Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Biện hộ học Kitô giáo

Mục lục Biện hộ học Kitô giáo

Biện hộ học Kitô giáo (ἀπολογία, "bảo vệ ngôn từ"), còn gọi là biện giáo hoặc hộ giáo, là một lĩnh vực thần học Kitô giáo trình bày các nền tảng lý tính cho đức tin Kitô giáo, bảo vệ đức tin trước các chống đối.

20 quan hệ: Anselm thành Canterbury, Augustinô thành Hippo, Blaise Pascal, C. S. Lewis, Francis Collins, G. K. Chesterton, Giáo phụ, Justinô Tử đạo, Kitô giáo, Lý tính, Origenes, Phúc Âm hóa, Ravi Zacharias, Sứ đồ Phaolô, Tôma Aquinô, Tertullianus, Thần học Kitô giáo, Thời kỳ Khai Sáng, Triết học kinh viện, Triết học Kitô giáo.

Anselm thành Canterbury

Anselm của Canterbury (khoảng 1033-21 tháng 4 năm 1109), còn gọi là Anselm thành Aosta theo nơi sinh của ông, hay Anselm xứ Bec theo tu viện, là một tu sỹ, nhà triết học, giám chức giáo hội dòng Biển Đức.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Anselm thành Canterbury · Xem thêm »

Augustinô thành Hippo

Augustinô thành Hippo (tiếng Latinh: Aurelius Augustinus Hipponensis; tiếng Hy Lạp: Αὐγουστῖνος Ἱππῶνος, Augoustinos Hippōnos; 13 tháng 11, 354 - 28 tháng 8, 430), còn gọi là Thánh Augustinô hay Thánh Âu Tinh, là một nhà thần học và triết học có nhiều ảnh hưởng trong Cơ Đốc giáo Tây phương và triết học phương Tây.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Augustinô thành Hippo · Xem thêm »

Blaise Pascal

Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623 – 19 tháng 8 năm 1662) (tên khác: Lee Central Paint) là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, và triết gia Cơ Đốc người Pháp.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Blaise Pascal · Xem thêm »

C. S. Lewis

Clive Staples Lewis (29 tháng 11 năm 1898 – 22 tháng 11 năm 1963), được biết đến chủ yếu với tên C. S. Lewis, gia đình và bạn bè thường gọi là "Jack", là một tiểu thuyết gia, thi sĩ, nhà hàn lâm, nhà Trung Cổ học, nhà phê bình văn học, nhà luận văn, nhà thần học giáo dân và nhà biện hộ học Kitô giáo sinh ở Belfast, Ireland.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và C. S. Lewis · Xem thêm »

Francis Collins

Francis Sellers Collins (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1950) là bác sĩ y khoa và là nhà di truyền học người Mỹ.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Francis Collins · Xem thêm »

G. K. Chesterton

Gilbert Keith Chesterton, KC*SG (29 tháng 5 năm 1874 – 14 tháng 6 năm 1936) thường được biết đến là G. K. Chesterton, là một văn sĩ Anh, nhà thần học giáo dân, nhà thơ, nhà triết học, nhà soạn kịch, nhà báo, nhà diễn thuyết, nhà phê bình văn học nghệ thuật, người viết tiểu sử, và là một nhà biện hộ học Kitô giáo.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và G. K. Chesterton · Xem thêm »

Giáo phụ

Các Giáo phụ, tiểu họa thế kỷ XI từ Kiev. Các Giáo phụ hay Giáo phụ tiên khởi là những nhà thần học Kitô giáo thời sơ khởi và thường có ảnh hưởng sâu rộng, một số vị là giảng sư hoặc giám mục thời danh.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Giáo phụ · Xem thêm »

Justinô Tử đạo

Thánh Justinô, còn được gọi là Justinô Tử đạo (100–165), là một nhà biện hộ học Kitô giáo thời sơ khởi, ông được coi là người đầu tiên diễn giải ý niệm về Logos (Ngôi Lời) trong thế kỷ thứ 2.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Justinô Tử đạo · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Kitô giáo · Xem thêm »

Lý tính

Lý tính là một thuật ngữ dùng trong triết học và các khoa học khác về con người để chỉ các năng lực nhận thức của tâm thức con người.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Lý tính · Xem thêm »

Origenes

Origenes (Ōrigénēs), hoặc Origenes Adamantius (Ōrigénēs Adamántios; 184/185 – 253/254), là một học giả thần học giai đoạn sơ khai của Kitô giáo.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Origenes · Xem thêm »

Phúc Âm hóa

King James Bible Phúc Âm hóa (hoặc Truyền bá Phúc Âm, Rao giảng Tin Mừng, Loan báo Tin Mừng) là việc thuyết giảng về sách Phúc Âm hoặc truyền bá đức tin Kitô giáo đến những đối tượng khác nhau.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Phúc Âm hóa · Xem thêm »

Ravi Zacharias

Ravi Zacharias (tên đầy đủ Frederick Antony Ravi Kumar Zacharias, sinh năm 1946 gần Madras, Ấn Độ) là người Mỹ gốc Canada và là nhà biện giáo và truyền bá phúc âm thuộc trào lưu Tin Lành (Evangelical).

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Ravi Zacharias · Xem thêm »

Sứ đồ Phaolô

Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc theo lối cũ(שאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos), là "Sứ đồ của dân ngoại." Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai. (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN). Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu." Sau khi chịu lễ Thanh Tẩy, Phaolô đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng Kitô hữu còn non trẻ ở Jerusalem, và ở lại với Phêrô (hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Kitô giáo, Phaolô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Kitô giáo người Do Thái với tín hữu Kitô giáo không phải người Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giêsu. Phaolô được sùng kính như một vị Thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh quan thầy của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São Paulo, Brasil và Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri. Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác. Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo. Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Sứ đồ Phaolô · Xem thêm »

Tôma Aquinô

Tôma Aquinô (tiếng Ý: Tommaso d'Aquino, tiếng Latinh và tiếng Anh: Thomas Aquinas) (1225-1274), cũng phiên âm là Tômát Đacanh từ tiếng Pháp Thomas d'Aquin, là một tu sỹ, linh mục dòng Đa Minh người Ý và là một nhà thần học và triết học có nhiều ảnh hưởng trong truyền thống chủ nghĩa kinh viện mà trong lĩnh vực này ông cũng được gọi là "Doctor Angelicus" và "Doctor Communis".

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Tôma Aquinô · Xem thêm »

Tertullianus

Tertullianus, tên đầy đủ Quintus Septimius Florens Tertullianus, k. 155 – k. 240 CN, là một tác giả Kitô giáo sơ khai từ thành Carthago của tỉnh Africa thuộc La Mã.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Tertullianus · Xem thêm »

Thần học Kitô giáo

Thần học Kitô giáo là lĩnh vực nghiên cứu về đức tin và thực hành Kitô giáo.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Thần học Kitô giáo · Xem thêm »

Thời kỳ Khai Sáng

Thời kỳ Khai minh hay Thời kỳ Khai sáng (tiếng Anh: Age of Enlightenment; tiếng Pháp: Siècle des Lumières), còn gọi là Thế kỷ Ánh sáng, là giai đoạn thế kỷ 18 của triết học phương Tây, hay thời kỳ dài hơn gồm cả Thời đại Lý tính (Age of Reason).

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Thời kỳ Khai Sáng · Xem thêm »

Triết học kinh viện

Một academy hồi thế kỷ XIV. Triết học kinh viện (Scholasticism) hay còn được gọi là Triết học sĩ lâm là cách gọi hệ thống phương pháp luận được truyền giảng bởi các học giả Âu châu Công giáo hồi trung đại trung thế kỷ.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Triết học kinh viện · Xem thêm »

Triết học Kitô giáo

Triết học Kitô giáo là một sự phát triển của một hệ thống triết học đặc trưng của truyền thống Kitô giáo.

Mới!!: Biện hộ học Kitô giáo và Triết học Kitô giáo · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Biện giáo, Hộ giáo, Nhà biện giáo, Nhà hộ giáo.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »