng Latinh có nghĩa là "oai nghiêm" hoặc "tôn kính" là một danh hiệu thời La Mã cổ đại bao gồm cả tên và danh hiệu của Gaius Julius Caesar Augustus (thường được gọi đơn giản là Augustus), hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Augustus (danh hiệu) · Xem thêm »

Aurelianus

Lucius Domitius Aurelianus (9 tháng 9 năm 214 hay 215 – tháng 9 hay tháng 10 năm 275), còn gọi là Aurelian, là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 270 đến năm 275.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Aurelianus · Xem thêm »

Aurelius Victor

Sextus Aurelius Victor (khoảng 320 – khoảng 390) là một sử gia và chính khách sống dưới thời Đế quốc La Mã.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Aurelius Victor · Xem thêm »

Đế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Ba Tư

Phạm vi mở rộng của Đế quốc Achaemenes. Phạm vi mở rộng của Đế quốc Parthia. Phạm vi mở rộng của Đế quốc Sassanid Đế quốc Ba Tư có thể đề cập đến.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Đế quốc Ba Tư · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đế quốc La Mã Thần thánh

Karl IV Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire) còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Đế quốc Ottoman · Xem thêm »

Đế quốc Tây La Mã

Đế quốc Tây La Mã là phần đất phía tây của Đế quốc La Mã cổ đại, từ khi Hoàng đế Diocletianus phân chia Đế chế trong năm 285; nửa còn lại của Đế quốc La Mã là Đế quốc Đông La Mã, ngày nay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Đế chế Byzantine.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Đế quốc Tây La Mã · Xem thêm »

Ý

Ý hay Italia (Italia), tên chính thức: Cộng hoà Ý (Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Ý · Xem thêm »

İzmit

Izmit (tiếng Hy Lạp: Νικομήδεια, Nicomedia) là một huyện của thành phố Kocaeli.

Mới!!: Constantinus Đại đế và İzmit · Xem thêm »

Bác ngữ học

Bác ngữ học (tiếng Anh: philology), có khi còn được gọi là văn hiến học (文獻學), ngữ văn học (語文學), hoặc văn tự học (文字學) theo cách gọi ở một số nước Đông Á, là ngành nghiên cứu các ngôn ngữ và văn thư cổ.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Bác ngữ học · Xem thêm »

Bosporus

Bosphore - Ảnh chụp từ vệ tinh Landsat Bosphorus hay Bosporus (tiếng Hy Lạp: Βόσπορος), phiên âm tiếng Việt thường là Bô-xpho hoặc Bốt-xpho từ tiếng Pháp Bosphore, là một eo biển chia cắt phần thuộc châu Âu (Rumelia) của Thổ Nhĩ Kỳ với phần thuộc châu Á (Anatolia) của nước này.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Bosporus · Xem thêm »

Byzantium

Byzantium (tiếng Hy Lạp: Βυζάντιον, Byzántion; Latin: BYZANTIVM) là một thành phố Hy Lạp cổ đại, được thành lập bởi thực dân Hy Lạp từ Megara trong 667 trước Công nguyên và được đặt tên theo vua của họ là Byzas (tiếng Hy Lạp: Βύζας, Býzas, thuộc cách Βύζαντος, Býzantos).

Mới!!: Constantinus Đại đế và Byzantium · Xem thêm »

Caesar (tước hiệu)

Caesar (số nhiều tiếng Latin: Caesares) là một tước của nhân vật hoàng gia.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Caesar (tước hiệu) · Xem thêm »

Cách mạng

Bão táp ngục Bastille, 14 tháng 7 năm 1789 trong Cách mạng Pháp. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Cách mạng · Xem thêm »

Cách mạng Pháp

Cách mạng Pháp (Révolution française; 1789–1799), là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp, diễn ra từ năm 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thay đổi.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Cách mạng Pháp · Xem thêm »

Công đồng đại kết

Công đồng Đại kết hay Công đồng Chung được xem là một hội nghị gồm các vị Giám mục hay các chức sắc hoặc chuyên gia thần học khác, được triệu tập chính thức với mục đích bàn luận và quyết định các vấn đề về giáo lý và đức tin hoặc các quy luật của Giáo hội này.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Công đồng đại kết · Xem thêm »

Công đồng Nicaea I

Công đồng Nicea thứ nhất là công đồng gồm những Giám mục cơ đốc giáo được triệu tập tại Nicea thuộc xứ Bithini (ngày nay là xứ Iznik của Thổ Nhĩ Kỳ) bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào năm 325 công nguyên.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Công đồng Nicaea I · Xem thêm »

Công giáo Đông phương

Các Giáo hội Công giáo Đông phương là các giáo hội riêng biệt tự trị, hiệp thông hoàn toàn với Giáo hoàng, hợp cùng Giáo hội Latinh tạo thành toàn bộ Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Công giáo Đông phương · Xem thêm »

Chính thống giáo Đông phương

Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Chính thống giáo Đông phương · Xem thêm »

Chôn cất

Hai vạn dặm dưới biển'' với phiên bản có tranh vẽ của Alphonse de Neuville và Édouard Riou Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Chôn cất · Xem thêm »

Chiến tranh thành Troia

Chiến tranh thành Troia (còn được nhắc đến bằng các tên gọi như cuộc chiến thành Tơ-roa, chiến tranh Tơroa trong một số tài liệu) là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và được nhắc đến trong hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Chiến tranh thành Troia · Xem thêm »

Claudius II

Marcus Aurelius Valerius ClaudiusJones, pg.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Claudius II · Xem thêm »

Constans I

Constans I (tiếng Latin: Augustus Constans Flavius ​​Julius) Jones, pg.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Constans I · Xem thêm »

Constantina

Constantina là một đô thị thuộc bang Rio Grande do Sul, Brasil.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Constantina · Xem thêm »

Constantinopolis

Bản đồ Constantinopolis Constantinopolis vào thời Byzantine Constantinopolis (có nghĩa là thành phố của Constantinus, tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις Konstantinoúpolis, hay Πόλις Polis, tiếng Latin: Constantinopolis, tiếng Thổ Ottoman: قسطنطينيه Kostantiniyye), còn được biết đến với tên Constantinople, là kinh đô của Đế quốc La Mã (330-395), của Đế quốc Byzantine/Đông La Mã (395-1204 và 1261-1453), của Đế quốc La Tinh (1204-1261) và của Đế quốc Ottoman (1453-1922).

Mới!!: Constantinus Đại đế và Constantinopolis · Xem thêm »

Constantinus II (hoàng đế)

Flavius Claudius Constantinus, tiếng Anh hiểu là Constantine II là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã (trị vì:337-340).

Mới!!: Constantinus Đại đế và Constantinus II (hoàng đế) · Xem thêm »

Constantius Chlorus

Flavius Valerius Constantius (khoảng ngày 31 tháng 3 năm 250-25 tháng 7 năm 306), thường được gọi là Constantius I hoặc Constantius Chlorus, là Hoàng đế La Mã giai đoạn năm 293-306.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Constantius Chlorus · Xem thêm »

Constantius II

Constantius II (tiếng Latinh: Flavius ​​Julius Constantius Augustus; Ngày 07 tháng 8, năm 317-3 Tháng một, năm 361), là Hoàng đế La Mã từ năm 337-361. Ông là người con thứ hai của Constantinus I và Fausta, ông lên ngôi với anh trai Constantinus II và em trai Constans khi cha mình qua đời. Năm 340, anh em Constantius xung đột trên khắp các tỉnh phía tây của đế quốc. Cuộc xung đột để lại kết quả là Constantinus II qua đời và Constans cai trị của phương Tây cho đến khi ông bị lật đổ và ám sát năm 350 bởi kẻ cướp ngôi Magnentius. Không muốn chấp nhận Magnentius là đồng cai trị, Constantius hành quân chống lại ông. Magnentius đã bị đánh bại tại trận Mursa chính và trận Mons Seleucus, ông ta tự sát sau này. Điều này khiến Constantius là vị vua duy nhất của đế quốc. Các chiến dịch quân sự tiếp theo của ông chống lại các bộ lạc Đức đã thành công: ông đã đánh bại người Alamanni năm 354, và chiến dịch trên sông Danube chống lại người Quadi và Sarmatia năm 357. Tương phản với ở phía đông, cuộc chiến hai thập kỷ cũ chống lại người Sassanids tiếp tục với kết quả khác nhau. Như một hệ quả của sự khó khăn trong việc quản lý toàn bộ đế chế, Constantius phong cho hai anh em họ của mình lên chức Caesar. Constantius Gallus, người con trai của người chú cùng cha với Constantius, Julius Constantius, được tấn phong năm 351, nhưng đã bị hành quyết ba năm sau đó được cho là tính tàn bạo và tham nhũng của ông. Constantius sau đó tấn phong cho người em cùng cha với Gallus, Julianus, Người duy nhất còn lại của triều đại Constantius và người cuối cùng sẽ kế vị ông, trong năm 355. Tuy nhiên, những hành động của Julianus khi tuyên bố lên làm Augustus trong năm 360 đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai người. Cuối cùng, không bao giờ có một trận đánh bởi vì Constantius đã ngã bệnh và qua đời vào cuối năm 361.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Constantius II · Xem thêm »

Dacia

Trong địa lý cổ xưa, đặc biệt là trong các nguồn ghi chép của người La Mã, Dacia là đất sinh sống của người Dacia hoặc Getae như họ được biết đến bởi người Hy Lạp - là một nhánh của người Thracia ở phía bắc của dãy Haemus.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Dacia · Xem thêm »

Danh sách Hoàng đế La Mã

Augustus, Hoàng đế La Mã đầu tiên của chế độ Nguyên thủ. Danh hiệu ‘"Hoàng đế La Mã"’ được các nhà sử học về sau dùng để gọi người đứng đầu nhà nước La Mã trong thời kỳ đế quốc.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Danh sách Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Dante Alighieri

Durante degli Alighieri hay Dante Alighieri hay, đơn giản hơn, Dante (1265-1321) là một thiên tài, một nhà thơ lớn, nhà thần học người Ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần khúc) và La Vita Nuova (Cuộc đời mới).

Mới!!: Constantinus Đại đế và Dante Alighieri · Xem thêm »

Diocletianus

Gaius Valerius Aurelius Diocletianus (khoảng ngày 22 tháng 12 năm 244Barnes, New Empire, 30, 46; Bowman, "Diocletian and the First Tetrarchy" (CAH), 68. – 3 tháng 12 năm 311),Barnes, "Lactantius and Constantine", 32–35; Barnes, New Empire, 31–32.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Diocletianus · Xem thêm »

Do Thái

Do Thái có thể chỉ đến.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Do Thái · Xem thêm »

Do Thái giáo

Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, YehudahShaye J.D. Cohen 1999 The Beginnings of Jewishness: Boundaries, Varieties, Uncertainties, Berkeley: University of California Press; p. 7, "Judah" theo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp) là một tôn giáo độc thần cổ đại thuộc nhóm các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên Kinh Torah (là một phần của Kinh Tanakh hay Kinh Thánh Hebrew), gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái, như đã được diễn giải trong Kinh Talmud và các sách khác.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Do Thái giáo · Xem thêm »

Edward Gibbon

Edward Gibbon (1737–1794) Edward Gibbon (27 tháng 4 năm 1737 - 16 tháng 1 năm 1794) là một nhà sử học và nghị sĩ trong Nghị viện Anh.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Edward Gibbon · Xem thêm »

Encyclopædia Britannica

Encyclopædia Britannica hay Bách khoa toàn thư Britannica (tiếng Latinh của "Bách khoa toàn thư đảo Anh") là một bách khoa toàn thư tiếng Anh tổng hợp có sẵn trong bộ sách, trên DVD, và trên Internet, do công ty Encyclopædia Britannica, Inc. biên soạn và xuất bản.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Encyclopædia Britannica · Xem thêm »

Frank

*Thành viên của nhóm người German thời trung cổ, người Franks.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Frank · Xem thêm »

Galenus

Claude Galien. Bản khắc trên đá do Pierre Roche Vigneron thực hiện. (Paris: Lith de Gregoire et Deneux, ca. 1865) Aelius Galenus hoặc Claudius Galenus (129 – 200/217), hay còn gọi là Galen vùng Pergamon (tiếng Hy Lạp: Γαληνός, Galēnos), là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp, và có lẽ là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Galenus · Xem thêm »

Galerius

Galerius (tiếng Latin: Gaius Galerius Valerius Maximianus Augustus, khoảng năm 260 - tháng 4 hoặc tháng 5 năm 311), là Hoàng đế La Mã trong giai đoạn từ năm 305 đến năm 311.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Galerius · Xem thêm »

Gallia

Bản đồ xứ Gallia (50 TCN) Gallia (Gaule, Gallië, Gallien) là một khu vực ở Tây Âu trong thời kỳ đồ sắt và thời kỳ La Mã, bao gồm Pháp, Luxembourg và Bỉ ngày nay, phần lớn Thụy Sĩ, mạn Tây Bắc Ý, cũng như những phần đất của Hà Lan và Đức ở bờ trái sông Rhine.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Gallia · Xem thêm »

Germania

Bản đồ Đế quốc La Mã và Germania (Magna Germania), đầu thế kỷ II Germania là tên La-tinh This work speaks of the Germani, the ancient people after who Germania was named, but it doesn't speak of Germania itself.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Germania · Xem thêm »

Giáo hội

Trong tiếng Việt, Giáo hội là thuật ngữ Hán-Việt để chỉ phương thức tổ chức bộ máy của một tôn giáo có chức sắc và giáo lý được công nhận ("giáo" là tôn giáo, "hội" là hội đoàn, hội nhóm), nhưng thông thường được áp dụng cho Kitô giáo, Phật giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Giáo hội · Xem thêm »

Giáo hội Latinh

Giáo hội Latinh (tiếng Latinh: Ecclesia Latina) là một phương quản trị (sui iuris) nằm trong sự hiệp thông với Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Giáo hội Latinh · Xem thêm »

Giáo hoàng

Giáo hoàng (tiếng Latinh: papa, tiếng Hy Lạp: πάππας pappas) là vị giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo của Giáo hội Công giáo toàn thế giới.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Giáo hoàng · Xem thêm »

Giáo hoàng Sylvestrô

Sylvestrô I (Latinh: Sylvester I) là người kế nhiệm Giáo hoàng Miltiades và là vị Giáo hoàng thứ 33 của giáo hội Công giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Giáo hoàng Sylvestrô · Xem thêm »

Giê-su

Giêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Yêsu, Jesus, Gia-tô, Da-tô), cũng được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Giê-su · Xem thêm »

Giêrônimô

Thánh Giêrônimô (khoảng 347 tại Stridon, Nam Tư – 30 tháng 9 năm 420 tại Bethlehem; tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος Ἱερώνυμος), cũng được gọi là Thánh Giêrôm (Hierom) là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Giêrônimô · Xem thêm »

Goth

Bảo tàng Theodoric ở Ravenna. Goth là một bộ tộc Đông German, những người Goths đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Đế quốc La Mã khi họ xuất hiện ở khu vực hạ sông Danube vào thế kỷ thứ 3.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Goth · Xem thêm »

Hispania

Hispania() từng là tên gọi được người La Mã và Hy Lạp đặt cho bán đảo Iberia.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Hispania · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Hoàng đế · Xem thêm »

Hoàng đế La Mã

Hoàng đế La Mã là danh hiệu mà giới sử học dùng để gọi những người cai trị La Mã trong thời đại đế chế. Về mặt từ nguyên, từ "hoàng đế" (tiếng Anh:Emperor, tiếng Pháp:Empereur) bắt nguồn từ danh hiệu "Imperator" trong tiếng Latin, có nghĩa là "người cai trị đế quốc". Người được xem là hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, luôn tuyên bố mình là một công dân của nền Cộng hòa chứ không phải một vị vua theo kiểu phương Đông. Giống ông, những Hoàng đế sau đó coi danh hiệu của mình là một chức trách của nguyên thủ quốc gia-công dân thứ nhất, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội và trong nhiều trường hợp là cả vai trò trong tôn giáo nhà nước. Vì lý do trên, danh hiệu hoàng đế La Mã không thực sự là cha truyền con nối ít ra là trên danh nghĩa. Tuy nhiên từ thời Diocletianus, nền cai trị càng lúc càng trở nên có tính cách quân chủ. Đế quốc La Mã bị phân chia làm đôi từ thế kỷ IV và từ đó, trong khi đế quốc Tây La Mã nhanh chóng lụn bại, vị hoàng đế cuối cùng của Roma, Romulus Augustus phải thoái vị năm 476 thì đế quốc Đông La Mã hấp thu các yếu tố Đông phương trong đó có việc quân chủ hóa nền cai trị. Các vị Hoàng đế Byzantine tập trung quyền lực tối cao vào bản thân, gồm cả các yếu tố thần quyền, và tiếp tục trị vì cho tới năm 1453.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Istanbul

Istanbul (hoặc; İstanbul), là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Istanbul · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Jerusalem · Xem thêm »

Jordanes

Justinianus chinh phạt được tô màu xanh lá cây. Jordanes, còn được viết thành Jordanis hay ít thấy là Jornandes, là một sử gia La Mã sống vào thế kỷ 6, về cuối đời đã bắt tay vào việc biên soạn cuốn Romana nói về lịch sử thành Roma và tác phẩm nổi tiếng nhất Getica kể về lịch sử người Goth được viết ở Constantinopolis vào khoảng năm 551.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Jordanes · Xem thêm »

Julianus (hoàng đế)

Julianus (Flavius Claudius Iulianus Augustus,Φλάβιος Κλαύδιος Ἰουλιανός; 331/332 – 26 tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhà hiền triết, là một hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm 363.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Julianus (hoàng đế) · Xem thêm »

Köln

Trung tâm thành phố Köln Nhà thờ lớn Köln và khu vực lân cận về ban đêm Khu phố Chợ Cũ (''Alter Markt'') ở Köln Köln hay Koeln (phiên âm: Côn), còn được viết là Cologne (Phiên âm: Cô-lô-nhơ), cho đến năm 1919 là Cöln, dưới thời của người La Mã đầu tiên là oppidum ubiorum, rồi Colonia Claudia Ara Agrippinensium, là thành phố lớn thứ tư của Đức theo dân số và diện tích.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Köln · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Kitô giáo · Xem thêm »

Lính đánh thuê

Một lính đánh thuê Lính đánh thuê là những người tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang nhưng không phải phục vụ cho một quốc gia hoặc một bên trong cuộc xung đột mà là những người hành nghề tự do không bị bó buộc và tham gia cho một bên để nhận lấy những lợi ích vật chất khi tham chiến.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Lính đánh thuê · Xem thêm »

Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua hay lễ Quá Hải (tiếng Anh: Pass Over) là lễ quan trọng nhất của người Do Thái, kéo dài một tuần.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Lễ Vượt Qua · Xem thêm »

Lịch sử

''Lịch sử'' - tranh của Nikolaos Gysis (1892) Lịch sử là Bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Lịch sử · Xem thêm »

Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã

Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã (tiếng Anh: The History of the Decline and Fall of the Roman Empire) là một bộ sách về lịch sử Đế quốc La Mã gồm sáu quyển do sử gia Anh Edward Gibbon viết.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Licinius

Licinius I (tiếng Latin: Gaius Valerius Licinianus Licinius Augustus In Classical Latin, Licinius' name would be inscribed as GAIVS VALERIVS LICINIANVS LICINIVS AVGVSTVS. khoảng năm 263-năm 325), là Hoàng đế La Mã trong giai đoạn từ năm 308 tới năm 324.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Licinius · Xem thêm »

Licinius II

Licinius II depicted in armour holding a spear and an orb surmounted by a victory. The inscription "LICINIUS IUNior NOBilissimus CAESar" translates as 'Licinius Junior Most Noble Caesar' Licinius II hay Licinius Trẻ (tên đầy đủ: Valerius Licinianus Licinius) (kh. 315–326) là con trai của Hoàng đế La Mã Licinius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Licinius II · Xem thêm »

Magnentius

Flavius ​​Magnus Magnentius (303-11 tháng Tám, 353) là một kẻ cướp ngôi của Đế chế La Mã (18 tháng Giêng,năm 350-11 tháng Tám, năm 353).

Mới!!: Constantinus Đại đế và Magnentius · Xem thêm »

Maxentius

Maxentius (tiếng Latin: Marcus Aurelius Valerius Maxentius Augustus, khoảng năm 278-28 Tháng Mười năm 312) là Hoàng đế La Mã trong giai đoạn từ năm 306 tới năm 312.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Maxentius · Xem thêm »

Maximianus

Maximianus hay Maximian (tiếng Latin:;Trong tiếng Latin cổ điển, tên của Maximianus được viết là MARCVS AVRELIVS VALERIVS MAXIMIANVS HERCVLIVS AVGVSTVS sinh 250 - mất tháng 7 năm 310) là Hoàng đế La Mã từ năm 286 đến năm 305.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Maximianus · Xem thêm »

Maximinus II

Maximinus II (Gaius Valerius Galerius Maximinus Daia Augustus) (270 – 313), còn được gọi là Maximinus Daia hoặc Maximinus Daza là Hoàng đế La Mã trị vì từ năm 308 đến 313.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Maximinus II · Xem thêm »

Milano

Milano (phát âm tiếng Ý:, phương ngữ Milano của tiếng Lombardia: Milan) là một thành phố chính của miền bắc Ý, một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu, và là thủ phủ của vùng Lombardia.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Milano · Xem thêm »

Moesia

quân đoàn được bố trí ở mỗi tỉnh vào năm 125 Tỉnh Hạ Moesia (phải) và Thượng Moesia Superior (trái) được tô đậm Thượng Moesia vào thế kỉ thứ 4 Mœsia and environs Moesia (tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp: Μοισία) là một vùng đất cổ đại và sau đó là tỉnh La Mã nằm trong vùng Balkan, dọc theo bờ phía nam của sông Danube.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Moesia · Xem thêm »

Moses

Moses, tranh của José de Ribera (1638) Moses (tiếng Latin: Moyses,; Greek: Mωυσής; Arabic: موسىٰ,; Ge'ez: ሙሴ, Musse), trong tiếng Việt là Mô-sê hoặc Môi-se, là lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Moses · Xem thêm »

Người Alemanni

Khu vực sinh sống của người Alemanni, những địa điểm các trận chiến giữa người Alemanni và người La Mã, từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 6 Alemanni (Alamanni, Alamani) là một liên minh các bộ tộc Suebi người German bắt nguồn từ khu vực thượng sông Rhine.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Người Alemanni · Xem thêm »

Người Anglo-Saxon

Trang có chứa mẫu tự hợp nhất Chi Rho từ cuốn Phúc âm Lindisfarne kh. 700, có thể do Eadfrith đảo Lindisfarne viết để tưởng nhớ Cuthbert. Phục chế hoàn chỉnh một chiếc mũ giáp Sutton Hoo, thể hiện nhiều điểm tương đồng với mũ giáp Vendel Anglo-Saxon là một dân tộc sống tại Đảo Anh từ thế kỷ 5 CN.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Người Anglo-Saxon · Xem thêm »

Người Anh

Người Anh (tiếng Anh cổ: Englisc) là một dân tộc và nhóm dân tộc bản địa Anh, với ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Người Anh · Xem thêm »

Người Frank

Lãnh thổ của đế quốc Frankish, AD 481–814. Người Frank (phát âm như "Phrăng"; tiếng La tinh: Franci hay gens Francorum) là một liên minh bộ lạc dân tộc German được ghi nhận sống ở hạ lưu (và cả trung lưu) sông Rhine lần đầu tiên vào thế kỷ 3.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Người Frank · Xem thêm »

Người Sarmatia

Người Sarmatia, người Sarmatae hay người Sauromatae (tiếng Iran cổ Sarumatah 'người bắn cung') là dân tộc có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Người Sarmatia · Xem thêm »

Nhà thờ Mộ Thánh

Hai Mái vòm của Nhà thờ Mộ Thánh, Mái vòm bên trên Rotunda ở trên nóc có lá cờ Thập Tự Thánh Georges và mái vòm nhỏ hơn ở phía trên Catholicon, Tháp giáo đường phía bên trái là của Giáo đường Hồi giáo Omar. Cửa chính vào Nhà thờ Mộ Thánh rotunda (nhà tròn) nhìn thấy ở bên trên. Nhà thờ Mộ Thánh (Kitô giáo Đông phương gọi là Nhà thờ Phục sinh), là một nhà thờ nằm ở bên trong bức tường thành của thành phố cổ Jerusalem.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Nhà thờ Mộ Thánh · Xem thêm »

Niš

Niš (tiếng Serbia: Ниш) là một thành phố lớn nhất ở miền nam Serbia.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Niš · Xem thêm »

Otto III của đế quốc La Mã Thần thánh

Otto III (tháng 6/7 980 - 23 tháng 1 1002) là Hoàng đế La Mã Thần thánh từ 996 cho tới khi ông mất sớm vào năm 1002.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Otto III của đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Phocas

Phocas (Flavius Phocas Augustus; Φωκᾶς, Phokas), (547 – 610) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 602 đến 610.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Phocas · Xem thêm »

Phong cùi

Bệnh nhân phong người dân tộc ở Dakia, được nhân viên y tế tiểu phẫu dã chiến Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Phong cùi · Xem thêm »

Raffaello

Raffaello, thường gọi là Raphael, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino (6 tháng 4 hoặc 28 tháng 3 năm 1483 – 6 tháng 4 năm 1520) là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, ông hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Raffaello · Xem thêm »

Rhein

Sông Rhein là một trong những con sông quan trọng nhất châu Âu. Thượng lưu sông Rhein và các phụ lưu của nó ở đấy. Sông Rhine hay Sông Rhein (tiếng Anh: Rhine; tiếng Đức: Rhein; tiếng Hà Lan: Rijn; tiếng Pháp: Rhin; tiếng Ý: Reno; tiếng Romansh: Rain) thường được phiên âm trong tiếng Việt với tên sông Ranh là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất châu Âu, dài 1.233 km có lưu lượng trung bình hơn 2.000 mét khối trên một giây.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Rhein · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Roma · Xem thêm »

Sứ đồ Phaolô

Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc theo lối cũ(שאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos), là "Sứ đồ của dân ngoại." Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai. (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN). Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu." Sau khi chịu lễ Thanh Tẩy, Phaolô đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng Kitô hữu còn non trẻ ở Jerusalem, và ở lại với Phêrô (hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Kitô giáo, Phaolô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Kitô giáo người Do Thái với tín hữu Kitô giáo không phải người Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giêsu. Phaolô được sùng kính như một vị Thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh quan thầy của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São Paulo, Brasil và Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri. Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác. Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo. Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Sứ đồ Phaolô · Xem thêm »

Scipio Africanus

Publius Cornelius Scipio Africanus (235-183 TCN), cũng gọi là Scipio Africanus và Scipio Già, hoặc Scipio châu Phi Già, là một vị tướng lĩnh trong Chiến tranh Punic lần thứ hai và là chính khách của Cộng hoà La Mã.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Scipio Africanus · Xem thêm »

Serbia

Serbia - tên chính thức là Cộng hòa Serbia (phiên âm: Xéc-bi-a, tiếng Serbia: Република Србија - Republika Srbija) - là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực đông nam châu Âu.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Serbia · Xem thêm »

Severus II

Severus (Flavius Valerius Severus Augustus); (? – 307) đôi khi còn được gọi là Severus II, là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 306 đến 307.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Severus II · Xem thêm »

Sol Invictus

Tranh khảm Sol ở Lăng mộ M ở Nghĩa địa cổ Vaticanhttp://www.saintpetersbasilica.org/Necropolis/Scavi.htm Sol Invictus ("Mặt Trời không thể khuất phục") là vị thần Mặt Trời chính thức của Đế chế La Mã sau này và là người bảo trợ cho những người lính.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Sol Invictus · Xem thêm »

Tây Âu

Tây Âu Tây Âu là một khái niệm chính trị – xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszawa và Nam Tư về phía tây.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Tây Âu · Xem thêm »

Tứ đầu chế

Thuật ngữ Tứ đầu chế (từ tiếng Hy Lạp τετραρχία có nghĩa là bốn người cai trị) mô tả bất kỳ hình thức chính phủ nào mà quyền lực được phân chia cho bốn cá nhân, nhưng trong cách sử dụng ngày nay thường dùng để chỉ hệ thống được Hoàng đế La Mã Diocletianus thiết lập vào năm 293, đánh dấu sự kết thúc cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba và sự phục hồi của Đế quốc La Mã.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Tứ đầu chế · Xem thêm »

Thanh tẩy

Thanh Tẩy (hay còn gọi là rửa tội hoặc báp têm phiên âm từ tiếng Pháp: baptême) là nghi thức được thực hành với nước trong các tôn giáo như Kitô giáo (Cơ Đốc giáo), đạo Mandae, đạo Mormon, đạo Sikh và một số giáo phái của Do Thái giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thanh tẩy · Xem thêm »

Tháng tư

Tháng tư là tháng thứ tư theo lịch Gregorius, có 30 ngày.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Tháng tư · Xem thêm »

Thánh Helena

Helena ôm cây Thánh giá Helena (tiếng Latinh: Flavia Iulia Helena Augusta) hay còn được gọi là Thánh Helen, Helena Augusta, Helena thành Constantinopolis (246-330 TCN) là vợ của Hoàng đế Constantius, và mẹ của Hoàng đế Constantine I. Bà được ghi nhận với việc tìm kiếm những di vật của cây Thánh giá thật của Chúa Giêsu đã thất lạc.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thánh Helena · Xem thêm »

Thập niên

Thập niên là khoảng thời gian 10 năm, ví dụ khi nói đến thập niên 10 của thế kỷ XX là hàm ý khoảng thời gian từ năm 1910 đến năm 1919.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thập niên · Xem thêm »

Thời kỳ cận đại

Cận đại là thuật từ được dùng để chỉ thời kỳ lịch sử tiếp nối thời trung đại, có liên quan tới thời hiện đại.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thời kỳ cận đại · Xem thêm »

Thống đốc

Thống đốc, ở một số quốc gia còn được gọi là Tỉnh trưởng hoặc Chủ tịch tỉnh là người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc nhánh hành pháp ở một địa phương và cũng là người đại diện cao nhất của địa phương.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thống đốc · Xem thêm »

Thiên sứ

Chúa Giê-xu (El Greco, 1575). Thiên sứ, còn gọi là thiên thần (Chữ "thiên" nghĩa là trời còn chữ "thần" nghĩa là cái gì đó linh thiêng, gọp lại thành chữ có nghĩa là cái gì đó linh thiêng từ trời), là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thiên sứ · Xem thêm »

Thoái vị

Napoleon thoái vị Thoái vị là cụm từ dùng để nói đến việc vị vua, nữ hoàng hay nhà quý tộc từ bỏ chức tước cho người khác.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Thoái vị · Xem thêm »

Tiếng Latinh

Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã).

Mới!!: Constantinus Đại đế và Tiếng Latinh · Xem thêm »

Traianus

Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus hay còn gọi là Trajan (18 tháng 9 năm 53 – 9 tháng 8 năm 117), là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 98 tới khi qua đời năm 117.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Traianus · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Trái Đất · Xem thêm »

Trận Cầu Milvian

Trận cầu Milvius là trận đánh diễn ra giữa hai hoàng đế La Mã Constantinus I và Maxentius vào ngày 28 tháng 10 năm 312.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Trận Cầu Milvian · Xem thêm »

Triết học

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Triết học · Xem thêm »

Trier

Trier (tiếng Pháp: Trèves) là một thành phố độc lập thuộc tiểu bang Rheinland-Pfalz của Đức.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Trier · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Trung Cổ · Xem thêm »

Tyche

Tyche của Antioch, Bản sao La Mã của tượng đồng bởi Eutychides (Galleria dei Candelabri, các viện bảo tàng Vatican) Tyche (from Τύχη, có nghĩa là "may mắn"; nhân vật huyền thoại tương đương trong La Mã: Fortuna) là vị thần giám hộ vận may và những điều ngẫu nhiên của số phận.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Tyche · Xem thêm »

Vua Arthur

p.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Vua Arthur · Xem thêm »

Vương cung thánh đường

Vương cung thánh đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Vương cung thánh đường · Xem thêm »

Vương cung thánh đường Thánh Phêrô

Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tiếng Latinh: Basilica Sancti Petri, tiếng Ý: Basilica di San Pietro in Vaticano) là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Vương cung thánh đường Thánh Phêrô · Xem thêm »

York

York là một thành phố ở North Yorkshire, Anh Quốc, nằm trên hợp lưu của các sông Ouse và Foss, Anh.

Mới!!: Constantinus Đại đế và York · Xem thêm »

Zosimus

Zosimus là một chi cua biển trong họ gíap xác Xanthidae.

Mới!!: Constantinus Đại đế và Zosimus · Xem thêm »

10 tháng 2

Ngày 10 tháng 2 là ngày thứ 41 trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 10 tháng 2 · Xem thêm »

11 tháng 5

Ngày 11 tháng 5 là ngày thứ 131 (132 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 11 tháng 5 · Xem thêm »

1852

1852 (số La Mã: MDCCCLII) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 1852 · Xem thêm »

19 tháng 9

Ngày 19 tháng 9 là ngày thứ 262 (263 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 19 tháng 9 · Xem thêm »

1930

1991.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 1930 · Xem thêm »

22 tháng 5

Ngày 22 tháng 5 là ngày thứ 142 (143 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 22 tháng 5 · Xem thêm »

25 tháng 7

Ngày 25 tháng 7 là ngày thứ 206 (207 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 25 tháng 7 · Xem thêm »

27 tháng 2

Ngày 27 tháng 2 là ngày thứ 58 trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 27 tháng 2 · Xem thêm »

271

Năm 271 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 271 · Xem thêm »

272

Năm 272 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 272 · Xem thêm »

274

Năm 274 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 274 · Xem thêm »

28 tháng 10

Ngày 28 tháng 10 là ngày thứ 301 (302 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 28 tháng 10 · Xem thêm »

280

Năm 280 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 280 · Xem thêm »

29 tháng 10

Ngày 29 tháng 10 là ngày thứ 302 (303 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 29 tháng 10 · Xem thêm »

306

Năm 306 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 306 · Xem thêm »

312

Năm 312 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 312 · Xem thêm »

314

Năm 314 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 314 · Xem thêm »

316

Năm 316 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 316 · Xem thêm »

324

Năm 324 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 324 · Xem thêm »

330

Năm 330 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 330 · Xem thêm »

337

Năm 337 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Constantinus Đại đế và 337 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Constantine I, Constantine I của La Mã, Constantine I của Đế chế La Mã, Constantine Đại Đế, Constantine Đại đế, Constantinus I, Constantinus Đại Đế.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »