Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Antiochos II của Commagene

Mục lục Antiochos II của Commagene

Antiochos II Epiphanes, còn được gọi là Antiochos II của Commagene (tiếng Hy Lạp: Ἀντίοχος ὀ Ἐπιφανής, thế kỷ thứ 1 TCN) là một người có huyết thống Armenia và Hy Lạp.

18 quan hệ: Antiochos I Theos của Commagene, Antiochos VIII Grypos, Ariobarzanes I của Cappadocia, Armenia, Augustus, Cleopatra III, Cleopatra Thea, Demetrios II Nikator, Hoàng đế La Mã, Hy Lạp, Mithridates I Kallinikos, Mithridates II của Commagene, Ptolemaeus của Commagene, Ptolemaios VIII Physcon, Roma, Sames II Theosebes Dikaios, Tiếng Hy Lạp, Vương quốc Commagene.

Antiochos I Theos của Commagene

Antiochos Epiphanes I Theos Dikaios Philorhomaios Philhellenos (Tiếng Armenia: Անտիոքոս Երվանդունի, tiếng Hy Lạp:. Ἀντίοχος ὀ Θεός Δίκαιος Ἐπιφανής Φιλορωμαίος Φιλέλλην, có nghĩa là Antiochos, người công bằng, xuất sắc như một vị thần, người bạn của người La Mã và người Hy Lạp, khoảng năm 86 TCN - 38 TCN, cai trị khoảng từ năm 70 TCN - năm 38 TCN) là một vị vua của vương quốc Commagene và cũng là vị vua nổi tiếng nhất của vương quốc này.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Antiochos I Theos của Commagene · Xem thêm »

Antiochos VIII Grypos

Antiochos VIII Epiphanes / Callinicus / Philometor, biệt danh là Grypos (mũi cong) là vua của đế chế Seleucid thời kì Hy Lạp hóa,ông là con trai của Demetrius II Nicator.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Antiochos VIII Grypos · Xem thêm »

Ariobarzanes I của Cappadocia

Ariobarzanes I, tên là Philoromaios (tiếng Hy Lạp: Ἀριοβαρζάνης Φιλορώμαιος, Ariobarzánēs Philorṓmaios, người tình của Roma), là vua của Cappadocia từ năm 95 TCN đến khoảng 63 TCN-62 TCN.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Ariobarzanes I của Cappadocia · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Armenia · Xem thêm »

Augustus

Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Augustus · Xem thêm »

Cleopatra III

Cleopatra III (Κλεοπάτρα; 161–101 TCN) là một Nữ hoàng Ai cập từ 142–101 TCN.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Cleopatra III · Xem thêm »

Cleopatra Thea

Cleopatra Thea (tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Θεά, có nghĩa là "Cleopatra Nữ thần"; khoảng 164-121 TCN) tên họ là Euergetis (ví dụ: "Benefactress"), là nữ hoàng của vương quốc Hy lạp hóa Đế chế Seleukos.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Cleopatra Thea · Xem thêm »

Demetrios II Nikator

Demetrios II (tiếng Hy Lạp: Δημήτριος Β mất 125 TCN), được gọi là Nicator (tiếng Hy Lạp: "Νικάτωρ", nghĩa là "người chiến thắng") là con trai của Demetrios I Soter.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Demetrios II Nikator · Xem thêm »

Hoàng đế La Mã

Hoàng đế La Mã là danh hiệu mà giới sử học dùng để gọi những người cai trị La Mã trong thời đại đế chế. Về mặt từ nguyên, từ "hoàng đế" (tiếng Anh:Emperor, tiếng Pháp:Empereur) bắt nguồn từ danh hiệu "Imperator" trong tiếng Latin, có nghĩa là "người cai trị đế quốc". Người được xem là hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, luôn tuyên bố mình là một công dân của nền Cộng hòa chứ không phải một vị vua theo kiểu phương Đông. Giống ông, những Hoàng đế sau đó coi danh hiệu của mình là một chức trách của nguyên thủ quốc gia-công dân thứ nhất, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội và trong nhiều trường hợp là cả vai trò trong tôn giáo nhà nước. Vì lý do trên, danh hiệu hoàng đế La Mã không thực sự là cha truyền con nối ít ra là trên danh nghĩa. Tuy nhiên từ thời Diocletianus, nền cai trị càng lúc càng trở nên có tính cách quân chủ. Đế quốc La Mã bị phân chia làm đôi từ thế kỷ IV và từ đó, trong khi đế quốc Tây La Mã nhanh chóng lụn bại, vị hoàng đế cuối cùng của Roma, Romulus Augustus phải thoái vị năm 476 thì đế quốc Đông La Mã hấp thu các yếu tố Đông phương trong đó có việc quân chủ hóa nền cai trị. Các vị Hoàng đế Byzantine tập trung quyền lực tối cao vào bản thân, gồm cả các yếu tố thần quyền, và tiếp tục trị vì cho tới năm 1453.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Hy Lạp

Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Hy Lạp · Xem thêm »

Mithridates I Kallinikos

Mithridates I Kallinikos (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης ὀ Кαλλίνικος) là một vị vua xuất thân từ triều đại Orontes của Armenia sống vào giữa thế kỷ thứ 2 TCN tới thế kỷ thứ 1 TCN.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Mithridates I Kallinikos · Xem thêm »

Mithridates II của Commagene

Mithridates II Antiochus Epiphanes Philorhomaios Philhellenos Monocritis, còn được gọi là Mithridates II của Commagene (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης Ἀντίοχος ὀ Ἐπιφανής Φιλορωμαίος Φιλέλλην Μονοκρίτης, mất năm 20 TCN) là một vị vua mang huyết thống Armenia và Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 1 TCN.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Mithridates II của Commagene · Xem thêm »

Ptolemaeus của Commagene

Ptolemaeus (tiếng Hy Lạp: Πτολεμαῖος) là một người gốc Armenia, sống vào giữa thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, ông đã trở thành vị vua đầu tiên của Commagene.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Ptolemaeus của Commagene · Xem thêm »

Ptolemaios VIII Physcon

Ptolemaios VIII Euergetes II (khoảng 182 TCN – 26 tháng 6,116 TCN), tên hiệu là Physcon, là quốc vương nhà Ptolemaios ở Ai Cập.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Ptolemaios VIII Physcon · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Roma · Xem thêm »

Sames II Theosebes Dikaios

Sames hoặc Samos II Theosebes Dikaios (tiếng Hy Lạp: Σάμος Θεοσεβής Δίκαιος - mất năm 109 TCN) là vị vua thứ hai của Commagene.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Sames II Theosebes Dikaios · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Vương quốc Commagene

Vương quốc Commagene (Կոմմագենէի Թագավորութիւն, Βασίλειον τῆς Kομμαγηνῆς) là một vương quốc Armenia thời cổ đại trong thời kỳ Hy Lạp hóa.

Mới!!: Antiochos II của Commagene và Vương quốc Commagene · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Antiochus II của Commagene.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »