Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chính trị Ấn Độ

Mục lục Chính trị Ấn Độ

Chính trị ở Ấn Độ diễn ra trong khuôn khổ hiến pháp của nó, bởi vì Ấn Độ là một nước cộng hoà dân chủ liên bang, trong đó Tổng thống Ấn Độ là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng Ấn Độ là người đứng đầu chính phủ.

12 quan hệ: Đảng Bharatiya Janata, Đảng Quốc Đại Ấn Độ, Ấn Độ, Cộng hòa dân chủ, Liên bang, Lok Sabha, Rajya Sabha, Tòa án Tối cao Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ, Tổng tuyển cử Ấn Độ, 2014, Thủ tướng Ấn Độ, Vidhan Sabha.

Đảng Bharatiya Janata

Đảng Bharatiya Janata viết tắt là BJP hay còn gọi là Đảng Nhân dân Ấn Độ là một chính đảng đối lập ở Ấn Độ của người Hindu và dành thắng lợi lớn trong cuộc Tổng tuyển cử Ấn Độ, 2014 để thành lập Chính phủ do ông Narendra Modi làm thủ tướng.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata · Xem thêm »

Đảng Quốc Đại Ấn Độ

Đảng Quốc đại Ấn Độ (tên đầy đủ là Quốc dân Đại hội Ấn Độ भारतीय राष्ट्रीय कांग्रेस, viết tắt INC) là một trong hai đảng phái chính trị lớn của Ấn Độ, đảng kia là Đảng Bharatiya Janata.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Đảng Quốc Đại Ấn Độ · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Ấn Độ · Xem thêm »

Cộng hòa dân chủ

Cộng hòa dân chủ là cụm từ chỉ chế độ chính trị của 1 quốc gia.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Cộng hòa dân chủ · Xem thêm »

Liên bang

Bản đồ thể hiện các liên bang chính thức hiện nay. Liên bang (tiếng Latinh: foedus, federation) là hình thức nhà nước bao gồm một số các thành viên cá thể có chính phủ riêng tập hợp lại dưới một chính phủ liên bang thống nhất.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Liên bang · Xem thêm »

Lok Sabha

Lok Sabha (Hindi:लोक सभा) còn được gọi Hạ viện Nhân dân hay Viện dân biểu, là hạ viện của trong hệ thống Quốc hội lưỡng viện của Ấn Đ. Tất cả các thành viên của hạ viện được các cử tri Ấn Độ trực tiếp bầu chọn trên cơ sở phổ thông đầu phiếu, ngoại trừ hai người do Tổng thống Ấn Độ chỉ định.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Lok Sabha · Xem thêm »

Rajya Sabha

Rajya Sabha (Hindi: राज्य सभा) còn được gọi là Hội đồng Nghị sĩ Bang, là thượng viện trong hệ thống Quốc hội lưỡng viện Ấn Độ (Sau đây gọi tắt là "Thượng viện").

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Rajya Sabha · Xem thêm »

Tòa án Tối cao Ấn Độ

Tòa án Tối cao Ấn Độ là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp của Ấn Độ, và là tòa án kháng nghị cấp cao nhất theo Hiến pháp Ấn Độ đồng thời là tòa án Hiến pháp có quyền tu chính Hiến pháp.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Tòa án Tối cao Ấn Độ · Xem thêm »

Tổng thống Ấn Độ

Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc gia, là đệ nhất công dân của Ấn Độ và là Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang. Vai trò của tổng thống phần lớn là mang tính lễ nghi, với quyền hành pháp thực sự được trao cho Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng đứng đầu. Quyền hạn của tổng thống Ấn Độ có thể so sánh với quyền lực của quốc vương, vua hay nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tổng thống cũng được gọi là Rashtrapati. Tổng thống Ấn Độ trú ngụ tại một dinh được gọi là Rashtrapati Bhavan, tạm dịch là Nhà Tổng thống. Tổng thống được bầu bởi các thành viên của các Vidhan Sabha, Lok Sabha, và Rajya Sabha, và có nhiệm kỳ cầm quyền 5 năm (mặc dù tổng thống có thể ra tái tranh cử). Một thể thức được sử dụng để phân bổ phiếu bầu và vì thế có một cách cân bằng giữa dân số của mỗi bang và số lượng phiếu bầu mà các nghị sĩ từ mỗi bang có thể bỏ và đưa ra một cân bằng ngang bằng giữa số lượng nghị sĩ quốc hội bang và Quốc hội Ấn Độ. Nếu không có ứng cử viên nào nhận được đa số phiếu bầu thì có một chế độ mà theo đó các ứng cử viên thất bại được loại trừ khỏi cuộc chạy đua và phiếu bầu bỏ cho những ứng cử viên này được chuyển cho các ứng cử viên khác cho đến khi một người đạt đa số. Phó Tổng thống được bầu chọn bằng cuộc bỏ phiếu trực tiếp của tất cả các nghị sĩ được bầu cử và được chỉ định của Lưỡng viện quốc hội là Lok Sabha và Rajya Sabha.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Tổng thống Ấn Độ · Xem thêm »

Tổng tuyển cử Ấn Độ, 2014

Cuộc Tổng tuyển cử Ấn Độ diễn ra quy mô vào năm 2014.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Tổng tuyển cử Ấn Độ, 2014 · Xem thêm »

Thủ tướng Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ (Hindi: प्रधान मंत्री) là người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Ấn Độ, là người đứng đầu Hội đồng bộ trưởng, được Tổng thống bổ nhiệm để giúp cho Tổng thống quản lý các công việc hành pháp ở Ấn Đ. Thủ tướng chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng và thi hành quyền lực được quy định đối với Tổng thống theo quy định của Hiến pháp Ấn Đ. Thủ tướng được Tổng thống bổ nhiệm khi được công nhận là lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong lưỡng viện của Quốc hội Ấn Đ. Giống như nhiều quốc gia theo thể chế dân chủ đại nghị khác, chức vụ nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính lễ nghi.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Thủ tướng Ấn Độ · Xem thêm »

Vidhan Sabha

Vidhan Sabha hay còn được gọi là Nghị viện lập pháp là hạ viện (với các tiểu bang có lưỡng viện) hoặc độc viện (với các tiểu bang đơn viện) của lập pháp bang trong các tiểu bang khác nhau của Ấn Đ. Thành viên của Vidhan Sabha là người đại diện cho người dân tiểu bang và được các cử tri trên 18 tuổi tại tiểu bang bầu ra.

Mới!!: Chính trị Ấn Độ và Vidhan Sabha · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »