Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chủ nghĩa tiền tệ

Mục lục Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng.

29 quan hệ: Alan Greenspan, Đại khủng hoảng, Đường cong Phillips, Ben Bernanke, Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ), Chính sách tiền tệ, Chứng khoán, Chu kỳ kinh tế, Cung ứng tiền tệ, Hoa Kỳ, Irving Fisher, John Maynard Keynes, Kinh tế học Keynes, Kinh tế học Keynes mới, Kinh tế học tân cổ điển, Kinh tế học trọng cung, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới, Lạm phát, Lợi tức, Milton Friedman, Ngoại hối, Tổng cầu, Tổng cung, Thất nghiệp, Thị trường, Thuyết số lượng tiền tệ, Trái phiếu, Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp.

Alan Greenspan

Alan Greenspan (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1926 tại Thành phố New York) là nhà kinh tế học Mỹ và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 1987 đến 2006.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Alan Greenspan · Xem thêm »

Đại khủng hoảng

Bức ảnh nổi tiếng ''Người mẹ di cư'' do Dorothea Lange chụp vào tháng 3 năm 1936, miêu tả cô Florence Owens Thompson, 32 tuổi có 7 đứa con ở California. Đại khủng hoảng (The Great Depression), hay còn gọi là "Đại suy thoái", là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối).

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Đại khủng hoảng · Xem thêm »

Đường cong Phillips

Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP).

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Đường cong Phillips · Xem thêm »

Ben Bernanke

nhỏ Ben Bernanke (sinh 13 tháng 12 năm 1953) là một nhà kinh tế học người Mỹ và hiện là chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Ben Bernanke · Xem thêm »

Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)

300pxCục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ) · Xem thêm »

Chính sách tiền tệ

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Chính sách tiền tệ · Xem thêm »

Chứng khoán

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Chứng khoán · Xem thêm »

Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Chu kỳ kinh tế · Xem thêm »

Cung ứng tiền tệ

Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v...

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Cung ứng tiền tệ · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Hoa Kỳ · Xem thêm »

Irving Fisher

Irving Fisher (27 tháng 2 năm 1867 tại Saugerties, New York – 29 tháng 4 năm 1947 tại New York) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Irving Fisher · Xem thêm »

John Maynard Keynes

John Maynard Keynes (phát âm /ˈkeɪnz/ 5 tháng 6 1883 – 21 tháng 4 1946) là một nhà kinh tế học người Anh.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và John Maynard Keynes · Xem thêm »

Kinh tế học Keynes

Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Kinh tế học Keynes · Xem thêm »

Kinh tế học Keynes mới

Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô tìm cách thuyết minh mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học Keynes bằng kinh tế học vi mô.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Kinh tế học Keynes mới · Xem thêm »

Kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung - cầu dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của người tiêu dùng trong điều kiện một ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện chi phí bị giới hạn.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Kinh tế học tân cổ điển · Xem thêm »

Kinh tế học trọng cung

Kinh tế học trọng cung nhấn mạnh các biện pháp nâng cao năng lực sản xuất, đẩy đường tổng cung AS dịch chuyển sang phải, nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng, từ đó có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng thực tế mà không gây ra áp lực lạm phát. Kinh tế học trọng cung là một trường phái kinh tế học vĩ mô đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Kinh tế học trọng cung · Xem thêm »

Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Kinh tế học vĩ mô · Xem thêm »

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới (Hay Kinh tế học vĩ mô tân cổ điển) (tiếng Anh: New Classical Macroeconomics) là bộ phận kinh tế học vĩ mô dựa trên kinh tế học vi mô tân cổ điển, hình thành từ thập niên 1970.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới · Xem thêm »

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính của G8 từ 1950 tới 1994 Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới 2007 Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Lạm phát · Xem thêm »

Lợi tức

Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận (lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết kiệm tai ngân hàng.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Lợi tức · Xem thêm »

Milton Friedman

Milton Friedman (31 tháng 7 năm 1912 – 16 tháng 11 năm 2006) là một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel người Mỹ.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Milton Friedman · Xem thêm »

Ngoại hối

Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign exchange) là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế (International transaction) bao gồm.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Ngoại hối · Xem thêm »

Tổng cầu

Tổng cầu, trong kinh tế học, là lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Tổng cầu · Xem thêm »

Tổng cung

Tổng cung, trong kinh tế học, là tổng lượng cung cấp hàng hóa cuối cùng của toàn bộ nền kinh tế.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Tổng cung · Xem thêm »

Thất nghiệp

Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - CIA 2005Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt: thất - rỗng, hết; nghiệp - công việc).

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Thất nghiệp · Xem thêm »

Thị trường

Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Thị trường · Xem thêm »

Thuyết số lượng tiền tệ

Thuyết số lượng tiền tệ là lý luận cho rằng trong dài hạn số lượng tiền tệ không phụ thuộc vào quy mô của GDP mà vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi của mức giá chung của nền kinh tế (lạm phát) phụ thuộc vào tốc độ tăng số lượng tiền.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Thuyết số lượng tiền tệ · Xem thêm »

Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Trái phiếu · Xem thêm »

Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes.

Mới!!: Chủ nghĩa tiền tệ và Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Monetarism.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »