Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Trung Quốc

Mục lục Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

450 quan hệ: Afghanistan, AFP, Aksai Chin, Amur, Arunachal Pradesh, Áp Lục, Đài Bắc, Đài Loan, Đài Loan (tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Đô la Hồng Kông, Đông Á, Đông Phương Hồng I, Đông y, Đại Đồng, Sơn Tây, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc), Đại nhảy vọt, Đại suy thoái, Đạo giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặc khu hành chính, Đặng Tiểu Bình, Đế quốc La Mã, Đế quốc Mông Cổ, Đế quốc Nhật Bản, Đế quốc Trung Hoa (1915-1916), Đỗ Phủ, Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Ẩm thực Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Âm dương, Ôn Gia Bảo, Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bàn tính, Bành Hồ, Bác ngữ học, Bác sĩ, Bách Gia Chư Tử, Bát quái, Bãi cạn Scarborough, Bình nguyên Hoa Bắc, Bính âm Hán ngữ, Bóng bàn, Bóng rổ, Bắc Kinh, Bắc Ngụy, ..., Bắc phạt (1926-1928), Bệnh tả, Bột Hải (biển), BBC, Bhutan, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Blaise Pascal, Boeing, Brahmaputra, Brasil, BRICS, Buôn người, Canada, Cao Câu Ly, Cao Côn, Cao nguyên Thanh Tạng, Các nước có vũ khí hạt nhân, Cách mạng Văn hóa, Cây thuốc, Công xã nhân dân, Cải cách kinh tế Trung Quốc, Cảng Dương Sơn, Cầu lông, Cờ tướng, Cờ vây, Cờ vua, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, CCTV, Châm cứu, Châu Á, Châu Phi, Chính quyền Dân tộc Palestine, Chính sách một con, Chính sách Một Trung Quốc, Chòm sao, Chế độ quân chủ, Chủ nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Tam Dân, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chữ Hán, Chữ Hán giản thể, Chữ Hán phồn thể, Chengdu J-10, Chi Đỗ quyên, Chi Bách xù, Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai, Chiến Quốc, Chiến Quốc Thất hùng, Chiến tranh Nha phiến, Chiến tranh Thanh-Nhật, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh thống nhất Trung Hoa của Tần, Chiến tranh Trung-Nhật, Chu Ân Lai, Chu Dung Cơ, Chuyên chính dân chủ nhân dân, Chư hầu nhà Chu, Colombia, Con đường tơ lụa, Coolpad, Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ), Cường quốc, Danh sách quốc gia theo diện tích, Danh sách quốc gia theo số dân, Dãy núi Pamir, Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm, Diêu Minh, Diều, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Dược phẩm, Dương Châu, Dương Chấn Ninh, Dương Lợi Vĩ, Encyclopædia Britannica, Everest, Financial Times, Florida, G20 (nhóm các nền kinh tế lớn), G7, Gấu ngựa, Gấu trúc lớn, Giang Trạch Dân, Giáp cốt văn, Giải Nobel hóa học, Giải Nobel Vật lý, Giải phẫu học, Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, Giấc mộng Trung Quốc, GNSS, H'Mông, Hà Nam (Trung Quốc), Hàn Ốc, Hàn Chính (chính khách), Hàn Quốc, Hàng giả, Hóa học, Hải chiến Hoàng Sa 1974, Hải Nam, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hắc Long Giang, Hằng Nga 3, Họ Người, Hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc, Hối lộ, Hốt Tất Liệt, Hồ Cẩm Đào, Hồ Ngải Đinh, Hồ Thích, Hồng Kông, Hồng lâu mộng, Hệ thống định vị Bắc Đẩu, Hệ thống đơn đảng, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, Hội họa, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Hiệp ước bất bình đẳng, Himalaya, Hoa Kỳ, Hoa Nam, Hoài Hà, Hoàng Hà, Hoàng Hải, Homo sapiens, Huawei, Huyện (Trung Quốc), Hơi cay, Hương (Trung Quốc), Indomalaya, Internet, Iran, Karakoram, Kashmir, Kazakhstan, Khám nghiệm tử thi, Khí công, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long, Khu tự trị (Trung Quốc), Kiến trúc, Kinh Dịch, Kinh kịch, Kinh Thư, Kitô giáo, Kung fu, Kyrgyzstan, La bàn, Lào, Lâm Đan, Lúa mì, Lật Chiến Thư, Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Lỗ Sơn, Lỗ Tấn, Lịch sử Trung Quốc, Lý Bạch, Lý Bằng, Lý Chính Đạo, Lý Khắc Cường, Lý Viễn Triết, Lenovo, Liên Hiệp Quốc, Liêu Ninh (tàu sân bay), Loạn An Sử, Ma Cao, Mao Trạch Đông, Máy bay tàng hình, Mã Long, Mê Kông, Mông Cổ, Mạc Ngôn, Mặc gia, Mặt Trăng, Minh Thái Tổ, Myanmar, Nai sừng tấm Á-Âu, Nam Á, Nam Kinh, Nam-Bắc triều (Trung Quốc), Nạn đói lớn ở Trung Quốc, Nấm, Nội chiến Trung Quốc, Nepal, New Straits Times, Nga, Ngành Thông, Ngân hàng Thế giới, Ngũ Đại Hồ, Ngũ Đại Thập Quốc, Ngũ hành, Ngũ Hồ thập lục quốc, Ngũ kinh, Ngũ vị hương, Ngữ hệ Altai, Ngữ hệ Ấn-Âu, Ngữ hệ H'Mông-Miền, Ngữ hệ Hán-Tạng, Ngữ hệ Nam Á, Ngữ hệ Tai-Kadai, Ngữ hệ Turk, Nghĩa dũng quân tiến hành khúc, Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại khoa, Người đứng thẳng, Người Bắc Kinh, Người Duy Ngô Nhĩ, Người Hán, Người Hồi, Người Khách Gia, Người Lô Lô, Người Mãn, Người Mông Cổ, Người Tạng, Người Thổ Gia, Người Tráng, Người Triều Tiên (Trung Quốc), Nhà Đường, Nhà Chu, Nhà Hán, Nhà Hạ, Nhà Kim, Nhà Minh, Nhà Nguyên, Nhà nước đơn nhất, Nhà Tùy, Nhà Tấn, Nhà Tần, Nhà Tống, Nhà Thanh, Nhà Thương, Nhà Triều Tiên, Nhân Dân nhật báo, Nhân dân tệ, Nhật Bản, Nho giáo, Niue, Pakistan, Pataca Ma Cao, Pháp gia, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phật giáo, Philippines, Phong thủy, Phong trào không liên kết, Pi, Quan thoại, Quan Trung, Quân Bắc Dương, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Quân sự, Quảng trường Thiên An Môn, Quần đảo Cook, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Senkaku, Quần đảo Trường Sa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Quốc gia có chủ quyền, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai, Rio de Janeiro, Sa mạc Gobi, Sa mạc Taklamakan, Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, Súng thần công, Sức mua tương đương, Sử Ký (định hướng), Sự biến Tây An, Sự kiện Thiên An Môn, Số âm, Shenyang J-11, Shenyang J-15, Siêu đô thị, Siêu cường tiềm năng, Sinh học, Snooker, Sukhoi Su-30, Sơn mài, Sơn Nam, Tây Tạng, Tajikistan, Tam giác Pascal, Tam giáo, Tam Quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Tài phán, Tân Hoa Xã, Tây An, Tây du ký, Tây Giang (sông Trung Quốc), Tây Hạ, Tây Tạng, Tên lửa, Tên lửa chống vệ tinh, Tên lửa hành trình, Tên lửa liên lục địa, Tôn Tẫn, Tôn Trung Sơn, Tôn Vũ, Tả truyện, Tần (nước), Tần Lĩnh, Tần Thủy Hoàng, Tập Cận Bình, Tứ đại danh tác, Tứ đại phát minh, Tứ nhân bang, Tứ thư, Tứ Xuyên, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ Xung Chi, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tỉnh (Trung Quốc), Tenzin Gyatso, Tham nhũng, Thanh Niên (báo), Thành phố trực thuộc trung ương (Trung Quốc), Thái Bình Thiên Quốc, Thái cực quyền, Thôi Kì, Thông nước, Thầm Long, Thế kỷ 5, Thế vận hội Mùa đông 2022, Thế vận hội Mùa hè 2008, Thỏ Ngọc (xe tự hành), Thời đại đồ đồng, Thời báo Hoàn Cầu, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Thủy hử, Thực vật có mạch, The Daily Telegraph, The Economist, The Guardian, The New York Times, The World Factbook, Thiên Cung 1, Thiên Sơn, Thiết bị bay không người lái, Thuốc súng, Thượng Hải, Thương hàn, Tiên Ti, Tiếng Cám, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Khách Gia, Tiếng Mân, Tiếng Ngô, Tiếng Tráng, Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn, Tiếng Tương, Tiền giấy, Tiểu thuyết, Time (tạp chí), Toán học, Trùng Khánh, Trịnh Hòa, Triều đại Trung Quốc, Triều Tiên, Triệu Lạc Tế, Trung Á, Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), Trung Nguyên đại chiến, Trung Quốc (định hướng), Trung Quốc (khu vực), Trung Quốc đại lục, Trung Quốc Quốc dân Đảng, Trường Giang, Tư Mã Thiên, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch, Uông Dương, Ufa, Vân Nam, Vũ Đinh, Vũ Hán, Vạn lý Trường chinh, Vạn Lý Trường Thành, Vị thế chính trị Đài Loan, Vịnh Bắc Bộ, Văn hóa Đại Vấn Khẩu, Văn hóa Nhị Lý Đầu, Văn hóa Trung Quốc, Viên Thế Khải, Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Vương Dương Minh, Vương Hỗ Ninh, Winston Churchill, Xác chết, Xiaomi, Xuân Thu, ZTE, .cn. Mở rộng chỉ mục (400 hơn) »

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Trung Quốc và Afghanistan · Xem thêm »

AFP

Trụ sở AFP tại Paris Agence France-Presse (AFP) là hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và AFP · Xem thêm »

Aksai Chin

Aksai Chin (tiếng Trung: 阿克赛钦; bính âm: Ākèsàiqīn, Hán Việt: A Khắc Tái Khâm, Hindi: अक्साई चिन, tiếng Urdu: اکسائی چن) là một trong hai khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, ngoài Aksai Chin thì vùng tranh chấp còn lại Arunachal Pradesh.

Mới!!: Trung Quốc và Aksai Chin · Xem thêm »

Amur

Sông Amur (A-mua) hay Hắc Long Giang (tiếng Nga: Амур; tiếng Trung giản thể: 黑龙江, phồn thể: 黑龍江. bính âm: Hēilóng Jiāng), tức "Hắc Long Giang" hay là "sông Rồng đen"; tiếng Mông Cổ: Хара-Мурэн, Khara-Muren có nghĩa là "sông Đen"; tiếng Mãn: Sahaliyan Ula cũng có nghĩa là "sông Đen"), với tổng chiều dài lên đến 4.444 km, nó trở thành con sông lớn thứ 10 trên thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Amur · Xem thêm »

Arunachal Pradesh

Arunachal Pradesh là một trong hai mươi chín bang của Ấn Đ. Bang này nằm tại khu vực đông bắc của liên bang, giáp với các bang Assam và Nagaland về phía nam, và có biên giới quốc tế với Bhutan về phía tây, với Myanmar về phía đông và với Trung Quốc về phía bắc.

Mới!!: Trung Quốc và Arunachal Pradesh · Xem thêm »

Áp Lục

Sông Áp Lục - Triều Tiên Cầu Hữu nghị Trung-Triều (trái) tại Đan Đông, bên phải là cây "cầu gãy", bắc qua sông Áp Lục Sông Áp Lục (tiếng Triều Tiên: 압록강/鴨綠江 Aprokkang) là sông hình thành biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Mới!!: Trung Quốc và Áp Lục · Xem thêm »

Đài Bắc

Đài Bắc (Hán Việt: Đài Bắc thị; đọc theo IPA: tʰǎipèi trong tiếng Phổ thông) là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ, thường gọi là "Đài Loan") và là thành phố trung tâm của một vùng đô thị lớn nhất tại Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Đài Bắc · Xem thêm »

Đài Loan

Trung Hoa Dân Quốc là một chính thể quốc gia cộng hòa lập hiến tại Đông Á, ngày nay do ảnh hưởng từ lãnh thổ thống trị và nhân tố chính trị nên trong nhiều trường hợp được gọi là Đài Loan hay Trung Hoa Đài Bắc.

Mới!!: Trung Quốc và Đài Loan · Xem thêm »

Đài Loan (tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)

Đài Loan (Phồn thể:臺灣省 hay 台灣省, Giản thể:台湾省, Bính âm:Táiwān shěng) là một tên gọi mang tính chính trị được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và một số nước sử dụng để ám chỉ rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh của chính thể này.

Mới!!: Trung Quốc và Đài Loan (tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) · Xem thêm »

Đô la Hồng Kông

Đô la Hồng Kông (tiếng Trung: 港元;Phiên âm tiếng Quãng Đông: Góng yùn; biệt danh: "Harbour Money"; Ký hiệu: HK$;mã ISO 4217: HKD) là tiền tệ chính thức của Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

Mới!!: Trung Quốc và Đô la Hồng Kông · Xem thêm »

Đông Á

Đại Đông Á, Đông Á hoặc đôi khi Viễn Đông là những thuật ngữ mô tả một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa.

Mới!!: Trung Quốc và Đông Á · Xem thêm »

Đông Phương Hồng I

Đông Phương Hồng I hay Đông Phương Hồng nhất hiệu () là vệ tinh không gian đầu tiên của Trung Quốc, được phóng thành công vào ngày 24 Tháng 4 năm 1970 (sau một lần phóng thất bại vào ngày 16 tháng 11 năm 1969) là một phần của chương trình truyền hình vệ tinh không gian Đông Phương Hồng của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Đông Phương Hồng I · Xem thêm »

Đông y

Tại Việt Nam đã có thời những người nghiên cứu giảng dạy và viết sách cho rằng "Đông y" có xuất xứ từ phương Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Đông y · Xem thêm »

Đại Đồng, Sơn Tây

Đại Đồng (tiếng Trung: 大同市) là một địa cấp thị tại tỉnh, Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Đại Đồng, Sơn Tây · Xem thêm »

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc)

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (giản thể: 全国人民代表大会, phồn thể: 全國人民代表大會 bính âm: Quánguó Rénmín Dàibiǎo Dàhuì, âm Hán-Việt: Toàn quốc Nhân dân đại biểu đại hội, viết tắt là Nhân đại, là cơ quan quyền lực tối cao, cơ quan lập pháp quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tức Quốc hội. Với 2.980 thành viên tại khóa XIII vào năm 2018, nó là cơ quan nghị viện lớn nhất trên thế giới. Theo Hiến pháp Trung Quốc, Nhân đại toàn quốc được cấu trúc như một cơ quan lập pháp đơn viện, với quyền lập pháp, quyền giám sát hoạt động của chính phủ, và quyền bầu cử các viên chức quan trọng của nhà nước. Dù đại biểu phần lớn vẫn do Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định, kể từ đầu thập niên 1990, cơ quan này đã bớt là cơ quan hình thức và không có quyền lực; và đã trở thành một diễn đàn dàn xếp các khác biệt về chính sách giữa các bộ phận khác nhau của đảng và chính quyền. Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc cũng là diễn đàn để các dự luật được tranh luận trước khi được thông qua. Người đứng đầu cơ quan này được gọi là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Chủ tịch Quốc hội. Nhân đại toàn quốc, cùng với Nhân đại địa phương ở các cấp hợp thành "chế độ Đại hội đại biểu nhân dân" của Trung Quốc. Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc họp thường niên mỗi năm một lần vào mùa xuân (thường là vào tháng 3), và thường kéo dài từ 10 tới 14 ngày, tại Đại lễ đường Nhân dân, nằm ở phía tây Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh. Các kỳ họp của Nhân đại toàn quốc thường diễn ra trùng thời gian với các cuộc họp của Ủy Ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (Chính hiệp) - cơ quan cố vấn chính trị có các thành viên đại diện cho các nhóm xã hội khác nhau. Vì Nhân đại và Chính hiệp là những cơ quan thảo luận chính của Trung Quốc nên những phiên họp chung đó thường được gọi là "Lưỡng Hội", hay "Hai kỳ họp" (Liang Hui). Theo Nhân đại, các cuộc họp thường niên này tạo cơ hội cho các viên chức nhà nước xem xét lại các chính sách cũ và đưa ra các kế hoạch tương lai cho quốc gia.

Mới!!: Trung Quốc và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc) · Xem thêm »

Đại nhảy vọt

Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:Dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại.

Mới!!: Trung Quốc và Đại nhảy vọt · Xem thêm »

Đại suy thoái

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý của thế giới (đường màu lam), của khu vực các nước phát triển (đường màu đỏ) và khu vực các nước đang phát triển (đường màu rêu) thời kỳ 2005-2009. Đại suy thoái (Great Recession) hay cuộc suy thoái toàn cầu 2009 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010.

Mới!!: Trung Quốc và Đại suy thoái · Xem thêm »

Đạo giáo

Biểu tượng của đạo giáo Đạo Giáo Tam Thánh Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là tiên đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này.

Mới!!: Trung Quốc và Đạo giáo · Xem thêm »

Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Hoa giản thể: 中国共产党; tiếng Hoa phồn thể: 中國共産黨; bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng; Hán-Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng) là chính đảng lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay.

Mới!!: Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc · Xem thêm »

Đặc khu hành chính

Khu hành chính đặc biệt (Đặc khu Hành chính) là một vùng đất có thể vẫn còn đang nằm trong vòng tranh chấp hoặc nằm gọn trong một quốc gia nào đó nhưng có sự phát triển vượt bậc về kinh tế.

Mới!!: Trung Quốc và Đặc khu hành chính · Xem thêm »

Đặng Tiểu Bình

Đặng Tiểu Bình (giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8 năm 1904 - 19 tháng 2 năm 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Đặng Tiểu Bình · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Trung Quốc và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Mongol-yn Ezent Güren) từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.

Mới!!: Trung Quốc và Đế quốc Mông Cổ · Xem thêm »

Đế quốc Nhật Bản

Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần '''5 lần''' diện tích quốc gia Đế quốc Nhật Bản hay Đại Nhật Bản Đế quốc (Kanji mới: 大日本帝国, Kanji cũ: 大日本帝國, だいにっぽんていこく, だいにほんていこく, Dai Nippon Teikoku) là một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947 Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu Fukoku Kyōhei (富國強兵, phú quốc cường binh) đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân.

Mới!!: Trung Quốc và Đế quốc Nhật Bản · Xem thêm »

Đế quốc Trung Hoa (1915-1916)

Trung Hoa đại đế quốc (/ Zhōnghuá dàdìguó) hoặc Hồng Hiến đế chế (洪憲帝制 / Hóngxiàn dìzhì) là một triều đại ngắn trong lịch sử Trung Quốc khi chính khách kiêm tướng quân nhiều quyền lực thời Dân Quốc Viên Thế Khải thành lập với mong muốn phục hồi chế độ quân chủ ở Trung Quốc từ cuối năm 1915 đến đầu năm 1916.

Mới!!: Trung Quốc và Đế quốc Trung Hoa (1915-1916) · Xem thêm »

Đỗ Phủ

Đỗ Phủ (chữ Hán: 杜甫; 712 – 770), biểu tự Tử Mỹ (子美), hiệu Thiếu Lăng dã lão (少陵野老), Đỗ Lăng dã khách (杜陵野客) hay Đỗ Lăng bố y (杜陵布衣), là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường.

Mới!!: Trung Quốc và Đỗ Phủ · Xem thêm »

Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc

Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc (chữ Hán: 中国国家男子足球队, Trung Quốc quốc gia nam tử túc cầu đội) là đội tuyển cấp quốc gia của Trung Quốc do Hiệp hội bóng đá Trung Quốc quản lý.

Mới!!: Trung Quốc và Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Trung Quốc và Ấn Độ · Xem thêm »

Ẩm thực Trung Quốc

m thực Trung Quốc (tiếng Trung: 中國菜) xuất phát từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc và đã lan rộng ra khắp nơi trên thế giới - từ Đông Á đến Bắc Mỹ, Úc và Tây Âu.

Mới!!: Trung Quốc và Ẩm thực Trung Quốc · Xem thêm »

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan kiểm tra kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, giữ gìn kỷ luật, thúc đẩy việc phòng chống tham nhũng trong các cơ quan, Bí thư Ủy ban chịu trách nhiệm thực hiện.

Mới!!: Trung Quốc và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc · Xem thêm »

Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Trung ương Quân sự Ủy viên hội), còn được gọi tắt là Quân ủy Nhà nước Trung Quốc, Quốc gia Trung ương Quân ủy hay, Quốc gia Quân ủy), là một trong những cơ quan lãnh đạo cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngang cấp với Hội đồng nhà nước, Toà án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc bầu ra, theo đề cử của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dựa theo điều 93 Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định "Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lãnh đạo lực lượng vũ trang toàn quốc". Quân ủy Trung ương Quốc gia và Quân ủy Trung ương Trung Cộng là "nhất cá cơ cấu lưỡng khối tử bài" (1 cơ quan có 2 tên), đồng thời Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì "Đảng chỉ huy súng", trên thực tế là cơ quan lãnh đạo quân sự tối cao.

Mới!!: Trung Quốc và Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Xem thêm »

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hay Ủy viên hội Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc() tên đầy đủ Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan thường trực quyền lực cao nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Xem thêm »

Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc

Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Hán Việt: Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội Thường vụ Ủy viên hội Ủy viên trưởng) là Chủ tịch hay người phát ngôn của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan đứng đầu ngành lập pháp của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc · Xem thêm »

Âm dương

Hình 1: Biểu tượng âm dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữa âm và dương. Âm dương (chữ Hán 陰陽 bính âm: yīn yáng) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ.

Mới!!: Trung Quốc và Âm dương · Xem thêm »

Ôn Gia Bảo

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (2003) Ôn Gia Bảo (chữ Hán giản thể: 温家宝; phồn thể: 溫家寶; bính âm: Wēn Jiābǎo; sinh tháng 9 năm 1942) là Thủ tướng thứ sáu của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2003 đến năm 2013.

Mới!!: Trung Quốc và Ôn Gia Bảo · Xem thêm »

Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ban Bí thư) là cơ quan thường trực của Đảng Cộng sản Trung Quốc,tạo thành 1 cấu trúc song song tồn tại cùng các tổ chức Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Tổng Bí thư chủ trì.

Mới!!: Trung Quốc và Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc · Xem thêm »

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hoa phồn thể: 中國共產黨中央政治局常務委員會, Hoa giản thể: 中国共产党中央政治局常务委员会, bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng Zhōngyāng Zhèngzhìjú Chángwù Wěiyuánhuì, Hán Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng Trung ương Chính trị Cục Thường vụ ủy viên hội) hay còn được gọi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Thường vụ Trung ương Trung Cộng do Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương Đảng bầu ra.

Mới!!: Trung Quốc và Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc · Xem thêm »

Bàn tính

Bàn tính Trung Quốc Bàn tính là một công cụ tính toán được sử dụng chủ yếu ở châu Á để thực hiện các phép toán số học.

Mới!!: Trung Quốc và Bàn tính · Xem thêm »

Bành Hồ

Bành Hồ (chữ Hán: 澎湖; bính âm: Pénghú) là một quần đảo nằm tại eo biển Đài Loan, ở phía tây đảo Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Bành Hồ · Xem thêm »

Bác ngữ học

Bác ngữ học (tiếng Anh: philology), có khi còn được gọi là văn hiến học (文獻學), ngữ văn học (語文學), hoặc văn tự học (文字學) theo cách gọi ở một số nước Đông Á, là ngành nghiên cứu các ngôn ngữ và văn thư cổ.

Mới!!: Trung Quốc và Bác ngữ học · Xem thêm »

Bác sĩ

Bác sĩ còn gọi là Thầy thuốc là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người.

Mới!!: Trung Quốc và Bác sĩ · Xem thêm »

Bách Gia Chư Tử

Chư Tử Bách Gia (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN.

Mới!!: Trung Quốc và Bách Gia Chư Tử · Xem thêm »

Bát quái

Bát quái. Bát quái (chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là "tám biểu tượng") là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau.

Mới!!: Trung Quốc và Bát quái · Xem thêm »

Bãi cạn Scarborough

Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo;, Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở biển Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Bãi cạn Scarborough · Xem thêm »

Bình nguyên Hoa Bắc

Cảnh tượng bình nguyên Hoa Bắc vào mùa đông Bình nguyên Hoa Bắc hay đồng bằng Hoa Bắc (Hán Việt: Hoa Bắc bình nguyên) được tạo thành từ trầm tích của Hoàng Hà và là đồng bằng phù sa lớn nhất tại Đông Á. Bình nguyên có giới hạn ở phía bắc là Yên Sơn và phía tây là Thái Hành Sơn.

Mới!!: Trung Quốc và Bình nguyên Hoa Bắc · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Trung Quốc và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Bóng bàn

Bóng bàn, tiếng Anh là table tennis còn được gọi là ping pong, là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và Bóng bàn · Xem thêm »

Bóng rổ

Giải bóng rổ các trường Đại Học Mỹ. Hình: Các cầu thủ của Học viện Hải quân Hoa Kỳ đang tấn công. Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm người trên sân.

Mới!!: Trung Quốc và Bóng rổ · Xem thêm »

Bắc Kinh

Bắc Kinh, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.

Mới!!: Trung Quốc và Bắc Kinh · Xem thêm »

Bắc Ngụy

Nhà Bắc Ngụy (tiếng Trung: 北魏朝, bính âm: běi wèi cháo, 386-534), còn gọi là Thác Bạt Ngụy (拓拔魏), Hậu Ngụy (後魏) hay Nguyên Ngụy (元魏), là một triều đại thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Sự kiện đáng chú ý nhất của triều đại này là việc thống nhất miền bắc Trung Quốc năm 439. Nhà nước này cũng tham gia mạnh mẽ vào việc tài trợ cho nghệ thuật Phật giáo nên nhiều đồ tạo tác cổ và tác phẩm nghệ thuật từ thời kỳ này còn được bảo tồn. Năm 494, triều đại này di chuyển kinh đô từ Bình Thành (nay là Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây) về Lạc Dương và bắt đầu cho xây dựng hang đá Long Môn. Trên 30.000 tượng Phật từ thời kỳ của triều đại này còn được tìm thấy trong hang. Người ta cho rằng triều đại này bắt nguồn từ bộ Thác Bạt của tộc Tiên Ti. Dưới ảnh hưởng của Phùng thái hậu và Ngụy Hiếu Văn Đế, Bắc Ngụy đẩy mạnh Hán hóa, thậm chí đổi họ hoàng tộc từ Thát Bạt sang Nguyên. Việc áp đặt Hán hóa gây mâu thuẫn sâu sắc giữa giới quý tộc Bắc Ngụy tại Lạc Dương và người Tiên Ti ở 6 quân trấn (lục trấn) phương bắc - là 6 tiền đồn lập lên nhằm phòng thủ người Nhuyễn Nhuyên (còn gọi Nhu Nhiên) - dẫn đến việc nổi loạn của người lục trấn, làm suy sụp hệ thống lưới cai trị từ Lạc Dương. Sau một thời gian xung đột, Bắc Ngụy bị phân chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy.

Mới!!: Trung Quốc và Bắc Ngụy · Xem thêm »

Bắc phạt (1926-1928)

Bắc phạt là một chiến dịch quân sự được lãnh đạo bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng (QDĐ) từ năm 1926 đến 1928.

Mới!!: Trung Quốc và Bắc phạt (1926-1928) · Xem thêm »

Bệnh tả

Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp.

Mới!!: Trung Quốc và Bệnh tả · Xem thêm »

Bột Hải (biển)

250px Vịnh Bột Hải hay biển Bột Hải là một vịnh biển nhỏ nằm ở khoảng giữa bán đảo Liêu Đông (thuộc tỉnh Liêu Ninh) ở đông bắc, với dải bờ biển phía tây thuộc các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương như Hà Bắc, Thiên Tân và bán đảo Sơn Đông (thuộc tỉnh Sơn Đông) ở phía đông nam.

Mới!!: Trung Quốc và Bột Hải (biển) · Xem thêm »

BBC

BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation, phát âm như bi-bi-xi) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Trung Quốc và BBC · Xem thêm »

Bhutan

Bhutan (phiên âm tiếng Việt: Bu-tan), tên chính thức là Vương quốc Bhutan (druk gyal khap), là một quốc gia nội lục tại miền đông Dãy Himalaya thuộc Nam Á. Bhutan có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ về phía nam, đông và tây.

Mới!!: Trung Quốc và Bhutan · Xem thêm »

Biển Đông

Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km².

Mới!!: Trung Quốc và Biển Đông · Xem thêm »

Biển Hoa Đông

Biển Hoa Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương và nằm về phía đông của Trung Quốc đại lục.

Mới!!: Trung Quốc và Biển Hoa Đông · Xem thêm »

Blaise Pascal

Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623 – 19 tháng 8 năm 1662) (tên khác: Lee Central Paint) là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, và triết gia Cơ Đốc người Pháp.

Mới!!: Trung Quốc và Blaise Pascal · Xem thêm »

Boeing

Boeing (đọc như là "Bô-inh") là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng hành dinh tại Chicago, Illinois.

Mới!!: Trung Quốc và Boeing · Xem thêm »

Brahmaputra

Sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng. Brahmaputra Một ngư dân trên thuyền độc mộc ở Chitwan. Brahmaputra là một trong những con sông lớn của châu Á chảy qua Tây Tạng, Ấn Độ, Bangladesh và đổ ra vịnh Bengal.

Mới!!: Trung Quốc và Brahmaputra · Xem thêm »

Brasil

Brazil (phiên âm: Bra-din hay Bra-xin, Hán Việt: " nước Ba Tây"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brazil (tiếng Bồ Đào Nha: República Federativa do Brasil), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.

Mới!!: Trung Quốc và Brasil · Xem thêm »

BRICS

Vị trí địa lý của BRICS "BRICS" là tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm '''B'''rasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa).

Mới!!: Trung Quốc và BRICS · Xem thêm »

Buôn người

Buôn người là một dạng thương mại bất hợp pháp nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Mới!!: Trung Quốc và Buôn người · Xem thêm »

Canada

Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh) hay Gia Nã Đại, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ.

Mới!!: Trung Quốc và Canada · Xem thêm »

Cao Câu Ly

Cao Câu Ly,, (năm thành lập theo truyền thống là năm 37 trước Công nguyên, có lẽ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên – 668) là một vương quốc ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu.

Mới!!: Trung Quốc và Cao Câu Ly · Xem thêm »

Cao Côn

Charles Kuen Kao (phồn thể: 高錕; giản thể: 高锟; bính âm: Gāo Kūn - Cao Côn) là một nhà khoa học gốc Trung Quốc có hai quốc tịch Mỹ và Anh.

Mới!!: Trung Quốc và Cao Côn · Xem thêm »

Cao nguyên Thanh Tạng

Hình vệ tinh NASA chụp phần phía nam cao nguyên Thanh Tạng Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Đ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số.

Mới!!: Trung Quốc và Cao nguyên Thanh Tạng · Xem thêm »

Các nước có vũ khí hạt nhân

Hiện nay trên thế giới có 9 quốc gia đã cho nổ hay đã dùng vũ khí hạt nhân; 5 quốc gia trong số đó được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân xem là "các quốc gia có vũ khí hạt nhân", bao gồm Mỹ, Nga (trước đó là Liên Xô), Anh, Pháp và Trung Quốc; 3 nước không ký vào hiệp định này thực hiện các thí nghiệm cho nổ vũ khí hạt nhân: Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên; quốc gia còn lại là Nam Phi, tuy nhiên quốc gia này đã bác bỏ.

Mới!!: Trung Quốc và Các nước có vũ khí hạt nhân · Xem thêm »

Cách mạng Văn hóa

Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản (chữ Hán giản thể: 无产阶级文化大革命; chữ Hán phồn thể: 無產階級文化大革命; Bính âm: Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng; Hán-Việt: Vô sản Giai cấp Văn hóa Đại Cách mạng; thường gọi tắt là Đại Cách mạng Văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng, hay vắn tắt hơn là Văn Cách 文革, wéngé) là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ tháng 5/1966 tới tháng 10/1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nên cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm thảm họa" (十年动乱, 十年浩劫, Thập niên động loạn, thập niên hạo kiếp).

Mới!!: Trung Quốc và Cách mạng Văn hóa · Xem thêm »

Cây thuốc

Vườn cây thuốc Cây thuốc là thực vật được con người dùng làm thuốc.

Mới!!: Trung Quốc và Cây thuốc · Xem thêm »

Công xã nhân dân

Bích chương tuyên truyền cho một Công xã nhân dân lý tưởng. Công xã nhân dân (tiếng Trung Quốc: 人民公社, nhân dân công xã) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước kia là cấp bậc cao nhất trong ba cấp bậc hành chánh ở nông thôn trong thời kỳ từ năm 1958 đến năm 1985 cho đến khi chúng bị thay thế bằng các hương làng.

Mới!!: Trung Quốc và Công xã nhân dân · Xem thêm »

Cải cách kinh tế Trung Quốc

Cải cách Kinh tế Trung Quốc (Cải cách khai phóng) là một chương trình thực hiện các thay đổi về kinh tế gọi là "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc" ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được những người theo chủ nghĩa thực dụng bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo và vẫn đang tiếp diễn cho đên đầu thế kỷ 21.

Mới!!: Trung Quốc và Cải cách kinh tế Trung Quốc · Xem thêm »

Cảng Dương Sơn

Cảng Dương Sơn (洋山港), với tên đầy đủ là Cảng biển nước sâu Dương Sơn (洋山深水港), là một cảng biển mới được xây ở vịnh Hàng Châu, phía nam Thượng Hải.

Mới!!: Trung Quốc và Cảng Dương Sơn · Xem thêm »

Cầu lông

Cầu lông hay Đánh cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu giữa 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa.

Mới!!: Trung Quốc và Cầu lông · Xem thêm »

Cờ tướng

Không có mô tả.

Mới!!: Trung Quốc và Cờ tướng · Xem thêm »

Cờ vây

Cờ vây (Hán-Việt: vây kỳ) là một trò chơi dạng chiến lược trừu tượng cho hai người chơi, trong đó mục tiêu là bao vây nhiều lãnh thổ hơn đối thủ.

Mới!!: Trung Quốc và Cờ vây · Xem thêm »

Cờ vua

Cờ vua, trước kia còn được gọi là Cờ quốc tế, là trò chơi quốc tế và là môn thể thao trí tuệ cho 2 người chơi.

Mới!!: Trung Quốc và Cờ vua · Xem thêm »

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) – còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn – là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên · Xem thêm »

CCTV

CCTV có thể đề cập đến.

Mới!!: Trung Quốc và CCTV · Xem thêm »

Châm cứu

Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị.

Mới!!: Trung Quốc và Châm cứu · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Trung Quốc và Châu Á · Xem thêm »

Châu Phi

Hình ảnh của châu Phi chụp từ vệ tinh Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số sau châu Á, thứ ba về diện tích sau châu Á và châu Mỹ.

Mới!!: Trung Quốc và Châu Phi · Xem thêm »

Chính quyền Dân tộc Palestine

Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA hay PA; السلطة الوطنية الفلسطينية Al-Sulṭa Al-Waṭaniyyah Al-Filasṭīniyyah) là tổ chức hành chính được lập ra để cai quản các vùng của lãnh thổ Palestine gồm Bờ Tây và Dải Gaza.

Mới!!: Trung Quốc và Chính quyền Dân tộc Palestine · Xem thêm »

Chính sách một con

Chiến dịch thúc đẩy kế hoạch hoá gia đình giữa các lao động nhập cư tại quảng trường nhà ga Vũ Xương vào năm 2011, với các biểu ngữ, dàn nhạc, bài phát biểu và phân phát bao cao su, lịch, quà lưu niệm miễn phí. Chính sách một con (tiếng Hán giản thể: 计划生育政策; bính âm: jìhuà shēngyù zhèngcè) là chính sách kiểm soát dân số, chính sách quốc gia cơ bản của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được áp dụng từ năm 1979 và được thay thế bằng chính sách hai con vào năm 2015.

Mới!!: Trung Quốc và Chính sách một con · Xem thêm »

Chính sách Một Trung Quốc

Chính sách một Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 一個中國; chữ Hán giản thể: 一个中国, bính âm: yī gè Zhōngguó, Hán - Việt: Nhất cá Trung Quốc) là một nguyên tắc trong đó chỉ có một Trung Quốc và Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau và Đài Loan tất cả đều thuộc Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Chính sách Một Trung Quốc · Xem thêm »

Chòm sao

Lạp Hộ (Orion) là một chòm sao đáng chú ý, nó được nhìn thấy từ mọi nơi trên Trái Đất (nhưng không phải quanh năm). Chòm sao là một nhóm các ngôi sao được người ta nhìn thấy trên bầu trời về ban đêm là gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó.

Mới!!: Trung Quốc và Chòm sao · Xem thêm »

Chế độ quân chủ

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ vương.

Mới!!: Trung Quốc và Chế độ quân chủ · Xem thêm »

Chủ nghĩa cộng sản

Chủ nghĩa cộng sản (cụm từ có nguồn gốc từ tiếng Trung 共產主義 cộng sản chủ nghĩa) là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung.

Mới!!: Trung Quốc và Chủ nghĩa cộng sản · Xem thêm »

Chủ nghĩa Marx

'''Karl Marx''' Chủ nghĩa Marx (còn viết là chủ nghĩa Mác hay là Mác-xít) là hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895).

Mới!!: Trung Quốc và Chủ nghĩa Marx · Xem thêm »

Chủ nghĩa Stalin

Josef Stalin, ca. 1942 Chủ nghĩa Stalin là từ được dùng khi nói tới.

Mới!!: Trung Quốc và Chủ nghĩa Stalin · Xem thêm »

Chủ nghĩa Tam Dân

Chủ nghĩa Tam Dân hay Tam Dân Chủ nghĩa (chữ Hán phồn thể: 三民主義, chữ Hán giản thể: 三民主义) là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh.

Mới!!: Trung Quốc và Chủ nghĩa Tam Dân · Xem thêm »

Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc (Trung văn giản thể: 中国特色社会主义, Trung văn phồn thể: 中国特色社会主义; Hán Việt: Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa), trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 9 năm 1997 gọi là chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc (Trung văn phồn thể: 有中國特色社會主義; Trung văn giản thể: 有中国特色社会主义, Hán Việt: hữu Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa), là hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mới!!: Trung Quốc và Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc · Xem thêm »

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国主席, phanh âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Zhǔxí, âm Hán Việt: Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc chủ tịch), gọi tắt là Chủ tịch nước Trung Quốc (中国国家主席 Trung Quốc quốc gia chủ tịch) hoặc Chủ tịch nước (国家主席 quốc gia chủ tịch), là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Chữ Hán · Xem thêm »

Chữ Hán giản thể

Giản thể tự hay Giản thể Trung văn (giản thể: 简体中文 hay 简体字; chính thể: 簡體中文 hay 簡體字; bính âm: jiǎntǐzhōngwén) là một trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay.

Mới!!: Trung Quốc và Chữ Hán giản thể · Xem thêm »

Chữ Hán phồn thể

Chữ Hán phồn thể 繁體漢字 hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung.

Mới!!: Trung Quốc và Chữ Hán phồn thể · Xem thêm »

Chengdu J-10

Tiêm 10 (Trung văn giản thể: 歼-10) là một máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ được hợp tác thiết kế cùng Công nghiệp Hàng không Israel và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (tên tiếng Hán: 成都飛機公司; tên tiếng Anh:Chengdu Aircraft Industry Corporation, CAC) thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sản xuất cung cấp cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân.

Mới!!: Trung Quốc và Chengdu J-10 · Xem thêm »

Chi Đỗ quyên

Chi Đỗ quyên, danh pháp khoa học: Rhododendron (từ tiếng Hy Lạp: rhodos, "hoa hồng", và dendron, "cây"), là một chi thực vật có hoa thuộc họ Thạch nam (Ericaceae).

Mới!!: Trung Quốc và Chi Đỗ quyên · Xem thêm »

Chi Bách xù

Chi Bách xù (tên khoa học Juniperus) là một chi thực vật trong họ Bách.

Mới!!: Trung Quốc và Chi Bách xù · Xem thêm »

Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai

Chuỗi Ngọc Trai dùng để chỉ các tuyến giao thông hàng hải Trung Quốc kéo dài đến Port Sudan.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai · Xem thêm »

Chiến Quốc

Bản đồ thời Chiến Quốc. Bản đồ thời chiến quốc năm 260 TCN. Giản đồ các nước thời Chiến Quốchttp://www.mdbg.net/chindict/chindict.php?page.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến Quốc · Xem thêm »

Chiến Quốc Thất hùng

Bản đồ thời Chiến Quốc, cùng thời đó ở Trung Quốc cũng tồn tại nhiều nước khác nhưng chỉ có bảy nước là mạnh và nổi bật nhất Chiến Quốc Thất Hùng (chữ Hán phồn thể: 戰國七雄; chữ Hán giản thể: 战国七雄) là thuật ngữ để chỉ 7 nước lớn chủ đạo thời Chiến Quốc, vốn là chư hầu của nhà Chu, lớn mạnh lên sau khi tiêu diệt các chư hầu khác khi nhà Chu bước vào thời kỳ suy yếu.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến Quốc Thất hùng · Xem thêm »

Chiến tranh Nha phiến

Chiến sự tại Quảng Châu trong thời kỳ Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai Chiến tranh Nha phiến, hay Các cuộc chiến Anh-Trung là hai cuộc chiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến tranh Nha phiến · Xem thêm »

Chiến tranh Thanh-Nhật

Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争, Nisshin Sensō), hay Chiến tranh Giáp Ngọ (theo cách gọi cũ ở Trung Quốc, tiếng Trung: 甲午戰爭, Jiǎwǔ Zhànzhēng) là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến tranh Thanh-Nhật · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh thống nhất Trung Hoa của Tần

Chiến tranh thống nhất Trung Hoa của Tần là một chuỗi những chiến dịch quân sự vào cuối thế kỷ thứ 3 TCN thực hiện bởi nước Tần nhắm vào 6 nước chư hầu hùng mạnh còn sót lại trong thời kỳ Chiến Quốc là Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Sở và Tề.

Mới!!: Trung Quốc và Chiến tranh thống nhất Trung Hoa của Tần · Xem thêm »

Chiến tranh Trung-Nhật

Chiến tranh Trung-Nhật là chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu từ 7 tháng 7 năm 1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa, khởi đầu từ Sự kiện Lư Câu Kiều và kết thúc khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 9 tháng 9 năm 1945 vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Mới!!: Trung Quốc và Chiến tranh Trung-Nhật · Xem thêm »

Chu Ân Lai

Chu Ân Lai (5 tháng 3 năm 1898 – 8 tháng 1 năm 1976), là một lãnh đạo xuất chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ chức Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ 1949 cho tới khi ông qua đời tháng 1 năm 1976, và Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1949 tới năm 1958.

Mới!!: Trung Quốc và Chu Ân Lai · Xem thêm »

Chu Dung Cơ

Chu Dung Cơ (tiếng Hán: 朱镕基; phanh âm: Zhū Róngjì; Wade-Giles: Chu Jung-chi) là Thủ tướng thứ năm của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1998 đến 2003.

Mới!!: Trung Quốc và Chu Dung Cơ · Xem thêm »

Chuyên chính dân chủ nhân dân

Chuyên chính dân chủ nhân dân là sự thống trị về chính trị của nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các cá nhân thân sĩ, lấy công nhân, nông dân và trí thức yêu nước làm nền tảng do Đảng Cộng sản, đại diện tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Mới!!: Trung Quốc và Chuyên chính dân chủ nhân dân · Xem thêm »

Chư hầu nhà Chu

Chư hầu nhà Chu là những thuộc quốc, lãnh chúa phong kiến thời kỳ nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Chư hầu nhà Chu · Xem thêm »

Colombia

Cộng hoà Colombia (tiếng Tây Ban Nha:, IPA, Tiếng Việt: Cộng hòa Cô-lôm-bi-a) là một quốc gia tại Nam Mỹ.

Mới!!: Trung Quốc và Colombia · Xem thêm »

Con đường tơ lụa

Hệ thống Con đường tơ lụa Con đường tơ lụa (phồn thể: 絲綢之路; giản thể: 丝绸之路; Hán-Việt: Ti trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù, Ba Tư: راه ابریشم Râh-e Abrisham, Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây).

Mới!!: Trung Quốc và Con đường tơ lụa · Xem thêm »

Coolpad

Coolpad-Dazen-1&X7 Coolpad Group Limited là một công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Thâm Quyến, Quảng Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Coolpad · Xem thêm »

Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)

Cơ quan Tình báo Trung ương (tiếng Anh: Central Intelligence Agency; viết tắt: CIA) là một cơ quan tình báo quan trọng của Chính quyền Liên bang Hoa Kỳ, có nhiệm vụ thu thập, xử lí và phân tích các thông tin tình báo có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là thông qua hoạt động tình báo của con người (human intelligence viết tắt là HUMINT).

Mới!!: Trung Quốc và Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ) · Xem thêm »

Cường quốc

Các cường quốc không là Thành viên UN P5: Nhật Bản, Đức Cường quốc, hay còn gọi là cường quyền, đại quốc, nước lớn là từ dùng để chỉ quốc gia có khả năng tạo tầm ảnh hưởng của mình ở phạm vi toàn cầu.

Mới!!: Trung Quốc và Cường quốc · Xem thêm »

Danh sách quốc gia theo diện tích

Đây là một danh sách các nước trên Thế giới xếp hạng theo tổng diện tích.

Mới!!: Trung Quốc và Danh sách quốc gia theo diện tích · Xem thêm »

Danh sách quốc gia theo số dân

Đây là danh sách các nước theo số dân.

Mới!!: Trung Quốc và Danh sách quốc gia theo số dân · Xem thêm »

Dãy núi Pamir

Dãy núi Pamir là một dãy núi nằm tại Trung Á, được tạo thành từ sự nối liền hay điểm nút của các dãy núi Thiên Sơn, Karakoram, Côn Lôn và Hindu Kush.

Mới!!: Trung Quốc và Dãy núi Pamir · Xem thêm »

Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm

Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm nằm ở núi Long Cốt, Chu Khẩu Điếm cách trung tâm thành phố Bắc Kinh khoảng 48 km về phía Tây Nam.

Mới!!: Trung Quốc và Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm · Xem thêm »

Diêu Minh

Diêu Minh (tiếng Hoa: 姚明; hay Yao Ming; sinh ngày 12 tháng 9 năm 1980) là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp đã giải nghệ từng chơi cho đội tuyển Houston Rockets của National Basketball Association (NBA).

Mới!!: Trung Quốc và Diêu Minh · Xem thêm »

Diều

Diều có thể là.

Mới!!: Trung Quốc và Diều · Xem thêm »

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương.

Mới!!: Trung Quốc và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương · Xem thêm »

Dược phẩm

thumb Dược phẩm hay thuốc là những chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp có nguồn gốc rõ ràng, được dùng cho người hoặc sinh vật để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh, hạn chế hoặc thay đổi điều kiện bệnh lý hay sinh lý.

Mới!!: Trung Quốc và Dược phẩm · Xem thêm »

Dương Châu

Dương Châu (là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nằm bên bờ bắc sông Dương Tử, Dương Châu giáp tỉnh lỵ Nam Kinh về phía tây nam, Hoài An về phía bắc, Diêm Thành về phía đông bắc, Thái Châu về phía đông, và Trấn Giang qua sông về phía nam.

Mới!!: Trung Quốc và Dương Châu · Xem thêm »

Dương Chấn Ninh

Dương Chấn Ninh, hay Chen-Ning Yang (sinh 1 tháng 10, 1922), là một nhà vật lý người Mỹ sinh ở Trung Quốc nghiên cứu về lĩnh vực cơ học thống kê và vật lý hạt.

Mới!!: Trung Quốc và Dương Chấn Ninh · Xem thêm »

Dương Lợi Vĩ

Dương Lợi Vĩ (giản thể: 杨利伟, phồn thể: 楊利偉, sinh 1965) là một nhà du hành vũ trụ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Dương Lợi Vĩ · Xem thêm »

Encyclopædia Britannica

Encyclopædia Britannica hay Bách khoa toàn thư Britannica (tiếng Latinh của "Bách khoa toàn thư đảo Anh") là một bách khoa toàn thư tiếng Anh tổng hợp có sẵn trong bộ sách, trên DVD, và trên Internet, do công ty Encyclopædia Britannica, Inc. biên soạn và xuất bản.

Mới!!: Trung Quốc và Encyclopædia Britannica · Xem thêm »

Everest

Quang cảnh không gian núi Everest nhìn từ phương nam Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất khi so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848 mét, nó đã giảm độ cao 2,4 xentimet sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam.

Mới!!: Trung Quốc và Everest · Xem thêm »

Financial Times

Financial Times (FT) hay Thời báo tài chính là một tờ báo về kinh doanh quốc tế.

Mới!!: Trung Quốc và Financial Times · Xem thêm »

Florida

Florida (phát âm tiếng Anh) là một tiểu bang ở đông nam bộ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, giáp vịnh Mexico ở phía tây, giáp Alabama và Georgia ở phía bắc, giáp Đại Tây Dương ở phía đông, và ở phía nam là eo biển Florida.

Mới!!: Trung Quốc và Florida · Xem thêm »

G20 (nhóm các nền kinh tế lớn)

G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh châu Âu (EU).

Mới!!: Trung Quốc và G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) · Xem thêm »

G7

Bộ trưởng tài chính của nhóm G7 tại cuộc họp năm 2008 (hàng đầu, trái sang phải) Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty, Pháp Christine Lagarde, Đức Peer Steinbrueck, Hoa Kỳ Henry Paulson, Ý Tommaso Padoa-Schioppa, Nhật Fukushiro Nukaga, Anh Alistair Darling và Jean-Claude Juncker, Chủ tọa nhóm Eurogroup Nhóm G7 hay G-7 (viết tắt tiếng Anh Group of Seven) là tập hợp bảy vị bộ trưởng tài chính của bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và G7 · Xem thêm »

Gấu ngựa

Gấu ngựa (Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus), còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á, là loài gấu kích thước trung bình, vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem trên ngực.

Mới!!: Trung Quốc và Gấu ngựa · Xem thêm »

Gấu trúc lớn

Gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng",, nghĩa "mèo gấu lớn", tiếng Anh: Giant Panda), cũng được gọi một cách đơn giản là gấu trúc, là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Gấu trúc lớn · Xem thêm »

Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân (chữ Anh: Jiang Zemin, chữ Trung phồn thể: 江澤民, chữ Trung giản thể: 江泽民, bính âm: Jiāng Zémín, sinh ngày 17 tháng 08 năm 1926), quê quán sinh trưởng tổ tiên của ông ở trấn Giang Loan, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, nhưng ông ra đời ở thành phố cấp quận Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc nội địa.

Mới!!: Trung Quốc và Giang Trạch Dân · Xem thêm »

Giáp cốt văn

Giáp cốt văn hay chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc, được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán, cũng được coi là một thể của chữ Hán.

Mới!!: Trung Quốc và Giáp cốt văn · Xem thêm »

Giải Nobel hóa học

Van't Hoff (1852-1911) là người đầu tiên nhận giải Nobel Hóa học, đã khám phá ra các định luật động lực học hóa học và áp suất thẩm thấu trong các giải pháp. Giải Nobel Hoá học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i kemi) được trao hàng năm bởi Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển cho các nhà khoa học trong lĩnh vực hoá học.

Mới!!: Trung Quốc và Giải Nobel hóa học · Xem thêm »

Giải Nobel Vật lý

Mặt sau huy chương giải Nobel vật lý Giải Nobel về vật lý là một trong những giải Nobel được trao hàng năm cho các nhà vật lý và thiên văn có những khám phá và những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực vật lý hàng năm.

Mới!!: Trung Quốc và Giải Nobel Vật lý · Xem thêm »

Giải phẫu học

''Bài giảng về giải phẫu của giáo sư Nicolaes Tulp'' (''Anatomische les van Dr. Nicolaes Tulp''), họa phẩm nổi tiếng của Rembrandt trưng bày tại bảo tàng Mauritshuis, Den Haag Giải phẫu học (tiếng Anh: anatomy; vốn xuất phát từ tiếng Hy Lạp ἀνατομία anatomia, có gốc ἀνατέμνειν anatemnein, nghĩa là cắt thành mảnh, cắt mở ra) là một ngành của sinh học và y học nghiên cứu về hình thái và cấu trúc của cơ thể sống.

Mới!!: Trung Quốc và Giải phẫu học · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới 2002

Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 (tiếng Anh: FIFA World Cup 2002) là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 17, được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 30 tháng 6 năm 2002 đồng thời tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mới!!: Trung Quốc và Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 · Xem thêm »

Giấc mộng Trung Quốc

Giấc mộng Trung Quốc (Trung Quốc mộng giản thể: 中国梦, phồn thể: 中國夢,phiên âm: Zhōngguó mèng) là 1 học thuyết mới trong các tư tưởng chỉ đạo Xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, được sử dụng trên báo chí, Đảng Nhà nước và các hoạt động khác.

Mới!!: Trung Quốc và Giấc mộng Trung Quốc · Xem thêm »

GNSS

Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (tiếng Anh: Global Navigation Satellite System - GNSS) là tên dùng chung cho các hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), Hệ thống định vị Galileo (Liên minh châu Âu) và GLONASS (Liên bang Nga) và Hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc).

Mới!!: Trung Quốc và GNSS · Xem thêm »

H'Mông

Khăn trùm đầu của người Miêu sống trong 12 làng gần huyện Chức Kim, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Người H'Mông (RPA: Hmoob/Moob), là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á là Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.

Mới!!: Trung Quốc và H'Mông · Xem thêm »

Hà Nam (Trung Quốc)

Hà Nam, là một tỉnh ở miền trung của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hà Nam (Trung Quốc) · Xem thêm »

Hàn Ốc

Hàn Ốc hay Hàn Ác (chữ Hán: 韓偓, 844-923), tự: Trí Nghiêu (致堯), tiểu tự: Đông Lang (冬郎), hiệu: Ngọc Tiều Sơn Nhân (玉樵山人); là quan lại và là nhà thơ Trung Quốc thời Vãn Đường.

Mới!!: Trung Quốc và Hàn Ốc · Xem thêm »

Hàn Chính (chính khách)

Hàn Chính (tiếng Trung: 韩正; bính âm: Hán Zhèng; sinh tháng 4 năm 1954) là một chính trị gia Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hàn Chính (chính khách) · Xem thêm »

Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc, thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Trung Quốc và Hàn Quốc · Xem thêm »

Hàng giả

Kem đánh răng giả hiệu bị thuế quan Hoa Kỳ tịch thu Giày thể thao giả Hàng giả, hàng giả hiệu hay hàng nhái là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính tông với mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng rồi bán ra thị trường để gạt người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để lời to.

Mới!!: Trung Quốc và Hàng giả · Xem thêm »

Hóa học

Hóa chất đựng trong bình (bao gồm amoni hydroxit và axit nitric) phát sáng với những màu khác nhau. Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.

Mới!!: Trung Quốc và Hóa học · Xem thêm »

Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.

Mới!!: Trung Quốc và Hải chiến Hoàng Sa 1974 · Xem thêm »

Hải Nam

Hải Nam (chữ Hán: 海南, bính âm: Hǎinán) là tỉnh cực nam của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Hải Nam · Xem thêm »

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc hay Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc · Xem thêm »

Hắc Long Giang

Tỉnh Hắc Long Giang là một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hắc Long Giang · Xem thêm »

Hằng Nga 3

Hằng Nga 1 vào năm 2007. Hằng Nga 3 hay Thường Nga 3 là một con tàu vũ trụ khám phá Mặt Trăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Hằng Nga 3 · Xem thêm »

Họ Người

Họ Người là một họ có danh pháp khoa học Hominidae, tên thông thường trong tiếng Anh: great ape"Great ape" là tên gọi thông thường, không phải tên theo danh pháp khoa học.

Mới!!: Trung Quốc và Họ Người · Xem thêm »

Hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc

Quá trình hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc, còn được gọi theo sử học Trung Quốc là Giải phóng Hòa bình Tây Tạng (中國侵略西藏) là chỉ việc Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua hành động quân sự và đàm phán, đưa Tây Tạng vào phạm vi thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1951.

Mới!!: Trung Quốc và Hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc · Xem thêm »

Hối lộ

Hối lộ (tiếng Anh: bribery), còn gọi là mãi lộ, dân gian thường gọi là đút lót, là hành vi đưa tiền, hoặc vật phẩm có giá trị, hoặc những thứ khác khiến cho người nhận cảm thấy hài lòng, để mong muốn người nhận giúp đỡ mình thực hiện hành vi trái pháp luật.

Mới!!: Trung Quốc và Hối lộ · Xem thêm »

Hốt Tất Liệt

Hốt Tất Liệt (20px Хубилай хаан (Xubilaĭ Khaan),; 23 tháng 9, 1215 - 18 tháng 2, 1294), Hãn hiệu Tiết Thiện Hãn (Сэцэн хаан), là Đại khả hãn thứ 5 của Đế quốc Mông Cổ, đồng thời là người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hốt Tất Liệt · Xem thêm »

Hồ Cẩm Đào

Hồ Cẩm Đào (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1942) là một cựu chính trị gia Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hồ Cẩm Đào · Xem thêm »

Hồ Ngải Đinh

Hồ Ngải Đinh (tiếng Trung: 艾丁湖, tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئايدىڭكۆل, Aydingkul hay Ayding) là một hồ nằm trong bồn địa Thổ Lỗ Phồn thuộc huyện cấp thị Thổ Lỗ Phồn của địa khu Thổ Lỗ Phồn trong khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hồ Ngải Đinh · Xem thêm »

Hồ Thích

Hồ Thích (17 tháng 12 năm 1891 – 24 tháng 2 năm 1962), là một nhà ngoại giao, nhà văn tiểu luận và nhà triết học Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hồ Thích · Xem thêm »

Hồng Kông

Hồng Kông, là một Đặc khu hành chính, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hồng Kông · Xem thêm »

Hồng lâu mộng

Hồng lâu mộng hay tên gốc Thạch đầu ký là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hồng lâu mộng · Xem thêm »

Hệ thống định vị Bắc Đẩu

right Đa giác phạm vi phủ sóng của Bắc Đẩu Hệ thống định vị Bắc Đẩu (hay) là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập.

Mới!!: Trung Quốc và Hệ thống định vị Bắc Đẩu · Xem thêm »

Hệ thống đơn đảng

Quốc gia đơn đảng hay hệ thống độc đảng hay hệ thống đơn đảng hay chế độ đảng trị là hình thức chính quyền có hệ thống đảng do một đảng chính trị thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng cử viên của mình ra tranh c. Thỉnh thoảng cụm từ "Nhà nước đơn đảng không được chính thức thiết lập" (de facto single-party state) được dùng cho hệ thống đảng thống trị để chỉ nơi luật hay việc làm bất bình đẳng để ngăn chặn các đảng đối lập nắm chính quyền.

Mới!!: Trung Quốc và Hệ thống đơn đảng · Xem thêm »

Hệ thống xã hội chủ nghĩa

Hệ thống xã hội chủ nghĩa là thể chế chính trị chưa xuất hiện trên thực tế, song nó được các nước có đảng cộng sản giữ quyền lãnh đạo tuyên bố sẽ đưa đất nước mình theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Mới!!: Trung Quốc và Hệ thống xã hội chủ nghĩa · Xem thêm »

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Mới!!: Trung Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS.

Mới!!: Trung Quốc và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng · Xem thêm »

Hội họa

Mona Lisa, hay ''La Gioconda'', có lẽ là tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của phương Tây Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật.

Mới!!: Trung Quốc và Hội họa · Xem thêm »

Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc

Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (chữ Hán giản thể: 中国人民政治协商会议, Zhōngguó Rénmín Zhèngzhì Xiéshāng Huìyì / Trung Quốc Nhân dân Chính trị Hiệp thương Hội nghị, viết tắt: 全国政协 / Quánguó Zhèngxié, Toàn quốc Chính hiệp) là một cơ quan cố vấn chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc · Xem thêm »

Hiệp ước bất bình đẳng

Hiệp ước bất bình đẳng là tên gọi chung cho loại hiệp ước mà các nước thực dân phương Tây áp đặt đối với một vài nhà nước Đông Á - bao gồm nhà Thanh ở Trung Quốc, chính phủ Tokugawa ở Nhật Bản, nhà Triều Tiên ở Triều Tiên, nhà Nguyễn ở Việt Nam, và Nhật Bản áp đặt cho nhà Thanh hay Triều Tiên trong thời kỳ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Mới!!: Trung Quốc và Hiệp ước bất bình đẳng · Xem thêm »

Himalaya

Phiên bản có chú giải) Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn lấy từ "Hi Mã Lạp Nhã sơn mạch 喜馬拉雅山脈", do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống "Himalaya" để phiên âm) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Trung Quốc và Himalaya · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Trung Quốc và Hoa Kỳ · Xem thêm »

Hoa Nam

Đỏ đậm: Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây; Đỏ tươi: Hoa Nam theo hành chính 1945-1949 Đỏ nhạt: Hoa Nam truyền thống Hoa Nam là khu vực miền nam Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Hoa Nam · Xem thêm »

Hoài Hà

Sông Hoài (tiếng Trung: 淮河 hoặc 淮水, âm Hán-Việt: Hoài Hà hoặc Hoài Thủy) là con sông lớn thứ ba ở Trung Quốc sau Dương Tử và Hoàng Hà.

Mới!!: Trung Quốc và Hoài Hà · Xem thêm »

Hoàng Hà

Tượng mẫu Hoàng Hà tại Lan Châu Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, nghĩa là "sông màu vàng"), là con sông dài thứ 3 châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử) và sông Yenisei, với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ 6 thế giới về chiều dài.

Mới!!: Trung Quốc và Hoàng Hà · Xem thêm »

Hoàng Hải

Hoàng Hải (Yellow Sea) Hoàng Hải (tiếng Hán: 黄海, Wade-Giles: Huang-hai) là một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, ở phía bắc Đông Hải.

Mới!!: Trung Quốc và Hoàng Hải · Xem thêm »

Homo sapiens

Homo sapiens (tiếng Latin: "người tinh khôn") là danh pháp hai phần (cũng được biết đến là tên khoa học) của loài người duy nhất còn tồn tại.

Mới!!: Trung Quốc và Homo sapiens · Xem thêm »

Huawei

Huawei, tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi (chữ Hán: 華為技術有限公司, Hán Việt: Hoa vi Kỹ thuật Hữu hạn Công ty, tiếng Anh: Huawei Technologies Co Ltd) là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Huawei · Xem thêm »

Huyện (Trung Quốc)

Huyện (tiếng Trung: 县, bính âm: xiàn) là một cấp thứ ba trong phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một cấp được gọi là "cấp huyện" và cũng có các huyện tự trị, thành phố cấp huyện, kỳ, kỳ tự trị, và khu.

Mới!!: Trung Quốc và Huyện (Trung Quốc) · Xem thêm »

Hơi cay

Hơi cay dùng tại Pháp năm 2007 Bom hơi cay nổ khi ném chưa chạm đất Hàng loạt tấm chắn hơi cay được sử dụng tại Venezuela năm 2014 Hơi cay, tiếng Anh: tear gas hoặc mace, là một vũ khí hóa học gây ra các kích ứng ở mắt, hệ hô hấp và da nghiêm trọng, làm đau, chảy máu, và thậm chí suy giảm thị lực.

Mới!!: Trung Quốc và Hơi cay · Xem thêm »

Hương (Trung Quốc)

Hương (tiếng Hoa giản thể: 乡, tiếng Hoa phồn thể: 郷, bính âm: Xiāng) là một đơn vị hành chính của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Hương (Trung Quốc) · Xem thêm »

Indomalaya

Khu vực sinh thái Indomalaya trước đây được gọi là khu vực sinh thái Đông Dương.

Mới!!: Trung Quốc và Indomalaya · Xem thêm »

Internet

Hình vẽ một phần rất nhỏ của World Wide Web, bao gồm một số siêu liên kết Internet (phiên âm Tiếng VIệt: in-tơ-nét) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.

Mới!!: Trung Quốc và Internet · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Trung Quốc và Iran · Xem thêm »

Karakoram

Karakoram (hoặc Karakorum) là một dãy núi lớn bao trùm biên giới giữa Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, nằm ở khu vực Gilgit-Baltistan (Pakistan), Ladakh (Ấn Độ), và khu vực Tân Cương, (Trung Quốc).

Mới!!: Trung Quốc và Karakoram · Xem thêm »

Kashmir

Vùng Kashmir theo ranh giới kiểm soát của Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Kashmir (Tiếng Kashmir: کشیر / कॅशीर; Tiếng Hindi: कश्मीर; Tiếng Urdu: کشمیر; Tiếng Duy Ngô Nhĩ: كەشمىر; Tiếng Shina: کشمیر) là khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Đ. Cho đến giữa thế kỷ 19, thuật ngữ Kashmir dùng để chỉ thung lũng giữa dãy Himalaya lớn và dãy Pir Panjal.

Mới!!: Trung Quốc và Kashmir · Xem thêm »

Kazakhstan

Cộng hoà Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublïkası; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan) là một quốc gia trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu.

Mới!!: Trung Quốc và Kazakhstan · Xem thêm »

Khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi (còn gọi là giảo nghiệm) là một phương thức phẫu thuật chuyên môn cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không.

Mới!!: Trung Quốc và Khám nghiệm tử thi · Xem thêm »

Khí công

Khí công (氣功, qigong hay chikung) là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để chỉ rất nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tâm thần để đạt được sức khoẻ, luyện võ và để tự giác ng.

Mới!!: Trung Quốc và Khí công · Xem thêm »

Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (tiếng Anh: People's Liberation Army Air Force), hay Không quân Trung Quốc (PLAAF), là nhánh quân chủng không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc · Xem thêm »

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long là một khu vực được bảo vệ tại tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long · Xem thêm »

Khu tự trị (Trung Quốc)

Khu tự trị của Trung Quốc (phồn thể: 自治區, giản thể: 自治区, bính âm: zīzhìqù) là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và là nơi các sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc có số lượng lớn trong đó có một sắc tộc thiểu số nào đó có số lượng vượt trội.

Mới!!: Trung Quốc và Khu tự trị (Trung Quốc) · Xem thêm »

Kiến trúc

Đền Parthenon ở Athena, Hy Lạp Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc.

Mới!!: Trung Quốc và Kiến trúc · Xem thêm »

Kinh Dịch

Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Kinh Dịch · Xem thêm »

Kinh kịch

Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏) là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch.

Mới!!: Trung Quốc và Kinh kịch · Xem thêm »

Kinh Thư

Kinh Thư (書經 Shū Jīng) hay còn gọi là Thượng Thư (尚書) là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng T. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

Mới!!: Trung Quốc và Kinh Thư · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Trung Quốc và Kitô giáo · Xem thêm »

Kung fu

Kung fu hay gongfu hoặc theo âm Hán Việt công phu (chữ Hán: 功夫 Gong Fu) là một thuật từ tiếng Hoa thường được người nói tiếng Anh sử dụng để chỉ chung chung võ thuật Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Kung fu · Xem thêm »

Kyrgyzstan

Kyrgyzstan (phiên âm tiếng Việt: "Cư-rơ-gư-dơ-xtan" hoặc "Cư-rơ-gư-xtan"; tiếng Kyrgyz: Кыргызстан; tiếng Nga: Киргизия, tuỳ từng trường hợp còn được chuyển tự thành Kirgizia hay Kirghizia, đọc như "Ki-rơ-ghi-di-a") (đánh vần theo IPA), tên chính thức Cộng hoà Kyrgyzstan, là một quốc gia tại Trung Á. Nằm kín trong lục địa và nhiều đồi núi, nước này giáp biên giới với Kazakhstan ở phía bắc, Uzbekistan ở phía tây, Tajikistan ở phía tây nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía đông nam.

Mới!!: Trung Quốc và Kyrgyzstan · Xem thêm »

La bàn

La bàn (La bàn từ) La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định.

Mới!!: Trung Quốc và La bàn · Xem thêm »

Lào

Lào (ລາວ,, Lāo), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.

Mới!!: Trung Quốc và Lào · Xem thêm »

Lâm Đan

Lâm Đan (sinh 14 tháng 10 năm 1983 tại Long Nham, Phúc Kiến) là một vận động viên cầu lông Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Lâm Đan · Xem thêm »

Lúa mì

Lúa mì Lúa mì Lúa mì hay lúa miến, tiểu mạch, tên khoa học: Triticum spp.

Mới!!: Trung Quốc và Lúa mì · Xem thêm »

Lật Chiến Thư

Lật Chiến Thư (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1950) là thạc sĩ quản trị kinh doanh cao cấp, chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Lật Chiến Thư · Xem thêm »

Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (中国人民解放军陆军) là lực lượng bộ binh lớn nhất thế giới với khoảng 1,55 triệu quân, trong đó 850.000 người là lực lượng thường trực thuộc các quân đoàn, còn lại là bộ đội địa phương.

Mới!!: Trung Quốc và Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc · Xem thêm »

Lỗ Sơn

Lỗ Sơn (chữ Hán giản thể: 鲁山县, âm Hán Việt: Lỗ Sơn huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Bình Đính Sơn, tỉnh Hà Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Lỗ Sơn · Xem thêm »

Lỗ Tấn

Lỗ Tấn (25 tháng 9 năm 1881 - 19 tháng 10 năm 1936) là bút hiệu của một văn sĩ Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Lỗ Tấn · Xem thêm »

Lịch sử Trung Quốc

Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo Hoàng Hà và Trường Giang trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại Hoàng Hà.

Mới!!: Trung Quốc và Lịch sử Trung Quốc · Xem thêm »

Lý Bạch

Lý Bạch (chữ Hán: 李白; 701 - 762), biểu tự Thái Bạch (太白), hiệu Thanh Liên cư sĩ (青莲居士), là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.

Mới!!: Trung Quốc và Lý Bạch · Xem thêm »

Lý Bằng

Lý Bằng (chữ Hán giản thể: 李鹏; phồn thể: 李鵬; latin hóa: Li Peng) sinh ngày 20 tháng 10 năm 1928 là Thủ tướng thứ tư của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1987 đến năm 1998; Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2003.

Mới!!: Trung Quốc và Lý Bằng · Xem thêm »

Lý Chính Đạo

Lý Chính Đạo (李政道; bính âm: Lǐ Zhèngdào) (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1926) là một nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Lý Chính Đạo · Xem thêm »

Lý Khắc Cường

Lý Khắc Cường (sinh 1 tháng 7 năm 1955) là một chính khách cao cấp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Lý Khắc Cường · Xem thêm »

Lý Viễn Triết

Lý Viễn Triết (sinh 19 tháng 11, 1936) là một nhà hóa học Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Lý Viễn Triết · Xem thêm »

Lenovo

Lenovo Group Ltd. là tập đoàn đa quốc gia về công nghệ máy tính có trụ sở chính ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Morrisville, Bắc Carolina, Mỹ.

Mới!!: Trung Quốc và Lenovo · Xem thêm »

Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Mới!!: Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Liêu Ninh (tàu sân bay)

Liêu Ninh (Liaoning) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Liêu Ninh (tàu sân bay) · Xem thêm »

Loạn An Sử

Loạn An Sử (chữ Hán: 安史之亂: An Sử chi loạn) là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường vào thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ năm 755 đến năm 763, do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu.

Mới!!: Trung Quốc và Loạn An Sử · Xem thêm »

Ma Cao

Ma Cao (Macau), cũng viết là Macao, là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Hồng Kông.

Mới!!: Trung Quốc và Ma Cao · Xem thêm »

Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông毛泽东 Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhiệm kỳ 20 tháng 3 năm 1943 – 9 tháng 9 năm 1976 Kế nhiệm Hoa Quốc Phong Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ Lâm Bưu Chu Ân Lai Hoa Quốc Phong Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nhiệm kỳ 27 tháng 9 năm 1954 – 27 tháng 4 năm 1959 Kế nhiệm Lưu Thiếu Kỳ Phó Chủ tịch Chu Đức Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhiệm kỳ 8 tháng 9 năm 1954 – 9 tháng 9 năm 1976 Kế nhiệm Hoa Quốc Phong Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Nhiệm kỳ 1 tháng 10 năm 1949 – 25 tháng 12 năm 1976 Kế nhiệm Chu Ân Lai Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Đại diện Khu vực Bắc Kinh (1954 – 1959; 1964 – 1976) Đảng 20px Đảng Cộng sản Trung Quốc Sinh 26 tháng 12 năm 1893 Thiều Sơn, Tương Đàm, Hồ Nam, Đại Thanh Quốc Mất 9 tháng 9 năm 1976 (82 tuổi) Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Dân tộc Hán Tôn giáo Không Phu nhân La Thị (罗一秀) Dương Khai Tuệ (杨开慧) Hạ Tử Trân (贺子珍) Giang Thanh (江青) Con cái Mao Ngạn Anh (毛岸英) Mao Ngạn Thanh (毛岸青) Mao Ngạn Long Lý Mẫn (李敏) Lý Nạp (李讷) Mao Trạch Đông (Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; bính âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi (潤之) ban đầu là Vịnh Chi (詠芝), sau đổi là Nhuận Chi (潤芝, chữ "chi" 之 có thêm đầu chữ thảo 艹), bút danh: Tử Nhậm (子任).

Mới!!: Trung Quốc và Mao Trạch Đông · Xem thêm »

Máy bay tàng hình

Máy bay tàng hình (còn gọi là phi cơ tàng hình hay không hạm tàng hình) là một loại máy bay, hơn hẳn những máy bay thông dụng khác, áp dụng công nghệ tàng hình để chống lại việc bị phát hiện từ radar.

Mới!!: Trung Quốc và Máy bay tàng hình · Xem thêm »

Mã Long

Mã Long có thể là.

Mới!!: Trung Quốc và Mã Long · Xem thêm »

Mê Kông

Dòng sông Mê kông Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Mới!!: Trung Quốc và Mê Kông · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Trung Quốc và Mông Cổ · Xem thêm »

Mạc Ngôn

Mạc Ngôn (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955) là một nhà văn người Trung Quốc xuất thân từ nông dân.

Mới!!: Trung Quốc và Mạc Ngôn · Xem thêm »

Mặc gia

Mặc gia (tiếng Hán: 墨家, bính âm: Mòjiā) là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do các đệ tử của Mặc Tử phát triển.

Mới!!: Trung Quốc và Mặc gia · Xem thêm »

Mặt Trăng

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Trung Quốc và Mặt Trăng · Xem thêm »

Minh Thái Tổ

Minh Thái Tổ Hồng Vũ hoàng đế Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ (chữ Hán: 明太祖, 21 tháng 10, 1328 – 24 tháng 6, 1398), tên thật là Chu Nguyên Chương (朱元璋), còn gọi là Hồng Vũ Đế (洪武帝), Hồng Vũ Quân (洪武君), hay Chu Hồng Vũ (朱洪武), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞).

Mới!!: Trung Quốc và Minh Thái Tổ · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Trung Quốc và Myanmar · Xem thêm »

Nai sừng tấm Á-Âu

Nai sừng tấm Á-Âu (Danh pháp khoa học: Alces alces) là loài lớn nhất còn tồn tại thuộc họ hươu nai.

Mới!!: Trung Quốc và Nai sừng tấm Á-Âu · Xem thêm »

Nam Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận.

Mới!!: Trung Quốc và Nam Á · Xem thêm »

Nam Kinh

Nam Kinh (tiếng Hoa: 南京; pinyin: Nánjīng; Wade-Giles: Nan-ching; nghĩa là "Kinh đô phía Nam") là thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nam Kinh · Xem thêm »

Nam-Bắc triều (Trung Quốc)

Nam Bắc triều (420-589Bắc triều bắt đầu vào năm 439 khi Bắc Ngụy diệt Bắc Lương, thống nhất Bắc Trung Quốc; Nam triều bắt đầu vào năm 420 khi Lưu Tống kiến lập, lưỡng triều Nam Bắc kết thúc vào năm 589 khi Tùy diệt Trần.鄒紀萬 (1992年): 《中國通史 魏晉南北朝史》第一章〈魏晉南北朝的政治變遷〉,第70頁.) là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần.

Mới!!: Trung Quốc và Nam-Bắc triều (Trung Quốc) · Xem thêm »

Nạn đói lớn ở Trung Quốc

Nạn đói lớn Trung Quốc (tiếng Trung: 三年大饑荒), chính thức đề cập đến nạn đói kéo dài 3 năm (Trung văn giản thể: 三年自然灾害; Trung văn phồn thể: 三年自然災害), là một giai đoạn thiếu đói từ năm 1958 đến 1961 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó các chính sách kinh tế như Đại nhảy vọt, Chiến dịch diệt chim sẻ cùng với thiên tai đã khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, gây ra nạn đói tại nhiều vùng ở Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nạn đói lớn ở Trung Quốc · Xem thêm »

Nấm

Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin).

Mới!!: Trung Quốc và Nấm · Xem thêm »

Nội chiến Trung Quốc

Nội chiến Trung Quốc, kéo dài từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Trung Quốc Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nội chiến Trung Quốc · Xem thêm »

Nepal

Nepal (phiên âm tiếng Việt: Nê-pan; नेपाल), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal (सङ्घीय लोकतान्त्रिक गणतन्त्र नेपाल), là một quốc gia nội lục tại Nam Á. Dân số quốc gia Himalaya này đạt 26,4 triệu vào năm 2011, sống trên lãnh thổ lớn thứ 93 thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và Nepal · Xem thêm »

New Straits Times

Tờ New Straits Times (tạm dịch: Tân thời báo eo biển) là tờ báo tiếng Anh phát hành tại Malaysia.

Mới!!: Trung Quốc và New Straits Times · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Trung Quốc và Nga · Xem thêm »

Ngành Thông

Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân g. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.

Mới!!: Trung Quốc và Ngành Thông · Xem thêm »

Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn.

Mới!!: Trung Quốc và Ngân hàng Thế giới · Xem thêm »

Ngũ Đại Hồ

Vùng Ngũ Đại Hồ, nhìn từ không trung Ngũ Đại Hồ (tiếng Anh: Great Lakes, tức là "các hồ lớn") là năm hồ lớn nằm trên hay gần biên giới Canada–Hoa Kỳ.

Mới!!: Trung Quốc và Ngũ Đại Hồ · Xem thêm »

Ngũ Đại Thập Quốc

Ngũ Đại Thập Quốc (907-979) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi triều Đường diệt vong, kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ.

Mới!!: Trung Quốc và Ngũ Đại Thập Quốc · Xem thêm »

Ngũ hành

Ngũ hành Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Thổ, Kim, Thủy, Mộc và Hỏa (tiếng Trung: 土, 金, 水, 木, 火; bính âm: tǔ, jīn, shuǐ, mù, huǒ).

Mới!!: Trung Quốc và Ngũ hành · Xem thêm »

Ngũ Hồ thập lục quốc

Thập lục quốc, còn gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439 kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương bắc, mở ra cục diện mới là Nam Bắc triều.

Mới!!: Trung Quốc và Ngũ Hồ thập lục quốc · Xem thêm »

Ngũ kinh

Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo.

Mới!!: Trung Quốc và Ngũ kinh · Xem thêm »

Ngũ vị hương

|205px |order.

Mới!!: Trung Quốc và Ngũ vị hương · Xem thêm »

Ngữ hệ Altai

Địa bàn tập trung người nói ngữ hệ Altai. Vùng vạch xanh là những nơi mà ngôn ngữ ở đó còn đang bị tranh luận xem có thuộc ngữ hệ Altai hay không.Ngữ hệ Altai là một tổng hợp bao gồm hơn 65 ngôn ngữ tập trung tại Trung Á. Các nhà ngôn ngữ học chia hệ này ra làm 3 nhóm chính: Nhóm Mongolic, Nhóm Turkic và Nhóm Tungusic.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ Altai · Xem thêm »

Ngữ hệ Ấn-Âu

Ngữ hệ Ấn-Âu là một ngữ hệ lớn, gồm khoảng 445 ngôn ngữ còn tồn tại (theo ước tính của Ethnologue), với hơn hai phần ba (313) thuộc về nhánh Ấn-Iran.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ Ấn-Âu · Xem thêm »

Ngữ hệ H'Mông-Miền

Ngữ hệ H'Mông-Miền (còn gọi là ngữ hệ Miêu–Dao) là một ngữ hệ gồm những ngôn ngữ nặng thanh điệu miền Nam Trung Quốc và Bắc Đông Nam Á lục địa.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ H'Mông-Miền · Xem thêm »

Ngữ hệ Hán-Tạng

Ngữ hệ Hán-Tạng, trong vài nguồn được gọi là ngữ hệ Tạng-Miến hay Liên Himalaya, là một ngữ hệ gồm hơn 400 ngôn ngữ được sử dụng tại Đông Á, Đông Nam Á, và Nam Á. Hệ này chỉ đứng sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người nói bản ngữ. Những ngôn ngữ Hán-Tạng với lượng người nói lớn nhất là các dạng tiếng Trung Quốc (1,3 tỉ người nói), tiếng Miến Điện (33 triệu người nói) và nhóm Tạng (8 triệu người nói). Nhiều ngôn ngữ Hán-Tạng chỉ được sử dụng trong những cộng đồng nhỏ tại vùng núi hẻo lánh và rất thiếu thông tin. Nhiều phân nhóm cấp thấp đã được xác lập rõ ràng, nhưng cấu trúc cấp cao hơn vẫn chưa rõ ràng. Dù hệ này này thường được chia thành hai nhánh Hán và Tạng-Miến, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ xác định được nguồn gốc chung của nhóm phi Hán.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ Hán-Tạng · Xem thêm »

Ngữ hệ Nam Á

Ngữ hệ Nam Á, thường gọi là Môn–Khmer (khi không bao gồm nhóm Munda), là một ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á lục địa, và cũng phân bố rải rác ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và miền nam Trung Quốc, với chừng 117 triệu người nói.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ Nam Á · Xem thêm »

Ngữ hệ Tai-Kadai

Ngữ hệ Tai-Kadai, (các tên gọi khác bao gồm: họ ngôn ngữ Tai-Kadai, ngữ hệ Kradai, họ ngôn ngữ Kradai, ngữ hệ Kra-Dai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Tráng-Đồng, ngữ hệ Thái-Tạp Đại v.v), là một ngữ hệ bao gồm khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ Tai-Kadai · Xem thêm »

Ngữ hệ Turk

Ngữ hệ Turk hay ngữ hệ Đột Quyết là một ngữ hệ gồm ít nhất 35 ngôn ngữ, được nói bởi các dân tộc Turk trên một khu vực rộng lớn từ Đông Âu và Địa Trung Hải tới Siberia và miền Tây Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Ngữ hệ Turk · Xem thêm »

Nghĩa dũng quân tiến hành khúc

Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (phồn thể: 義勇軍進行曲, giản thể: 义勇军进行曲; phanh âm: Yìyǒngjūn Jìnxíngqǔ) là quốc ca của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được nhà thơ và soạn giả ca kịch Điền Hán viết lời và Niếp Nhĩ phổ nhạc vào khoảng giữa giai đoạn Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945).

Mới!!: Trung Quốc và Nghĩa dũng quân tiến hành khúc · Xem thêm »

Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc

Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua vào ngày 25 tháng 10 năm 1971, về "vấn đề khôi phục quyền lợi hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tổ chức Liên Hiệp Quốc".

Mới!!: Trung Quốc và Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Ngoại khoa

Ngoại khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến điều trị bệnh hoặc tổn thương bằng phẫu thuật.

Mới!!: Trung Quốc và Ngoại khoa · Xem thêm »

Người đứng thẳng

Homo erectus (nghĩa là "người đứng thẳng", từ tiếng Latinh ērigere, "đứng thẳng"), còn được dịch sang tiếng Việt là trực nhân, là một loài người tuyệt chủng từng sinh sống trong phần lớn khoảng thời gian thuộc thế Pleistocen, với chứng cứ hóa thạch sớm nhất đã biết có niên đại khoảng 1,8 triệu năm trước và hóa thạch gần đây nhất đã biết khoảng 143.000 năm trước.

Mới!!: Trung Quốc và Người đứng thẳng · Xem thêm »

Người Bắc Kinh

Người Bắc Kinh, trước đây gọi là người vượn Bắc Kinh (danh pháp hai phần: Homo erectus pekinensis, đồng nghĩa: Sinanthropus pekinensis), là một phân loài người đứng thẳng (Homo erectus).

Mới!!: Trung Quốc và Người Bắc Kinh · Xem thêm »

Người Duy Ngô Nhĩ

Người Uyghur ("Uy-gơ-rư", tiếng Uyghur: ئۇيغۇر, còn gọi là Người Duy Ngô Nhĩ theo phát âm của người Việt theo (chữ Hán: 維吾爾) là một sắc tộc người Turk (Turkic ethnic group) sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Các cộng đồng tha hương người Uyghur có mặt tại Siberi (Nga), Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á như Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Uzbekistan. Họ cũng sống tại huyện Đào Nguyên trong địa cấp thị Thường Đức tỉnh Hồ Nam và các khu phố của người Uyghur cũng có mặt tại các một số thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải. Tiếng Việt còn gọi dân tộc này là Hồi Ngột, Hồi Hột và Hồi Cốt.

Mới!!: Trung Quốc và Người Duy Ngô Nhĩ · Xem thêm »

Người Hán

Người Hán (Hán-Việt: Hán tộc hay Hán nhân) là một dân tộc bản địa của Trung Hoa và là dân tộc đông dân nhất trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và Người Hán · Xem thêm »

Người Hồi

Người Hồi là một dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Người Hồi · Xem thêm »

Người Khách Gia

Khách Gia, hay Hakka, còn gọi là người Hẹ, (chữ Hán: 客家; bính âm: kèjiā; nghĩa đen là "các gia đình người khách") là một tộc người Hán có tổ tiên được cho là gốc gác ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở miền bắc Trung Quốc cách đây 2700 năm.

Mới!!: Trung Quốc và Người Khách Gia · Xem thêm »

Người Lô Lô

Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc (tiếng Trung: 彝族, bính âm: Yìzú, âm Hán Việt: Di tộc), Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc - bắc bán đảo Đông Dương.

Mới!!: Trung Quốc và Người Lô Lô · Xem thêm »

Người Mãn

Người Mãn hay Người Mãn Châu (tiếng Mãn:, Manju; tiếng Mông Cổ: Манж, tiếng Nga: Маньчжуры; tiếng Trung giản thể: 满族; tiếng Trung phồn thể: 滿族; bính âm: Mǎnzú; Mãn tộc) là một dân tộc thuộc nhóm người Tungus có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (nay là đông nam Nga và đông bắc Trung Quốc).

Mới!!: Trung Quốc và Người Mãn · Xem thêm »

Người Mông Cổ

Mông Cổ (Монголчууд, Mongolchuud) định nghĩa là một hay một vài dân tộc, hiện nay chủ yếu cư trú tại Trung Quốc, Mông Cổ và Nga.

Mới!!: Trung Quốc và Người Mông Cổ · Xem thêm »

Người Tạng

Người Tạng hay người Tây Tạng là một dân tộc bản địa tại Tây Tạng, vùng đất mà ngày nay hầu hết thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Người Tạng · Xem thêm »

Người Thổ Gia

Thổ Gia (土家族 Thổ Gia Tộc, bính âm: Tǔjiāzú; tên tự gọi: Bizika, 毕兹卡 Tất Tư Ca), là dân tộc đông dân thứ 6 trong tổng số 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Người Thổ Gia · Xem thêm »

Người Tráng

Người Tráng hay người Choang (Chữ Tráng Chuẩn: Bouxcuengh, //; Chữ Nôm Tráng: 佈壯 bính âm: Bùzhuàng; Chữ Hán giản thể: 壮族, phồn thể: 壯族, bính âm: Zhuàngzú; Chữ Thái: ผู้จ้วง, Phu Chuang) là một nhóm dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Tráng Quảng Tây phía nam Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Người Tráng · Xem thêm »

Người Triều Tiên (Trung Quốc)

Người Trung Quốc gốc Triều Tiên là những người dân tộc Triều Tiên mang quốc tịch Trung Quốc, cũng như một số ít người di cư từ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Người Triều Tiên (Trung Quốc) · Xem thêm »

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Đường · Xem thêm »

Nhà Chu

Nhà Chu là triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, triều đại này nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Chu · Xem thêm »

Nhà Hán

Nhà Hán (206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280).

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Hán · Xem thêm »

Nhà Hạ

Nhà Hạ hay triều Hạ (khoảng thế kỷ 21 TCN-khoảng thế kỷ 16 TCN) là triều đại Trung Nguyên đầu tiên theo chế độ thế tập được ghi chép trong sách sử truyền thống Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Hạ · Xem thêm »

Nhà Kim

Nhà Kim hay triều Kim (chữ Nữ Chân: 70px 1115-1234) là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Kim · Xem thêm »

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Minh · Xem thêm »

Nhà Nguyên

Nhà Nguyên (chữ Hán: 元朝, Hán Việt: Nguyên triều, tiếng Mông Cổ trung cổ: 70px Dai Ön Yeke Mongghul Ulus; tiếng Mông Cổ hiện đại: 70px Их Юань улс) là một triều đại do người Mông Cổ thành lập, là triều đại dân tộc thiểu số đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Nguyên · Xem thêm »

Nhà nước đơn nhất

Liên bang Con đường sáp nhập khu vực hay tách rời Một nhà nước đơn nhất hay nhất thể là một nhà nước quản lý như một nhà nước duy nhất, trong đó chính quyền trung ương là tối cao nhất và các chính quyền địa phương (đơn vị hành chính cấp dưới) chỉ có các quyền hạn nhất định mà chính quyền trung ương ủy thác.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà nước đơn nhất · Xem thêm »

Nhà Tùy

Nhà Tùy hay triều Tùy (581-619) là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kế thừa Nam-Bắc triều, theo sau nó là triều Đường.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Tùy · Xem thêm »

Nhà Tấn

Nhà Tấn (266–420 theo dương lịch), là một trong Lục triều trong lịch sử, sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Tấn · Xem thêm »

Nhà Tần

Nhà Tần 秦朝 (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Tần · Xem thêm »

Nhà Tống

Nhà Tống (Wade-Giles: Sung Ch'ao, Hán-Việt: Tống Triều) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Tống · Xem thêm »

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Thanh · Xem thêm »

Nhà Thương

Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Thương · Xem thêm »

Nhà Triều Tiên

Nhà Triều Tiên (chữ Hán: 朝鮮王朝; Hangul: 조선왕조; Romaji: Joseon dynasty; 1392 – 1910) hay còn gọi là Lý Thị Triều Tiên (李氏朝鲜), là một triều đại được thành lập bởi Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế và tồn tại hơn 5 thế kỷ.

Mới!!: Trung Quốc và Nhà Triều Tiên · Xem thêm »

Nhân Dân nhật báo

Nhân Dân nhật báo (tiếng Hoa: 人民日报; bính âm: Rénmín Rìbào) là một tờ báo ra hàng ngày ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Nhân Dân nhật báo · Xem thêm »

Nhân dân tệ

Nhân dân tệ (chữ Hán giản thể: 人民币, bính âm: rénmínbì, viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB) là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nhưng không sử dụng chính thức ở Hong Kong và Macau).

Mới!!: Trung Quốc và Nhân dân tệ · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Trung Quốc và Nhật Bản · Xem thêm »

Nho giáo

Tranh vẽ của Nhật Bản mô tả Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo. Dòng chữ trên cùng ghi "''Tiên sư Khổng Tử hành giáo tượng''" Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.

Mới!!: Trung Quốc và Nho giáo · Xem thêm »

Niue

Niue là một đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương, thường được biết đến như " Đảo đá Polynesia", và cư dân bản địa trên đảo gọi tắt là "Đảo đá".

Mới!!: Trung Quốc và Niue · Xem thêm »

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Pakistan · Xem thêm »

Pataca Ma Cao

Pataca là đơn vị tiền tệ chính thức của Ma Cao.

Mới!!: Trung Quốc và Pataca Ma Cao · Xem thêm »

Pháp gia

Pháp gia là một trường phái tư tưởng có mục đích tiếp cận tới cách phân tích các vấn đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ logic lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn bản pháp luật ứng dụng, ví dụ như một hiến pháp, pháp chế, hay quy tắc dựa theo phong tục tập quán (case law), hơn là nhắm tới xã hội, kinh tế, hay tình huống chính trị.

Mới!!: Trung Quốc và Pháp gia · Xem thêm »

Phó Tổng lý Quốc vụ viện

Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国国务院副总理) hay còn được gọi là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện là chức vụ quan trọng cấu thành Quốc Vụ viện, Quốc vụ viện Thường vụ Hội nghị, là lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Phó Tổng lý Quốc vụ viện · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Trung Quốc và Phật giáo · Xem thêm »

Philippines

Không có mô tả.

Mới!!: Trung Quốc và Philippines · Xem thêm »

Phong thủy

La bàn để xem phong thủy Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người.

Mới!!: Trung Quốc và Phong thủy · Xem thêm »

Phong trào không liên kết

Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào.

Mới!!: Trung Quốc và Phong trào không liên kết · Xem thêm »

Pi

Số pi (ký hiệu) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.

Mới!!: Trung Quốc và Pi · Xem thêm »

Quan thoại

Quan thoại (tiếng Trung: 官話), còn gọi là phương ngôn quan thoại (官話方言, âm Hán Việt: quan thoại phương ngôn), tiếng phương Bắc (北方話 Bắc phương thoại), phương ngôn phương Bắc (北方方言 Bắc phương phương ngôn), là một phương ngôn của tiếng Hán.

Mới!!: Trung Quốc và Quan thoại · Xem thêm »

Quan Trung

Vị Hà. Quan Trung, bình nguyên Quan Trung (关中平原) hay bình nguyên Vị Hà (渭河平原), là một khu vực lịch sử của Trung Quốc tương ứng với thung lũng hạ du của Vị Hà.

Mới!!: Trung Quốc và Quan Trung · Xem thêm »

Quân Bắc Dương

Tân quân Bắc Dương đang huấn luyện Quân Bắc Dương (Tiếng Trung: 北洋軍; Bính âm: Běiyáng-jūn) là lực lượng quân sự kiểu phương Tây do triều đình nhà Thanh thành lập vào cuối thế kỷ 19.

Mới!!: Trung Quốc và Quân Bắc Dương · Xem thêm »

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Trung văn giản thể: 中国人民解放军, Trung văn phồn thể: 中國人民解放軍, phiên âm Hán Việt: Trung Quốc Nhân dân Giải phóng Quân), gọi tắt là Nhân dân Giải phóng quân hoặc Giải phóng quân, là lực lượng vũ trang chủ yếu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc · Xem thêm »

Quân sự

Quân sự theo nghĩa rộng: là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội hay các lực lượng vũ trang.

Mới!!: Trung Quốc và Quân sự · Xem thêm »

Quảng trường Thiên An Môn

Quảng trường Thiên An Môn Quảng trường Thiên An Môn (giản thể: 天安门广场, phồn thể: 天安門廣場, bính âm: Tiān'ānmén Guǎngchǎng) là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Quảng trường Thiên An Môn · Xem thêm »

Quần đảo Cook

Quần đảo Cook (Tiếng Māori quần đảo Cook: Kūki 'Āirani) là một nền dân chủ nghị viện tự trị trong liên minh tự do với New Zealand.

Mới!!: Trung Quốc và Quần đảo Cook · Xem thêm »

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙 hay 黄沙渚, có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Quần đảo Hoàng Sa · Xem thêm »

Quần đảo Senkaku

, cũng gọi là quần đảo Điếu Ngư hay quần đảo Điếu Ngư Đài tại Đài Loan,đảo Điếu Ngư cùng các đảo phụ thuộc tại Trung Quốc đại lục, hay cũng gọi đơn giản là đảo Điếu Ngư (钓鱼岛) hay quần đảo Pinnacle, là một nhóm gồm các đảo không người ở do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Quần đảo Senkaku · Xem thêm »

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands;; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Quần đảo Trường Sa · Xem thêm »

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tòa nhà trụ sở chính của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Washington, D.C. Số liệu của IMF năm 2006 về danh sách các quốc gia theo tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Mới!!: Trung Quốc và Quỹ Tiền tệ Quốc tế · Xem thêm »

Quốc gia có chủ quyền

Một quốc gia có chủ quyền là tổng thể chính trị với chủ quyền nội bộ thực sự trên lãnh thổ địa lý và không phụ thuộc hay lệ thuộc vào quyền lực của bất kỳ quốc gia nào khác.

Mới!!: Trung Quốc và Quốc gia có chủ quyền · Xem thêm »

Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国国务院) (từ dưới sẽ gọi tắt là Quốc vụ viện) tức Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Xem thêm »

Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai

Nội chiến Quốc-Cộng lần thứ 2; 1946-1950 là cuộc chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Trung Quốc tranh chấp quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục.

Mới!!: Trung Quốc và Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai · Xem thêm »

Rio de Janeiro

Bản đồ Rio de Janeiro, 1895 Rio de Janeiro (phát âm IPA; theo tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "sông tháng Giêng") (phiên âm: Ri-ô đề Gia-nây-rô) là thành phố tại bang cùng tên (Bang Rio de Janeiro) ở phía Nam Brasil với diện tích 1260 km² và dân số đăng ký là 5,940,224 người.

Mới!!: Trung Quốc và Rio de Janeiro · Xem thêm »

Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi (Говь,, /ɢɔwʲ/, "semidesert";, Tiểu Nhi Kinh: قْبِ, /kɤ˥pi˥˩/) là một vùng hoang mạc lớn tại châu Á. Trải rộng trên một phần khu vực Bắc-Tây Bắc Trung Quốc, và Nam Mông Cổ.

Mới!!: Trung Quốc và Sa mạc Gobi · Xem thêm »

Sa mạc Taklamakan

Cảnh quan sa mạc Taklamakan Sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim. Altun-Tagh tạo thành ranh giới phía nam của sa mạc Taklamakan, mé trái dường như có màu xanh lam do nước chảy từ nhiều con suối nhỏ Sa mạc Taklamakan (Takelamagan Shamo, 塔克拉玛干沙漠, Tháp Khắc Lạp Mã Can sa mạc), cũng gọi là Taklimakan, là một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Sa mạc Taklamakan · Xem thêm »

Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh

Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh (tiếng Anh: Beijing Capital International Airport; Hán-Việt: Bắc Kinh Thủ đô Quốc tế Cơ trường) là sân bay quốc tế phục vụ thủ đô Bắc Kinh.

Mới!!: Trung Quốc và Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh · Xem thêm »

Súng thần công

Súng thần công (tiếng Anh: Cannon) là một loại pháo sử dụng thuốc súng hoặc thường là các loại nhiên liệu có nguồn gốc chất nổ khác để đẩy một viên đạn đi xa.

Mới!!: Trung Quốc và Súng thần công · Xem thêm »

Sức mua tương đương

Sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP xuất phát từ purchasing power parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước.

Mới!!: Trung Quốc và Sức mua tương đương · Xem thêm »

Sử Ký (định hướng)

Sử Ký hay sử ký có thể là một trong các tài liệu sau.

Mới!!: Trung Quốc và Sử Ký (định hướng) · Xem thêm »

Sự biến Tây An

Tưởng Giới Thạch và các thành viên cao cấp của Quốc dân đảng sau Sự biến Tây An Sự biến Tây An là cuộc binh biến bắt giữ Tưởng Giới Thạch tại Tây An do Trương Học Lương và Dương Hổ Thành thực hiện, nhằm gây áp lực buộc Tưởng hợp tác với Đảng Cộng sản chống Đế quốc Nhật Bản vào ngày 12 tháng 12 năm 1936, khi Tưởng đến Tây An.

Mới!!: Trung Quốc và Sự biến Tây An · Xem thêm »

Sự kiện Thiên An Môn

Những cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, được biết đến rộng rãi hơn với các tên gọi Sự kiện 4 tháng 6 (六四事件), Phong trào Dân chủ '89' (八九民运) trong tiếng Trung, là một loạt những vụ biểu tình lãnh đạo bởi tầng lớp sinh viên ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong mùa xuân năm 1989.

Mới!!: Trung Quốc và Sự kiện Thiên An Môn · Xem thêm »

Số âm

Số âm là một số có giá trị nhỏ hơn 0.

Mới!!: Trung Quốc và Số âm · Xem thêm »

Shenyang J-11

Shenyang J-11 (JianJi-11 - Thẩm Dương J-11) là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 (gần như 4,5) của Không quân Quân giải phóng dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK.

Mới!!: Trung Quốc và Shenyang J-11 · Xem thêm »

Shenyang J-15

Shenyang J-15, còn gọi là cá mập bay (Phi sa), là một loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, được phát triển bởi Shenyang Aircraft Corporation và Viện 601 trang bị cho tàu sân bay của Không quân Hải quân Quân giải phóng Nhân dân.

Mới!!: Trung Quốc và Shenyang J-15 · Xem thêm »

Siêu đô thị

Siêu đô thị là một thuật ngữ để chỉ các khu vực đô thị có dân số hơn 10 triệu.

Mới!!: Trung Quốc và Siêu đô thị · Xem thêm »

Siêu cường tiềm năng

Ấn Độ Siêu cường tiềm năng là một quốc gia gần như đã trở thành một siêu cường (có sức mạnh gần đạt tới mức siêu cường) hoặc có tiềm năng để trở thành một siêu cường và được dự đoán sẽ trở thành một siêu cường trong thế kỷ 21.

Mới!!: Trung Quốc và Siêu cường tiềm năng · Xem thêm »

Sinh học

Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).

Mới!!: Trung Quốc và Sinh học · Xem thêm »

Snooker

Jan Verhaas và Mark Selby tại giải Vô địch snooker Đức 2013 Video khai mở một trận Snooker Môn chơi gồm cây gậy (cơ) đẩy những trái bi trên một mặt bàn, đang là môn thể thao thịnh hành ở nhiều nơi.

Mới!!: Trung Quốc và Snooker · Xem thêm »

Sukhoi Su-30

Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996.

Mới!!: Trung Quốc và Sukhoi Su-30 · Xem thêm »

Sơn mài

Tranh sơn mài Việt Nam thế kỷ 18, thời Lê trung hưng ''Hoa loa kèn'' ''Phong cảnh chùa Thầy'' của Hoàng Tích Chù Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam.

Mới!!: Trung Quốc và Sơn mài · Xem thêm »

Sơn Nam, Tây Tạng

Sơn Nam (Sơn nam địa khu) hay Lhoka (là một địa khu ở khu vực đông nam của Khu tự trị Tây Tạng. Địa khu Sơn Nam có Sân bay Lhasa Gonggar gần trấn Gonggar. Nằm ở trung và hạ phần của Thung lũng Yarlung cổ, được tạo thành bởi Sông Yarlung Zangbo, địa khu Sơn Nam được coi là vùng đất khai sinh của văn minh Tây Tạng. Nó có ranh giới với Lhasa ở phía bắc, Nyingchi ở phía đông, Xigazê ở phía tây, và có biên giới quốc tế với Ấn Độ và Bhutan ở phía nam. Địa khu có chiếu dài từ đông sang tây và từ bắc xuống nam. Địa khu là nơi trồng trọt đầu tiên, cung điện đầu tiên và tu viện Phật giáo đầu tiên của toàn Tay Tạng. Ngoài ra đây cũng là nơi bắt nguồn của ca kịch Tạng. Người Tạng chiếm 98% cư dân và 2% là các dân tộc Hán, Hồi, Monba, Lhoba và một số dân tộc khác. Thủ phủ của địa khu là trấn Tsetang, cách Lhasa 183 km. Địa khu Sơn Nam có diện tích, bao gồm gần như toàn bộ bang Arunachal Pradesh ở đông bắc Ấn Độ và là khu vực tranh chấp giữa Ấn Đôh và Trung Quốc. Cao độ trung bình của địa khu là. Dân số của địa khu vào năm 2007 là 330.100 người. Không chỉ có di tích lịch sử, địa khu cũng là nơi thịnh vượng nhất tại Tây Tạng.

Mới!!: Trung Quốc và Sơn Nam, Tây Tạng · Xem thêm »

Tajikistan

Cộng hòa Tajikistan (phiên âm tiếng Việt: Ta-gi-ki-xtan; tiếng Tajik: Ҷумҳурии Тоҷикистон) là một quốc gia ở vùng Trung Á. Tajikistan giáp với Afghanistan về phía nam, Uzbekistan về phía tây, Kyrgyzstan về phía bắc, và Trung Quốc về phía đông.

Mới!!: Trung Quốc và Tajikistan · Xem thêm »

Tam giác Pascal

Tam giác Pascal với 6 dòng. Trong toán học, Tam giác Pascal là một mảng tam giác của hệ số nhị thức trong tam giác.

Mới!!: Trung Quốc và Tam giác Pascal · Xem thêm »

Tam giáo

Khổng Tử trao Tất-đạt-đa Cồ-đàm cho Lão Tử Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Tam giáo chỉ đến ba truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Tam giáo · Xem thêm »

Tam Quốc

Đông Ngô Thời kỳ Tam Quốc (phồn thể: 三國, giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tam Quốc · Xem thêm »

Tam quốc diễn nghĩa

Tam quốc diễn nghĩa (giản thể: 三国演义; phồn thể: 三國演義, Pinyin: sān guó yǎn yì), nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190-280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu).

Mới!!: Trung Quốc và Tam quốc diễn nghĩa · Xem thêm »

Tài phán

Tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý.

Mới!!: Trung Quốc và Tài phán · Xem thêm »

Tân Hoa Xã

Tân Hoa Xã (tiếng Hán: 新華社, tiếng Anh: Xinhua News Agency) là hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc và là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất, cơ quan ngôn luận lớn nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Tân Hoa Xã · Xem thêm »

Tây An

Tây An (tiếng Hoa: 西安; pinyin: Xī'ān; Wade-Giles: Hsi-An) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tây An · Xem thêm »

Tây du ký

Hình từ thế kỷ XVIII minh họa một cảnh từ ''Tây Du Ký'' Bốn nhân vật chính, từ trái sang phải: Tôn Ngộ Không, Huyền Trang, Trư Ngộ Năng, và Sa Ngộ Tĩnh. Tây Du Ký, là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ.

Mới!!: Trung Quốc và Tây du ký · Xem thêm »

Tây Giang (sông Trung Quốc)

Bản đồ hệ thống sông Châu Giang. Tây giang ở đây viết là Xi, được coi như là hợp lưu của các sông Tầm giang (Xun trên bản đồ), Quế giang (Gui trên bản đồ) và Hạ giang (He trên bản đồ). Tây Giang (tiếng Trung: 西江, bính âm: Xī Jiāng) là một chi lưu chính ở phía tây của sông Châu Giang tại miền nam Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tây Giang (sông Trung Quốc) · Xem thêm »

Tây Hạ

Tây Hạ (chữ Tây Hạ: link.

Mới!!: Trung Quốc và Tây Hạ · Xem thêm »

Tây Tạng

Tây Tạng (/ Tạng khu) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya.

Mới!!: Trung Quốc và Tây Tạng · Xem thêm »

Tên lửa

Tên lửa Redstone của chương trình Mercury Mô hình tên lửa Tên lửa (Hán-Việt: hỏa tiễn) là một khí cụ bay, có hoặc không có điều khiển, chỉ sử dụng một lần, chuyển động nhờ sức đẩy theo nguyên tắc phản lực do khí phụt ra từ động cơ tên lửa (xem thêm Định luật 3 Newton).

Mới!!: Trung Quốc và Tên lửa · Xem thêm »

Tên lửa chống vệ tinh

Tên lửa chống vệ tinh là loại vũ khí không gian được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh cho các mục đích quân sự chiến lược.

Mới!!: Trung Quốc và Tên lửa chống vệ tinh · Xem thêm »

Tên lửa hành trình

Tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ Tên lửa hành trình hay hỏa tiễn hành trình (theo thuật ngữ tiếng Anh "Cruise missile") hay còn gọi là tên lửa có cánh (theo thuật ngữ tiếng Nga "Крылатая ракета") hay tên lửa tuần kích và hỏa tiễn cruise là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng nên được gọi là tên lửa có cánh.

Mới!!: Trung Quốc và Tên lửa hành trình · Xem thêm »

Tên lửa liên lục địa

Tên lửa liên lục địa Mỹ Atlas-A Tên lửa liên lục địa, tên lửa xuyên lục địa, tên lửa vượt đại châu, còn được biết đến với ký tự tắt ICBM (viết tắt của Inter-continental ballistic missile) là tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa (hơn 5.500 km), được chế tạo để mang nhiều đầu đạn hạt nhân một lúc.

Mới!!: Trung Quốc và Tên lửa liên lục địa · Xem thêm »

Tôn Tẫn

Tôn Tẫn (孫臏, khoảng thế kỷ IV TCN), người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tôn Tẫn · Xem thêm »

Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn (chữ Hán: 孫中山; 12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925Singtao daily. Saturday edition. ngày 23 tháng 10 năm 2010. 特別策劃 section A18. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition 民國之父.), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tôn Trung Sơn · Xem thêm »

Tôn Vũ

Tôn Vũ (545 TCN - 470 TCN) tên chữ là Trưởng Khanh, là một danh tướng vĩ đại của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc).

Mới!!: Trung Quốc và Tôn Vũ · Xem thêm »

Tả truyện

nhỏ Tả truyện (tiếng Trung Quốc: 左傳; bính âm: Zuo Zhuan; Wade-Giles: Tso Chuan) hay Tả thị Xuân Thu là tác phẩm sớm nhất của Trung Quốc viết về lịch sử phản ánh giai đoạn từ năm 722 TCN đến năm 468 TCN.

Mới!!: Trung Quốc và Tả truyện · Xem thêm »

Tần (nước)

Tần (tiếng Trung Quốc: 秦; PinYin: Qin, Wade-Giles: Qin hoặc Ch'in) (778 TCN-221 TCN) là một nước chư hầu thời Xuân Thu và Chiến Quốc ở Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tần (nước) · Xem thêm »

Tần Lĩnh

Tần Lĩnh là một dãy núi chính chạy theo hướng đông-tây ở nam bộ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tần Lĩnh · Xem thêm »

Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 9, 210 TCN) Wood, Frances.

Mới!!: Trung Quốc và Tần Thủy Hoàng · Xem thêm »

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình (giản thể: 习近平; phồn thể: 習近平; bính âm: Xí Jìnpíng; phát âm:, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1953) là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tập Cận Bình · Xem thêm »

Tứ đại danh tác

Tứ đại danh tác (四大名著) chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện.

Mới!!: Trung Quốc và Tứ đại danh tác · Xem thêm »

Tứ đại phát minh

Tứ đại phát minh (四大发明) của người Trung Quốc gồm la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in File:Ming-marine-compass.jpg File:Yuan chinese gun.jpg File:Making Paper.gif File:Jingangjing.jpg Kim chỉ nam xuất hiện từ thời Chiến Quốc, dùng nam châm thiên nhiên mài giũa mà thành và được đặt trên một địa bàn hình vuông.

Mới!!: Trung Quốc và Tứ đại phát minh · Xem thêm »

Tứ nhân bang

Bích chương kêu gọi đả đảo tứ nhân bang Tứ nhân bang (Tiếng Hoa giản thể: 四人帮, Tiếng Hoa phồn thể; 四人幫) hay còn được gọi là "bè lũ bốn tên" theo các phương tiện truyền thông của Việt Nam, là cụm từ để chỉ một nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho là cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông mất.

Mới!!: Trung Quốc và Tứ nhân bang · Xem thêm »

Tứ thư

Tứ Thư (四書 Sì shū) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn.

Mới!!: Trung Quốc và Tứ thư · Xem thêm »

Tứ Xuyên

Tứ Xuyên là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Tứ Xuyên · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Mới!!: Trung Quốc và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (tên tiếng Trung: 上海合作组织 và viết tắt là 上合组织; tiếng Nga là Шанхайская организация сотрудничества (viết tắt là ШОС)) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

Mới!!: Trung Quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải · Xem thêm »

Tổ chức Thương mại Thế giới

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.

Mới!!: Trung Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới · Xem thêm »

Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới viết tắt WHO (tiếng Anh: World Health Organization) hoặc OMS (tiếng Pháp: Organisation mondiale de la santé) là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.

Mới!!: Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới · Xem thêm »

Tổ Xung Chi

Tổ Xung Chi (chữ Hán: 祖沖之; 429-500) là nhà khoa học nổi tiếng thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tổ Xung Chi · Xem thêm »

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn được gọi là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện nay là một chức danh chỉ người giữ chức vụ cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc · Xem thêm »

Tỉnh (Trung Quốc)

Tỉnh (tiếng Trung: 省, bính âm: shěng, phiên âm Hán-Việt: tỉnh) là một đơn vị hành chính địa phương cấp thứ nhất (tức là chỉ dưới cấp quốc gia) của Trung Quốc, ngang cấp với các thành phố trực thuộc trung ương.

Mới!!: Trung Quốc và Tỉnh (Trung Quốc) · Xem thêm »

Tenzin Gyatso

Đăng-châu Gia-mục-thố (tiếng Tạng: Tenzin Gyatso, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935) là tên của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng.

Mới!!: Trung Quốc và Tenzin Gyatso · Xem thêm »

Tham nhũng

Bản đồ về mức độ tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới - màu đỏ chỉ mức độ trầm trọng theo các báo cáo năm 2010 Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân.

Mới!!: Trung Quốc và Tham nhũng · Xem thêm »

Thanh Niên (báo)

Báo Thanh Niên là một tờ báo Việt Nam phát hành hàng ngày có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Mới!!: Trung Quốc và Thanh Niên (báo) · Xem thêm »

Thành phố trực thuộc trung ương (Trung Quốc)

Thành phố trực thuộc trung ương (tiếng Trung: 直轄市; bính âm: zhíxiáshì, phiên âm Hán-Việt: trực hạt thị) là thành phố cấp cao nhất ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Thành phố trực thuộc trung ương (Trung Quốc) · Xem thêm »

Thái Bình Thiên Quốc

Hồng Tú Toàn, người sáng lập Thái Bình Thiên Quốc Thái Bình Thiên Quốc (chữ Hán phồn thể: 太平天國, chữ Hán giản thể: 太平天国; 1851–1864) là một nhà nước trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn (洪秀全) cầm đầu vào giữa thế kỷ 19.

Mới!!: Trung Quốc và Thái Bình Thiên Quốc · Xem thêm »

Thái cực quyền

Trần gia Thái cực quyền Thái cực quyền (chữ Hán phồn thể: 太極拳; chữ Hán giản thể: 太极拳; bính âm: Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.

Mới!!: Trung Quốc và Thái cực quyền · Xem thêm »

Thôi Kì

Thôi Kì (sinh 28 tháng 2 năm 1939 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) là nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1998 (chung với Horst Ludwig Störmer và Robert B. Laughlin) cho những đóng góp của ông trong việc phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử phân số.

Mới!!: Trung Quốc và Thôi Kì · Xem thêm »

Thông nước

Thông nước hay thủy tùng (danh pháp hai phần: Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus.

Mới!!: Trung Quốc và Thông nước · Xem thêm »

Thầm Long

Thầm Long hay Chen Long (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1989) là vận động viên cầu lông người Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Thầm Long · Xem thêm »

Thế kỷ 5

Thế kỷ 5 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 401 đến hết năm 500, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Trung Quốc và Thế kỷ 5 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa đông 2022

Thế vận hội Mùa đông 2022, (XXIV Olympic Winter Games, Les XXIVème Jeux olympiques d'hiver), và thường được gọi là Bắc Kinh 2022, là một sự kiện thể thao đa môn quốc tế sẽ diễn ra ở Bắc Kinh và các thị trấn ở vùng lận cận tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, từ ngày 4–20 tháng 2 năm 2022.

Mới!!: Trung Quốc và Thế vận hội Mùa đông 2022 · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2008

Thế vận hội Mùa hè 2008, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXIX, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 8 (riêng môn bóng đá bắt đầu thi đấu từ ngày 6 tháng 8) đến 24 tháng 8 năm 2008.

Mới!!: Trung Quốc và Thế vận hội Mùa hè 2008 · Xem thêm »

Thỏ Ngọc (xe tự hành)

Thỏ Ngọc là một tàu tự hành không người lái, một phần trong sứ mệnh khám phá Mặt Trăng Hằng Nga 3 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Thỏ Ngọc (xe tự hành) · Xem thêm »

Thời đại đồ đồng

Thời đại đồ đồng là một thời kỳ trong sự phát triển của nền văn minh khi phần lớn công việc luyện kim tiên tiến (ít nhất là trong sử dụng có hệ thống và rộng rãi) bao gồm các kỹ thuật để nấu chảy đồng và thiếc từ các loại quặng lộ thiên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó phối trộn các kim loại này với nhau để tạo ra đồng đỏ (đồng thiếc).

Mới!!: Trung Quốc và Thời đại đồ đồng · Xem thêm »

Thời báo Hoàn Cầu

Thời báo Hoàn Cầu (Hán Việt: Hoàn Cầu Thời báo), trước đây từng có tên là Hoàn Cầu Văn đàn (环球文萃), là một nhật báo khổ nhỏ tại Trung Quốc, tờ báo này được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc,.

Mới!!: Trung Quốc và Thời báo Hoàn Cầu · Xem thêm »

Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung văn giản thể: 中华人民共和国国务院总理; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Guówùyuàn Zŏnglĭ; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Quốc vụ viện Tổng lý), còn được gọi là Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, là người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc (Quốc vụ viện).

Mới!!: Trung Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc · Xem thêm »

Thủy hử

Thủy hử hay Thủy hử truyện (水滸傳), nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác.

Mới!!: Trung Quốc và Thủy hử · Xem thêm »

Thực vật có mạch

Thực vật có mạch là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể.

Mới!!: Trung Quốc và Thực vật có mạch · Xem thêm »

The Daily Telegraph

The Daily Telegraph là một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.

Mới!!: Trung Quốc và The Daily Telegraph · Xem thêm »

The Economist

The Economist là một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành hàng tuần, The Economist được sở hữu bởi The Economist Newspaper Ltd.

Mới!!: Trung Quốc và The Economist · Xem thêm »

The Guardian

The Guardian là một nhật báo được phát hành hàng ngày ở Vương quốc Anh thuộc sở hữu của Guardian Media Group.

Mới!!: Trung Quốc và The Guardian · Xem thêm »

The New York Times

Tòa soạn cũ của ''The New York Times'' tại số 229 Đường 43 Tây ở Thành phố New York The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và The New York Times · Xem thêm »

The World Factbook

The World Factbook (ISSN; cũng gọi là CIA World Factbook; tiếng Việt: Sách Dữ kiện Thế giới) là một ấn bản phẩm thường niên của CIA Hoa Kỳ theo kiểu thông tin niên giám về các quốc gia trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và The World Factbook · Xem thêm »

Thiên Cung 1

Thiên Cung 1 (Hán Việt: Thiên Cung nhất hiệu) là trạm không gian đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được mong đợi là sẽ làm cơ sở cho việc thử nghiệm phát triển các trạm không gian có kích cỡ lớn hơn.

Mới!!: Trung Quốc và Thiên Cung 1 · Xem thêm »

Thiên Sơn

Thiên Sơn (tiếng Trung: 天山, bính âm: tiān shān; có nghĩa là "núi trời", tiếng Duy Ngô Nhĩ: تەڭرىتاغ Tengri Tagh), là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Thiên Sơn · Xem thêm »

Thiết bị bay không người lái

Máy bay không người lái Máy bay không người lái (viết tắt tiếng Anh: UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm.

Mới!!: Trung Quốc và Thiết bị bay không người lái · Xem thêm »

Thuốc súng

Thuốc phóng không khói Thuốc súng (cả ở loại thuốc nổ đen hoặc loại thuốc phóng không khói), là những chất có thể cháy rất nhanh, giải phóng ra khí, gây tác dụng tương tự như một loại thuốc phóng sử dụng trong các súng bộ binh như các loại súng lục hay súng trường.

Mới!!: Trung Quốc và Thuốc súng · Xem thêm »

Thượng Hải

Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi) là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số, p. 395.

Mới!!: Trung Quốc và Thượng Hải · Xem thêm »

Thương hàn

Thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi trùng ''Salmonella enterica'' serovar Typhi.

Mới!!: Trung Quốc và Thương hàn · Xem thêm »

Tiên Ti

Tiên Ti (tiếng Trung: 鲜卑, bính âm: Xianbei) là tên gọi một dân tộc du mục ở phía bắc Trung Quốc, hậu duệ của người Sơn Nhung.

Mới!!: Trung Quốc và Tiên Ti · Xem thêm »

Tiếng Cám

Sự phân bố tiếng Cám Tiếng Cám hay Cám ngữ (赣语/贛語 Gan huà) còn gọi là Giang Tây thoại (江西话, Jiāngxī huà; Gan: Kongsi ua) là một trong những nhóm chính của văn nói Trung Quốc, một thành viên của hệ ngôn ngữ Hán-Tạng.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Cám · Xem thêm »

Tiếng Hàn Quốc

Tiếng Hàn Quốc hay Tiếng Triều Tiên là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Hàn Quốc và Triều Tiên, và là ngôn ngữ chính thức của cả hai miền Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Hàn Quốc · Xem thêm »

Tiếng Khách Gia

Tiếng Khách Gia hay tiếng Hakka, (chữ Hán giản thể: 客家话, chữ Hán phồn thể: 客家話, âm tiếng Hakka: Hak-ka-fa/-va, bính âm: Kèjiāhuà, âm Hán-Việt: Khách Gia thoại) là ngôn ngữ giao tiếp của tộc người Khách Gia sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Trung Quốc và hậu duệ của họ sống rải rác khắp khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng như trên toàn thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Khách Gia · Xem thêm »

Tiếng Mân

Mân (Bình thoại tự: Mìng ngṳ̄) là tên gọi của một nhóm lớn các dạng tiếng Trung Quốc với hơn 70 triệu người nói ở các tỉnh miền nam Trung Quốc gồm Phúc Kiến, Quảng Đông (Triều Châu-Sán Đầu, bán đảo Lôi Châu, và một phần Trung Sơn), Hải Nam, ba huyện miền nam Chiết Giang, quần đảo Chu San ngoài khơi Ninh Ba, vài nơi tại Lật Dương và Giang Âm của tỉnh Giang Tô, và Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Mân · Xem thêm »

Tiếng Ngô

Tiếng Ngô là một trong những bộ phận lớn của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Ngô · Xem thêm »

Tiếng Tráng

Tiếng Tráng (Chữ Tráng Chuẩn:Vahcuengh/Vaƅcueŋƅ; Chữ Nôm Tráng: 話僮; chữ Hán giản thể: 壮语; phồn thể: 壯語; bính âm: Zhuàngyǔ) là ngôn ngữ bản địa của người Tráng được nói chủ yếu tại tỉnh Quảng Tây và vùng giáp ranh với Quảng Tây thuộc tỉnh Vân Nam và Quảng Đông.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Tráng · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn

Bản đồ các phương ngôn tiếng Hán tại Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn dựa phần lớn trên phương ngôn Quan thoại. Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn hay tiếng Hán Tiêu chuẩn (tiếng Trung: 標準漢語, âm Hán Việt: Tiêu chuẩn Hán ngữ) là một dạng tiếng Trung được chuẩn hóa và được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn · Xem thêm »

Tiếng Tương

Tương ngữ (chữ Hán: 湘语, phồn thể: 湘語), còn gọi là tiếng Hồ Nam (chữ Hán: 湖南话 - Hồ Nam thoại), là một trong các phương ngữ tiếng Trung, được dùng tại các tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Thiểm Tây.

Mới!!: Trung Quốc và Tiếng Tương · Xem thêm »

Tiền giấy

Tiền giấy Trung Quốc. Tiền giấy, (hoặc tiền mặt) thường được gọi là giấy bạc ngân hàng, là một công cụ có thể chuyển nhượng được, một kỳ phiếu do một ngân hàng phát hành phải trả cho người cầm nó, được sử dụng làm tiền tệ, và theo nhiều phạm vi pháp lý, được sử dụng làm tiền tệ chính thức.

Mới!!: Trung Quốc và Tiền giấy · Xem thêm »

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.

Mới!!: Trung Quốc và Tiểu thuyết · Xem thêm »

Time (tạp chí)

Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, tương tự như tờ Newsweek và U.S. News & World Report.

Mới!!: Trung Quốc và Time (tạp chí) · Xem thêm »

Toán học

Euclid, nhà toán học Hy Lạp, thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, theo hình dung của họa sĩ Raphael, trong một chi tiết của bức họa "Trường Athens".Người đời sau không biết Euclid trông như thế nào, do đó miêu tả về Euclid trong các tác phẩm nghệ thuật tùy thuộc vào trí tượng tượng của người nghệ sĩ (''xem Euclid''). Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.

Mới!!: Trung Quốc và Toán học · Xem thêm »

Trùng Khánh

Trùng Khánh (重庆) là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Trùng Khánh · Xem thêm »

Trịnh Hòa

Tấm bản đồ thế giới này được một số người coi là sao chép lại công trình do Trịnh Hòa thực hiện. Niên đại khoa học của nó sẽ được hoàn thành trong năm 2006 Trịnh Hòa (phồn thể: 鄭和; giản thể: 郑和; Hán ngữ bính âm: Zhèng Hé; Wade-Giles: Cheng Ho), tên khai sinh: Mã Tam Bảo (馬三寶 /马三宝; pinyin: Mǎ Sānbǎo tên Ả Rập: Hajji Mahmud Shams), 1371–1433, là nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Trung Quốc nổi tiếng nhất.

Mới!!: Trung Quốc và Trịnh Hòa · Xem thêm »

Triều đại Trung Quốc

Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Triều đại Trung Quốc · Xem thêm »

Triều Tiên

Vị trí Triều Tiên Cảnh Phúc Cung Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: 조선, Chosǒn) hay Hàn Quốc (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân quốc: 한국, Hanguk) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế và có gốc từ "Cao Ly") là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm tại bán đảo Triều Tiên tại Đông Á. Khu vực này giáp liền với Trung Quốc về hướng tây bắc và Nga về hướng đông bắc, với Nhật Bản ở đông nam qua eo biển Triều Tiên.

Mới!!: Trung Quốc và Triều Tiên · Xem thêm »

Triệu Lạc Tế

Triệu Lạc Tế (sinh tháng 3 năm 1957) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Trung Quốc và Triệu Lạc Tế · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Trung Quốc và Trung Á · Xem thêm »

Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)

Trung Hoa Dân Quốc là nhà nước thống trị Trung Quốc từ năm 1912 đến năm 1949.

Mới!!: Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) · Xem thêm »

Trung Nguyên đại chiến

Trung Nguyên đại chiến (Giản thể: 中原大战; Phồn thể: 中原大戰; Pinyin: Zhōngyúan Dàzhàn) là cuộc nội chiến trong lòng Trung Quốc Quốc dân Đảng nổ ra vào năm 1930 giữa chính phủ của Tưởng Giới Thạch với liên minh Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường và Lý Tông Nhân.

Mới!!: Trung Quốc và Trung Nguyên đại chiến · Xem thêm »

Trung Quốc (định hướng)

Trung Quốc có thể đề cập đến.

Mới!!: Trung Quốc và Trung Quốc (định hướng) · Xem thêm »

Trung Quốc (khu vực)

Vạn Lý Trường Thành, dài hơn 6700 km, bắt đầu được xây dựng vào đầu thế kỷ III TCN để ngăn quân "du mục" từ phương Bắc, và cũng đã được xây lại nhiều lần. Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, từ cách đây ít nhất 3.500 năm.

Mới!!: Trung Quốc và Trung Quốc (khu vực) · Xem thêm »

Trung Quốc đại lục

Khu vực tô đậm thường được xem là Trung Hoa đại lục Trung Quốc đại lục (chữ Hán giản thể: 中国大陆; chữ Hán phồn thể: 中國大陸; bính âm: Zhōnggúo Dàlù), còn gọi là Hoa Lục, là một tên gọi thường đồng nghĩa với khu vực hiện đang dưới sự quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; tuy nhiên, nó thường không tính hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, đang được quản lý dưới chính sách "một nước hai chế độ".

Mới!!: Trung Quốc và Trung Quốc đại lục · Xem thêm »

Trung Quốc Quốc dân Đảng

do Tôn Trung Sơn và các đồng chí của ông sáng lập và tồn tại cho đến nay, cũng là một trong số các chính đảng sớm nhất tại châu Á. Tiền thân của chính đảng này là đoàn thể cách mạng Hưng Trung hội thành lập tại Hawaii vào năm 1894, sau đó lần lượt cải tổ thành Trung Quốc Đồng minh hội, Quốc dân Đảng và Trung Hoa Cách mệnh Đảng, đến ngày 10 tháng 10 năm 1919 sau khi Tôn Trung Sơn cải tổ thì đổi sang danh xưng hiện tại.

Mới!!: Trung Quốc và Trung Quốc Quốc dân Đảng · Xem thêm »

Trường Giang

Trường Giang (giản thể: 长江; phồn thể: 長江; pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang) hay sông Dương Tử (扬子江, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang) là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ.

Mới!!: Trung Quốc và Trường Giang · Xem thêm »

Tư Mã Thiên

Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Tư Mã Thiên · Xem thêm »

Tư tưởng Mao Trạch Đông

Tư tưởng Mao Trạch Đông (Trung văn phồn thể: 毛澤東思想; Trung văn giản thể: 毛泽东思想; âm Hán Việt: Mao Trạch Đông tư tưởng) là kết quả của sự kết hợp lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc, là thành quả lý luận trọng đại nhất của quá trình Trung Quốc hoá chủ nghĩa Marx-Lenin.

Mới!!: Trung Quốc và Tư tưởng Mao Trạch Đông · Xem thêm »

Tưởng Giới Thạch

Tưởng Trung Chính (31 tháng 10 năm 1887 - 5 tháng 4 năm 1975), tên chữ Giới Thạch (介石) nên còn gọi là Tưởng Giới Thạch, tên ban đầu Thụy Nguyên (瑞元) là nhà chính trị và nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.

Mới!!: Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch · Xem thêm »

Uông Dương

Uông Dương (sinh 12 tháng 3 năm 1955) là nhà lãnh đạo cấp cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Uông Dương · Xem thêm »

Ufa

Ufa (tiếng Nga: Уфа; tiếng Bashkir: Өфө) là thủ phủ của nước Cộng hoà Bashkortostan, Nga.

Mới!!: Trung Quốc và Ufa · Xem thêm »

Vân Nam

Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam.

Mới!!: Trung Quốc và Vân Nam · Xem thêm »

Vũ Đinh

Vũ Đinh (chữ Hán: 武丁, trị vì: 1324 TCN – 1266 TCN, tuy nhiên Hạ Thương Chu đoạn đại công trình lại xác định khoảng thời gian trị vì của ông là từ năm 1250 TCN tới năm 1192 TCN, tức là muộn hơn 74 năm) là vua thứ 21 nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Vũ Đinh · Xem thêm »

Vũ Hán

Cổ kính và hiện đại. Vũ Hán (tiếng Hoa giản thể: 武汉; tiếng Hoa phồn thể: 武漢; pinyin: Wǔhàn; phát âm) là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Vũ Hán · Xem thêm »

Vạn lý Trường chinh

Bản đồ tổng quan các tuyến đường của cuộc Vạn lý Trường chinhVạn lý Trường chinh (wanli changzheng), tên đầy đủ là Nhị vạn ngũ thiên lý trường chinh, là một cuộc rút lui quân sự của Hồng Quân Công Nông Trung Hoa, với hành trình dài 25 ngàn dặm (12.000 km)Zhang, Chunhou.

Mới!!: Trung Quốc và Vạn lý Trường chinh · Xem thêm »

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; Tiếng Anh: Great Wall of China; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.

Mới!!: Trung Quốc và Vạn Lý Trường Thành · Xem thêm »

Vị thế chính trị Đài Loan

Khu vực eo biển Đài Loan Sự tranh cãi về vị thế chính trị Đài Loan xoay quanh việc Đài Loan, gồm cả quần đảo Bành Hồ (Pescadores hoặc Penghu), có nên tiếp tục tồn tại với tư cách là một vùng lãnh thổ độc lập của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), hay thống nhất với những vùng lãnh thổ hiện thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), hay trở thành nước Cộng hòa Đài Loan.

Mới!!: Trung Quốc và Vị thế chính trị Đài Loan · Xem thêm »

Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Bắc Bộ, trước năm 1975 còn được gọi là Vịnh Bắc Phần hay Vịnh Bắc Việt là vịnh nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ · Xem thêm »

Văn hóa Đại Vấn Khẩu

''Quy'' (鬹) thuộc văn hóa Đại Vấn Khẩu Văn hóa Đại Vấn Khẩu là tên gọi mà các nhà khảo cổ học đặt cho một nhóm các cộng đồng thời đại đồ đá mới sinh sống chủ yếu ở khu vực nay thuộc tỉnh Sơn Đông, song cũng xuất hiện tại An Huy, Hà Nam và Giang Tô.

Mới!!: Trung Quốc và Văn hóa Đại Vấn Khẩu · Xem thêm »

Văn hóa Nhị Lý Đầu

Văn hóa Nhị Lý Đầu là tên gọi được các nhà khảo cổ học đặt cho một xã hội đô thị đầu thời đại đồ đồng có niên đại xấp xỉ từ 1900 TCN đến 1500 TCN.

Mới!!: Trung Quốc và Văn hóa Nhị Lý Đầu · Xem thêm »

Văn hóa Trung Quốc

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới.

Mới!!: Trung Quốc và Văn hóa Trung Quốc · Xem thêm »

Viên Thế Khải

Viên Thế Khải Viên Thế Khải (1859 - 1916), tự là Uy Đình (慰亭), hiệu là Dung Am (容庵); là một đại thần cuối thời nhà Thanh và là Đại Tổng thống thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Viên Thế Khải · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Trung Quốc và Việt Nam · Xem thêm »

Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu chính thể được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), với thủ đô là Sài Gòn.

Mới!!: Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa · Xem thêm »

Vương Dương Minh

Vương Dương Minh Vương Dương Minh (1472-1528, bính âm:Wang Yangming, Chữ Hán phồn thể: 王陽明, giản thể: 王阳明), tên thật là Thủ Nhân (守仁), tự là Bá An (伯安) là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Vương Dương Minh · Xem thêm »

Vương Hỗ Ninh

Vương Hỗ Ninh (chữ Anh: Wang Huning, chữ Trung phồn thể: 王滬寧, chữ Trung giản thể: 王沪宁, bính âm: Wáng Hùníng, sinh ngày 06 tháng 10 năm 1955) là chính trị gia nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhà lý luận chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Vương Hỗ Ninh · Xem thêm »

Winston Churchill

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874- 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trung Quốc và Winston Churchill · Xem thêm »

Xác chết

Một xác chết với dấu hiệu hồ máu tử thi Xác chết là phần cơ thể của sinh vật đã chết.

Mới!!: Trung Quốc và Xác chết · Xem thêm »

Xiaomi

Xiaomi Inc. (nghĩa đen "Xiaomi Tech", hoặc "Tiểu Mễ khoa kỹ") là một công ty tư nhân sản xuất hàng điện tử Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh.

Mới!!: Trung Quốc và Xiaomi · Xem thêm »

Xuân Thu

Bản đồ Xuân Thu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 771 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và Xuân Thu · Xem thêm »

ZTE

ZTE Corporation (Trung Văn: 中兴通讯股份有限公司, công ty cổ phần hữu hạn Trung hưng Thông tấn)  là một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

Mới!!: Trung Quốc và ZTE · Xem thêm »

.cn

.cn là tên miền Internet cấp quốc gia (CcTLD) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do CNNIC quản lý.

Mới!!: Trung Quốc và .cn · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

CHND Trung Hoa, CHNDTH, China, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Nhân dân Trung hoa, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Nước Tàu, PRC, Trung Cộng, Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc, Trung quốc, Trung-quốc.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »