Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ná Lạp thị

Mục lục Ná Lạp thị

Na Lạp thị (Mãn Châu: ᠨᠠᡵᠠ ᡥᠠᠯᠠ Nara hala, chữ Hán: 那拉氏), cũng gọi là Nạp Lạt thị (納喇氏), Nạp Lan thị (納蘭氏), là một trong những tộc chính của người Mãn Châu.

54 quan hệ: Ái Tân Giác La, Đa Đạc, Đa Nhĩ Cổn, Đạo Quang, Ô Lạp, Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi, Bát Kỳ, Bính âm Hán ngữ, Bạch Thành, Bujantai, Ca sĩ, Càn Long, Cáp Đạt (Hải Tây Nữ Chân), Cát Lâm, Cây lương thực, Chữ Hán, Diệp Hách, Gintaisi, Hàm Phong, Hòa phi, Hải Tây Nữ Chân, Hắc Long Giang, Họ phức người Hoa, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu, Hiếu Từ Cao Hoàng hậu (Thanh Thái Tổ), Hoàng Thái Cực, Huy Phát, , Kế Hoàng hậu, Khang Hi, Kiến Châu Nữ Chân, Liêu Hà, Liêu Ninh, Long Dụ Hoàng thái hậu, Mãn Châu, Mông Cổ, Mặt Trời, Nạp Lan Minh Châu, Nạp Lan Tính Đức, Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Nội Mông, Ngô, Nhà Minh, Nhà Thanh, Nhà thơ, Nhạc pop, Quang Tự, Tô Khắc Tát Cáp, Từ Hi Thái hậu, ..., Tổng đốc Lưỡng Quảng, Thanh sử cảo, Tiếng Mãn, Ung Chính. Mở rộng chỉ mục (4 hơn) »

Ái Tân Giác La

Ái Tân Giác La (ᠠᡳᠰᡳᠨ ᡤᡳᠣᡵᠣ, phiên âm: Aisin Gioro) là họ của các hoàng đế nhà Thanh.

Mới!!: Ná Lạp thị và Ái Tân Giác La · Xem thêm »

Đa Đạc

Đa Đạc (tiếng Mãn: 16px, phiên âm Latinh: Dodo;; 2 tháng 4 năm 1614 – 29 tháng 4 năm 1649) là một thân vương Mãn Châu và một tướng lĩnh trong thời kỳ đầu nhà Thanh.

Mới!!: Ná Lạp thị và Đa Đạc · Xem thêm »

Đa Nhĩ Cổn

Đa Nhĩ Cổn (chữ Hán: 多爾袞; Mãn Châu: 16px; 17 tháng 11 năm 1612 – 31 tháng 12 năm 1650), còn gọi Duệ Trung Thân vương (睿忠親王), là một chính trị gia, hoàng tử và là một Nhiếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà Thanh.

Mới!!: Ná Lạp thị và Đa Nhĩ Cổn · Xem thêm »

Đạo Quang

Thanh Tuyên Tông (chữ Hán: 清宣宗, 16 tháng 9 năm 1782 – 26 tháng 2 năm 1850), Hãn hiệu Thác Nhĩ Cách Lặc Đặc hãn (托尔格勒特汗; Төр Гэрэлт хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 đến 1850.

Mới!!: Ná Lạp thị và Đạo Quang · Xem thêm »

Ô Lạp

Ô Lạp (phiên âm tiếng Mãn: Ula) là một thị tộc bộ lạc Nữ Chân, cư trú gần sông Tùng Hoa nay thuộc khu Long Đàm, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm). Ô Lạp trong tiếng Mãn có nghĩa là "ven sông". Vào thời cuối nhà Minh, Ô Lạp đạt đến cực thịnh, khá phồn hoa nên có câu "Trước có Ô Lạp, nay có Cát Lâm". Vào thới kỳ sau của nhà Minh, Ô Lạp là một trong tứ bộ của Hải Tây Nữ Chân, do Ô Lạp Na Lạp thị quản lý và họ có cùng tổ tiên với Cáp Đạt. Ô Lạp về sau nổi lên và xảy ra cọ xát với Kiến Châu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Trọng trận Cổ Lặc Sơn, Ô Lạp là một chủ lực trong liên minh 9 bộ song cuối cùng thảm bại, bối lặc Bố Chiếm Thái (布占泰) bị bắt, hai bên kết liên minh, tuy nhiên sau khi Bố Chiếm Thái được tha về đã bội minh. Cuối cùng, năm 1613, Ô Lạp bị Kiến Châu thôn tính. Bối lặc Bố Chiếm Thái đào thoát đến Diệp Hách rồi chết nơi đất khách. Hiện nay, tại trấn dân tộc Mãn Ô Lạp Nhai của thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm vẫn còn có thể trông thấy các di chỉ của thành cổ Ô Lạp.

Mới!!: Ná Lạp thị và Ô Lạp · Xem thêm »

Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi

Ô Lạt Na Lạp A Ba Hợi (chữ Hán: 烏喇那拉阿巴亥, Mãn Châu: 16px, phiên âm: Ulan Nala Abahai; 1590 – 30 tháng 9 năm 1626), thường được gọi là Thanh Thái Tổ Đại phi (清太祖大妃), là một phúc tấn của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người đặt nền móng sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi · Xem thêm »

Bát Kỳ

Thanh kỳ thời vua Càn Long Bát Kỳ hay Bát kỳ Mãn Châu (tiếng Mãn Châu: 20px jakūn gūsa, chữ Hán: 八旗, bính âm: baqí) là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh (sau này), đặc trưng của Bát Kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự.

Mới!!: Ná Lạp thị và Bát Kỳ · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Ná Lạp thị và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Bạch Thành

Bạch Thành (tiếng Hoa: 白城市 bính âm: Báichéng shì, âm Hán-Việt: Bạch Thành thị) là một địa cấp thị tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Bạch Thành · Xem thêm »

Bujantai

Bố Chiếm Thái (tiếng Mãn: 25px, phiên âm tiếng Mãn: Bujantai) (?-1618) là thành viên của Na Lạp thị, là Ô Lạp bối lặc cuối cùng.

Mới!!: Ná Lạp thị và Bujantai · Xem thêm »

Ca sĩ

tứ kiệt Beatles Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc: pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper...

Mới!!: Ná Lạp thị và Ca sĩ · Xem thêm »

Càn Long

Thanh Cao Tông (chữ Hán: 清高宗, 25 tháng 9 năm 1711 – 7 tháng 2 năm 1799), Mãn hiệu Abkai Wehiyehe Huwangdi, Hãn hiệu Mông Cổ Tengerig Tetgech Khan (腾格里特古格奇汗; Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, tuy nhiên thực tế là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh sau khi nhập quan.

Mới!!: Ná Lạp thị và Càn Long · Xem thêm »

Cáp Đạt (Hải Tây Nữ Chân)

Cáp Đạt (phiên âm tiếng Mãn: Hada) là một bộ lạc Nữ Chân, tên gọi của bộ lạc này xuất phát từ việc họ cư trú ven Cáp Đạt Hà (nay là Tiểu Thanh Hà ở huyện Tây Phong, tỉnh Liêu Ninh).

Mới!!: Ná Lạp thị và Cáp Đạt (Hải Tây Nữ Chân) · Xem thêm »

Cát Lâm

Cát Lâm, là một tỉnh ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Ná Lạp thị và Cát Lâm · Xem thêm »

Cây lương thực

Yến mạch, đại mạch và một số sản phẩm từ hạt của chúng Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.

Mới!!: Ná Lạp thị và Cây lương thực · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Chữ Hán · Xem thêm »

Diệp Hách

Diệp Hách (phiên âm tiếng Mãn: Yehe, là một thị tộc Nữ Chân, cư trú và lấy tên theo tại Diệp Hách Hà (nay thuộc quận Thiết Đông, Tứ Bình, Cát Lâm). Diệp Hách có lịch sử lâu dài, có khảo chứng. vào thời nhà Kim, Diệp Hách là bộ tộc Nữ Chân sinh sống tại Đông Bắc. Vào thời sau nhà Minh, Diệp Hách là một trong bốn bộ thuộc Hải Tây Nữ Chân, do tiên tổ là Thổ Mặc Đặc (Tumed) thị thành lập, gia tộc Diệp Hách Na Lạp thị kiểm soát. Các bối lặc kế tiếp nhau là Dương Cát Nỗ và Thanh Giai Nỗ và các vị khác đã xây dựng nên Diệp Hách thành, phát triển lớn mạnh, từng xưng hùng trong số các bộ tộc Nữ Chân. Về sau Nỗ Nhĩ Cáp Xích của Kiến Châu Nữ Chân nổi lên, trong trận Cổ Lặc Sơn, thủ lĩnh Diệp Hách cùng liên quân chín bộ đã thảm bại trước Kiến Châu, sau đó Diệp Hách suy lạc. Cuối cùng, năm 1619, bị Kiến Châu Nữ Chân thôn tính, bối lặc cuối cùng là Kim Đài Cát, Bố Dương Cổ tự sát. Đáng chú ý là, không như các bộ tộc Nữ Chân khác. từ Dương Cát Nỗ, Thanh Giai Nỗ đến thời Kim Đài Cát, Bố Dương Cổ, Diệp Hách luôn đồng tôn lưỡng vị bối lặc, phân ở hai thành đông và tây. Hiện nay, tại trấn dân tộc Mãn Diệp Hách thuộc huyện Lê Thụ của tỉnh Cát Lâm vẫn còn di chỉ của cổ thành Diệp Hách.

Mới!!: Ná Lạp thị và Diệp Hách · Xem thêm »

Gintaisi

Gintaisi (chữ Mãn: 25px; ? – 29 tháng 9 năm 1619), tài liệu Trung Quốc chép là Kim Đài Thạch, hay Jintaiji (Kim Đài Cát), là tù trưởng (bối lặc) cuối cùng của bộ tộc Diệp Hách Na Lạp thị.

Mới!!: Ná Lạp thị và Gintaisi · Xem thêm »

Hàm Phong

Thanh Văn Tông (chữ Hán: 清文宗; 17 tháng 7 năm 1831 – 22 tháng 8 năm 1861), Hãn hiệu Đồ Cách Bá Nhĩ Ngạch Nhĩ Bách Đặc Hãn (图格莫尔额尔伯特汗; Түгээмэл Элбэгт хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hàm Phong · Xem thêm »

Hòa phi

Hòa phi Na Lạp thị (和妃那拉氏; ? - 4 tháng 4 năm 1836) là một phi tần của hoàng đế Đạo Quang.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hòa phi · Xem thêm »

Hải Tây Nữ Chân

Hải Tây Nữ Chân là một trong tam đại bộ của người Nữ Chân, chủ yếu phân bố tại Hải Tây (nay là đông Tùng Hoa Giang) đến Hắc Long Giang.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hải Tây Nữ Chân · Xem thêm »

Hắc Long Giang

Tỉnh Hắc Long Giang là một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hắc Long Giang · Xem thêm »

Họ phức người Hoa

Họ phức người Hoa là họ người Hoa sử dụng nhiều hơn một chữ để viết.

Mới!!: Ná Lạp thị và Họ phức người Hoa · Xem thêm »

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu (chữ Hán: 孝敬憲皇后; a; 3 tháng 7, năm 1679 - 29 tháng 10, năm 1731), là Hoàng hậu duy nhất tại vị của Thanh Thế Tông Ung Chính hoàng đế.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu · Xem thêm »

Hiếu Từ Cao Hoàng hậu (Thanh Thái Tổ)

Hiếu Từ Cao Hoàng hậu (chữ Hán: 孝慈高皇后; a; 1575 - 31 tháng 10, năm 1603) là Phúc tấn của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, và là thân mẫu của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hiếu Từ Cao Hoàng hậu (Thanh Thái Tổ) · Xem thêm »

Hoàng Thái Cực

Hoàng Thái Cực (chữ Hán: 皇太極; Mãn Châu: 25px, Bính âm: Huang Taiji, 28 tháng 11, 1592 - 21 tháng 9 năm 1643), là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Hoàng Thái Cực · Xem thêm »

Huy Phát

Huy Phát (phiên âm tiếng Mãn: Hoifa) thị một thị tộc Nữ Chân, sinh sống gần Huy Phát Hà (nay thuộc huyện Huy Nam, thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm) và có tên gọi xuất phát từ sông này.

Mới!!: Ná Lạp thị và Huy Phát · Xem thêm »

Kê là tên gọi chung để chỉ một vài loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ, thoạt nhìn tương tự cỏ lồng vực nhưng hạt to và mẩy hơn.

Mới!!: Ná Lạp thị và Kê · Xem thêm »

Kế Hoàng hậu

Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu (chữ Hán: 清高宗继皇后, 11 tháng 3, năm 1718 - 19 tháng 8, năm 1766), Ô Lạp Na Lạp thị, là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế.

Mới!!: Ná Lạp thị và Kế Hoàng hậu · Xem thêm »

Khang Hi

Thanh Thánh Tổ (chữ Hán: 清聖祖; 4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), Hãn hiệu Ân Hách A Mộc Cổ Lãng hãn (恩赫阿木古朗汗), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và là hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến năm 1722.

Mới!!: Ná Lạp thị và Khang Hi · Xem thêm »

Kiến Châu Nữ Chân

Kiến Châu Nữ Chân là một trong tam đại bộ của người Nữ Chân vào thời nhà Minh.

Mới!!: Ná Lạp thị và Kiến Châu Nữ Chân · Xem thêm »

Liêu Hà

300px Sông Liêu (giản thể: 辽河; phồn thể: 遼河; bính âm: Liáo hé; phiên âm Hán-Việt: Liêu Hà) là một dòng sông lớn ở miền nam Mãn Châu.

Mới!!: Ná Lạp thị và Liêu Hà · Xem thêm »

Liêu Ninh

Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Ná Lạp thị và Liêu Ninh · Xem thêm »

Long Dụ Hoàng thái hậu

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (chữ Hán: 孝定景皇后; a; 28 tháng 1, năm 1868 - 22 tháng 2, năm 1913), thông dụng là Long Dụ Thái hậu (隆裕太后), Long Dụ hoàng hậu (隆裕皇后) hay Quang Tự hoàng hậu (光緒皇后), là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự hoàng đế, vị quân chủ thứ 11 của triều đại nhà Thanh, trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Long Dụ Hoàng thái hậu · Xem thêm »

Mãn Châu

Đỏ nhạt Mãn Châu (chữ Mãn: 10px, latinh hóa: Manju; chữ Hán giản thể: 满洲; chữ Hán phồn thể: 滿洲; bính âm: Mǎnzhōu; tiếng Mông Cổ: Манж)) là một địa danh ở Đông Bắc Á bao gồm vùng Đông Bắc Trung Quốc và một phần ở Viễn Đông của Nga. Đây là địa bàn của các vương quốc cổ như Cổ Triều Tiên (2333 TCN - thế kỷ 2 TCN), Phu Dư Buyeo (thế kỷ 2 TCN - 494), Cao Câu Ly (37 TCN - 668), Bách Tế (698 - 926), Liêu, Kim, và là nơi xuất thân của nhà Thanh. Phạm vi của Mãn Châu có thể khác nhau tùy theo từng quan niệm.

Mới!!: Ná Lạp thị và Mãn Châu · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Ná Lạp thị và Mông Cổ · Xem thêm »

Mặt Trời

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Ná Lạp thị và Mặt Trời · Xem thêm »

Nạp Lan Minh Châu

Nạp Lan Minh Châu (納蘭 明珠,?-?) ông là Văn Hoa Điện Đại Học sĩ, Nhất đẳng công tước, lĩnh thị vệ nội đại thần thời Khang Hi.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nạp Lan Minh Châu · Xem thêm »

Nạp Lan Tính Đức

Nạp Lan Tính Đức (Chữ Hán: 納蘭性德, phiên âm: Nalan Xing De), tên nguyên là Thành Đức (成德), tự Dung Nhược (容若), hiệu Lăng già sơn nhân 楞伽山人). Ông sinh vào ngày20 tháng tịch năm Thuận Trị thứ 11 (ngày 19 tháng 1 năm 1655) Nạp Lan từ nhỏ chăm đọc kinh thư, văn võ song toàn, năm 17 tuổi gia nhập Quốc Tử Giám được Tế tư Từ Văn Nguyên yêu thích và tiến cử cho nội các học sĩ Từ Càn Học. Năm 18 tuổi tham gia kỳ thi hương của phủ Thuận Thiên, đỗ cử nhân trong kỳ thi. Năm 19 tuổi tham gia kỳ thi hội Trung Đệ, đỗ Cống Sĩ. Năm Khang Hi thứ 20 vì mắc bệnh mà bỏ lỡ kỳ thi Điện. Năm Khang Hi thứ 15 tham gia kỳ thi Điện, trong kỳ thi Nhị Giáp ông xếp thứ bảy, sau đó được phong làm tiến sĩ. Trong giai đoạn này Nạp Lan Tính Đức phấn đấu, chịu khó học hành bái Từ Càn Học làm thầy. Dưới sự chỉ bảo của Từ Càn Học ông chỉ trong hai năm đã chủ biên một bộ sách Nho học - " Thông Trí Đường Kinh Giải", được Hoàng đế đánh giá cao, đặt nền móng cho sự phát triển sau này. Ông còn dựa vào những hiểu biết của mình về lịch sử mà cải biên thành văn chương, biên tập bốn quyển " Lục Thủy Đình Tạp Tri", trong đó hàm chứa lịch sử, địa lý, thiên văn, lịch toán, Phật học, âm nhạc, văn học, nghiên cứu..., nó thể hiện tri thức rộng lớn cùng niềm yêu thích của ông. Ông được biết đến như là một tài năng văn chương, tài hoa nhưng yểu mệnh, được tôn là "Thanh sơ đệ nhất từ nhân" (Đệ nhất từ nhân đầu đời Thanh). Ông có nhiều tác phẩm để lại thắm đẫm nổi sầu bi, lụy khổ. Ông qua đời năm 1685.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nạp Lan Tính Đức · Xem thêm »

Nữ Chân

Người Nữ Chân (chữ Hán phồn thể: 女眞; giản thể: 女真; bính âm: nǚzhēn) là người Tungus ở những vùng Mãn Châu và miền Bắc Triều Tiên.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nữ Chân · Xem thêm »

Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (chữ Hán: 努爾哈赤; chữ Mãn: 1 30px, âm Mãn: Nurhaci), (1559 – 1626), Hãn hiệu Thiên Mệnh Hãn (天命汗), là một thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh (Trung Quốc).

Mới!!: Ná Lạp thị và Nỗ Nhĩ Cáp Xích · Xem thêm »

Nội Mông

Nội Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 35px, Öbür Monggol), tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông Cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông, là một khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nội Mông · Xem thêm »

Ngô

''Zea mays "fraise"'' ''Zea mays "Oaxacan Green"'' ''Zea mays "Ottofile giallo Tortonese”'' Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ.

Mới!!: Ná Lạp thị và Ngô · Xem thêm »

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nhà Minh · Xem thêm »

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nhà Thanh · Xem thêm »

Nhà thơ

Nhà thơ là người sáng tác thơ - một thể loại khác với văn xuôi hay kịch.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nhà thơ · Xem thêm »

Nhạc pop

Nhạc pop (viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Popular music, tiếng Việt: Nhạc phổ thông) là một thể loại của nhạc đương đại và rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng.

Mới!!: Ná Lạp thị và Nhạc pop · Xem thêm »

Quang Tự

Thanh Đức Tông (chữ Hán: 清德宗; 14 tháng 8 năm 1871 – 14 tháng 11 năm 1908), tên húy là Ái Tân Giác La Tái Điềm (sử Việt Nam ghi là Tái/Tải Điềm), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ná Lạp thị và Quang Tự · Xem thêm »

Tô Khắc Tát Cáp

Tô Khắc Tát Cáp (chữ Hán: 蘇克薩哈; z; ? – 1667) ông là nhà chính trị gia người Mãn Châu, nguyên lão tam triều của nhà Thanh.

Mới!!: Ná Lạp thị và Tô Khắc Tát Cáp · Xem thêm »

Từ Hi Thái hậu

Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu (chữ Hán: 孝欽顯皇后; a; 29 tháng 11 năm 1835 – 15 tháng 11 năm 1908), tức Từ Hi Thái hậu (慈禧太后) hoặc Tây Thái hậu (西太后), là phi tử của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế.

Mới!!: Ná Lạp thị và Từ Hi Thái hậu · Xem thêm »

Tổng đốc Lưỡng Quảng

Tổng đốc Lưỡng Quảng (chữ Hán: 兩廣總督, Lưỡng Quảng tổng đốc) là chức quan cao nhất cả về quân sự lẫn dân sự, của địa phương bao gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh.

Mới!!: Ná Lạp thị và Tổng đốc Lưỡng Quảng · Xem thêm »

Thanh sử cảo

Thanh sử cảo (清史稿) là bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh, bắt đầu từ khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích (hay Thanh Thái Tổ) lập ra nhà Thanh vào năm 1616 đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh vào năm 1911.

Mới!!: Ná Lạp thị và Thanh sử cảo · Xem thêm »

Tiếng Mãn

Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc họ ngôn ngữ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính thức của triều đại nhà Thanh (1636-1911).

Mới!!: Ná Lạp thị và Tiếng Mãn · Xem thêm »

Ung Chính

Thanh Thế Tông (chữ Hán: 清世宗, 13 tháng 12, năm 1678 – 8 tháng 10, năm 1735), Hãn hiệu Nạp Y Lạp Nhĩ Đồ Thác Bố hãn (chữ Hán: 納伊拉爾圖托布汗; tiếng Mãn: Найралт Төв хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị hoàng đế thứ năm của đế quốc Đại Thanh (Trung Quốc), trị vì từ năm 1722 đến 1735.

Mới!!: Ná Lạp thị và Ung Chính · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cáp Đạt Na Lạp, Cáp Đạt Ná Lạp, Cáp Đạt Nạp Lạt, Diệp Hách Na Lạp, Diệp Hách Ná Lạp, Diệp Hách Nạp Lạp, Diệp Hách Nạp Lạt, Huy Phát Na Lạp, Huy Phát Ná Lạp, Huy Phát Nạp Lạt, Na Lạp, Na Lạp thị, Ná Lạp, Nạp Lan, Nạp Lan thị, Nạp Lạp, Nạp Lạp thị, Nạp Lạt, Nạp Lạt thị, Ô Lạp Na Lạp, Ô Lạp Ná Lạp, Ô Lạp Nạp Lạp, Ô Lạp Nạp Lạt.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »